Biên giới Việt Nam- Campuchia

Dây là biên giới Việt Nam-Campuchia ở Đồng Tháp

Nguyễn văn Tiến

Đại học Luật Tp.HCM

Hình đi hội thảo ở Nha trang

Tôi đang ngồi giữa một bên là một bên là biển và một bên là trường đại học Nha trang

đồng tháp quê hương miền Tây

mời bạn cùng uống cà phê với chúng tôi

Hình kỷ niệm 15 năm thành lập ĐH Luật TPHCM

Mời bạn tham khảo một thoáng về gian hàng trưng bày của khoa Luật Dân sự

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2011

HÌNH ĐI ĐAN MACH 2






Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

TÀI LIỆU THẢO LUAN TTDS

1. Mọi tranh chấp về kinh doanh thương mại đều thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án dân sự.
2. Không phải mọi tranh chấp giữa các thành viên công ty, giữa thành viên công ty với công ty với nhau đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.
3. Chủ thể tiến hành tố tụng dân sự là những người có quyền tham gia, giải quyết vụ việc dân sự.
4. Trong một số trường hợp Tòa án có quyền quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
5. Trong một số trường hợp nếu đương sự được Tòa án cấp sơ thẩm triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn không đến thì phải hoãn phiên toà.
6. Thẩm phán có quyền ra quyết định áp dụng thủ tục giám định.


2. A kiện B yêu cầu thực hiện hợp đồng mua bán nhà giao kết giữa A và B. TA sơ thẩm hòa giải việc tranh chấp thì A, B thỏa thuận được về việc giải quyết HĐ nhưng không thỏa thuận được với nhau về án phí dân sự sơ thẩm.
Trong trường hợp này TA cấp sơ thẩm phải đưa vụ án ra XXST để giải quyết vấn đề án phí hay ra quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các bên đương sự. Tại sao?




1, Thẩm phán ra quyết định trưng càu giám định trên cơ sở thoả thuận lựa chọn của các đương sự hoặc theo yêu cầu của một trong các bên đương sự
3, Thẩm phán phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu là người thân thích của người đại diện đương sự
4, Trong mọi trường hợp, nếu tranh chấp không liên quan đến bất động sản đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc
5, Toà án có thể tự mình đối chất khi có sự mâu thuẫn lời khai
6, Người chưa thành niên có thể tự mình tham gia tố tụng khi xét thấy cần thiết
7, Sau khi thụ lý vụ án nếu phát hiện vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết cuả Toà án khác theo lãnh thổ thì Toà án đã thụ lý vụ án phải chuyển hồ sơ vụ án và xoá sổ thụ lý
8, Toà án đã thụ lý vụ án phải ra quyết định đình chỉ vụ án nếu có Toà án khác thụ lý đơn yêu cầu mở thụ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến doanh nghiệp, hợp tác xã
9, Mọi tranh chấp có tài sản hoặc đương sự ở nước ngoài đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án cấp tỉnh
10, Thành viên Hội đồng xét xử có ý kiến thiểu số không có nghĩa vụ phải ghi ý kiến bằng văn bản riêng và đưa vào hồ sơ vụ án....

2.
3. 1. Vụ án dân sự có đương sự là Việt kiều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Tỉnh thành phố trực thuộc trung ương.
2. Đương sự có quyền cung cấp chứng cứ trong mọi giai đoạn của quá trình tố tụng.
3. Đại diện ủy quyền của đương sự là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong vụ án đó.
4. Thư kí tòa án có thể lấy lời khai của đương sự theo sự ủy quyền của thẩm phán.
B. Phần bài tập: 4 điểm

Tháng 10 năm 2005 Tòa án quận X thụ lý vụ tranh chấp hợp đồng thuê nhà giữa 2 bên đương sự A và B ( gọi tắt là vụ án Y ). Chánh án tòa án đã phân công thẩm phán M và thư ký N chịu trách nhiệm giải quyết vụ án Y. Thư ký N đã thực hiện các công việc theo trách nhiệm của thư ký tòa án do BLTTDS quy định ( Ghi biên bản lời khai, biên bản hòa giải và các biên bản tố tụng khác...) Tháng 12 năm 2005, thẩm phán M chuyển công tác sang Tòa án khác, thư ký N có quyết định bổ nhiệm Thẩm phán. Nhằm thuận lợi cho việc giai quyết vụ án Y, chánh án tòa quận X tiếp tục phân công N là thẩm phán phụ trách giải quyết vụ án Y. Câu nhận định nào sau đây là đúng nhất ? Tại sao ?
1. N không thể tiếp tục tham gia giải quyết vụ án Y.
2. N có thể tiếp tục giải quyết vụ án Y với tư cách Thẩm phán.
3. N có thể tiếp tục giải quyết vụ án Y.



A. Phần lý thuyết : trả lời ngắn gọn

1. Đại diện của đương sự có quyền kháng cáo thay cho đương sự.
2. Thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án không tính vào thời hạn chuẩn bị xét xử.
3. Tòa Dân sự tòa án tối cao có quyền giám đốc thẩm các quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án Tình thành phố.
4. Đương sự ko có nghĩa vụ tham gia phiên toà Giám đốc thẩm.


B. Phần bài tập: 4 điểm

Nguyễn Thị A. làm đơn yêu cầu Tòa án cho ly hôn với Trần Văn B. A và B có 1 con chung là C ( 4 tuổi ). Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án ly hôn nói trên, A và B đã ko thỏa thuận đc với nhau về khoản tiền cấp dưỡng nuôi con. Theo đó, A yêu cầu B cấp dưỡng nuôi con khoản tiền 5 triệu/ tháng. B ko đồng ý và chỉ chấp nhận cấp dưỡng nuôi con khoản tiền 1 triệu/ tháng với điều kiện C là con của B và yêu cầu Tòa án giám định để xác định C có phải là con của B hay ko? Hãy trả lời các câu hỏi sau đây và giải thích tại sao?
1. Tòa án ko thể giải quyết yêu cầu ly hôn khi chưa xác định đc việc cấp dưỡng cháu C ?
2. Tòa án ko thể giải quyết yêu cầu giám định của B ?
3. Tòa án phải tách yêu cầu xác định con của B thành một vụ án khác ?




I - Lý thuyết

Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?

1. Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm khi Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng không đúng pháp luật tố tụng.

2. Khi đương sự yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì họ phải thực hiện biện pháp bảo đảm.

3. Người đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền hoãn thi hành án.

4. Các quyết định giải quyết theo việc dân sự có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

5. Nếu đương sự được triệu tập tham gia phiên tòa giám đốc thẩm thì họ có quyền tham gia tranh luận.

6. Tại phiên tòa nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Hội động xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự.

II - Bài tập

Năm 1987 ông A mua của ông B căn nhà số 01 đường X quận Y thành phố H. Việc mua bán này có làm giấy tay và có người làm chứng. Ông A đã trả đủ tiền cho ông B nhưng chưa nhận nhà và chưa làm thủ tục sang tên trước bạ. Căn nhà trên ông B vẫn ở từ lúc bán cho ông A đến nay và không thuộc diện nhà nước quản lý.

Năm 1988, ông A sang Mỹ sinh sống theo diện đoàn tụ gia đình nhưng vẫn còn giữ quốc tích VN. Năm 2002 và những năm kế tiếp ông A về VN nhiều lần và yêu cầu ông B giao lại nhà cho mình nhưng ông B từ chối. Ông B chỉ đồng ý trả lại số tiền tương ứng với giá trị nhà khi bán nhà cho ông A (năm 1987).

Ông A đã khởi kiện ông B ra Tòa án với yêu cầu là ông B phải giao nhà và hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở hữu cho ông A. Tòa án đã thụ lý vụ án.

Tòa án thụ lý vụ án như vậy là đúng hay sai? Tại sao?

ĐỀ TÀI TỐ TỤNG DÂN SỰ

1. Hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự
2. Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự
3. Đương sự trong tố tụng dân sự
4. Đại diện đương sự trong tố tụng dân sự
5. Cơ quan tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự
6. Người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự
7. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân đối với tranh chấp dân sự
8. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân đối với tranh chấp hôn nhân và gia đình
9. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân đối với tranh chấp kinh doanh, thương mại
10. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân đối với tranh chấp lao động
11. Thẩm quyền của Tòa án các cấp
12. Thẩm quyền theo lãnh thổ
13. Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu
14. Hoạt động thay đổi người tiến hành tố tụng
15. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
16. Chứng cứ trong tố tụng dân sự
17. Hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự
18. Biện pháp khẩn cấp tạm thời
19. Án phí trong tố tụng dân sự
20. Khởi kiện vụ án dân sự
21. Hòa giải vụ án dân sự
22. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
23. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
24. Chuẩn bị xét xử sơ thẩm
25. hiên tòa sơ thẩm dân sự
26. Hoạt động tranh luận tại phiên tòa dân sự
27. Kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
28. Chuẩn bị xét xử phúc thẩm
29. Phiên tòa phúc thẩm dân sự
30. Thủ tục giám đốc thẩm dân sự
31. Thủ tục tái thẩm dân sự
32. Thủ tục sơ thẩm giải quyết việc dân sự
33. Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người chết
34. Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích
35. Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự
36. Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người hạn chế năng lực hành vi dân sự
37. Những vấn đề chung về thi hành án dân sự
38. Thủ tục thi hành án dân sự
39. Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự
40. Bán đấu giá tài sản thi hành án
41. Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự
42. Quyền hạn của hội đồng xét xử phúc thẩm
43. Lệ phí và các chi phí tố tụng khác
44. Cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
45. Năng lực chủ thể tố tụng dân sự

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

ĐỀ THI HNGD MẪU

ĐỀ THI MÔN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Thời gian: 60 phút. Chỉ được sử dụng luật Hôn nhân và gia đình

I. Lý thuyết (6đ)
Trả lời đúng hoặc sai và giải thích các nhận định sau:

1. Kết hôn vi phạm chế độ một vợ, một chồng là kết hôn trái pháp luật

2. UBND cấp xã cũng có thẩm quyền đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.

3. Vợ và chồng có thể có tài sản chung trước thời kỳ hôn nhân

4. Thu nhập của vợ hoặc chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của mỗi bên

5. Con có quyền sở hữu tài sản khi đủ 15 tuổi trở lên và không mất năng lực hành vi dân sự.

6. Khi người được cấp dưỡng thành niên thì việc cấp dưỡng chấm dứt


II.Bài tập (4 điểm)
Anh A và chị B xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp vào năm 1995. Năm 2000 trong một chuyến đi biển đánh bắt cá, anh A không thấy quay trở về. Năm 2005 chị B yêu cầu Tòa án tuyên bố anh A là người đã chết. Sau khi có Quyết định tuyên bố anh A là người đã chết của Tòa án, chị B vẫn sống một mình. Trong thời gian từ khi anh A bị tuyên bố là người đã chết cho đến tháng 12 năm 2010, do công việc làm ăn thuận lợi, chị B đã tạo ra được khối tài sản là 1 tỷ đồng. Tháng 9 năm 2010 anh A trở về và yêu cầu Tòa án hủy Quyết định tuyên bố anh là người đã chết. Tòa án đã hủy Quyết định tuyên bố anh A đã chết.
Anh A đề nghị chị B chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân với chị B với lý do muốn đầu tư kinh doanh riêng. Anh A yêu cầu được chia ½ dố tiền do chị B làm ra trong thời kỳ anh vắng mặt (1/2 của 1 tỷ đồng). Chị B không đồng ý. Họ làm đơn khởi kiện ra Tòa, yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp trên.
Theo anh (chị), Tòa án có chia cho anh A ½ số tiền 1 tỷ do chị B làm ra không? Tại sao?