Biên giới Việt Nam- Campuchia

Dây là biên giới Việt Nam-Campuchia ở Đồng Tháp

Nguyễn văn Tiến

Đại học Luật Tp.HCM

Hình đi hội thảo ở Nha trang

Tôi đang ngồi giữa một bên là một bên là biển và một bên là trường đại học Nha trang

đồng tháp quê hương miền Tây

mời bạn cùng uống cà phê với chúng tôi

Hình kỷ niệm 15 năm thành lập ĐH Luật TPHCM

Mời bạn tham khảo một thoáng về gian hàng trưng bày của khoa Luật Dân sự

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

VUI CƯỜI 12-2012

Ngồi buồn chẳng có một ai Soi gương mình thấy đẹp trai vô cùng Đẹp trai nhưng lại bi khùng Bị khùng mới ngỡ vô cùng đẹp trai. Làm thân con gái phải lo Chỉnh chu sắc đẹp khỏi cho ế chồng. Đầu lòng hai ả Tố Nga Lạy trời đứa kế sẽ là thằng cu. Vợ tôi như ngọn trúc đào Lao xao trước gió ồn ào điếc tai. Nhớ em anh nhớ hột xoàn Nhớ em anh nhớ lượng vàng em đeo. Hỡi cô em gái má hồng Cho ông hỏi nhỏ, bỏ chồng hay chưa? Vạn sự khởi đầu nan gian nan bắt đầu nản Lấy vợ xem tông , lấy chồng xem quốc tịch Tháp mười đẹp nhất bông xen Thân em đẹp nhất tòng teng lắc vàng Ớt nào mà ớt chẳng cay Hotgirl nào cũng rất hay khoe hàng Làm giàu không khó, nhưng khó ở chỗ làm mãi mà không giàu Cảm ơn đời mỗi sáng mai thức dậy Ta thấy mình vẫn còn sống nhăn răng. Tình yêu là bất tử , chỉ có người yêu là thay đổi chết vì gái là cái chết rất oan trái chết vì tình là cái chết bất thình lình chết vì lười là cái chết buồn cười chết vì học là cái chết vàng ngọc chết vì sầu là cái chết rất ngầu chết vì ghen là cái chết nhỏ nhen chết vì chơi là cái chết thảnh thơi chết vì vàng là cái chết vinh quang chết vì bệnh là cái chết bạc mệnh chết vì hận là cái chết lận đận chết vì nợ là cái chết rất sợ Tình yêu là bát bún riêu Bao nhiêu sợi bún bấy nhiêu sợi tình TÌNH LÀ…. Tình làm quen qua mạng gọi là .... tình báo Yêu đến lần thứ tư ... goi là .... tình tứ Yêu đến lần thứ 7 gọi là .... thất tình Yêu một lúc nhiều người gọi là ....Trữ tình Được chấp nhận yêu gọi là ... Vô tình Yêu và kết hôn với người nước ngoài gọi là .... Ngoại Tình Tiền để đưa người iu đi chơi gọi là.... Bạc tình Yêu và kết hôn với người trong nước gọi là ..... nội tình Trong tình yêu luôn luôn chi li sét nét, tiết kiệm ... gọi là ......Tính tình Tình đã đi vào quá khứ gọi là .. Cố tình Tình ngoài hôn thú gọi là... tình phụ Đang yêu mà người yêu " thăng " ( tạ thế) gọi là ... Tình Tang Hai bà vợ cung dùng một ông chồng gọi là..... Chung tình Đau ốm thất thểu vì yêu gọi là ... Tình cảm Yêu từ thời đi học gọi là .... Tình Trường.. ĐỐ VUI 1. To như bắp tay Anh cầm anh nhấn Em sướng căng người Tay sờ tay nắn Một lúc rút ra Anh phóng ra ngoài Em bỏ đi mất. Câu trả lời: Bơm xe 2.Nhấp nhấp trên , nhấp nhâp dưới , dưới nhấp..trên sướng , trên nhấp...dưới đau , rút ra là chảy máu là làm gì thế ? Câu trả lời: Câu cá 3.Cái gì mình đứng thì nó nằm mà mình nằm thì nó đứng. Câu trả lời: Bàn chân Mẹ nhắn tin cho con gái: Mẹ: "May dang o dau?" Con gái nhắn lại: "Con di cho!" Mẹ: "Tao hoi may dang o dau?" Con gái: "Di cho di cho, con di cho!" Mẹ: "Do thu mat day, may dam chui tao con di cho a?" Con nhắn tin: MSG: "Bo ve ngay, me dang om 1 thang tren giuong!" KQ: Ông bố lao ngay về bất kể ngày đêm: "Đâu, thằng nào!" Nàng trách móc: MSG: "Em om 2 thang roi, ai bao anh khong den tham em" KQ: "Suong nhi, vay bao 2 thang do lo cho em di, vinh biet" Chàng trai và cô gái tán tỉnh nhau trên điện thoại, cô gái nhắn : "Anh to cao dep trai như vay thi co nao cha me". Chàng trai nhắn lại: "Em qua khen, anh cung binh thuong thoi". cô gái nhắn lại: "Em noi that ma, cu to nhu anh thi em nao cha thich". Vợ nhắn tin cho chồng mách tội con vì nó hư. Chồng nhắn tin lại: "Em la con di" Vợ nhận được tin nhắn, tức giận, gọi lại ngay cho chồng: - Sao anh lại có thể nói về tôi bằng những lời lẽ như thế? Chồng vội vàng phân bua: - Anh bảo là em la con đi, kể tội con với anh làm gì. Chàng trai gọi cho người yêu, không thấy nghe máy. Anh hốt hoảng khi nhận được tin nhắn của cô: "Doi em chut, em dang ban dam ben nha thang ban" Anh người yêu học cùng lớp không thấy người yêu đến liền nhắn tin: "Sao em khong di hoc". Cô nàng nhắn lại: "Co mang, em so qua, khong muon hoc nua". Anh nguời yêu hoảng hốt: "Co mang hoi nao sao anh khong biet". Cô liền nhắn lại: "Tuan truoc. Anh va em cung lam, nhung chi minh em la co mang". Anh người yêu tỏ ra hiểu biết: "Anh co lam gi dau. Voi lai moi mot tuan sao biet duoc". Cô gái tức giận: "o truong ai cung biet roi, anh con choi a. Co mang truoc lop ai cung thay". Chú Cuội ngồi gốc cây đa Nửa đêm thanh vắng sờ đùi Hằng Nga Hằng Nga chẳng nói chẳng la Chú Cuội đuợc thể ........sờ 3,4 lần. Trong đại hội hàng không quốc tế, một người Mỹ hùng hồn tuyên bố: Hãy đưa tui cục sắt tui sẽ làm ra một con boeing 767. Người Nhật đứng gần đó bĩu môi: Hãy đưa tui một ít chất bán dẫn tui sẽ trang bị cả hệ thống thông tin liên lạc trên con 767 đó Bác Việt Nam nãy giờ lo chụp hình cũng quay sang quả quyết : Nếu đưa tui một nữ tiếp viên hàng không tui có thể cho ra đời một phi hành đoàn và hành khách số lượng không hạn chế. Tại cuộc thi Vô Đich Bắn Súng TG lần thứ XXX có 3 VĐV vào vòng chung kết: Hàn Quốc,Trung Quốc và VN. Đầu tiên, xạ thủ Trung Quốc lên bắn,anh ta lấy ra 1 con ruồi cho nó bay đi và…PẰNG,con ruồi đứt làm đôi. Tiếp theo,xạ thủ Hàn Quốc lên bắn,anh ta cũng lấy ra 1 con ruồi cho nó bay đi và…PẰNG,con ruồi đứt làm 4. Cuối cùng,xạ thủ VN lên bắn,anh ta cũng lấy ra 1 con ruồi cho nó bay đi và…PẰNG, con ruồi lảo đảo 1 chút rồi bay đi mất.Kết quả TQuốc HC đồng, HQuốc HCB và VN HCV. Khán giả la ó wá trời,BTC mới giải thích:con ruồi đó nó còn sống nhưng chẳng còn làm ăn gì được! Một cha xứ bị lạc mất một con chim quý, ông rất buồn, đi tìm khắp nơi mà không thấy. Ông nghĩ chắc nó bị lạc vào nhà ai đó, vì thế hôm sau trước lúc giảng đạo ông hỏi các con chiên: – Ai trong số các con có một con chim ? Tất cả đàn ông trong phòng đứng dậy. Cha sứ biết mình bị hiểu lầm, ông chữa lại : – Ý ta là ai trong các con đã nhìn thấy một con chim … Tất cả phụ nữ trong phòng đứng dậy – Oh không, ai trong số các con đã nhìn thấy một con chim, không phải của mình … eh… mà là của hàng xóm Một nửa số phụ nữ trong phòng đứng dậy. Vẫn sai , ông bèn sửa lại : – Oh không, thế ai trong số các con đã nhìn thấy con chim của ta? Tất cả các bà sơ đều đứng dậy! Sống trên đời này phải biết qúy 4 chữ: chữ “Phải” để luôn sống và làm theo lẽ phải; chữ “Thật” để luôn sống thật, không gian dối; chữ “Nhẫn” để biết phải luôn tha thứ; chữ “Tâm” để biết yêu thương những người xung quanh. Nói tóm lại làm người sống trên đời này phải “Phải Thật Nhẫn Tâm” thì mới đáng sống!!! Một người Nhật đi tìm tổ tiên của mình. Anh đi khắp thế giới tìm nhưng vô vọng. Cuối cùng anh đến ga Vinh ở Nghe An Việt Nam. Anh nghe người ta nói chuyện: - Mi đi ga chi? - Tau đi ga ni. - Ga ni ga chi? - Ga chi như ri? - Ga như ri mi lo ra đi. - Tau đi nghe mi! Anh mừng rỡ reo lên " Đây chính là tổ tiên của người Nhật" Trên máy bay, mọi người được thông báo là nhiên liệu sắp cạn, nên ai thấy gì không cần thiết thì vứt xuống để giảm trọng lượng. Một người Mỹ đem cái vali sang trọng của mình vứt xuống. Mọi người hỏi thì ông ta bảo: "Vali đô la ấy mà. Ở Mỹ thiếu gì đô la!" Một người Nhật đem cái hòm tuyệt đẹp của mình vứt xuống. Mọi người hỏi thì ông ta đáp: "Hòm kim cương ấy mà, ở Nhật thiếu gì kim cương!". Người Việt Nam đứng gần đó đạp hai ông này rơi xuống. Mọi người đang sửng sốt thì ông ta bảo: "Người ấy mà. Ở Việt Nam thiếu gì thằng nổ như vậy” Alô, ai đấy ?????? “A lô, đây là nhà tôi mà, ai đang cầm máy đó”? “Dạ, tôi là giúp việc” “Ủa, nhà tôi có giúp việc đâu”? “Dạ, bà chủ vừa thuê tôi sáng nay” “Thế bà chủ đâu”? “Dạ, bà chủ ngủ với ông chủ trên gác” “Láo, tao là ông chủ” “Dạ, thế bà chủ ngủ bà bảo kia là ông chủ ạ” “Này, muốn có tiền không”? “Dạ... Lấy khẩu súng trong ngăn kéo, bắn bỏ hai đứa đó đi”. Pằng !!!!!!!!!!!!! “A lô, xong chưa”? “Dạ, xong rồi ạ” “Bây giờ, gói xác, ném xuống hồ nước cạnh nhà” “Dạ, cạnh nhà”??? “Làm gì có hồ nước nào”??? “Nhìn kỹ lại xem nào”! “Dạ, không có hồ nào ạ” “Thôi chết, nhầm máy”. Sếp gọi điện thoại cho cô thư ký và nói: “Tuần này tôi phải dành thời gian cho cháu trai. Hoãn chuyến công tác lại nhé.” Cô thư ký gọi lại cho ông chồng:”Tuần này sếp bận nên chuyến công tác hoãn rồi anh ạ.” Chồng cô thư ký gọi lại cho cô bồ: ”Vợ anh hoãn chuyến công tác rùi nên tuần này chúng ta không bên nhau được em ạ. Cô bồ lại gọi điện cho cậu học sinh của mình:"Tuần này cô ko bận việc nên chúng ta vẫn học bình thường." Cậu học sinh lại gọi điện lại cho ông:”Ông ơi, cô giáo cháu bảo tuần này vẫn phải học nên cháu không đi chơi với ông được rồi.” Ông cậu lại gọi cho cô thư ký: ”Tuần này tôi vẫn tham dự cuộc họp, cô sắp xếp lịch…” Cả thế giới đều phải kiêng nể người Mỹ vì người Mỹ đã nói là làm. Nhưng người Mỹ lại sợ người Nhật vì người Nhật làm trước nói sau. Người Nhật lại sợ Trung Quốc vì Trung Quốc ko nói mà làm. Người Trung Quốc lại sợ ai??? Xin thưa Trung Quốc sợ nhất Việt Nam vì Việt Nam nói 1 đằng làm 1 nẻo... Một anh chàng bước vội vào phòng vệ sinh để xả Street, bỗng từ phòng bên cạnh có tiếng vọng ra: "Anh ở bên đó sao rồi?" - Tôi vẫn ổn, còn cô? - Em vẫn khỏe, anh đang làm gì bên ấy đấy? Anh chàng thành thật trả lời : "Tôi đang đi vệ sinh, còn cô?" Cô gái đáp: "Thôi để khi khác nói, em cúp máy nha, có thằng điên nào cứ lải nhải bên đó!" Có thông tin là tỉnh quảng bình sẽ sát nhập với hà tĩnh, lấy tên là tỉnh bình tĩnh. Bộ nội vụ sát nhập với bộ công an thành bộ nội công. Bộ thông tin truyền thông sáp nhập với bộ giáo dục thành bộ truyền dục. Nhưng theo các tờ báo lá cải, bộ nội vụ chỉ thích sát nhập với bộ y tế, lấy tên là bộ nội y. Còn bộ truyền thông lại có nhã ý sát nhập với bộ lao động thương binh xã hội thành bộ truyền lao. Còn theo thông tin cực mật thì 3 tỉnh Đắc lắc, kontum và pleiku sẽ sát nhập lại, lấy tên là kon-ku-lắc, hay lắc-kon-ku gì đó ...cái này đang xem xét. Một tên cướp trên máy bay, hắn hét to:"Tất cả phụ nữ trên máy bay phải bỏ hết tất cả trang sức vào túi này nếu không sẽ bị hãm hiếp. Tất cả mọi người sợ hãi,nhanh chóng tháo hết đồ trang sức của mình nộp cho tên cướp, duy chỉ có một bà già nhất quyết không chịu, tay vẫn còn đeo đầy nhẫn. Tên cướp nổi giận bước tới quát:"Sao bà không bỏ hết trang sức vào túi". Bà già nở nụ cười nhảm hiểm:"Hí hí đồ quỷ sứ nói thì phải giữ lời đấy nhé" Thông báo, hiện nay chúng tôi chưa có gì để thông báo nên chưa thông báo để quý vị được biết là không có gì để thông báo khỏi phải mất công cứ ngồi nghe thông báo ! Những ai mà nghe được thông báo này hãy thông báo lại cho những người chưa được nghe thông báo, để họ khỏi phải mất công lên bảng thông báo xem thông báo mà lại chẳng có thông báo gì của những người thông báo.Đó là 1 vài dòng thông báo ngắn của ban thông báo, chương trình thông báo của ban thông báo đến đây là hết xin hẹn gặp lại quý vị trong những chương trình thông báo sau . Hết thông báo !!! Chứng minh hệ phương trình: Học = ko thi rớt Ko học = thi rớt <=> Học + ko học = ko rớt + rớt <=> Học * ( 1 + ko ) = rớt * ( 1 + ko ) <=> Học = rớt Ai cũng có việc làm nhưng không ai làm hết việc. - Ai cũng không làm hết việc nhưng ai cũng có lương. - Ai cũng có lương nhưng không ai đủ sống. - Ai cũng không đủ sống nhưng ai cũng phải sống. - Ai cũng sống nhưng số ít hài lòng. - Ai cũng không hài lòng nhưng ai cũng 'giơ tay' đồng ý Ôi ! Lần đầu tiên làm chuyện ấy, mình sợ. Ngay cả khi đã nằm xuống ngay cạnh anh ấy mà mình vẫn còn run. Mình toát cả mồ hôi. Mặc dù anh ấy làm rất nhẹ nhàng, từ từ, nhưng mình vẫn có cảm giác đau nhoi nhói của lần đầu tiên. Rồi đột nhiên anh ấy thúc thật mạnh vào da thịt mình. Đau quá…! Rồi thì cũng xong, anh từ từ rút cái đó ra, cảm giác mới nhẹ nhàng và ngất ngây làm sao. Mình cảm thấy mãn nguyện. Mặc dù có một chút máu bị rớm ra mép của nó. Lần đầu tiên đi hiến máu nhân đạo. Sáng hôm nay vừa mở mắt tui đã nghe 2 vợ chồng phòng bên : Vợ : Anh lúc nào cũng vậy , chỉ bóp ở trên... làm em bực cả mình. Chồng : Em nhìn lại nhá... tối hôm qua anh vừa nặn, vừa bóp từ dưới lên trên đấy thôi... Vợ : Sao bây giờ ở trên nó dẹp lép, còn ở dưới nó phình to thế này huh? Chồng : Em nói nhiều quá. Đưa đây anh bóp lại cho. Vợ : Thôi, nặn kem ra cho em đánh răng nè !

BÀI TẬP TỐ TỤNG DÂN SỰ 12-2012

BÀI TẬP TỐ TỤNG DÂN SỰ Vào một đêm đẹp trời, cô Holly Marie Adams (gọi tắt là Adams) cùng một nhóm bạn gái đi xem cuộc biểu diễn của các chàng cao bồi tại thành phố Sikeston. Sau khi chán chê cuộc vui, Adams ghé vào nhà của hai chàng trai trẻ Raymon và Richard Miller mặc dù không có hò hẹn trước. Trong đêm lưu lại nhà của gia đình Miller, Adams đã quan hệ tình dục với Raymon. Vài giờ sau, cô lại quan hệ với Richard. Sau đêm chăn gối cuồng nhiệt đó, Adams mang thai và sinh ra một bé gái. Một mình nuôi con tốn kém và vất vả, Adams muốn cha của đứa bé chia sẻ gánh nặng với mình. Cô nhất quyết trong hai anh em, Raymon chính là cha của đứa bé. Raymon không chấp nhận. Anh cho rằng người anh em song sinh Richard cũng có thể là cha của đứa bé vì cũng có quan hệ tình dục với Adams. Raymon đòi thử ADN cả hai anh em để xác định ai đích thực là cha của đứa bé. Kết quả thử ADN cho thấy cả Richard lẫn Raymon đều có khả năng là cha ruột của đứa bé tới 99,9%. Kết quả này không lạ vì hai người là anh em song sinh cùng trứng. Tranh chấp căn hộ The Manor Ngày 19-4-2010, TAND quận Bình Thạnh (TP.HCM) một lần nữa mở phiên tòa xét xử vụ tranh chấp căn hộ The Manor giữa chủ đầu tư là Công ty TNHH sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Minh (Bitexco) với khách hàng Nguyễn Thị Bình. Phiên tòa sơ thẩm lần thứ nhất đã được TAND quận Bình Thạnh mở vào tháng 2-2008 với phán quyết phần thắng thuộc về Bitexco. Lúc bà Bình ký hợp đồng mua căn hộ, giá trị căn hộ là 167.000 USD. Tại thời điểm tranh chấp, căn hộ đã có giá khoảng 260.000 USD (tương đương hơn 4,4 tỉ đồng) nhưng bản án sơ thẩm tuyên cho Bitexco được nhận lại căn hộ và chỉ phải trả lại khoản tiền mà bà Bình đã trả cho công ty là hơn 2,5 tỉ đồng (kể cả lãi). Bà Bình kháng cáo. Ngày 24-6-2008, TAND TP.HCM đã tuyên hủy toàn bộ bản án, giao hồ sơ về TAND quận Bình Thạnh để xét xử lại từ đầu, với lý do vụ án có nhiều vi phạm tố tụng nghiêm trọng. Tại phiên sơ thẩm lần thứ hai ngày 19-4-2010, khách hàng Nguyễn Thị Bình cho biết bà ký hợp đồng mua căn hộ (số AE-305) với giá 167.000 USD. Ngoài hợp đồng mua bán căn hộ giữa hai bên, Bitexco và bà còn ký với Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh TP.HCM một thỏa thuận ba bên để vay vốn mua căn hộ. Phía ngân hàng sẽ cho bà Bình vay 50% trị giá căn hộ trong thời gian 10 năm, khi nào có giấy chủ quyền nhà thì bà Bình sẽ thế chấp cho ngân hàng. Tháng 11-2006 bà Bình được Bitexco bàn giao căn hộ. Tuy nhiên, chỉ sau khi nhận nhà vài tháng, bà Bình bức xúc vì nhiều hạng mục nội thất của căn hộ kém chất lượng. Đỉnh điểm là vào khoảng tháng 5-2007, nhà vệ sinh của căn hộ AE-305 nhiều lần bị chất thải trào ngược lên rất hôi thối, mất vệ sinh. Khi bà Bình khiếu nại, đại diện Bitexco hứa sẽ sửa chữa và còn cam kết có thể đổi căn hộ khác cho bà. Tuy nhiên, việc sửa chữa sau đó không đạt chất lượng, đề nghị được đổi căn hộ khác của bà Bình cũng không được chấp thuận nên hai bên đã xảy ra mâu thuẫn gay gắt. Mấu chốt của vụ án là việc xác định khách hàng Nguyễn Thị Bình có vi phạm nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng hay không đã được các bên tranh luận gay gắt. Tại phiên tòa, đại diện Bitexco nói dù công ty đã nhiều lần gửi thư nhắc nợ nhưng bà Bình vẫn không thanh toán nốt khoản nợ 15.000 USD nên Bitexco có quyền đơn phương hủy hợp đồng. Còn theo luật sư Nguyễn Văn Trung - người bảo vệ quyền lợi cho bà Nguyễn Thị Bình - thì ngược lại. Theo thỏa thuận ba bên giữa Bitexco, bà Bình và ngân hàng, bà Bình phải thanh toán đủ 50% trị giá hợp đồng thì ngân hàng sẽ cho vay tiếp 50%. Mà Bitexco đã có văn bản xác nhận bà Bình thanh toán đủ 50% trị giá hợp đồng nên bà Bình được ngân hàng cho vay 50% trị giá căn hộ để trả cho Bitexco thì có nghĩa bà Bình đã thanh toán đủ 100% trị giá hợp đồng. Tại phiên tòa, khách hàng Nguyễn Thị Bình cũng đề nghị Bitexco bồi thường cho bà khoản tiền mà gia đình bà phải bỏ ra thuê nhà để ở trong suốt hơn hai năm tranh chấp. Đại diện Bitexco không đồng ý vì cho rằng khi lấy lại căn hộ AE-305 để sửa chữa đã bố trí cho gia đình bà Bình một căn hộ trong tòa nhà để ở tạm nhưng bà Bình không ở mà tự ra ngoài thuê. Trong khi đó, bà Bình cho biết: đúng là công ty có bố trí căn hộ B502 để gia đình bà ở nhưng tháng 11-2007, The Manor đưa vào sử dụng hệ thống thẻ từ để kiểm soát việc ra vào tòa nhà. Gia đình bà không được cấp thẻ nên cứ phải đứng canh, nhờ thẻ của người khác để ra vào nhà mình. Chính vì vậy, bà đành trả lại căn hộ B502 để đi thuê chỗ khác. Bà Bình đã đề nghị tòa tuyên buộc Bitexco phải tiếp tục thực hiện hợp đồng, trường hợp tòa tuyên hủy hợp đồng thì Bitexco phải trả lại cho bà khoản tiền theo trị giá căn hộ thời điểm hiện nay, khoảng 272.000 USD (tương đương hơn 5 tỉ đồng, theo kết quả định giá mà tòa trưng cầu). Bà Bình cũng đề nghị tòa buộc Bitexco bồi thường khoản tiền gia đình bà phải bỏ ra thuê nhà để ở tổng cộng hơn 22.000 USD. Do ký tên xác nhận căn nhà là của vợ nên người chồng mất quyền đối với tài sản chung. Ông T. chung sống với bà K. từ năm 1976, có tổ chức lễ cưới nhưng không đăng ký kết hôn. Năm 2004, họ từng ra tòa ly hôn nhưng sau khi được tòa hòa giải thành thì họ đã quay về đoàn tụ. Ba năm sau, ông T. lại nộp đơn đòi ly hôn vợ. Tại phiên tòa sơ thẩm, ông T. hoảng hồn khi hội đồng xét xử xác định ông và bà K. không phải là vợ chồng. Bởi lẽ trước khi sống với bà K., ông đã chung sống và có con với người phụ nữ khác. Ông chưa ly hôn với bà này nên quan hệ giữa ông và bà K. là bất hợp pháp. TAND quận Gò Vấp không công nhận ông T. và bà K. là vợ chồng. Phúc thẩm vụ án hồi tháng 3-2008, TAND TP.HCM viện dẫn Thông tư số 690 năm 1960 của TAND tối cao và xác định quan hệ giữa ông T. và bà K. không vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Họ là vợ chồng hợp pháp. Vì đời sống chung của họ có mâu thuẫn trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được nên cấp phúc thẩm giải quyết cho họ được ly hôn. Luật buộc bảo hành 60 tháng nhưng hợp đồng mua bán nhà ghi bảo hành có 24 tháng. Mới đây, Công ty TNHH Thương mại Đất Phương Nam, chủ đầu tư tòa nhà, thông báo hết thời hạn bảo hành nhà vào ngày 30-4-2008. Những hư hỏng sau đó của các căn hộ sẽ do chủ sở hữu tự bỏ chi phí để sửa chữa. Tại buổi họp giữa hai bên sáng 18-1, ông Hoàng Nghĩa Long (phòng 1, lầu 6, lô B) cho biết nhiều thiết bị trong tòa nhà đã bị hư hỏng nhưng chưa được sửa chữa. Tường bị thấm nước, sơn tường tróc loang lổ, một số căn hộ hễ xả nước nhiều thì hệ thống thoát nước nghẹt ứ. “Phải kéo dài thời gian bảo hành tòa nhà để sửa chữa những hư hỏng trên. Chúng tôi mua nhà cao cấp mà phải chịu những hiện tượng như thế là không được” - ông Long nói. Nhiều người dân yêu cầu công ty phải bảo hành tòa nhà trong 60 tháng theo Luật Nhà ở dành cho cao ốc cao trên chín tầng. Ông Trần Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty Đất Phương Nam, giải thích thời điểm Luật Nhà ở có hiệu lực (từ ngày 1-7-2006) thì công ty ông đã xây dựng gần xong tòa nhà. Nhà thầu xây dựng và các công ty cung cấp thiết bị không đồng ý kéo dài thời hạn bảo hành công trình. Nếu như vậy, họ phải mua bảo hiểm công trình và thiết bị, chi phí kết cấu, xây dựng thiết bị điện cơ sẽ đội lên. Đến thời điểm Luật Nhà ở có hiệu lực, công ty đã ký hợp đồng bán nhà cho hơn 100 khách hàng. Những hợp đồng ký sau ngày 1-7-2006, công ty cũng thống nhất giữ lại điều khoản này. “Khách hàng ký hợp đồng thì phải tuân theo quy định của hợp đồng chứ không thể khác được” - ông Hùng khẳng định. Người dân cho rằng những thiết bị điện gia dụng, nước, đồ gỗ... thì có thể bảo hành trong 24 tháng như hợp đồng. Còn những hạng mục khác như hệ thống điện, nước, kết cấu tòa nhà phải được bảo hành 60 tháng. Tuy nhiên, ông Hùng cho rằng công ty chỉ bảo hành phần kết cấu của tòa nhà tức là cột, đà nhà chứ không phải là tất cả thiết bị, hệ thống liên quan đến căn hộ. “Hợp đồng ghi bảo hành trong 24 tháng nhưng những kết cấu căn nhà như hệ thống chịu lực, đà, tường... thì công ty sẽ bảo đảm cho chủ nhà từ 50 đến 100 năm chứ không phải năm hay 10 năm” - ông Hùng nói. Theo Điều 74 Luật Nhà ở, nội dung bảo hành nhà ở bao gồm khắc phục, sửa chữa, thay thế kết cấu nhà ở, thiết bị hư hỏng, khiếm khuyết hoặc khi vận hành sử dụng không bình thường không phải do lỗi của người sử dụng nhà gây ra. Còn chuyện thiết bị điện, cơ... kèm theo nhà chung cư trên chín tầng có phải bảo hành 60 tháng hay không thì chưa rõ. Căng bạt để… đòi nợ đối phương một tấm bạt thông báo việc khách hàng (Công ty Dầu nhớt Davina) chây ỳ không chịu thanh toán tiền biển quảng cáo cho một công ty quảng cáo. Tấm bạt này được căng ngay trên panô quảng cáo của Davina và chiếm đến một phần hai tấm panô. Vị trí căng bạt nằm ở đầu dốc cầu Chương Dương chạy xuống Nguyễn Văn Cừ, nằm bên phải đường theo hướng từ Hà Nội sang. Cách đòi nợ như thế có đúng pháp luật không? Theo ông T. (Việt kiều Mỹ), sau khi quen biết một thời gian, ông đã cho bà Tr. mượn tiền để mua đất, xây nhà. Nghĩ rằng nơi thân tình, ông không lập giấy tờ gì. Tuy nhiên, do chuyển tiền qua hệ thống ngân hàng nên ông có các giấy tờ liên quan cho thấy có việc giao nhận tiền giữa hai bên. Thời gian gần đây, ông đã đòi lại hơn 500 triệu đồng nhưng bà không đồng ý, buộc ông phải khởi kiện. Tại tòa bà Tr. cho rằng số tiền trên là do ông T. tự nguyện cho bà vì hai bên có quan hệ thân thiết, không phải tiền vay Tháng 9-2006, bà Dung mua một con chó Phú Quốc hai tháng tuổi. Tháng 3-2008, bà thuê doanh nghiệp của ông K. huấn luyện cho chó với chi phí 1 triệu đồng/tháng. Bà Dung đã đưa trước cho phía ông K. 2 triệu đồng. Bốn tháng sau, bà Dung được ông K. thông báo là chó của bà đã bị mất. Xót con chó cưng, bà khởi kiện ra TAND quận Thủ Đức yêu cầu tòa buộc ông K. bồi thường 100 triệu đồng. Bà Dung liệt kê năm khoản: Tiền mua chó 60 triệu đồng, tiền nuôi chó 27 triệu đồng, chi phí tiêm ngừa 3 triệu đồng, tiền huấn luyện chó 2 triệu đồng, tiền chăm sóc, đưa đón chó 8 triệu đồng. Đầu tháng 7-2010, TAND quận Thủ Đức xử sơ thẩm đã bác yêu cầu đòi bồi thường khoản tiền chăm sóc, đưa đón chó, chỉ chấp nhận bốn khoản còn lại với tổng số tiền buộc phía ông K. phải bồi thường cho bà Dung hơn 6 triệu đồng. Bà Dung kháng cáo. Tại phiên phúc thẩm hôm qua, bà Dung đã rút số tiền đòi bồi thường xuống còn 30 triệu đồng gồm: Tiền mua chó hơn 14 triệu đồng, tiền nuôi chó gần 11 triệu đồng… Theo tòa phúc thẩm, tòa đã tham khảo giá chó Phú Quốc loại hai tháng tuổi tại một số cơ sở thì có giá khoảng hơn 2 triệu đồng. Còn tiền nuôi chó tòa cũng đã tham khảo và đưa ra giá bình quân là 600.000 đồng/tháng… Tổg cộng, tòa buộc ông K. phải bồi thường 16,8 triệu đồng. Đặc trưng của chó Phú Quốc - Bộ lông sát và ngắn. - Có xoáy trên lưng. - Chân có màng vịt, bơi giỏi. - Lưỡi có màu đen hoặc vài đốm đen kịt. - Trên trán có những nếp nhăn, hai tai dựng thẳng, đuôi cong ngược lên sống lưng kiểu “quắc cần câu”. - Thích săn thú và săn rất giỏi. - Khôn và rất hung dữ nhưng lại rất trung thành với chủ. Chủ nhà đòi kiện văn phòng công chứng Công chứng viên không phát hiện bất thường do dấu vân tay trên CMND giả trùng khớp với kết quả lăn tay người đóng vai chủ nhà. Trường hợp làm giả giấy tờ để đi công chứng hợp đồng bán căn nhà 80/22 Đặng Văn Ngữ, phường 10, quận Phú Nhuận (TP.HCM) do bà Nguyễn Thị Huệ làm chủ sở hữu. Thông tin thêm với PV, bà Huệ cho biết: Từ ngày 21-9 đến 24-10-2012, bà có việc sang Mỹ nên không có mặt ở nhà trên. Trong thời gian này, người thuê nhà của bà sử dụng nhà và người này đã có nhiều thủ đoạn tinh vi để lừa bán căn nhà của bà. CMND hệt như thật Ngoài giấy tờ nhà bản chính mà trước đó vờ hỏi mua nhà để đánh tráo, phía người thuê nhà còn làm giả giấy CMND, hộ khẩu, giấy chứng nhận độc thân mang tên bà Huệ và đóng vai bà Huệ đi công chứng hợp đồng bán nhà. Mặt trước giấy CMND ghi đúng các thông tin về bà Huệ nhưng dán ảnh của bà thuê nhà. Mặt sau CMND in dấu vân tay, các dấu vết riêng của bà thuê nhà và thời điểm cấp là gần đây với tên người ký là giám đốc Công an TP.HCM đương thời. Cho rằng Văn phòng công chứng Gia Định không xác minh kỹ càng khi công chứng hợp đồng mua bán nhà trên khiến cho gia đình chịu nhiều thiệt thòi, bà Huệ đang nhờ luật sư tư vấn để khởi kiện văn phòng này. Theo bà, việc mua bán còn có một chi tiết đáng ngờ mà văn phòng lại không nhận ra. Đó là có đến hai hợp đồng mua bán nhà: Hợp đồng một ký ngày 9-10 ghi giá 1,8 tỉ đồng; hợp đồng hai ký sau một tuần ghi giá 3 tỉ đồng (sau khi hợp đồng một bị hủy). Sẽ bồi thường khi có án tòa Làm việc với PV, ông Trần Quốc Phòng, Trưởng Văn phòng công chứng Gia Định, giải thích: “Trong quá trình tiến hành công chứng hợp đồng mua bán nhà nêu trên, các bên tham gia giao dịch đã đồng ý ký tên, lăn tay vào hợp đồng trước sự chứng kiến của công chứng viên (CCV). CCV đã đối chiếu toàn bộ giấy tờ nhà với CMND bản chính do người bán xuất trình (sau này mới biết không phải là bà Huệ) và kiểm tra dấu vân tay thì thấy trùng khớp. Trước khi phát hành hồ sơ, CCV còn đối chiếu lại lần nữa và không thấy có dấu hiệu bất thường. Sở dĩ có hai hợp đồng là do ngày 17-10, người mua và người bán đề nghị lập văn bản hủy hợp đồng chuyển nhượng 1,8 tỉ đồng, đồng thời yêu cầu ký lại hợp đồng với giá tăng lên 3 tỉ đồng. Nhận thấy yêu cầu này không trái với quy định pháp luật nên văn phòng đã thực hiện đúng quy trình hủy và lập hồ sơ ký lại hợp đồng chuyển nhượng. Biến tiền đặt cọc thành tiền mua đất Hơn năm năm trước, bà H. (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) mua một mảnh đất của vợ chồng ông C. với giá 350 triệu đồng. Hai bên thống nhất, bà H. đặt cọc trên 200 triệu đồng, sẽ thanh toán hết khi đã nhận được giấy tờ đất. Bên bán sẽ đền cọc gấp đôi nếu vi phạm thỏa thuận… Theo bà H., một thời gian sau, vợ chồng ông C. không chịu thực hiện nghĩa vụ như đã cam kết nên bà kiện đòi tiếp tục hợp đồng, nếu không thì phải bồi thường thiệt hại theo giá đất thị trường... Phía ông C. giải thích, số tiền trên 200 triệu đồng trên là ông mượn bà này chứ không phải là tiền mua bán đất. Tuy nhiên, hai bên lại thể hiện bằng hợp đồng mua bán. Khi đến hạn, vợ chồng ông nhiều lần gọi bà H. đến để trả nợ nhưng bà không tới lấy tiền mà kiện ông ra tòa. Do đó, vợ chồng ông không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà H. Xử sơ thẩm đầu năm 2006, TAND huyện Nhơn Trạch đã bác khai nại của bên bán vì không có chứng cứ chứng minh việc mượn tiền. Tòa chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà H., buộc bên bán phải trả cho bà gần 3 tỉ đồng (giá trị đất theo giá thị trường tại thời điểm xét xử) vì không tiếp tục hợp đồng. Tòa nhận định bà H. đã giao trên 200 triệu đồng cho bên bán, chiếm hơn 3/4 giá trị hợp đồng chuyển nhượng đất. Điều này cho thấy khoản tiền trên mang ý nghĩa ở giai đoạn thanh toán hợp đồng chứ không phải là khoản tiền đặt cọc. Do đó, không thể cho rằng đây là tiền cọc để xử lý bồi thường gấp đôi như đôi bên đã thỏa thuận… Xử phúc thẩm sau đó, TAND tỉnh Đồng Nai cũng giữ nguyên quan điểm trên của bản án sơ Ngay sau đó, ông C. làm đơn khiếu nại nhiều nơi vì cho rằng các bản án xử không đúng. Cuối năm 2006, TAND Tối cao có công văn trả lời ông, nhận định bản án của cấp sơ thẩm và phúc thẩm là có căn cứ pháp luật. Vẫn không đồng ý, ông lại khiếu nại đến nhiều cơ quan tại địa phương. Kiện đòi tiền nuôi người yêu ăn học Tốt nghiệp đại học, cô gái chia tay người yêu. Chàng trai liền khởi kiện đòi lại số tiền đã lo cho vợ sắp cưới ăn học suốt nhiều năm qua... Tình yêu của anh Tam và chị Hòa (huyện Tân Uyên, Bình Dương) được gia đình hai bên ủng hộ. Sau lễ đính hôn, phía chị Hòa đặt vấn đề với anh Tam “lo giùm phần vật chất” cho chị ăn học đại học tại TP HCM, sau này tốt nghiệp ra trường thì sẽ tổ chức đám cưới. Anh đã bỏ tiền mua máy tính, điện thoại di động cho chị và lo luôn chi phí một số khoản ăn học khác sau này. Chị và mẹ của Hòa “còn phải ký vào một bản tường trình do phía gia đình anh viết sẵn là đã nhận gần 34 triệu đồng lo ăn học của anh và sẽ thanh toán hết cho anh vào cuối năm 2006”. Đòi mãi không được, anh gửi đơn nhờ TAND huyện Tân Uyên phân xử. Xử sơ thẩm, TAND huyện Tân Uyên nhận định yêu cầu khởi kiện của anh là có cơ sở. Cụ thể, anh Tam nói đã đưa tiền cho chị Hòa để lo ăn học và chị cũng không chối rằng đã nhận tiền... Cuối cùng, tòa tuyên buộc mẹ con chị Hòa phải liên đới trả lại cho anh Tam gần 30 triệu đồng. Sau phiên xử, mẹ con chị Hòa kháng cáo, không chấp nhận việc trả lại tiền. TAND tỉnh Bình Dương nhận định việc anh Tam khởi kiện yêu cầu mẹ con chị Hòa phải trả lại tiền (theo cam kết trong bản tường trình giữa năm 2006) là nhằm yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự chứ không phải là kiện đòi tài sản như cấp sơ thẩm xác định. Tuy nhiên, cấp sơ thẩm đã đúng khi kết luận chị nhận của anh gần 30 triệu đồng. Phía chị Hòa nại rằng “do bị áp lực từ gia đình anh nên mới nhận khống số tiền trên trong bản tường trình giữa năm 2006” là không có cơ sở bởi không đưa ra được bất cứ chứng cứ nào chứng minh. Từ đó, tòa phúc thẩm đã chấp nhận kháng cáo của mẹ chị Hòa, không buộc bà phải liên đới trả tiền mà trách nhiệm này chỉ do một mình chị Hòa đảm nhận. Năm năm chưa xử vì bị đơn khiếu nại kết quả giám định Theo đơn khởi kiện của ông Trần Sơn Tây Casimir Thông (quốc tịch Pháp), năm 2006, công trình xây dựng nhà của bà HTLH trên đường Phan Tôn (phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM) đã làm căn nhà của ông bị sạt lở. Sau đó, hai bên ra UBND phường để giải quyết nhưng không đạt được thỏa thuận. Khi nhà của ông Thông bị hư hại nặng, UBND phường đã ra văn bản đề nghị ông di dời. Ông Thông yêu cầu bà H. chi trả chi phí di dời và tiền thuê nhà nhưng bà H. không chịu, cho rằng ông… vẫn có thể ở trong căn nhà đó. Bất bình, ông Thông khởi kiện, yêu cầu bà H. bồi thường thiệt hại toàn bộ căn nhà cũng như chi phí di dời và tiền thuê nhà. Tháng 10-2008, vụ kiện này đã được TAND TP.HCM thụ lý. Tuy nhiên, đến nay sau gần năm năm, tòa vẫn chưa xét xử vì phía bị đơn liên tục khiếu nại kết quả giám định thiệt hại. Cụ thể, sau khi thụ lý, tòa để các bên chọn công ty giám định thiệt hại. Theo yêu cầu của nguyên đơn, một công ty giám định đưa ra hai phương án: Nếu khắc phục thiệt hại thì chi phí sửa chữa nhà là 2,9 tỉ đồng, nếu xây mới nhà là 2,95 tỉ đồng. Nhận kết quả, bị đơn khiếu nại. Để công bằng, tòa cho chính bị đơn chọn công ty giám định khác. Lần này công ty giám định do bị đơn chọn có kết quả là chi phí khắc phục thiệt hại khoảng 2,3 tỉ đồng. Bị đơn tiếp tục không chịu, tiếp tục khiếu nại. Quá mệt mỏi vì phải chờ đợi, phải ở nhà thuê, ông Thông kiến nghị tòa đưa vụ án ra xử và nếu cần thiết thì bổ sung kết quả giám định chứ không thể chờ đợi thêm một lần giám định nào nữa. Bởi theo ông, dù có giám định lần nữa thì bị đơn cũng sẽ khiếu nại nữa nhằm kéo rê vụ án. Theo thẩm phán giải quyết vụ án, tòa cũng đang rối về phần giám định thiệt hại bởi hai bên không tìm được tiếng nói chung. Sắp tới, tòa sẽ mời ba bên (nguyên đơn, bị đơn, công ty giám định) lên để làm việc về kết quả giám định. Nếu các bên vẫn không thỏa thuận được, tòa sẽ đưa vụ án ra xử. Trao đổi, TS Lê Minh Hùng (Trường ĐH Luật TP.HCM) nhận xét: Quyền yêu cầu giám định là quyền của đương sự nhưng quyền quyết định vẫn thuộc về tòa. Nếu xử sơ thẩm mà các bên không đồng ý thì kháng cáo, trong quá trình xử phúc thẩm, cấp phúc thẩm có thể trưng cầu giám định lại sẽ hợp lý hơn. Một vụ án về bản chất đã rõ, chỉ vì bị đơn liên tục khiếu nại kết quả giám định mà vi phạm thời hạn tố tụng, phải bắt nguyên đơn chờ đợi mỏi mòn thì cần phải xem xét lại. Bình Dương: Tranh chấp “tách” và “cốc” Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã phạt Công ty TNHH Gold Roast Việt Nam (Gold Roast) do dùng hình cái tách màu đỏ trên bao bì sản phẩm cà phê gây nhầm lẫn với cái cốc của một công ty khác. Tòa án tỉnh này cũng cho rằng Gold Roast đã vi phạm quyền sở hữu công nghiệp. Hiện công ty này đang kháng cáo phán quyết trên của tòa. Theo hồ sơ, trước năm 2006, Công ty Société des Produits Nestlé (Nestlé) đã tung ra thị trường sản phẩm cà phê sữa uống liền mang hình cái cốc đỏ có viền vàng. Ngay sau đó, công ty này phát hiện Gold Roast cũng có loại sản phẩm tương tự có in hình cái tách đỏ trên bao bì. Tháng 10-2006, Nestlé đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) thẩm định xem nhãn hiệu hình cái tách đỏ của Gold Roast có vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của Nestlé hay không. Nửa tháng sau, Cục phúc đáp Gold Roast sử dụng cái tách đỏ là gây nhầm lẫn với cái cốc đỏ đã được bảo hộ của Nestlé. Dựa vào kết luận trên, Nestlé yêu cầu Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ xử lý hành vi vi phạm của Gold Roast. Vì không thuộc thẩm quyền nên nơi này đã chuyển hồ sơ cho Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương xử lý. Cuối năm 2007, Thanh tra Sở kết luận Gold Roast đã có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đầu năm 2008, chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã phạt Gold Roast 100 triệu đồng và buộc công ty này “loại bỏ các yếu tố vi phạm” trên bao bì sản phẩm cà phê sữa uống liền. Cho rằng bị phạt oan và để chứng minh mình không sao chép hình ảnh trên của Nestlé, Gold Roast liền nhờ Viện Nghiên cứu sở hữu trí tuệ (thuộc Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) thẩm định lại. Một thời gian sau, viện này kết luận dấu hiệu tách cà phê màu đỏ trên sản phẩm của Gold Roast không có khả năng gây nhầm lẫn với cốc đỏ của Nestlé. Bởi theo viện này, người tiêu dùng nói rằng hình dáng giữa cái cốc và cái tách khác nhau (một cái hình trụ tròn, cái kia không tròn đều; một cái cao, một cái thấp...) cộng thêm các yếu tố chuyên môn nữa nên khó có thể gây ra sự nhầm lẫn. Có được kết luận của Viện Nghiên cứu sở hữu trí tuệ, Gold Roast đã kiện quyết định xử phạt của chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương ra Tòa hành chính. Gold Roast còn dẫn giải thêm từ năm 1996, sản phẩm của công ty này đã được nhập vào Việt Nam từ Singapore, có sử dụng hình ảnh cái tách màu đỏ trên bao bì. Đến năm 2001, Gold Roast có nhà máy sản xuất tại Việt Nam và tiếp tục sử dụng hình ảnh này. Nestlé chỉ đăng ký bảo hộ hình ảnh cái cốc đỏ tại Việt Nam từ năm 2004. Vì thế, Gold Roast sử dụng hình ảnh cái cốc đỏ là ngay tình, không hề vi phạm quyền sở hữu trí tuệ như văn bản của Cục Sở hữu trí tuệ. Gold Roast còn bảo nếu cho rằng công ty này vi phạm, tỉnh cũng không được quyền phạt tiền vì thời hiệu phạt tiền đã hết (vì họ sử dụng hình ảnh này gần 10 năm). Thụ lý vụ án, TAND tỉnh Bình Dương đã trưng cầu giám định vì kết luận của Cục Sở hữu trí tuệ và Viện Nghiên cứu sở hữu trí tuệ không phải là văn bản giám định. Đầu tiên, tòa trưng cầu ở một viện nghiên cứu nhưng nơi này bảo rằng mình không có chức năng giám định vụ việc trên. Tiếp đến, tòa nhờ Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh nhưng nơi này cũng “bó tay” vì nằm ngoài khả năng giám định của cấp tỉnh. Tòa nhờ Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) thì viện này cũng lắc đầu do không thuộc lĩnh vực của mình. Không có cơ quan nào giám định, trong khi hai cơ quan chuyên môn có ý kiến khác nhau, tòa án tỉnh quyết định lấy kết luận của Cục Sở hữu trí tuệ (cho rằng Gold Roast vi phạm) để làm căn cứ xử lý. Tòa nhận định công văn của Cục là kết luận về hành vi vi phạm của Gold Roast nên chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương xử phạt Công ty Gold Roast là có căn cứ. Vì thế, tòa bác đơn kiện, giữ nguyên quyết định xử phạt của chủ tịch tỉnh. Chị em bà T. gồm bốn người: ba gái, một trai. Sinh thời, cha mẹ họ tạo lập được một căn nhà tại TP Biên Hòa, Đồng Nai. Mẹ họ mất năm 1987, cha họ mất năm 1992 và đều không để lại di chúc. Sau khi người em trai qua đời năm 1995, vợ em trai (tức em dâu bà T.) tiếp tục quản lý tài sản. Tháng 4-2008, chị em bà T. nộp đơn kiện em dâu ra tòa để đòi chia căn nhà vì cho rằng đây là di sản do cha mẹ để lại. Theo họ, do thời hiệu khởi kiện chia thừa kế đã hết nên di sản của cha mẹ trở thành tài sản chung của các đồng thừa kế. Dù thừa nhận căn nhà do cha mẹ chồng tạo dựng nhưng, người em dâu không đồng ý chia tài sản. Bà cho biết sau khi chồng mất, mẹ con bà vẫn tiếp tục quản lý, căn nhà. Trong quá trình sử dụng, mẹ con bà đã sửa chữa gần như toàn bộ căn nhà. Năm 2000, ba người chị chồng đã ký cam kết giao nhà cho bà quản lý sử dụng và đăng ký kê khai quyền sử dụng đất. Sơ thẩm vụ án vào tháng 4-2009, TAND TP Biên Hòa viện dẫn Nghị quyết số 02 năm 2004 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao để bác đơn kiện chia tài sản chung. Theo cấp sơ thẩm, nguyên đơn không xuất trình được văn bản mà các đồng thừa kế xác nhận không có tranh chấp và thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia. Tại phiên xử phúc thẩm hồi tháng 8-2009, TAND tỉnh Đồng Nai cũng từ chối chia tài sản. Cấp phúc thẩm cho rằng giấy xác nhận của các đồng thừa kế rằng tài sản chung chưa chia chỉ có chữ ký của ba người chị chồng. Người em dâu ký không thừa nhận, không ký vào tờ xác nhận này. Không tòa nào chịu xử 20-07-2009 22:54:56 GMT +7 HỒNG TÚ Tháng 7-2007, gia đình ông C. thế chấp tài sản cho Công ty D. để vay ít tiền. Sau đó, Công ty D. đề nghị ông C. dùng giấy tờ đã thế chấp cho công ty bảo lãnh cho công ty vay vốn tại ngân hàng. Tuy nhiên, quá trình lập hợp đồng bảo lãnh thế chấp thì bên được nhận bảo lãnh lại là Công ty H. Trên cơ sở đó, Công ty H. đã lập hợp đồng vay vốn. Ít lâu sau, ông C. phát hiện nên kiện ngân hàng ra TAND quận 1 (TP.HCM) để hủy hợp đồng bảo lãnh vay vốn trên. Sau khi nghiên cứu vụ án, TAND quận 1 cho rằng hợp đồng dân sự về thế chấp tài sản có liên quan chặt chẽ đến hợp đồng vay vốn kinh doanh giữa ngân hàng với Công ty H. Tranh chấp hợp đồng vay vốn lại thuộc thẩm quyền xét xử của TAND TP.HCM nên TAND quận 1 đã chuyển vụ án cho TAND TP xử lý. Ngày 13-10-2008, TAND TP thụ lý vụ án. Nhưng sau đó, tòa nhận định ông C. là một cá nhân, khởi kiện ngân hàng là một pháp nhân về hợp đồng thế chấp tài sản bảo lãnh cho một hợp đồng vay vốn khác mang tính chất lợi nhuận. Nhưng bản thân hợp đồng thế chấp lại không mang mục đích lợi nhuận. Cạnh đó, giao dịch thế chấp của ông C. không phải là hoạt động kinh doanh thương mại. Hợp đồng vay giữa Công ty H. với ngân hàng cũng không xảy ra tranh chấp nên chưa phát sinh tranh chấp về kinh doanh thương mại. Từ những lý do đó, cuối năm 2008, TAND TP đã chuyển trả vụ kiện lại cho TAND quận 1. Không đồng ý, ngày 20-5-2009, TAND quận 1 tiếp tục chuyển trả lại hồ sơ cho TAND TP với lý do tương tự như đã nêu trước đó. Đòi tài sản là tranh chấp gì? Theo đơn khởi kiện của ông Đ., trước đây ông đã mua hai mảnh đất có trồng cà phê và cây ăn trái. Trên hai mảnh đất còn có hai ngôi nhà gỗ, một ngôi nhà tạm và hai giếng nước. Sau đó, vì phải đi xa làm việc, ông đã nhờ gia đình người chị trông coi nhà cửa, vườn tược. Đầu năm 2007, ông nghe tin gia đình người chị đã đăng ký quyền sử dụng đất và tặng mảnh vườn cho con gái nên đã đòi gia đình người chị phải trả lại. Do vậy, ông đã khởi kiện ra TAND huyện Krông Năng (Dăk Lăk) yêu cầu gia đình người chị phải trả lại số tài sản trên, bao gồm quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Trong quyết định đưa vụ án ra xét xử, tòa án huyện xác định tranh chấp trên là “tranh chấp quyền sử dụng đất”. Tuy nhiên, khi xét xử sơ thẩm (lần một), tòa lại nhận định đây là “tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản trên đất”. Sau khi bị kháng cáo, cấp phúc thẩm nhận định trong quyết định đưa vụ án ra xét xử là “tranh chấp quyền sử dụng đất”. Thế nhưng khi ra bản án, tòa lại xác định là “tranh chấp tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất”. Bản án phúc thẩm này đã hủy án sơ thẩm để đưa về cấp sơ thẩm xét xử lại theo thủ tục chung. Án quay về tòa án huyện thì một lần nữa, Thẩm phán thụ lý cho rằng tranh chấp này là “tranh chấp hợp đồng gửi giữ tài sản” chứ không phải là tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản trên đất. Còn trong một số văn bản gửi cho cơ quan chức năng về những vấn đề liên quan đến vụ án, tòa lại nhận định đây là tranh chấp “kiện đòi lại tài sản”. Hà Nội: Kinh hoàng quan tài treo trước ban công Mấy ngày qua, người dân không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh chiếc quan tài với hương khói nghi ngút được đặt tại ban công tầng 2 số nhà 63 Bùi Thị Xuân (Hà Nội). Chiếc quan tài với hương khói nghi ngút tại số nhà 63 Bùi Thị Xuân. Ảnh: PV PV Tháng 4-2009, TAND quận 11 (TP.HCM) nhận được đơn của ông THĐ yêu cầu tòa tuyên bố em gái của mình đã chết. Cụ thể, ông Đ. cho tòa biết trước năm 1975, cha ông khai với chính quyền chế độ cũ rằng có thêm một người con là bà P. để tránh đi lính. Nay ông nhờ tòa tuyên bố người em gái khai thêm không có thật này đã chết để ông có đủ hồ sơ pháp lý để làm thủ tục phân chia di sản thừa kế cha mẹ để lại với các anh chị em khác trong nhà. Bị truy nã có được xác định mất tích? Mới đây, bà M. đã gửi đơn ra TAND quận X (TP.HCM) yêu cầu tuyên bố người chồng của bà mất tích. Theo bà, trước đây chồng bà cùng một số người khác thực hiện nhiều vụ cướp giật tài sản, bị công an truy bắt. Sợ phải vào tù, chồng bà đã gom sạch tài sản quý giá trong nhà rồi bỏ đi biệt tăm. Gần năm năm nay, chồng bà không hề liên lạc gì với gia đình. Hiện chồng bà vẫn đang bị truy nã. VỤ KIỆN ĐÒI BỒI THƯỜNG SỨC KHỎE ĐẾN NĂM 2050 Nguyên đơn chỉ được bồi thường hơn 520 triệu đồng TAND quận Tân Bình (TP.HCM) vừa chấp nhận một phần yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm của phía ông Nguyễn Quang Huyền. Buộc bị đơn Huỳnh Anh Tấn (đang thụ án tù) phải bồi thường hơn 520 triệu đồng cho các khoản thu nhập bị mất, tập vật lý trị liệu... Suốt các phiên tòa trước, đại diện nguyên đơn khăng khăng đòi bị đơn phải bồi thường thiệt hại đến năm 2050 (năm nguyên đơn được 80 tuổi, bớt ba tuổi theo tuổi thọ trung bình người VN). Đến phiên tòa này, HĐXX giải thích cho phía nguyên đơn hiểu là chỉ được bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại thực tế đã xảy ra. Vì vậy phía nguyên đơn chỉ yêu cầu bồi thường các khoản chi phí tính từ khi tai nạn xảy ra đến thời điểm xét xử sơ thẩm và tòa đã tuyên án như trên. Như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, chiều 30-11-2006, ngã ba Cách Mạng Tháng Tám - Bắc Hải (quận Tân Bình) bị kẹt xe nên ông Huyền ra điều tiết lưu thông. Bạn gái Tấn không tuân theo sự điều tiết, bị ông Huyền đánh. Nghe bạn gái kể lại, tối đó Tấn chở bạn gái đi tìm ông Huyền “hỏi chuyện”. Trong lúc đánh nhau, Tấn làm rơi cây sắt và bạn gái Tấn nhặt cây sắt đánh ông Huyền. Sau đó, Tấn và bạn gái định bỏ đi thì ông Huyền chạy theo kéo xe máy làm bạn gái Tấn té ngã bất tỉnh. Tấn liền nhặt cây gỗ đánh ngang đầu ông Huyền làm ông này bất tỉnh tại chỗ. Theo kết quả giám định, ông Huyền bị thương tật 81% vĩnh viễn nên Tấn bị khởi tố, truy tố về tội cố ý gây thương tích. Tháng 4-2008, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã phạt Tấn 12 năm tù. Tòa tách yêu cầu cấp dưỡng của phía ông Huyền ra thành một vụ kiện khác. Tháng 9-2009, TAND quận 10 đã tuyên ông Huyền mất năng lực hành vi dân sự. Hai tháng sau, người giám hộ theo pháp luật của ông Huyền đã khởi kiện ra TAND quận Tân Bình, đòi Tấn và bạn gái liên đới bồi thường 6,2 tỉ đồng (gồm các khoản lắp vỏ não, tập vật lý trị liệu, mất thu nhập, phụ cấp nuôi mẹ, tiền thuốc, tiền ăn, tiền thuê nhà, tiền thuê người chăm sóc…). Trong khi đó, Tấn khai là không có tài sản gì, đồng thời làm văn bản từ chối quyền thừa kế di sản khi cha mẹ qua đời. Theo TAND quận Tân Bình, Tấn là người trực tiếp gây thương tích cho ông Huyền nên mới là người có trách nhiệm bồi thường. Còn bạn gái Tấn không trực tiếp gây ra thương tích nên không có trách nhiệm liên đới. Về chi phí phẫu thuật và tiền mua dụng cụ vật lý trị liệu, tòa không xét bởi phía nguyên đơn không nêu rõ từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra và không có chứng từ hợp lệ. Về khoản trợ cấp nuôi mẹ, tòa cho rằng đây là tranh chấp về bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm quy định tại Điều 609 BLDS nên việc nguyên đơn yêu cầu cấp dưỡng cho mẹ không thuộc trường hợp quy định tại điều luật này. Về tiền công chăm sóc, tòa tham khảo giá tại công ty dịch vụ điều dưỡng săn sóc thì chi phí chăm sóc một người mất khả năng lao động, tỉ lệ thương tật 81% vĩnh viễn như ông Huyền là 300.000 đồng/ngày. Như vậy số tiền phía nguyên đơn yêu cầu (5 triệu đồng/tháng) thấp hơn số tiền thực tế nên tòa chấp nhận. Ngoài ra, tòa không xem xét yêu cầu tính trượt giá đối với các khoản tiền phía nguyên đơn đã bỏ ra điều trị, chăm sóc...

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

BÀI TẬP HNGĐ CHÍNH QUY

BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH HỆ THỐNG CÂU HỎI - BÀI TẬP ÁP DỤNG VÀ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Môn học: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH A. HỆ THỐNG CÂU HỎI – BÀI TẬP ÁP DỤNG I. CÂU HỎI Trả lời/ phân tích/ làm sáng tỏ các câu hỏi sau 1. Phân tích khái niệm gia đình. Mô hình gia đình nào được Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 khuyến khích phát triển? Quan điểm cá nhân về việc bảo vệ các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam khi có nhiều thế hệ cùng sống chung? 2. Phân tích và nhận xét hiệu quả tác động của phương pháp điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình qua một số ví dụ. 3. Luật Hôn nhân và gia đình với các nguyên tắc bảo vệ quyền con người? 4. Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình với việc bảo vệ quyền con người tại cơ quan hành chính? 5. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các cấp với việc bảo vệ quyền con người về hôn nhân và gia đình tại cơ quan hành chính ? 6. Trình bày cơ chế (pháp lý) đảm bảo việc thực hiện quyền kết hôn của con người. 7. Quan điểm cá nhân về thực tiễn áp dụng pháp luật nhằm bảo vệ quyền kết hôn hiện nay? 8. “Nghị quyết 02/2000/NQ ngày 23.12.2000 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC đậm tính nhân văn”. Qua đường lối giải quyết hôn nhân vi phạm Điều 9, Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, hãy phân tích và chứng minh nhận định trên. 9. So sánh kết hôn trái pháp luật và không công nhận quan hệ vợ chồng và phân tích cơ chế pháp lý bảo vệ quyền con người trong trường hợp hủy kết hôn trái pháp luật và không công nhận quan hệ vợ chồng 10. Thông qua chế định kết hôn và quan hệ pháp luật giữa vợ - chồng, hãy làm sáng tỏ nguyên tắc “hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng và vợ chồng bình đẳng” được định hướng trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. 11. Quyền được tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ chồng được pháp luật hôn nhân và gia đình thừa nhận? Vợ khởi kiện chồng yêu cầu bồi thường thiệt hại thì tòa án có thụ lý không, cơ sở lý giải? 12. Phân tích quyền được đại diện cho nhau giữa vợ và chồng. Khẳng định sự cần thiết trong việc xác định tư cách đại diện vợ chồng - những người “đầu gối tay ấp” theo pháp luật hiện hành. 13. Thực tiễn việc thực hiện nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa vợ và chồng. Cho ví dụ minh họa? 14. Đánh giá tính khả thi của pháp luật hiện hành trong việc bảo vệ quyền nhân thân của vợ chồng. 15. Trách nhiệm liên đới của vợ chồng đối với những giao dịch do một bên thực hiện? Ý nghĩa của cơ chế ? 16. Căn cứ và nguyên tắc xác lập tài sản chung của vợ chồng? Phân tích chế độ pháp lý về tài sản chung của vợ chồng. 17. Phân tích chế định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và nêu quan điểm cá nhân về mặt tích cực, hạn chế của chế định này trong việc bảo vệ quyền con người về tài sản. 18. Căn cứ xác định và chế độ pháp lý về tài sản riêng của vợ hoặc chồng? 19. Quyền định đọat về tài sản riêng của vợ chồng? Pháp định hạn chế quyền định đọat tài sản riêng của vợ chồng tại Khỏan 5 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có trái với nguyên tắc đảm bảo quyền định đọat về tài sản của con người? Cơ sở lý giải? 20. Phân tích quyền bình đẳng về tài sản của vợ chồng. Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật với việc đảm bảo quyền bình đẳng về tài sản của vợ chồng hiện nay. 21. Nguyên tắc, căn cứ hình thức xác định con trong giá thú, con ngoài giá thú? 22. Quan điểm cá nhân về pháp luật thực định trong việc bảo đảm quyền được khai sinh của trẻ em? 23. Trình bày khái niệm, mục đích và ý nghĩa của việc nhận nuôi con nuôi. 24. Phân tích các điều kiện nhận nuôi con nuôi và đánh giá cơ chế cho và nhận nuôi con nuôi trong việc đảm bảo quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi theo Luật nuôi con nuôi năm 2010. 25. Giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng có thể phát sinh quyền và nghĩa vụ nhân thân và tài sản nào? Nêu căn cứ phát sinh các quyền và nghĩa vụ đó. 26. Phân tích nội dung cơ bản của chế định hạn chế quyền cha mẹ đối với con chưa thành niên. Đánh giá thực tiễn sự can thiệp của các cơ quan, tổ chức trong việc bảo vệ quyền lợi cho con chưa thành niên khi con bị cha mẹ xâm hại? 27. Nêu quan điểm cá nhân về mặt tích cực và hạn chế của chế định chế quyền cha mẹ đối với con chưa thành niên trong việc bảo vệ quyền lợi của con. 28. Hôn nhân có thể chấm dứt trong những trường hợp nào? Cho biết sự khác biệt về thời điểm và hậu quả pháp lý trong trường hợp hôn nhân chấm dứt do một bên vợ hoặc chồng chết tự nhiên với trường hợp hôn nhân chấm dứt do tòa án tuyên bố một bên vợ, chồng chết. 29. Quyền ly hôn của con người được pháp luật thừa nhận thế nào? Có thể đại diện trong ly hôn? 30. Trình bày thủ tục tố tụng giải quyết các trường hợp ly hôn nhằm bảo vệ quyền ly hôn của vợ chồng tại tòa án. 31. Việc hạn chế quyền ly hôn: Các trường hợp, điều kiện và mục đích của việc hạn chế quyền yêu cầu ly hôn ? 32. Phân tích các căn cứ cho ly hôn theo pháp luật hiện hành và cho biết quan điểm cá nhân về tính khả thi của các căn cứ cho ly hôn trong thực tiễn. 33. Trình bày đường lối giải quyết chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. 34. Phân biệt nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn với nguyên tắc chia tài sản của hai bên nam nữ khi họ không được công nhận quan hệ vợ chồng. 35. Trình bày khái niệm quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước mgòai. Phân tích nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngòai. II. BÀI TẬP ÁP DỤNG 1. Giải quyết tình huống Tình huống1.1 : Anh Tuấn và chị Lâm kết hôn năm 2002. Năm 2008, chị Lâm sang Thái Lan du lịch sau đó tiến hành phẩu thuật chuyển đổi giới tính và trở thành nam giới. Ngỡ ngàng trước sự đổi thay của vợ ngày trở về và mất hết hy vọng vào hôn nhân (việc chị Lâm phẩu chuyển giới tại nước ngoài anh Tuấn không biết trước), anh Tuấn đã nộp đơn yêu cầu tòa án có thẩm quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật của anh và chị Lâm vì theo anh, anh và chị Lâm - hai bên trong quan hệ vợ chồng cùng giới tính. Theo anh, chị, cơ quan chức năng giải quyết yêu cầu của anh Tuấn thế nào, tại sao ? Tình huống 1.2: Đủ điều kiện nhưng anh Anh Đăng, sinh ngày 12.01.1970 và chị Vân, sinh ngày 03.07.1971 sống chung như vợ chồng từ năm 1992 tại phường 5, quận 6 thành phố TH mà không đăng ký kết hôn. Họ có con chung là Chi, sinh năm 1993 và có khối tài sản chung trị giá 1 tỷ đồng (do chị Vân quản lý). Đầu năm 2000, quan hệ giữa anh Đăng và chị Vân mâu thuẫn trầm trọng do anh Đăng “thầm thương trộm nhớ” chị Phượng - người láng giềng sinh ngày 10.09.1988 và có hộ khẩu thường trú cùng địa phương với anh. Tháng 12.2004, anh Đăng bàn với chị Phượng cùng đến địa phương khác sống chung. Tại UBND xã KL, huyện NĐ, tỉnh NA nơi chị Phượng đăng ký tạm trú, anh Đăng, chị Phương đã đăng ký kết hôn và họ được cấp giấy chứng nhận kết hôn ngày 08.06.2005. Cuộc sống của anh Đăng, chị Phượng sau kết hôn hạnh phúc. Hai người có con chung là Quang, sinh ngày 04.12.2005 và cùng tạo dựng được khối tài sản chung trị giá 900 triệu đồng. Ngày 15.03.2006, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện NĐ nộp đơn yêu cầu tòa án nhân dân huyện NĐ huỷ việc kết hôn của anh Đăng và chị Phượng. Hỏi, tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của Hội Liên hiệp Phụ nữ địa phương như thế nào, vì sao? Nếu anh Đăng và chị Vân, anh Đăng và chị Phượng tranh chấp tài sản và không thỏa thuận được về quyền lợi con chung thì tòa án phải giải quyết các vấn đề này ra sao cho phù hợp với tinh thần pháp luật ? Tình huống 1.3: Tháng 11 năm 1954, ông Thăng kết hôn hợp pháp với bà Linh tại tỉnh Nam Định. Hai người không có tài sản chung và con chung. Tháng 2 năm1955, ông Thăng chuyển vào TPHCM rồi cưới và sống cùng bà Lan. Do bà Lan không có khả năng sinh con và được sự đồng ý của bà, năm 1979, ông Thăng đưa bà Ngọt về sống chung như vợ chồng và có với bà Ngọt hai con chung là Thuận và Hòa. Ông Thăng, bà Lan và bà Ngọt cùng chung sống tại căn nhà số 18A đường H, quận 5, TPHCM. Nhà này do ông Thăng đứng tên, được xây dựng năm 1961 trị giá 4 tỷ đồng. Năm 2007, ông Thăng mất không để lại di chúc. Hỏi: 1.1. Ai là vợ ông Thăng theo pháp luật hiện hành? 1.2. Xác định di sản thừa kế của ông Thăng và cho biết đối tượng được hưởng di sản thừa kế của ông theo tình huống trên. Tình huống 1.4: Ông Bỉnh hỏi, cưới bà Nhị về làm vợ năm 1980. Năm 1981, mẹ đẻ ông Bỉnh lập hợp đồng tặng cho ông Bỉnh, bà Nhị 240 m2 đất tại xã X, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Năm 1984, Bà Nhị làm thủ tục kê khai và đứng tên chủ sở hữu toàn bộ diện tích đất này. Do bà Nhị không có khả năng sinh con nên năm 1983, ông Bỉnh và bà Nhị nhận chị Chà làm con nuôi (Việc nhận con nuôi này là hợp pháp). Năm 1984, ông Bỉnh đến địa phương khác chung sống với bà Ly như vợ chồng và có với bà Ly một trai là Ngọc. Trong thời gian sống cùng bà Ly, hàng tháng ông Bỉnh vẫn “đi về’ với bà Nhị. Tháng 2.1995, bà Nhị mất. Ông Bỉnh và bà Ly sử dụng một tỷ đồng - số tiền chung mà hai người dành dụm để xây nhà ở trên 240m2 đất tại xã X, phần diện tích đất mà bà Nhị đang đứng tên chủ sở hữu. Tháng 4. 2003, ông Bỉnh đột tử không để lại di chúc. Chị Chà cho rằng nhà, đất mà bà Ly đang quản lý là di sản thừa kế của cha mẹ nuôi nên chị yêu cầu phân chia (trừ phần quyền sử dụng đất, trị giá nhà thời điểm hiện tại là 2 tỷ đồng). Bà Ly phản đối. Chị Chà khởi kiện yêu cầu tòa án bảo vệ quyền lợi. Hỏi: 1. Tòa án có thẩm quyền xác định tính chất quan hệ hôn nhân giữa ông Bỉnh - bà Nhị; ông Bỉnh - bà Ly như thế nào, vì sao? 2. Yêu cầu của chị Chà được giải quyết ra sao cho phù hợp với tinh thần pháp luật? (Xác định rõ phần di sản thừa kế mà ông Bỉnh để lại, đối tượng hưởng di sản của ông cũng như phần mà các đối tượng được hưởng). Tình huống 1.5: Anh Trần Thành và chị Hà Mỹ Linh kết hôn năm 2004 tại xã A, huyện B, tỉnh K. Hai năm sau, quan hệ vợ chồng họ rạn nứt do anh Thành nghi ngờ chị Linh không chung thủy (chị Linh là diễn viên một đoàn kịch nói thường đi biểu diễn xa nhà). Thấy hôn nhân khó tiếp tục duy trì, ngày 02.05.2007, chị Linh gửi đơn xin ly hôn anh Thành. TAND huyện B, tỉnh K đã thụ lý giải quyết vụ án. Tại Bản án sơ thẩm số 82/HN - ST (có hiệu lực ngày 10.08 2007), tòa phán quyết: 1. Về hôn nhân: Chị Hà Mỹ Linh được ly hôn anh Trần Thành. 2. Về tài sản chung và con chung: Cả hai bên khai không có và không yêu cầu tòa án giải quyết. Sau ly hôn, ngày 06.10.2007, chị Linh kết hôn với anh Đinh Anh Quân. Ngày 11.03..2008, chị Linh sinh con trai là Dũng. Trên cơ sở qui định của pháp luật hiện hành, hãy xác định cha của bé trai mà chị Linh sinh ra. 2. Buận luận án 2.1. Xác định quyền sở hữu tài sản NỘI DUNG VỤ ÁN Chị Nguyễn Thị A và anh Lâm Thế N tổ chức đám cưới năm 1999, không có đăng ký kết hôn vì chị A chưa đến tuổi đăng ký kết hôn. Đến ngày 31-3-2003, Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Kha cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn nhưng không tuân thủ đúng quy định của pháp luật (thiếu chữ ký của anh N trong Giấy chứng nhận kết hôn). Quá trình chung sống của Chị A, anh N đã phát sinh mâu thuẫn. Từ tháng 8/2003, mâu thuẫn căng thẳng, chị A xin ly hôn. Anh A cũng đồng ý ly hôn. – Về con chung: Có 1 con chung là Lâm Bảo N, sinh năm: 2000. Cả hai bên đều có yêu cầu xin được nuôi con. – Về tài sản: Hai bên khai thống nhất có các tài sản gồm: 01 tủ đồng hồ, 01 tủ kiếng nhôm, 01 xe máy Dream Trung Quốc do anh N đứng tên. Theo anh N khai, ngoài những tài sản trên vợ chồng còn có 01 đôi bông 01 chỉ vàng 24K, 02 nhẫn vàng 02 chỉ 24K, 01 bộ vòng 18 chiếc, 01 dây chuyền 9,9 chỉ vàng 18K và 11.997m2 đất nông nghiệp do cha, mẹ vợ cho. Anh N yêu cầu chia tài sản theo pháp luật. Chị A cho rằng trước khi cưới chị đã có bộ vòng 6,5 chỉ 18K, sợi dây chuyền 2,5 chỉ vàng 18K và chiếc lắc tay 4 chỉ vàng 18K. Sau khi cưới, cha mẹ có cho thêm tiền nên chị đã đổi thành bộ vòng 18 chiếc 12,5 chỉ vàng và sợi dây chuyền 9,9 chỉ vàng 18K, chiếc lắc tay 5 chỉ vàng 18K, hiện nay 03 loại trang sức này là của riêng chị đang giữ. Còn đất nông nghiệp do chị đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đứng hộ cho cha mẹ chị chứ không phải của vợ chồng chị. Vào năm 2003, chị có thế chấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay Ngân hàng cho mẹ anh N là bà Dương Thị Hải số tiền 15.000.000 đồng nay chị yêu cầu bà Hải và anh N phải trả 15.000.000 đồng cùng với lãi suất để chị trả nợ cho Ngân hàng. * Ông Nguyễn Văn Suông trình bày: Do gia đình ông có nhiều đất nên có nhờ N đứng tên dùm 11.997m2 đất nông nghiệp chứ không phải cho vợ chồng anh nay yêu cầu trả đất. * Bà Dương Thị Hải thừa nhận có nhờ chị A vay hộ 15.000.000 đồng nay đồng ý trả nợ. * Ngân hàng thương mại và cổ phần Đông Á trình bày: Ngày 5-9-2003 chị A ký khế ước vay 15.000.000 đồng lãi suất 1,2%/năm thời hạn 03 năm có thế chấp quyền sử dụng đất do chị A đứng tên. Nay yêu cầu thực hiện theo hợp đồng. * Tại bản án sơ thẩm số 38/HNST ngày 27-5-2004 của Tòa án nhân dân huyện Thoại Sơn quyết định: Xử: – Về quan hệ vợ chồng: Không công nhận quan hệ vợ chồng giữa chị Nguyễn Thị A với anh Lâm Thế N. Đề nghị Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Kha thu hồi giấy chứng nhận kết hôn số 62/KH. Quyển số 1/2003 ngày 31/3/2003 giữa anh Lâm Thế N với chị Nguyễn Thị A. – Về con cái: Giao cháu Lâm Bảo N cho anh Lâm Thế N nuôi dạy, chị A không phải cấp dưỡng nuôi con. Nhưng anh A phải tạo điều kiện cho chị Nguyễn Thị A đến thăm con. Khi cần thiết, các bên có thể xin thay đổi người nuôi con. – Về tài sản: Anh Lâm Thế N được chia 6.000.000 đồng (trị giá tài sản) và 8 chỉ 7 phân 5 ly vàng 18K (chị A giao cho anh A). Chị A được chia 6.000.000 đồng (anh A giao cho chị A) và 8 chỉ 7 phân 5 ly vàng 18K. Bác yêu cầu anh Lâm Thế N đòi chia diện tích 11.997m2 đất lúa 2 vụ, do chị A đứng tên quyền sử dụng đất số 01367/QSD đất. Bà Dương Thị Hải trả cho chị A số tiền là 15.000.000 đồng vốn và số lãi để chị A trả cho Ngân hàng TMCP Đông Á. – Về án phí dân sự sơ thẩm: Anh Lâm Thế N chịu 500.000 đồng án phí DSST. + Chị Nguyễn Thị A chịu 500.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm và 50.000 đồng án phí hôn nhân sơ thẩm, tổng cộng là 550.000 đồng (được khấu trừ 50.000 đồng tiền dự phí án của Đội thi hành án huyện Thoại Sơn), nên còn phải nộp 500.000 đồng tiền án phí. Ngày 1-6-2004, anh Lâm Thế N có đơn kháng cáo về tài sản chung gồm một lắc 5 chỉ vàng 18K, bộ vòng 18 chiếc 12,5 chỉ vàng 18K, một dây chuyền 9,9 chỉ vàng 18K, đôi bông 1 chỉ vàng 24K, hai chiếc nhẫn mỗi chiếc 01 chỉ vàng 24K một số vàng của con 18K mà chị A giữ. Đất nông nghiệp cha mẹ vợ đã cho vợ chồng anh yêu cầu chia. Ngày 2-6-2004 chị A kháng cáo xin được nuôi con. * Tại bản án phúc thẩm số 51/HNPT ngày 29/7/2004 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang quyết định: – Sửa một phần bản án sơ thẩm. – Chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của chị Nguyễn Thị A và anh Lâm Thế N. – Về tài sản: • Anh N được chia những tài sản sau: + 01 chiếc xe Dream Trung Quốc biển số 67H2-8353 do anh A đứng tên, 01 tủ kiếng nhôm, 01 tủ đồng hồ trị giá tổng cộng 12.000.000 đồng. + 3,5 chỉ vàng 18K (do chị A hoàn lại). + 5.997m2 đất nông nghiệp. Anh N phải có nghĩa vụ hoàn lại cho chị A số tiền chênh lệch tài sản là 6.000.000 đồng. • Chị A được chia những tài sản sau: + 6.000.000 đồng do anh N hoàn lại. + 7 chỉ vàng 18K. + 6.000m2 đất nông nghiệp. Chị A phải có nghĩa vụ hoàn lại cho anh N 3,5 chỉ vàng 18K. Kiến nghị Ủy ban nhân dân huyện Thoại Sơn thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 01367/QSDĐ là cấp ngày 11-8-2003 diện tích 11.997m2 do chị Nguyễn Thị A đứng tên. Anh Lâm Thế N và chị Nguyễn Thị A có trách nhiệm liên hệ đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để kê khai đăng ký quyền sử dụng đối với phần diện tích đất được chia, cụ thể anh N 5.997m2, chị A 6.000m2. Sau khi xét xử phúc thẩm, chị A có đơn khiếu nại với lý do diện tích 11.997m2 chị được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cha mẹ chị cho riêng không phải là tài sản chung của vợ chồng. Việc chị và anh N đứng đơn xin xác nhận ngày 3-9-2003 để bổ túc hồ sơ xin vay vốn ngân hàng cho bà Hải chứ không phải căn cứ để xác định chị đã nhập tài sản chung của vợ chồng. Tại quyết định kháng nghị số 153/2005/DS-KN ngày 27-10-2005, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị hủy phần chia tài sản, giao hồ sơ vụ án về Tòa án nhân dân tỉnh An Giang xét xử phúc thẩm lại. Trên cơ sở qui định của pháp luật hiện hành, anh chị hãy đánh giá phán quyết của tòa án về: - Việc xác định quyền sở hữu tài sản là diện tích 11.997m2 đất do một bên đứng tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng; - Việc áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp tài sản nhằm đảm bảo quyền con người theo phán quyết của tòa án phúc thẩm. 2.2. Xác định trách nhiệm liên đới phát sinh trong thời kỳ hôn nhân NỘI DUNG VỤ ÁN Theo đơn khởi kiện ngày 07/3/2008 và trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn là bà Trần Thị Th trình bày: vào ngày 01/5/2006, bà Ng có vay của bà số tiền 300.000.000 đồng, lãi suất là 1,5% một tháng. Bà Ng có làm biên nhận nợ và có thế chấp 02 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD716199 và AD967680 mang tên Nguyễn Quốc V. Ngày 18/12/2006, do chưa trả nợ nên bà Ng viết một giấy cam kết hẹn ngày 17/01/2007 sẽ trả hết nợ và lãi cho bà. Nhưng đến nay bà Ng không thực hiện cam kết trả nợ nên bà yêu cầu bà Ng cùng ông V liên đới trả số tiền 300.000.000đ vốn và tiền lãi tính theo quy định của pháp luật là 72.967.000đ. Bị đơn - bà Khương Hồng Ng trình bày: bà thừa nhận việc vay tiền như lời trình bày của bà Th, nhưng số tiền bà vay của bà Th là vay dùm cho em gái bà tên là Khương Hồng Hương; việc vay mượn này chồng bà là ông V không biết. Nay bà không đồng ý trả nợ như yêu cầu của bà Th. Ngoài ra, bà yêu cầu bà Th trả lại hai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà bà đã thế chấp. Người có quyền lợi liên quan: ông Nguyễn Quốc V trình bày: việc vay nợ và thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giữa vợ ông là bà Ng và bà Th ông không biết nên ông không đồng ý trả nợ như yêu cầu của bà Th; ông yêu cầu bà Th phải trả lại cho ông hai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do ông đứng tên mà bà Ng đã thế chấp cho bà Th. Tại bản án dân sự sơ thẩm số 48/2008/DS-ST ngày 03/6/2008, Toà án nhân dân huyện Cao Lãnh quyết định: - Chấp nhận yêu cầu của bà Trần Thị Th. - Buộc bà Ng, ông V phải có nghĩa vụ trả cho bà Th số tiền vốn vay là 300.000.000đ và tiền lãi là 72.967.000đ. Tổng cộng là: 372.967.000đ. - Bà Trần Thị Th có nghĩa vụ trả cho bà Ng và ông V hai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD716199 và AD967680 mang tên Nguyễn Quốc V do UBND huyện Cao Lãnh cấp ngày 29/11/2005. Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí, lệ và quyền kháng cáo của các đương sự. Ngày 16/6/2008, bà Khương Hồng Ng và ông Nguyễn Quốc V kháng cáo không đồng ý với bản án sơ thẩm nêu trên. Tại bản án dân sự phúc thẩm số 434/2008/DSPT ngày 19/9/2008, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã quyết định: - Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bà Khương Hồng Ng và ông Nguyễn Quốc V. - Giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm số 48/2008/DSST ngày 03/6/2008 của Tòa án nhân dân huyện Cao lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Trần Thị Th. - Buộc bà Khương Hồng Ng và ông Trần Quốc V có nghĩa vụ trả cho bà Trần Thị Th số tiền vốn vay là 300.000.000 đồng và 72.967.000 đồng tiền lãi. Tổng cộng là: 372.967.000 đồng. - Bà Trần Thị Th có nghĩa vụ trả cho bà Khương Hồng Ng và ông Trần Quốc V hai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD716199 và AD967680 do Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh cấp ngày 29/11/2005 và ngày 26/10/2005 do ông Nguyễn Quốc V đứng tên. Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí, lãi suất chậm trả theo luật định. Ngày 20/10/2008, ông Nguyễn Quốc V có đơn khiếu nại với nội dung không đồng ý liên đới cùng bà Ng trả số tiền 372.967.000 đồng cho bà Th. Tại Quyết định số 445/2010/KG-DS ngày 16/6/2010, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã kháng nghị đối với bản án dân sự phúc thẩm số 434/2008/DSPT ngày 19/9/2008 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp về phần xác định nghĩa vụ liên đới thanh tóan nợ vay của các bên đương sự . Anh, chị hãy phân tích, bình luận phán quyết của toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm về việc xác định trách nhiệm liên đới của vợ chồng theo nội dung vụ án nêu trên.. 2.3. Phân định quyền lợi của con khi cha mẹ ly lôn NỘI DUNG VỤ ÁN Chị Lê N Sương và anh Kha Tấn Tài quen biết nhau từ năm 1997, đến năm 2002 thì chung sống với nhau như vợ chồng và có một con chung là cháu Kha Lê Trọng Tín, sinh ngày 23-01-2003 do chị Sương nuôi dưỡng. Anh Kha Tấn Tài đã có vợ là chị Tống Thị Bé và 02 con với chị Bé. Chị Lê Thị Sương trước đó đã có chồng và có 02 con, chồng chị Sương đã chết, 02 con chị Sương hiện đang do gia đình bên chồng nuôi dưỡng, chăm sóc (do chị Sương không có nhà ở phải đi thuê không ổn định). Sau khi chị Sương sinh cháu Tín, do chị Bé vợ anh Tài phát hiện và nảy sinh mâu thuẫn nên hai người không chung sống với nhau nữa, nhưng anh Tài vẫn đi lại thăm nuôi cháu Tín. Ngày 17-3-2006 anh Tài đưa cháu Tín đi khám bệnh rồi đưa đi nuôi dưỡng ở nơi khác, không đưa cháu Tín về cho chị Sương. Ngày 10-4-2006 chị Lê Thị Sương có đơn khởi kiện tại Toà án nhân dân thị xã Sa Đéc, yêu cầu được nuôi dưỡng cháu Kha Lê Trọng Tín và yêu cầu Toà án buộc anh Kha Tấn Tài phải giao cháu Tín cho chị nuôi dưỡng. Anh Kha Tấn Tài không đồng ý với yêu cầu của chị Sương với lý do cháu Tín là con chung của anh và chị Sương, do chị Sương hiện tại không có nhà ở, phải đi thuê nhà ở nên không có điều kiện chăm sóc con. Mặt khác do anh là con trai trưởng, có vợ nhưng chỉ sinh con gái, theo phong tục người Hoa nên anh cần có con trai, chính vì vậy mà chị Sương gây nhiều áp lực với anh, mặc dù anh đã cung cấp chu đáo để chị Sương nuôi cháu Tín, chị Sương đe dọa trả thù anh và trút giận lên cháu Tín. Hiện tại chị Sương không có điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục cháu Tín nên anh đề nghị được nuôi cháu Tín. Tại bản án hôn nhân gia đình sơ thẩm số 19/2006/HNGĐ-ST ngày 31-8-2006, Toà án nhân dân thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp đã áp dụng khoản 1, khoản 2 Điều 92; Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình, quyết định: Chấp nhận yêu cầu của chị Lê N Sương về việc nuôi con; bác yêu cầu của anh Kha Tấn Tài về việc yêu cầu nuôi con; chị Lê N Sương nuôi con Kha Lê Trọng Tín sinh ngày 23-01-2003 cho đến khi trưởng thành; chị Sương không yêu cầu anh Tài cấp dưỡng; anh Tài được quyền thăm nom, chăm sóc con, không ai được ngăn cản; anh Tài có trách nhiệm giao cháu Tín cho chị Sương nuôi dưỡng; tạm giao cháu Tín cho anh Tài quản lý cho đến khi án có hiệu lực. Ngoài ra, Toà án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí và quyền kháng cáo của các đương sự theo quy định của pháp luật. Ngày 11-9-2006 anh Kha Tấn Tài có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm. Tại bản án hôn nhân gia đình phúc thẩm số 04/2007/HNGĐ-PT ngày 22-01-2007, Toà án nhân dân tỉnh Đồng Tháp không chấp nhận kháng cáo của anh Kha Tấn Tài, giữ nguyên bản án hôn nhân gia đình sơ thẩm như sau: Giao cho chị Lê N Sương được nuôi con là Kha Lê Trọng Tín, sinh ngày 23-01-2003 cho đến khi trưởng thành. Chị Sương không yêu cầu anh Tài cấp dưỡng nuôi con. Anh Kha Tấn Tài được quyền thăm nom, chăm sóc con, không ai được ngăn cản. Anh Kha Tấn Tài có trách nhiệm giao cháu Kha Lê Trọng Tín, sinh ngày 23-01-2003 cho chị Lê N Sương nuôi dưỡng. Ngoài ra, Toà án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí. Sau khi xét xử phúc thẩm, anh Kha Tấn Tài có đơn khiếu nại. Cơ quan Thi hành án dân sự thị xã Sa Đéc có công văn số 28/ĐN-THA ngày 25-01-2008 đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét kháng nghị bản án hôn nhân gia đình phúc thẩm nêu trên. Ngày 22-8-2008, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ra Quyết định số 114/QĐ-KNGĐT-V5 kháng nghị đề nghị Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm huỷ bản án hôn nhân gia đình sơ thẩm số 19/2006/HNGĐ-ST ngày 31-8-2006 của Toà án nhân dân thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp và bản án hôn nhân gia đình phúc thẩm nêu trên, giao hồ sơ về Toà án nhân dân thị xã Sa Đéc xét xử lại sơ thẩm lại. Trên cơ sở qui định của pháp luật hiện hành và đường lối xét xử nêu trên, anh (chị) hãy phân tích, bình luận những vấn đề sau: - Việc xác định người trực tiếp nuôi con, cấp dưỡng nuôi con và thăm nom con khi cha mẹ ly hôn; - Việc áp dụng pháp luật nội dung để phán quyết vấn đề giao con cho một bên nuôi, phán quyết về quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi cha mẹ ly hôn của tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm. (Nguồn: Lê Vĩnh Châu, Lê Thị Mận, Tuyển tập các bản án, quyết định của tòa án Việt Nam về hôn nhân và gia đình, NXB Lao động, năm 2011). B. BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ I. BÀI TẬP CÁ NHÂN BÀI TẬP CÁ NHÂN SỐ 1 – TUẦN 3 Chủ đề: Những nguyên tắc chung trong quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình. - Mục tiêu đánh giá • Xác định được những nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân - gia đình và nội dung của các nguyên tắc này đối với việc đảm bảo quyền con người trong quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình. • So sánh các nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình với các nguyên tắc cơ bản của các ngành luật nội dung khác như Luật dân sự, Luật Hình sự. • Đánh giá được vai trò, ý nghĩa của các nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân - gia đình và sự tác động của các nguyên tắc này đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hôn - gia đình. - Cấu trúc bài tập A. Trả lời theo câu hỏi cấu trúc • Thế nào là nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình ? 100 từ 1 điểm • Đặc điểm của nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình ? 100 từ 1 điểm • Nội dung cơ bản thể hiện tính nhân quyền trong các nguyên tắc của Luật Hôn nhân và gia đình ? 100 từ đến 150 từ 1 điểm • Phân biệt tính nhân quyền trong các nguyên tắc của Luật Hôn nhân và gia đình với tính nhân quyền trong các nguyên tắc của các ngành luật nội dung khác? 200 từ đến 300 từ 1 điểm B. Trả lời tự do hoặc bài tập tình huống Chứng minh các nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình là cơ sở bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình một cách hữu hiệu. 500 từ đến 550 từ 6 điểm Tổng cộng 10 điểm BÀI TẬP CÁ NHÂN SỐ 2 – TUẦN 7 Chủ đề: Đảm bảo quyền kết hôn của con người thông qua họat động đăng ký kết hôn - Mục tiêu đánh giá • Nắm được khái niệm đăng ký kết hôn và đánh giá được vai trò và ý nghĩa của họat động đăng ký kết hôn đối với việc bảo vệ quyền kết hôn của con người. • Nhận diện đúng qui định của Luật Hôn nhân và gia đình cùng Nghị định 158/2005 (sửa đổi bởi Nghị định 06/2012) về họat động đăng ký kết hôn nhằm đảm bảo quyền con người. - Cấu trúc bài tập A. Trả lời theo câu hỏi cấu trúc • Khái niệm đăng ký kết hôn và ý nghĩa của nghĩa của họat động đăng ký kết hôn trong việc đảm bảo o đảm quyền kết hôn của con người? 100 từ 1 điểm • Thẩm quyền, nghi thức, thủ tục đăng ký kết hôn? 200 từ đến 300 từ 2 điểm • Cá nhân thực hiện quyền kết hôn của mình thông qua hoạt động đăng ký kết hôn như thế nào? 100 từ đến 150 từ 1 điểm • Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện họat động đăng ký kết hôn nhằm đảm bảo quyền kết hôn của con người như thế nào? 100 từ đến 150 từ 1 điểm B. Trả lời tự do hoặc bài tập tình huống Bà Nga và ông Hinh chung sống với nhau như vợ chồng từ năm 1999 tại Long an. Ông bà có con chung là Phương, sinh năm 2000. Năm 2006, do kinh tế gia đình khốn khó, bà Nga đến thành phố Hồ Chí Minh mưu sinh. Thu nhập hàng tháng, bà Nga gửi về để ông Hinh nuôi con. Tháng 5.2010, trong khi bà Nga đang bươn chải kiếm sống xa nhà thì ông Hinh hỏi cưới bà Tâm (bà Tâm đã ly hôn). Ông Hinh, bà Tâm sau đó được Ủy ban nhân dân xã Q, huyện MH nơi bà Tâm cư trú cấp Giấy chứng nhận kết hôn. Biết sự tình, bà Nga nộp đơn yêu cầu tòa án nhân dân huyện MH, Long An hủy hôn nhân giữa ông Hinh và bà Tâm với lý giải: i) Ông Hinh là người đang có vợ nên ông Hinh và bà Tâm không có quyền kết hôn; ii) Ủy ban nhân dân xã Q, huyện MH tiến hành đăng ký và cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho ông Hinh và bà Tâm là trái với các qui định về đăng ký và quản lý hộ tịch. Theo anh (chị), quan điểm của bà Nga đúng hay sai, tại sao? 500 từ đến 550 từ 5 điểm Tổng cộng 10 điểm II. Bài tập nhóm tháng (theo nhóm nhỏ) BÀI TẬP NHÓM SỐ 1 – TUẦN 5 Chủ đề: Tìm hiểu thực tiễn áp dụng: i) Căn cứ và nguyên tắc xác định cha, mẹ, con trong, ngòai giá thú; ii) Căn cứ cho ly hôn thông qua bản án, quyết định của tòa án. Nhận xét tính khả thi của các căn cứ đó trong thực tiễn áp dụng nhằm đảm bảo quyền của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình - Mục tiêu đánh giá • Khả năng trao đổi ý kiến, phối hợp làm việc nhóm; • Khả năng hùng biện trước đám đông; • Hiểu tinh thần pháp luật, nắm được thực tiễn áp dụng pháp luật và có khả năng tổng hợp, phân tích, đánh giá bất cập vướng mắc của thực tiễn áp dụng pháp luật. - Sản phẩm đánh giá • Biên bản làm việc nhóm: Ghi rõ nội dung trao đổi, thảo luận và ý kiến của các thành viên nhóm; • Danh mục công việc, bản phân công nhiệm vụ cho các thành viên thực hiện chủ đề bài tập nhóm; • Các bản án, quyết định, tài liệu, hồ sơ vụ, việc nhóm thu thập được; • Báo cáo của nhóm về nội dung của chủ đề cần chuẩn bị (có thể thuyết trình trước lớp nếu có thời gian và lớp ít sinh viên). - Hướng dẫn và tiêu chí đánh giá (10 điểm) • Nộp đúng thời gian và đầy đủ các yêu cầu của chủ đề; 1 điểm • Sản phẩm hình thành thể hiện sự đầu tư nghiêm túc, cẩn thận; 1 điểm • Tinh thần làm việc nhóm có sự hợp tác, hỗ trợ và trách nhiệm thực hiện công việc của các thành viên; 1 điểm • Nội dung báo cáo trình bày đầy đủ, logic, thuyết phục; • Hình thức báo cáo trình bày rõ ràng và sáng tạo, khả năng hùng biện thuyết phục (nếu có) 5 điểm 2 điểm BÀI TẬP NHÓM SỐ 2 – TUẦN 11 Chủ đề: Xây dựng Bản án ly hôn và quyết định công nhận thuận tình ly hôn ( Tình tiết vụ việc giả định do Giảng viên cung cấp) - Mục tiêu đánh giá • Phối hợp trong làm việc nhóm, trao đổi ý kiến; • Khả năng nhận diện và phân biệt được các chế định pháp luật hôn nhân gia đình; • Khả năng tổng hợp và vận dụng lý luận để thực hiện nghiệp vụ thực tiễn nhằm đảm bảo quyền nhân thân và tài sản của vợ chồng, con cái và người thứ ba khi vợ chồng ly hôn. - Sản phẩm đánh giá • Biên bản làm việc nhóm: Ghi rõ nội dung trao đổi, thảo luận và ý kiến của các thành viên trong nhóm; • Danh mục công việc, bản phân công nhiệm vụ cho các thành viên thực hiện chủ đề bài tập nhóm; • Bản án sơ thẩm cho ly hôn, Quyết định công nhận thuận tình ly hôn. - Hướng dẫn và tiêu chí đánh giá (10 điểm) • Nộp đúng thời gian và đầy đủ các yêu cầu của chủ đề; 1 điểm • Sản phẩm hình thành thể hiện sự đầu tư nghiêm túc, cẩn thận; 1 điểm • Tinh thần làm việc nhóm: hợp tác, hỗ trợ và trách nhiệm thực hiện công việc của các thành viên; 1 điểm • Nội dung bản án, quyết định phù hợp, lô gíc và sát với giả định; • Hình thức bản án, quyết định trình bày rõ ràng, chuẩn văn phong pháp lý. 4 điểm 3 điểm III. Bài tập lớn học kỳ (theo nhóm lớn) BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ – TUẦN 15 Chủ đề: Thực hiện kỹ năng thực tế 1. Đọc vụ, việc thực tế, nhận diện hành vi phạm pháp luật hôn nhân gia đình và tư vấn các giải pháp pháp lý (góc độ dân sự, hành chính, hình sự) nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ pháp luật. Vụ, việc:  Một ông ba bà, ai là vợ chính thức? http://phapluattp.vn/20110812105534871p1063c1016/mot-ong-ba-ba-ai-la-vo-chinh-thuc.htm.  Không chịu lấy chồng, bị đánh dã man http://phapluattp.vn/2010092710523689p0c1015/khong-chiu-lay-chong-bi-danh-da-man.htm ;  “Bó tay” nhìn chồng cưới vợ http://nld.com.vn/2010060411095751p0c1019/bo-tay-nhin-chong-cuoi-vo.htm  Bố chồng và con dâu đi nhà nghỉ http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2007/12/3b9fdcf3  Con trai đòi tiền công nuôi mẹ 150 triệu đồng http://www.cand.com.vn/vi-VN/khcn/2008/6/93629.cand. 2. Phân tích tính đúng hoặc sai các nhận định trên cơ sở nắm vững pháp luật nội dung (các chế định kết hôn và hủy kết hôn trái pháp luật; quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng; quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ và con; chấm dứt hôn nhân) - Mục tiêu đánh giá • Phối hợp trong làm việc nhóm, trao đổi ý kiến; • Khả năng nhận diện và nắm và phân biệt được các chế định pháp luật hôn nhân gia đình để lý giải các nhận định nội dung liên quan; • Nhận diện các hành vi vi phạm pháp luật và đưa ra đường lối xử lý thích hợp. - Sản phẩm đánh giá • Biên bản làm việc nhóm: Ghi rõ nội dung trao đổi, thảo luận và ý kiến của các thành viên trong nhóm; • Danh mục công việc, bản phân công nhiệm vụ giữa các thành viên thực hiện chủ đề bài tập nhóm; • Bài báo cáo chủ đề. - Hướng dẫn và tiêu chí đánh giá (10 điểm) • Xác định, phân công nhiệm vụ rõ ràng cụ thể giữa các thành viên nhóm; 1 điểm • Giải quyết nhiệm vụ đúng yêu cầu; 1 điểm • Nội dung báo cáo đầy đủ, chuẩn xác, có tính sáng tạo; 6 điểm • Hình thức báo cáo trình bày rõ ràng, chuẩn văn phong pháp lý, lập luận logic. Khả năng hùng biện (nếu có). 2 điểm

BÀI TẬP TTDS CHÍNH QUY

BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ BỘ MÔN TỐ TỤNG DÂN SỰ-HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH A. HỆ THỐNG CÂU HỎI Chương 1: Khái niệm và các nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng dân sự 1. Khái niệm Luật Tố tụng dân sự. Phân biệt luật Tố tụng dân sự với một số ngành luật có liên quan? 2. Nguồn của Luật Tố tụng dân sự? 3. Phân loại các nguyên tắc của Luật Tố tụng dân sự? 4. Nội dung các nguyên tắc của Luật Tố tụng dân sự? 5. Luật Tố tụng dân sự và việc bảo vệ quyền con người? Chương 2: Địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự 1. Cơ quan tiến hành tố tụng? 2. Người tiến hành tố tụng? 3. Quyền nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng? 4. Thay đổi người tiến hành tố tụng? 5. Năng lực chủ thể của đương sự? 6. Các đương sự: Khái niệm, quyền và nghĩa vụ? 7. Người tham gia tố tụng khác: Khái niệm, quyền và nghĩa vụ? 8. Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự và việc bảo vệ quyền con người tại cơ quan tư pháp? Chương 3: Thẩm quyền của Tòa án 1. Khái niệm thẩm quyền, thẩm quyền theo vụ việc, các cấp, lãnh thổ và theo sự lựa chọn? Ý nghĩa của thẩm quyền? 2. Thẩm quyền của Tòa án và việc bảo vệ quyền con người tại cơ quan tư pháp? 3. Nội dung thẩm quyền theo vụ việc? 4. Nội dung thẩm quyền của Tòa án các cấp? 5. Nội dung thẩm quyền theo lãnh thổ? 6. Nội dung thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn và người yêu cầu? 7. Tranh chấp thẩm quyền và cách giải quyết? Chương 4: Án phí – Lệ phí trong Tố tụng dân sự 1. Khái niệm án phí và ý nghĩa của án phí? 2. Mức án phí (sơ thẩm, phúc thẩm) và chủ thể chịu án phí? 3. Khái niệm tạm ứng án phí và ý nghĩa của tạm ứng án phí? 4. Mức tạm ứng án phí (sơ thẩm, phúc thẩm) và chủ thể phải nộp tạm ứng án phí? 5. Xử lý tiền tạm ứng án phí? 6. Khái niệm lệ phí (sơ thẩm, phúc thẩm) và mức lệ phí? 7. Các loại chi phí tố tụng và người phải nộp? Chương 5: Chứng cứ và chứng minh trong Tố tụng dân sự 1. Khái niệm và đặc điểm của chứng cứ? 2. Phân biệt chứng cứ và nguồn chứng cứ? 3. Phân loại và ý nghĩa của phân loại chứng cứ? 4. Nguyên tắc xác định chứng cứ 5. Khái niệm chứng minh? 6. Quá trình chứng minh? 7. Chủ thể phạm vi chứng minh? 8. Chứng cứ và chứng minh và việc bảo vệ quyền con người tại Tòa án? Chương 6: Thủ tục sơ thẩm giải quyết vụ án dân sự 1. Quyền khởi kiện và ý nghĩa của quyền khởi kiện? 2. Quyền khởi kiện và việc bảo vệ quyền con người tại Tòa án? 3. Điều kiện khởi kiện? 4. Thủ tục khởi kiện? 5. Thụ lý và thủ tục thụ lý vụ án dân sự? 6. Trả lại đơn khởi kiện? 7. Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự 8. Hòa giải: Khái niệm, nguyên tắc, phạm vị, thủ tục hòa giải? 9. Tạm đình chỉ: Khái niệm, căn cứ, hậu quả pháp lý? 10. Đình chỉ: Khái niệm, căn cứ, hậu quả pháp lý? 11. Biện pháp khẩn cấp tạm thời: Khái niệm, các biện pháp, thủ tục áp dụng và hiệu lực thi hành? 12. Khái niệm và ý nghĩa của phiên tòa sơ thẩm? Phiên tòa sơ thẩm và việc bảo vệ quyền con người? 13. Trình tự phiên tòa sơ thẩm? 14. Bản án sơ thẩm? Chương 7: Thủ tục phúc thẩm giải quyết vụ án dân sự 1. Khái niệm, ý nghĩa của thủ tục phúc thẩm giải quyết vụ án dân sự? 2. Quyền kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm và ý nghĩa? 3. Quyền kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm và việc bảo vệ quyền con người? 4. Trình tự kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm? 5. Chuẩn bị xét xử phúc thẩm? 6. Phiên tòa phúc thẩm? 7. Quyền hạn của Hội đồng xét xử? 8. Thủ tục phúc thẩm các quyết định? Chương 8: Thủ tục xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật 1. Khái niệm, ý nghĩa của thủ tục xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật? 2. Thủ tục xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và việc bảo vệ quyền con người? 3. Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm? 4. Căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm? 5. Chủ thể kháng nghị? Thời hạn kháng nghị? 6. Hậu quả của việc kháng nghị? 7. Thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm? 8. Quyền hạn của Hội đồng giám đốc thẩm? 9. Quyền hạn của Hội đồng tái thẩm? Chương 9: Thủ tục giải quyết việc dân sự 1. Khái niệm, ý nghĩa của thủ tục giải quyết việc dân sự? 2. Bảo vệ quyền con người trong thủ tục giải quyết việc dân sự? 3. Thủ tục sơ thẩm việc dân sự? 4. Thủ tục phúc thẩm việc dân sự? 5. Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự? 6. Thủ tục giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú? 7. Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích, một người là đã chết? 8. Thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài? B. HỆ THỐNG BÀI TẬP I. Bài tập cá nhân BÀI TẬP CÁ NHÂN SỐ 1 – TUẦN 3 Chủ đề: Những nguyên tắc chung trong hoạt động tố tụng dân sự. - Mục tiêu đánh giá: • Xác định được những nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng dân sự và nội dung của các nguyên tắc này đối với việc đảm bảo quyền con người trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự. • So sánh các nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng dân sự với các nguyên tắc cơ bản của các ngành luật hình thức khác như Luật Tố tụng hành chính, tố tụng hình sự,... • Đánh giá được vai trò và ý nghĩa của các nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng dân sự và sự tác động của các nguyên tắc này đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia vào quá trình tòa án giải quyết vụ việc dân sự. - Cấu trúc bài tập: A. Trả lời theo câu hỏi cấu trúc: • Thế nào là nguyên tắc cơ bản của LTTDS? 100 từ 1 điểm • Đặc điểm của nguyên tắc cơ bản LTTDS? 100 từ 1 điểm • Nội dung cơ bản thể hiện tính nhân quyền trong các nguyên tắc của LTTDS? 100 từ đến 150 từ 1 điểm • Phân biệt tính nhân quyền trong các nguyên tắc của LTTDS với tính nhân quyền trong các nguyên tắc của các ngành luật tố tụng khác? 200 từ đến 300 từ 1 điểm B. Trả lời tự do hoặc bài tập tình huống: Chứng minh nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự là một trong những nguyên tắc hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong tố tụng dân sự. 500 từ đến 550 từ 6 điểm Tổng cộng 1000 từ 6 điểm BÀI TẬP CÁ NHÂN SỐ 2 – TUẦN 7 Chủ đề: Hoạt động thu thập chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự . - Mục tiêu đánh giá: • Nhận diện những nội dung cơ bản của Luật Tố tụng dân sự đối với hoạt động thu thập chứng cứ và chứng minh trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự. • Tổng hợp và so sánh các biện pháp thu thập chứng cứ do Luật Tố tụng dân sự quy định,... • Đánh giá được vai trò và ý nghĩa của các quy định của Luật Tố tụng dân sự đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. - Cấu trúc bài tập: A. Trả lời theo câu hỏi cấu trúc: • Các biện pháp thu thập chứng cứ và hoạt động chứng minh của LTTDS? 100 từ 1 điểm • Đặc trưng của hoạt động thu thập chứng cứ và chứng minh trong LTTDS? 100 từ 1 điểm • Đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua hoạt động thu thập chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự như thế nào? 100 từ đến 150 từ 1 điểm • Phân biệt những biện pháp Tòa án thu thập chứng cứ do đương sự yêu cầu với những biện pháp thu thập chứng cứ do Tòa án tự mình chủ động thực hiện? Phân biệt nghĩa vụ chứng minh của các chủ thể tham gia tố tụng dân sự? 200 từ đến 300 từ 1 điểm B. Trả lời tự do hoặc bài tập tình huống: Trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng (HĐ) thuê nhà giữa chủ nhà là bà X và người thuê nhà là Công ty Y về việc điều chỉnh giá thuê nhà theo HĐ (HĐ quy định sau mỗi năm giá thuê nhà sẽ điều chỉnh theo giá thị trường), Tòa án đã yêu cầu cơ quan hữu quan cho ý kiến về giá thuê nhà tại thời điểm gỉai quyết tranh chấp để làm căn cứ giải quyết vụ án. Tòa án đồng thời cũng gửi công văn đến một số Doanh nghiệp kinh doanh nhà ở yêu cầu cung cấp thông tin với nội dung tương tự. Đại diện viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm phản đối các hành vi tố tụng nêu trên của tòa án với lý do tòa án tiến hành thu thập chứng cứ mà không có yêu cầu của đương sự. Tuy nhiên các đương sự đã không có sự phản đối các hành vi nêu trên của Tòa án. Nhận xét về hành vi tố tụng nêu trên của Tòa và nêu quan điểm, cơ sở pháp lý về việc có chấp nhận những chứng cứ mà tòa đã thu thập nêu trên hay không? 500 từ đến 550 từ 6 điểm Tổng cộng 1000 từ 6 điểm II. Bài tập nhóm tháng (theo nhóm nhỏ) BÀI TẬP NHÓM SỐ 1 – TUẦN 5 Chủ đề: Phân tích và cho ví dụ tình huống minh họa các tiêu chí xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Ý nghĩa của cách xác định thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện nay với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. - Mục tiêu đánh giá: • Nắm vững cách làm việc nhóm, trao đổi ý kiến; • Có khả năng hùng biện trước đám đông; • Nhận diện và có khả năng tổng hợp phân tích lý giải các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thẩm quyền của Tòa án trong tố tụng dân sự - Sản phẩm đánh giá: • Biên bản làm việc nhóm: Ghi rõ nội dung trao đổi, thảo luận và ý kiến của các thành viên trong nhóm; • Danh mục công việc, bản phân công nhiệm vụ cho các thành viên thực hiện chủ đề bài tập nhóm; • Các tài liệu nhóm thu thập được (nếu có) hồ sơ vụ án,... • Báo cáo của nhóm về nội dung của chủ đề cần chuẩn bị để thuyết trình trước lớp (Nếu có thời gian và lớp ít sinh viên). - Hướng dẫn và tiêu chí đánh giá (10 điểm): • Nộp đúng thời gian và đầy đủ các yêu cầu của chủ đề; 1 điểm • Sản phẩm hình thành thể hiện sự đầu tư nghiêm túc, cẩn thận; 1 điểm • Tinh thần làm việc nhóm có sự hợp tác, hỗ trợ và trách nhiệm thực hiện công việc của các thành viên; 2 điểm • Có ý tưởng sáng tạo trong giải quyết nhiệm vụ; • Báo cáo trình bày mạch lạc, rõ ràng, lập luận logic; • Hình thức trình bày rõ ràng và sáng tạo, khả năng hùng biện thuyết phục (nếu có) 2 điểm 3 điểm 1 điểm BÀI TẬP NHÓM SỐ 2 – TUẦN 11 Chủ đề: Xây dựng bộ hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự. - Mục tiêu đánh giá: • Nắm vững cách làm việc nhóm, trao đổi ý kiến; • Khả năng tổng hợp và vận dụng lý luận với thực tiễn; • Nhận diện và có khả năng tổng hợp phân tích lý giải các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về các điều kiện thực hiện quyền khởi kiện, đảm bảo cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại cho các chủ thể. - Sản phẩm đánh giá: • Biên bản làm việc nhóm: Ghi rõ nội dung trao đổi, thảo luận và ý kiến của các thành viên trong nhóm; • Danh mục công việc, bản phân công nhiệm vụ cho các thành viên thực hiện chủ đề bài tập nhóm; • Toàn bộ hồ sơ khởi kiện: gồm đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện,... - Hướng dẫn và tiêu chí đánh giá (10 điểm): • Nộp đúng thời gian và đầy đủ các yêu cầu của chủ đề; 1 điểm • Sản phẩm hình thành thể hiện sự đầu tư nghiêm túc, cẩn thận; 1 điểm • Tinh thần làm việc nhóm có sự hợp tác, hỗ trợ và trách nhiệm thực hiện công việc của các thành viên; 2 điểm • Có ý tưởng sáng tạo trong giải quyết nhiệm vụ; • Hồ sơ khởi kiện, các tài liệu chứng cứ cần thiết phải nộp ở tại thời điểm nộp đơn; • Hình thức trình bày rõ ràng và sáng tạo trong đơn khởi kiện. 2 điểm 3 điểm 1 điểm III. Bài tập lớn học kỳ (theo nhóm lớn) BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ – TUẦN 15 Dự án: Tổ chức phiên tòa tập sự sơ thẩm giải quyết vụ án dân sự - Mục tiêu đánh giá: • Nắm vững cách làm việc nhóm, trao đổi ý kiến; • Khả năng tổng hợp và vận dụng lý luận với thực tiễn; • Nhận diện và có khả năng thể hiện tốt các vị trí vai trò chủ thể tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng. - Sản phẩm đánh giá: • Biên bản làm việc nhóm: Ghi rõ nội dung trao đổi, thảo luận và ý kiến của các thành viên trong nhóm; • Danh mục công việc, bản phân công nhiệm vụ cho các thành viên thực hiện chủ đề bài tập nhóm; • Báo cáo tổng kết quá trình chuẩn bị các công việc tổ chức phiên tòa tập sự (giữa các thành viên trong nhóm, và sự tương tác với các nhóm khác..); • Khả năng trình diễn và tổ chức phiên tòa tập sự. - Hướng dẫn và tiêu chí đánh giá (10 điểm): • Xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ và phân công chức năng nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể của các thành viên của nhóm; 2 điểm • Tính hiệu quả của công việc nhóm; 2 điểm • Giải quyết nhiệm vụ đầy đủ, đúng yêu cầu; 2 điểm • Có ý tưởng sáng tạo, sử dụng đa dạng các công cụ, thiết bị trong giải quyết nhiệm vụ của nhóm (nếu có); • Có ý tưởng sáng tạo, khả năng diễn xuất sinh động, uyển chuyển; • Có tổ chức, liên kết với các nhóm khác khi tiến hành phiên tòa tập sự. 2 điểm 3 điểm 1 điểm

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

BÀI TẬP LỚN TTDS

BÀI TẬP LỚN VỀ TTDS BÀI TẬP 1: QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM SỐ 06/2009/KDTM-GĐT NGÀY 15-7-2009 VỀ VỤ ÁN TRANH CHẤP GIỮA CÁC THÀNH VIÊN CÔNG TY HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Ngày 15 Tháng 7 năm 2009, tại trụ sở Toà án nhân dân tối cao đã mở phiên toà giám đốc thẩm xét xử vụ án kinh doanh, thương mại tranh chấp giữa các thành viên của Công ty với nhau, có các đương sự: 1.Nguyên đơn: Chị Hoàng Thị Hương; trú tại tổ 1, khu 9, phường Hà Trung, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; - Chị Bùi Thị Thanh Hương; trú tại tổ 8, khu 3, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; - Chị Nguyễn Thị Ngọc Lan; trú tại tổ 1, khu 1, phường Hoà Lạc, thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh; người đại diện theo uỷ quyền của chị Nguyễn Thị Ngọc Lan; Luật sư Phạm Văn Lợi, Đoàn luật sư tỉnh Quảng Ninh; 2.Bị Đơn: Chị Đặng Thị Dịu; trú tại tổ 105, khu 6, phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; 3. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Bà Lê Thị Hộ, chị Đặng Thu Hương, chị Đặng Thị Xuân, đều trú tại tổ 3 khu 10, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. NHẬN THẤY Các nguyên đơn trình bày: Chị Đặng Thị Dịu (là con gái ông Đặng Tất Lộc - nguyên giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Long; ông Lộc đã chết tháng 11/2004) là thành viên có ghi danh, có ý định chiếm đoạt tài sản Công ty nên đã triệu tập Hội nghị thành viên Công ty, bầu cử người trong gia đình không phải là thành viên Công ty, chiếm quyền quản lý cơ sở kinh doanh của Công ty, chiếm đoạt con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngăn cản không cho các thành viên khác vào Công ty đến cơ sở kinh doanh để làm việc và quản lý tài sản của Công ty. Các nguyên đơn khởi kiện với yêu cầu Toà án buộc chị Đặng Thị Dịu trả lại cho tập thể con dấu, Giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khách sạn Hoàng Long, trả lại toàn bộ giấy tờ, sổ sách của danh nghiệp mà chị Dịu đang chiếm giữ; không chấp nhận tư các Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm giám đốc Công ty Hoàng Long của chị Đặng Thị Dịu; việc cấp lại Giấy đăng ký kinh doanh cho Công ty là không hợp pháp phải thu hồi, huỷ bỏ. Bị đơn - Chị Đặng Thị Dịu trình bày: Công ty Hoàng Long thành lập và hoạt động từ năm 1993; chị Dịu là thành viên chính thức của Công ty từ khi thành lập cho đến nay. Ngày 29/11/2004, ông Đặng Tất Lộc - Giám đốc Công ty ốm chết; trước khi chết ông Lộc không để lại di chúc. Ngày 16/4/2005, ông Bùi Hữu Cần nhân danh Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập cuộc họp Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, bổ nhệm chị Hoàng Thị Hương làm Giám đốc Công ty; số người tham gia cuộc họp chỉ chiếm 24,82% tổng số vốn góp của các thành viên Công ty. Không chấp nhận kết quả cuộc họp nói trên, ngày 24/4/2005 các thành viên Công ty Hoàng Long chiếm 75,77% vốn điều lệ đã triệu tập Đại hội thành viên Công ty; số thành viên chiếm 24,82% vốn điều lệ không tham gia Đại hội. Đại hội đã bầu chị Đặng Thị Dịu làm Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm giám đốc Công ty Hoàng Long; số biểu quyết chiếm 75,77% vốn đều lệ. Tại Đại hội này các thành viên đã nhất chí Điều lệ Công ty sửa đổi lần thứ nhất cho phù hợp với Luật Doanh nghiệp 1999. Ngày 24/6/2005, Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2202000999 thừa nhận danh sách các thành viên, chị Đặng Thị Dịu là người đại diện theo pháp luật của Công ty. Chị Dịu đề nghị bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đứng về phía bị đơn đều đề nghị bác đơn yêu cầu của nguyên đơn. Tại bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 04/KDTM-ST ngày 18/10/2005, Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh quyết định: áp dụng các Điều 37, 38, 39 Luật Doanh nghiệp năm 1999: không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn gồm: chị Hoàng Thị Hương, chị Bùi Thị Thanh Hương, chị Nguyễn Thị Ngọc Lan. Ngoài ra, Hội đồng xét xử còn quyết định về án phí và quyền kháng cáo của các đương sự theo quy định của pháp luật. Ngày 03/10/2005, chị Hoàng Thị Hương và chị Nguyễn Thị Ngọc Lan có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm. Ngày 01/11/2005, chị Bùi Thi Thanh Hương có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm. Tại bản án kinh danh, thương mại phúc thẩm số 31/2006/KDTM-PT ngày 14/02/2006, Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội quyết định: Không chấp nhận kháng cáo của các nguyên đơn gồm: chị Hoàng Thị Hương, chị Bùi Thị Thanh Hương, chị Nguyễn Thị Ngọc Lan; giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm. Sau khi xét xử phúc thẩm, chị Hoàng Thị Hương, chị Bùi Thị Thanh Hương, chị Nguyễn Thị Ngọc Lan có nhiều đơn đề nghị xét lại bản án phúc thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm với nội dung: + Không chấp nhận chị Đặng Thị Dịu là thành viên Công ty Hoàng Long vì không có vốn góp vào Công ty; Biên bản họp ngày 8/3/1998 không chính xác, chị Dịu không ký xác nhận, không có chứng từ góp vốn vào Công ty Hoàng Long; + Không chấp nhận bà Lê Thị Hộ, chị Đặng Thị Xuân, chị Đặng Thị Hương là thành viên Công ty. + Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có sự gian lận nên đề nghị xử huỷ bỏ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cấp lại. Tại Quyết định số 04/2009/KN-KDTM-TKT ngày 10/02/2009, Chánh án Toà án nhân dân tối cao kháng nghị Bản án kinh doanh thương mại số 31/2006/KDTM-PT ngày 14/02/2006 của Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao và đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm theo hướng huỷ Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 31/2006/KDTM-PT ngày 14/02/2006 của Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội và Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 04/2005/KDTM-ST ngày 18/10/2005 của Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh; giao hồ sơ vụ án về Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật. Tại phiên toà giám đốc thẩm, đại điện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phát biểu ý kiến nhất trí một phần nội dung kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao về việc Toà án các cấp sơ thẩm và phúc thẩm xác định: “Phòng đăng ký kinh doanh… cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2202000999 ngày 24/6/2005 cho Công ty Hoàng Long (sau khi các đương sự đã khởi kiện vụ án) là hợp pháp, có căn cứ pháp luật” nhưng lại kiến nghị với Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Long và Phòng đăng ký kinh doanh… “xem xét lại tư cách thành viên Công ty của chi Bùi Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Ngọc Lan và trả lời cho Toà án biết” là không đúng pháp luật, vượt thẩm quyền” không đồng ý với các nội dung khác có liên quan đến vấn đề về tư cách thành viên Công ty và vốn góp của chị Đặng Thị Dịu; về tư cách thành viên Công ty của bà Lê Thị Hộ, chị Đặng Thị Thu Hương, chị Đặng Thị Xuân; về yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn… Hội đồng GĐT quyết định: Huỷ bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 31/2006/KDTM-PT ngày 14-2-2006 của Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hà Nội và bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 04/2005/KDTM-ST ngày 18/10/2005 của Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh; giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật. Nhận xét của anh, chị về: 1. Tư cách đương sự trong vụ án 2. Về yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn và việc việc giải quyết của Toà án các cấp 3. Thu thập, đánh giá chứng cứ và chứng minh 4.Áp dụng pháp luật trong các thủ tục tố tụng: sơ thẩm, phúc thẩm BÀI TẬP 2 Toµ ¸n nh©n d©n tèi cao Héi ®ång ThÈm ph¸n ____________ QuyÕt ®Þnh gi¸m ®èc thÈm Sè: 07/2009/KDTM-G§T Ngµy 15/7/2009 Céng hoµ x• héi chñ nghÜa ViÖt Nam §éc lËp - Tù do - H¹nh phóc ________________________________________nh Nh©n danh n­íc Céng hoµ x• héi chñ nghÜa ViÖt Nam Héi ®ång ThÈm ph¸n Toµ ¸n nh©n d©n tèi cao Víi Héi ®ång gi¸m ®èc thÈm gåm cã m­êi hai (12) thµnh viªn tham gia xÐt xö, do «ng Tr­¬ng Hoµ B×nh – Ch¸nh ¸n Toµ ¸n nh©n d©n tèi cao lµm Chñ to¹ phiªn toµ; §¹i diÖn ViÖn kiÓm s¸t nh©n d©n tèi cao tham gia phiªn toµ: «ng NguyÔn B¸ Th¾ng - KiÓm s¸t viªn ViÖn kiÓm s¸t nh©n d©n tèi cao; Th­ ký Toµ ¸n ghi biªn b¶n phiªn toµ: «ng Mai Anh Tµi - ThÈm tra viªn Ban Th­ ký Toµ ¸n nh©n d©n tèi cao. Ngµy 15/7/2009, t¹i trô së Toµ ¸n nh©n d©n tèi cao ®• më phiªn toµ gi¸m ®èc thÈm xÐt xö vô ¸n kinh doanh, th­¬ng m¹i tranh chÊp vÒ hîp ®ång dÞch vô, gi÷a c¸c ®­¬ng sù: Nguyªn ®¬n: C«ng ty n«ng s¶n thùc phÈm xuÊt khÈu CÇn Th¬; cã ®Þa chØ t¹i 152-154 TrÇn H­ng §¹o, quËn Ninh KiÒu, thµnh phè CÇn Th¬; do «ng Bïi Quang Nh¬n lµm ®¹i diÖn theo GiÊy ñy quyÒn ngµy 12/05/2006 cña Gi¸m ®èc C«ng ty; BÞ ®¬n: ¤ng NguyÔn H÷u Méc – Chñ c¬ së Hoµng TuÊn; cã ®Þa chØ t¹i B11/16 Êp 2- x• B×nh Ch¸nh, huyÖn B×nh Ch¸nh; do «ng TrÇn V¨n M©y lµm ®¹i diÖn theo GiÊy ñy quyÒn ngµy 17/5/2006 cña «ng Méc; Ng­êi cã quyÒn lîi, nghÜa vô liªn quan: 1- ¤ng TrÇn V¨n M©y, ®Þa chØ: 718 B D20 Hïng V­¬ng, P13, quËn 6, thµnh phè Hå ChÝ Minh; 2- Bµ NguyÔn ThÞ û, ®Þa chØ: khu phè 2, thÞ trÊn BÕn Løc, Long An. Bµ û ñy quyÒn cho «ng TrÇn V¨n M©y theo GiÊy ñy quyÒn ngµy 18/5/2006. NhËn thÊy Theo ®¬n khëi kiÖn (kh«ng ®Ò ngµy), lêi tr×nh bµy cña nguyªn ®¬n vµ c¸c tµi liÖu, chøng cø do nguyªn ®¬n xuÊt tr×nh th× thÊy: Ngµy 01/8/1998, C«ng ty n«ng s¶n thùc phÈm xuÊt khÈu CÇn Th¬ (sau ®©y gäi t¾t lµ C«ng ty n«ng s¶n CÇn Th¬) – Bªn A ký víi «ng TrÇn V¨n M©y (víi t­ c¸ch Chñ c¬ së Hoµng TuÊn) Hîp ®ång hîp t¸c chÕ biÕn nÊm r¬m muèi xuÊt khÈu sè 121/KH 98 víi néi dung chÝnh (tãm t¾t) nh­ sau: Bªn A cã tr¸ch nhiÖm: “…ChuÈn bÞ mÆt b»ng ®Ó chÕ biÕn nÊm r¬m muèi xuÊt khÈu; ký hîp ®ång xuÊt khÈu; tæ chøc bé m¸y qu¶n lý…; tæ chøc giao nhËn xuÊt hµng t¹i c¶ng; vay hé vèn l­u ®éng ®Ó thanh to¸n theo tiÕn ®é mua nÊm r¬m nguyªn liÖu mçi ngµy trªn c¬ së hîp ®ång xuÊt khÈu ®• ký. Khi b¾t ®Çu s¶n xuÊt, bªn A cã thÓ øng tr­íc tiÒn hµng t­¬ng ®­¬ng víi gi¸ trÞ 02 container hµng ®Ó bªn B mua nguyªn liÖu (mua dù tr÷ ban ®Çu) chê ký hîp ®ång xuÊt…”; - Bªn B (C¬ së Hoµng TuÊn) cã tr¸ch nhiÖm: “…Tæ chøc thu mua nguyªn liÖu, chÞu tr¸ch nhiÖm vÒ gi¸ mua, chÊt l­îng nguyªn liÖu hao hôt gia c«ng vµ chÊt l­îng, sè l­îng hµng thµnh phÈm xuÊt khÈu, tù bá vèn ®Çu t­ trang thiÕt bÞ ®Ó phôc vô cho chÕ biÕn nÊm r¬m muèi xuÊt khÈu; chÞu tr¸ch nhiÖm t×m kh¸ch hµng n­íc ngoµi mua hµng, ®µm ph¸n gi¸ xuÊt khÈu ®Ó bªn A trùc tiÕp ký Hîp ®ång xuÊt khÈu vµ nÕu chÊt l­îng hµng xuÊt khÈu kh«ng ®¹t yªu cÇu bÞ kh¸ch hµng gi¶m gi¸ hoÆc tr¶ l¹i hµng th× bªn B ph¶i hoµn tr¶ l¹i cho bªn A vÒ tiÒn hµng vµ toµn bé chi phÝ ph¸t sinh cña l« hµng nµy; tr­êng hîp hµng ®• s¶n xuÊt xong, l­u kho tèi ®a 90 ngµy mµ kh«ng cã kh¸ch hµng mua th× bªn B ph¶i hoµn tr¶ l¹i cho bªn A toµn bé tiÒn hµng vµ tÊt c¶ chi phÝ ph¸t sinh cã liªn quan…; trong tr­êng hîp bªn B kh«ng cã kh¶ n¨ng tiªu thô ®­îc hµng ®• s¶n xuÊt hoÆc kinh doanh kh«ng cã hiÖu qu¶ ph¶i chÊm døt hîp ®ång th× bªn B ph¶i thanh to¸n toµn bé tiÒn vèn cho bªn A trong thêi h¹n 30 ngµy…; thêi h¹n hîp ®ång lµ 3 n¨m kÓ tõ ngµy 01/8/1998 ®Õn 01/8/2001…”. Ngoµi ra, hai bªn cßn tháa thuËn trong tr­êng hîp ph¸t sinh m©u thuÉn kh«ng tháa thuËn ®­îc, th× hai bªn ®ång ý ®­a ra Tßa Kinh tÕ tØnh (nay lµ thµnh phè) CÇn Th¬ gi¶i quyÕt. Trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn hîp ®ång, C«ng ty n«ng s¶n CÇn Th¬ vay vèn øng tr­íc cho «ng M©y ®Ó «ng M©y tiÕn hµnh c«ng viÖc theo tháa thuËn trong hîp ®ång, nh­ng do phÝa «ng M©y b¸n hµng tiÒn thu vµo kh«ng c©n ®èi nªn dÉn ®Õn cßn nî C«ng ty n«ng s¶n CÇn Th¬. §Õn ngµy 31/3/2002, C«ng ty n«ng s¶n CÇn Th¬ vµ «ng M©y cã Biªn b¶n ®èi chiÕu c«ng nî sè 02/BB 2002 víi sè tiÒn «ng M©y nî lµ : 1.244.833.843 ®ång. C«ng ty n«ng s¶n CÇn Th¬ nhiÒu lÇn göi c«ng v¨n yªu cÇu «ng M©y thanh to¸n tiÒn nî cho C«ng ty nh­ng «ng M©y kh«ng ®Õn. Nay C«ng ty n«ng s¶n CÇn Th¬ yªu cÇu «ng M©y ph¶i cã tr¸ch nhiÖm tr¶ cho C«ng ty sè tiÒn nî gèc lµ 1.244.833.843 ®ång céng víi l•i ph¸t sinh tõ sè tiÒn trªn tÝnh tõ th¸ng 4/2002 víi l•i suÊt lµ 0,85%/th¸ng. Theo lêi tr×nh bµy cña «ng TrÇn V¨n M©y - ®¹i diÖn bÞ ®¬n th×: ¤ng NguyÔn H÷u Méc lµ d­îng cña «ng M©y ®øng ra xin giÊy phÐp kinh doanh mang tªn C¬ së Hoµng TuÊn nh­ng thùc chÊt «ng M©y lµ nguêi qu¶n lý c¬ së. V× «ng M©y cã tay nghÒ vµ cã kh¸ch n­íc ngoµi nªn C«ng ty n«ng s¶n CÇn Th¬ míi hîp t¸c víi «ng M©y víi t­ c¸ch lµ nh©n viªn kü thuËt cña ph©n x­ëng s¶n xuÊt chÕ biÕn nÊm r¬m muèi xuÊt khÈu. C«ng ty n«ng s¶n CÇn Th¬ yªu cÇu ¤ng ký Hîp ®ång hîp t¸c mua chÕ biÕn nÊm r¬m muèi xuÊt khÈu sè 121/KH98 ngµy 01/8/1998 th× C«ng ty míi øng vèn cho ph©n x­ëng s¶n xuÊt chø kh«ng ph¶i øng cho C¬ së Hoµng TuÊn. Anh Lý vµ anh Th­¬ng lµ ng­êi cña C«ng ty n«ng s¶n CÇn Th¬ giao tiÒn cho ¤ng ®Ó tiÕn hµnh thu mua s¶n xuÊt nÊm r¬m cho ph©n x­ëng. Hµng xuÊt lµ do C«ng ty n«ng s¶n CÇn Th¬ qu¶n lý, xuÊt hãa ®¬n; c¸c hîp ®ång mua b¸n víi ®èi t¸c n­íc ngoµi ®Òu do C«ng ty n«ng s¶n CÇn Th¬ theo dâi thu tiÒn (BL 351). Ngµy 01/8/1998, C«ng ty n«ng s¶n CÇn Th¬ yªu cÇu ¤ng ký biªn b¶n víi sè c«ng nî 1.403.593.843 ®ång; c¸c kho¶n kª ra ®óng nh­ thùc tÕ nh­ng lµ do lçi cña C«ng ty; nh­ng v× vÉn muèn hîp t¸c ®Ó gi¶i quyÕt vÊn ®Ò nµy nªn ¤ng ®• ký vµo biªn b¶n ®Ó ®­îc C«ng ty tiÕp tôc øng vèn. Biªn b¶n ®èi chiÕu c«ng nî sè 02/BB 2002 ngµy 31/3/2002 lµ do ¤ng ký, sè nî ®óng víi thùc tÕ nh­ng kh«ng ph¶i ¤ng nî C«ng ty mµ lµ nî cña bªn n­íc ngoµi vµ hµng tån, céng víi kho¶n l•i ng©n hµng, thùc chÊt hµng th¸ng C«ng ty n«ng s¶n CÇn Th¬ yªu cÇu ¤ng ký biªn b¶n nh­ vËy. Sau khi thô lý vô ¸n, ngµy 11/3/2004, Tßa ¸n nh©n d©n tØnh (nay lµ thµnh phè) CÇn Th¬ ra QuyÕt ®Þnh sè 04/Q§- CVA chuyÓn vô ¸n ®Õn Tßa ¸n nh©n d©n thµnh phè Hå ChÝ Minh ®Ó gi¶i quyÕt v× cho r»ng vô ¸n thuéc thÈm quyÒn gi¶i quyÕt cña Tßa ¸n nh©n d©n thµnh phè Hå ChÝ Minh (BL 127). T¹i ®¬n khëi kiÖn ®Ò ngµy 16/4/2004, C«ng ty n«ng s¶n thùc phÈm xuÊt khÈu CÇn Th¬ yªu cÇu Tßa ¸n nh©n d©n huyÖn B×nh Ch¸nh, thµnh phè Hå ChÝ Minh buéc c¸ nh©n «ng TrÇn V¨n M©y vµ vî lµ bµ NguyÔn ThÞ û tr¶ sè tiÒn cßn nî 1.244.833,843 ®ång (BL 347). T¹i ®¬n khëi kiÖn ®Ò ngµy 10/9/2004, C«ng ty n«ng s¶n thùc phÈm xuÊt khÈu CÇn Th¬ yªu cÇu buéc «ng M©y tr¶ sè tiÒn nî gèc lµ 877.863.924 ®ång vµ tiÒn l•i theo møc 0,85%/th¸ng kÓ tõ th¸ng 4/2002 (BL 346). Ngµy 14/3/2005, Tßa ¸n nh©n d©n huyÖn B×nh Ch¸nh, thµnh phè Hå ChÝ Minh cã C«ng v¨n sè 46/CVTA chuyÓn hå s¬ vô ¸n ®Õn Tßa ¸n nh©n d©n thµnh phè Hå ChÝ Minh gi¶i quyÕt víi lý do ng­êi cã quyÒn lîi, nghÜa vô liªn quan lµ C«ng ty YUAN_JEN_SHINE CORP cã trô së ë n­íc ngoµi. Ngµy 21/7/2005, Tßa ¸n nh©n d©n huyÖn B×nh Ch¸nh, thµnh phè Hå ChÝ Minh cã QuyÕt ®Þnh sè 09/2005/DS-ST chuyÓn vô ¸n ®Õn Tßa ¸n nh©n d©n quËn 6 thµnh phè Hå ChÝ Minh gi¶i quyÕt theo thÈm quyÒn víi lý do bÞ ®¬n hiÖn ®ang c­ tró t¹i 718b ®­êng Hïng v­¬ng, ph­êng 13 quËn 6, thµnh phè Hå ChÝ Minh (BL. 373). Ngµy 28/12/2005, Tßa ¸n nh©n d©n quËn 6, thµnh phè Hå ChÝ Minh cã QuyÕt ®Þnh sè 03/2005/CVA.KDTM-ST chuyÓn vô ¸n ®Õn Tßa ¸n nh©n d©n thµnh phè Hå ChÝ Minh ®Ó gi¶i quyÕt theo thÈm quyÒn. Ngµy 30/12/2005, Tßa ¸n nh©n d©n thµnh phè Hå ChÝ Minh thô lý vô ¸n. Ngµy 15/3/2006, C«ng ty n«ng s¶n CÇn Th¬ cã ®¬n khëi kiÖn C¬ së Hoµng TuÊn, do «ng NguyÔn H÷u Méc lµm Chñ c¬ së vµ ng­êi liªn quan lµ «ng TrÇn V¨n M©y vµ bµ NguyÔn ThÞ û víi yªu cÇu Tßa ¸n xem xÐt hñy Hîp ®ång sè 121/KH98 ngµy 01/8/1998 vµ xem xÐt tr¸ch nhiÖm cña «ng TrÇn V¨n M©y trong viÖc nhËn tiÒn cña C«ng ty n«ng s¶n CÇn Th¬, buéc gia ®×nh «ng M©y, bµ û ph¶i tr¶ cho C«ng ty sè tiÒn 1.244.833.843 ®ång vµ tiÒn l•i theo l•i suÊt nî qu¸ h¹n nªu trªn kÓ tõ th¸ng 4/2002 (BL 538). T¹i B¶n ¸n kinh doanh, th­¬ng m¹i s¬ thÈm sè 595/2006/KDTM-ST ngµy 27/11/2006, Tßa ¸n nh©n d©n thµnh phè Hå ChÝ Minh quyÕt ®Þnh: “… ChÊp nhËn mét phÇn yªu cÇu cña nguyªn ®¬n Tuyªn bè Hîp ®ång hîp t¸c mua chÕ biÕn nÊm r¬m muèi xuÊt khÈu sè 121/KH.98 ngµy 01/8/1998 gi÷a C«ng ty n«ng s¶n thùc phÈm xuÊt khÈu CÇn Th¬ vµ c¬ së Hoµng TuÊn bÞ v« hiÖu toµn bé. §×nh chØ gi¶i quyÕt ®èi víi yªu cÇu ®ßi nî cña C«ng ty n«ng s¶n thùc phÈm xuÊt khÈu CÇn Th¬ ®èi víi «ng TrÇn V¨n M©y vµ bµ NguyÔn ThÞ û…” Ngµy 07/12/2006, C«ng ty n«ng s¶n CÇn Th¬ cã ®¬n kh¸ng c¸o toµn bé b¶n ¸n kinh doanh, th­¬ng m¹i s¬ thÈm nªu trªn. T¹i B¶n ¸n kinh doanh, th­¬ng m¹i phóc thÈm sè 52/2007/KTPT ngµy 07/6/2007, Tßa phóc thÈm Tßa ¸n nh©n d©n tèi cao t¹i thµnh phè Hå ChÝ Minh quyÕt ®Þnh: “…B¸c kh¸ng c¸o vµ gi÷ nguyªn b¶n ¸n s¬ thÈm vÒ viÖc ®×nh chØ gi¶i quyÕt vô ¸n d©n sù, ®èi víi yªu cÇu ®ßi nî. Tuyªn xö: Kh«ng chÊp nhËn yªu cÇu khëi kiÖn cña nguyªn ®¬n lµ C«ng ty n«ng s¶n thùc phÈm xuÊt khÈu CÇn Th¬; §×nh chØ gi¶i quyÕt vô ¸n d©n sù vÒ yªu cÇu ®ßi nî cña C«ng ty n«ng s¶n thùc phÈm xuÊt khÈu CÇn Th¬ ®èi víi «ng TrÇn V¨n M©y vµ bµ NguyÔn ThÞ û …” Ngµy 28/8/2007, C«ng ty n«ng s¶n CÇn Th¬ cã ®¬n ®Ò nghÞ xem xÐt l¹i theo thñ tôc gi¸m ®èc thÈm ®èi víi c¶ hai b¶n ¸n nªu trªn. T¹i QuyÕt ®Þnh sè 07/2009/KDTM-KN-TKT ngµy 31/3/2009, Ch¸nh ¸n Toµ ¸n nh©n d©n tèi cao ®• kh¸ng nghÞ B¶n ¸n kinh doanh, th­¬ng m¹i phóc thÈm sè 52/2007/KDTM-PT ngµy 07/6/2007 cña Tßa phóc thÈm Tßa ¸n nh©n d©n tèi cao t¹i thµnh phè Hå ChÝ Minh; ®Ò nghÞ Héi ®ång ThÈm ph¸n Tßa ¸n nh©n d©n tèi cao xÐt xö theo thñ tôc gi¸m ®èc thÈm theo h­íng hñy B¶n ¸n kinh doanh, th­¬ng m¹i s¬ thÈm sè 595/2006/KDTM-ST ngµy 27/11/2006 cña Tßa ¸n nh©n d©n thµnh phè Hå ChÝ Minh vµ B¶n ¸n kinh doanh, th­¬ng m¹i phóc thÈm sè 52/2007/KDTM-PT ngµy 07/6/2007 cña Tßa phóc thÈm Tßa ¸n nh©n d©n tèi cao t¹i thµnh phè Hå ChÝ Minh; giao hå s¬ vô ¸n cho Tßa ¸n nh©n d©n thµnh phè Hå ChÝ Minh xÐt xö s¬ thÈm l¹i theo ®óng quy ®Þnh cña ph¸p luËt. T¹i kÕt luËn sè 18/KL-VKSTC-V12 ngµy 02/6/2009 cña ViÖn tr­ëng ViÖn kiÓm s¸t nh©n d©n tèi cao vµ t¹i phiªn toµ gi¸m ®èc thÈm, ®¹i diÖn ViÖn kiÓm s¸t nh©n d©n tèi cao ®• hoµn toµn nhÊt trÝ víi QuyÕt ®Þnh kh¸ng nghÞ sè 07/2009/ KDTM-KN-TKT ngµy 31/3/2009 cña Ch¸nh ¸n Toµ ¸n nh©n d©n tèi cao ®Ò nghÞ Héi ®ång ThÈm ph¸n Tßa ¸n nh©n d©n tèi cao xÐt xö theo thñ tôc gi¸m ®èc thÈm theo h­íng hñy B¶n ¸n kinh doanh, th­¬ng m¹i s¬ thÈm sè 595/2006/KDTM-ST ngµy 27/11/2006 cña Tßa ¸n nh©n d©n thµnh phè Hå ChÝ Minh vµ B¶n ¸n kinh doanh, th­¬ng m¹i phóc thÈm sè 52/2007/KDTM-PT ngµy 07/6/2007 cña Tßa phóc thÈm Tßa ¸n nh©n d©n tèi cao t¹i thµnh phè Hå ChÝ Minh; giao hå s¬ vô ¸n cho Tßa ¸n nh©n d©n thµnh phè Hå ChÝ Minh xÐt xö s¬ thÈm l¹i theo ®óng quy ®Þnh cña ph¸p luËt. QuyÕt ®Þnh Hñy B¶n ¸n kinh doanh, th­¬ng m¹i s¬ thÈm sè 595/2006/KDTM-ST ngµy 27/11/2006 cña Tßa ¸n nh©n d©n thµnh phè Hå ChÝ Minh vµ b¶n ¸n kinh doanh, th­¬ng m¹i phóc thÈm sè 52/2007/KDTM-PT ngµy 07/6/2007 cña Tßa phóc thÈm Tßa ¸n nh©n d©n tèi cao t¹i thµnh phè Hå ChÝ Minh; giao hå s¬ vô ¸n cho Tßa ¸n nh©n d©n thµnh phè Hå ChÝ Minh xÐt xö s¬ thÈm l¹i theo ®óng quy ®Þnh cña ph¸p luËt. N¬i nhËn: - Toµ ¸n nh©n d©n thµnh phè Hå ChÝ Minh (kÌm Hå s¬ vô ¸n ®Ó xÐt xö l¹i); - TPT TANDTC t¹i tp Hå ChÝ Minh; - VKSNDTC (Vô 12); - Thi hµnh ¸n d©n sù thµnh phè Hå ChÝ Minh; - C¸c ®­¬ng sù (theo ®Þa chØ); - L­u: BTK, TKT (TANDTC), Hå s¬ vô ¸n (2). TM. Héi ®ång ThÈm ph¸n ch¸nh ¸n Tr­¬ng Hoµ B×nh Nhận xét của anh, chị về: - Thẩm quyền của Tòa án - Chủ thể tham gia tố tụng - Thu thập, đánh giá chứng cứ và chứng minh - Áp dụng pháp luật trong các thủ tục tố tụng: sơ thẩm, phúc thẩm BÀI TẬP 3 QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM NGÀY 13-3-2012 Đòi bồi thường giá trị đất HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Ngày 13 tháng 3 năm 2012, tại trụ sở Toà án nhân dân tối cao đã mở phiên toà giám đốc thẩm xét xử vụ án dân sự đòi bồi thường giá trị đất” giữa các đương sự: Nguyên đơn: Bà Trang Phù Dung sinh năm 1923 ủy quyền cho anh Trang Thanh Sơn sinh nam l960; trú tại số 18, đường Nguyễn Hữu Cảnh, khóm 5, phường Châu Phú A, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Bị đơn: Nhà nghỉ khách sạn Bưu điện Núi Sam; trụ sở khóm Vĩnh Đông 1, phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang do ông Phạm Thành Phương sinh năm l955 Giám đốc đại điện. Người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan. 1.Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang do ông Nguyễn Minh Lý sinh năm 1955 là dại diện theo ủy quyền. 2. Bưu điện tỉnh An Giang do ông Trịnh Thanh Trà sinh năm 1957 là đại diện theo ủy quyền. 3. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang do ông Nguyễn Thanh Vũ sinh năm 1960 là đại diện theo ủy quyền. NHẬN THẤY: Tại đơn khởi kiện ngày 15-10-2004 và quá trình tố tụng anh Trang Thanh Sơn (được bà Trang Phù Dung ủy quyền) trình bày: cụ Trang Ngẫu và cụ Đinh Thị Huê (là cha mẹ của bà Dung và là ông, bà nội của anh) là chủ sở hữu 3.160m2 đất tại làng Vĩnh Tế (nay là phường Núi Sam; thị xã Châu Đốc) theo bằng khoán điền thổ số 542 do chế độ cũ cấp năm 1940 cho cụ Huê. Trên đất có 2 căn nhà cấp 4 diện tích khoảng 130m2. Trước giải phóng miền Nam, cụ Huê cho hội chợ gia súc thuê. Năm 1973, Tỉnh trưởng Châu Đốc giao trả lại đất cho cụ Huê và bà Dung là người trực tiếp quản lý, sử dụng nhà đất nêu trên. Sau giải phóng miền Nam, bà Dung cho Phòng Lương thực thị xã Châu Đốc mượn làm trạm, kho thu mua lương thực. Người mượn nhà, đất của bà Dung là Trưởng phòng Lương thực thị xã Châu Đốc - bà Nguyễn Thị Minh Tâm (tức Tư Dựa). Năm 1982, Phòng Lương thực thị xã Châu Đốc giải thể, chính quyền địa phương đã tự ý chuyển giao cho Công an nhân dân xã Vĩnh Tế làm trụ sở mà không thông qua bà Dung, nên bà Dung có đơn yêu cầu chính quyền địa phương trả lại nhà, đất nhưng không được giải quyết. Năm 1996, Công an xã Vĩnh Tế bàn giao nhà, đất nêu trên cho Bưu điện tỉnh An Giang. Bưu điện tỉnh An Giang đã xây dựng nhà nghỉ khách sạn trên diện tích đất của bà Dung. Tại Quyết định 1743/QĐ-UB ngày 13-12-1996, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã thu hồi 784,3m2 đất và cho Bưu điện tỉnh An Giang thuê để sử dụng vào mục đích xây dựng Trung tâm Bưu điện và nhà nghỉ . Bà Dung khiếu nại Quyết định 1743/QĐ-UB ngày 13-12-1996 nêu trên. Tại Quyết định số 2555/QĐ.UB.KN ngày 23-11-2001, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang quyết định bác yêu cầu của bà Dung đòi bồi thường phần đất xây dựng kho lương thực năm 1977 tọa lạc tại ấp Vĩnh Đông, xã Vĩnh Tế. Bà Dung khởi kiện hành chính đối với Quyết định hành chính nêu trên. Tại bản án hành chính sơ thẩm số 14/HCST ngày 24-3-2004, Tòa án nhân dân tỉnh An Giang quyết định: Bác yêu cầu khởi kiện của anh Sơn (do bà Dung ủy quyền) đối với quyết định hành chính số 2555/QĐ.UB.KN ngày 23-11-2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc giải quyết khiếu nại của bà Dung đòi Nhà nước bồi thường phần đất xây dựng kho lương thực năm 1977 tại ấp Vĩnh Đông, xã Vĩnh Tế . Ngày 02-4-2004, anh Trang Tranh Sơn (được bà Dung ủy quyền) kháng cáo không đồng ý với bản án hành chính sơ thẩm. Tại bản án hành chính phúc thẩm số 27/HCPT ngày 15-7-2004, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố đồ Chí Minh quyết định: Hủy bản án hành chính số 14/HCST ngày 24-3-2004 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang và đình chỉ vụ án hành chính, với lý do: Qua xem xét nội dung vụ kiện và Quyết định 1743/QĐ-UB ngày 13-12-1996 nêu trên của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang là không thuộc thẩm quyển giải quyết của Tòa án. Ngày 15-10-2004, bà Dung có đơn khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu Phòng Lương thực thị xã Châu Đốc, Nhà nghỉ khách sạn Bưu điện Núi Sam và các hộ dân đang chiếm dụng đất của bà phải bồi hoàn thành quả lao động cho bà. Trong quá trình giải quyết vụ án bà Dung chỉ yêu cầu Nhà nghỉ khách sạn Bưu điện Núi Sam phải bồi thường giá trị đất và tài sản có trên đã là giá trị 2 căn nhà, bờ kè cho bà. - Bị đơn Nhà nghỉ Bưu điện khách sạn Núi Sam (sau đây gọi tắt là Nhà nghỉ Bưu điện) do ông Nguyễn Thành Phương là đại diện trình bày: về cơ sở vật chất Nhà nghỉ Bưu điện thuê của Bưu điện tỉnh An Giang từ tháng 12-l998. Khi thuê, Nhà nghỉ Bưu điện không rõ phía Bưu điện đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa và cũng không rõ nguồn gốc đất là của ai. Vì vậy, không đồng ý bồi hoàn thành quả lao động cho bà Dung. Đại điện Bưu điện tỉnh An Giang trình bày diện tích đất sử dụng xây Nhà nghỉ Bưu điện là thuê của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang với thời hạn 50 năm theo hợp đồng thuê đất số 02/HĐ.TĐ ngay 12-6-1997 giữa Bưu điện với Sở Địa chính (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường) tỉnh An Giang. Việc Bưu điện thuê đất có sự phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang nhằm mục đích kinh doanh phục vụ Bưu điện và nhà nghỉ. Sau khi xây dựng xong cơ sở hạ tầng thì Bưu điện cho ông Phạm Thành Phương thuê lại. Bưu điện tỉnh không biết nguồn gốc đất là của gia đình bà Dung mà chỉ biết Bưu điện thuê của Sở Địa chính (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường) theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang. Vì vậy, luông đồng ý bồi hoàn thành quả lao động cho bà Dung. - Đại diện Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh An Giang trình bày do có Quyết định 1743/QĐ.UB ngày 13-12-1996 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc thu hồi đất nên Sở Địa chính (cũ) để là hợp đồng cho thuê đất với Bưu điện tỉnh. Việc ký hợp đồng cho thuê đã là có sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh nên không đồng ý bồi thường theo yêu cầu của bà Dung. - Đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang trình bày diện tích đất mà Nhà nghỉ Bưu điện đang quản lý,sử dụng là do Nhà nước thu hồi theo quyết định 1743/QĐ.UB ngay 13-12-1996 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang nên thuộc sở hữu Nhà nước. Năm 1997, Ủy ban nhân dân tỉnh đã cho Bưu điện tỉnh An Giang thuê để xây dựng nhà nghỉ. Bà Dung khiếu nại yêu cầu bồi thường giá trị đất và tại Quyết định số 2555/QĐ.UB.KN ngày 23-11-2001, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã bác yêu cầu của bà Dung, vì nhà đất của bà Dung là do chính quyền Cách mạng tiếp quản từ cơ sở cũ của ngụy quyền Sài Gòn và đã liên tục bố trí sử dụng từ sau giải phóng đến nay. Sự việc khiếu nại của bà Dung đã được giải quyết. Nay Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang vẫn giữ nguyên theo quan điểm của Quyết định số 2555/QĐ.UB.KN không chấp nhận yêu cầu của bà Dung. Tại bản án dân sự sơ thẩm số 35/2006/DSST ngày 05-12-2006, Tòa án nhân dân tỉnh An Giang quyết định: bác yêu cầu khởi kiện về việc “đòi bồi hoàn giá trị đất” bà Trang Phù Dung do ông Trang Thanh Sơn đại diện. Ông Trang Thanh Sơn (được bà Dung ủy quyền) kháng cáo không đồng ý với bản án sơ thẩm. Tại bản án dân sự phúc thẩm số 150/2007/DSPT ngày 18-5-2007, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định: Sửa bản án sơ thẩm số 35/2006/DSST ngày 05-12-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang như sau: 1. Buộc sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Bưu điện An Giang và Nhà nghỉ khách sạn Bưu điện Núi Sam. Bốn đơn vị cơ quan nêu trên phải liên đới bồi thường cho bà Trang Phù Dung: - Tiền thiệt hại về chi phí vật tư xây dựng, tiền công của 2 căn nhà cấp 4; tiền vật tư, công xây dựng bờ kè ven sông của khu đất. Cộng 3 khoản là 363.364.000 đồng. - Tiền hỗ trợ sau khi thu hồi đất là: 136.636.000đồng. Tổng cộng là: 500.000.000 đồng. 2. Chia theo phần mỗi đơn vị cơ quan nêu ở điểm 1 của quyết định này phải bồi thường: 125. 000.000 đồng. Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí. Sau khi xét xử phúc thẩm, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang và bị Trang Phù Dung có đơn khiếu nại. Tại Quyết đinh số 315/2010/KN-DS ngày 17-5-2010, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm sô 150/2007/DS-PT ngày 18-5-2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòi án dân dân tối cao xét xử giảm đốc thẩm hủy bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và bản án dân sự sơ thẩm số 35/2006/DSST ngày 05-12-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang; giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân tỉnh An Giang xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật. Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; hủy bản án dân sự phúc thẩm số 150/2007/DSPT ngày 18-5-2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và bản án dân sự sơ thẩm số 35/2006/DSST ngày 05-12-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh An Giang xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật. XÉT THẤY: Nguồn gốc nhà, đã có tranh chấp là của cụ Đinh Thị Huê (là mẹ bà Trang Phù Dung) đứng tên trên bằng khoán điền thổ do chính quyền cũ cấp. Ngày 16-12-1958 cụ Huê cho hội đồng xã Vĩnh Tế thuê để làm hội chợ gia súc. Ngày 02-8-1973, Tỉnh trường tỉnh Châu Đốc (cũ) có văn bản giao cả đất cho cụ Huê. Ba Trang Phù Dung cho rằng, sau khi được trả đất thì gia đình bà quản lý đến khi giải phóng miền Nam gia đình bà cho Phòng lương thực thị xã Châu Đốc mượn làm trạm, kho thu mua lương thực. Bà Nguyễn Thị Minh Tâm (tức Tư Dựa) là Trưởng Phòng lương thực thời điểm đó đã trực mượn nhà, đất của gia đình bà việc cho mượn chỉ thỏa thuận miệng không có văn bản nhưng có các nhân chứng biết và xác nhận. Đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang, Bưu điện tỉnh An Giang, Nhà nghỉ khách sạn Bưu điện Núi Sam thừa nhận diện tích đất tranh chấp có nguồn gốc là của gia đình bà Dung nhưng cho rằng sau khi giải phóng miền Nam, Nhà nước đã quản lý nhà, đã nêu trên là do tiếp quản từ chế độ cũ, đến năm 1996 thì Ủy ban nhân dân tỉnh giao Bưu điện tỉnh An Giang thuê. Như vậy, các bên đương sự đều thừa nhận nguồn gốc nhà, đã có tranh chấp là của gia đình bà Dung. Tuy nhiên lời khai của các đương sự có mâu thuẫn về người quản lý, sử dụng từ khi chính quyền cũ trả lại đất từ năm 1973. Tòa án các cấp chưa tiến hành xác minh làm rõ sau khi chính quyền cũ trả lại đất thì gia đình bà Dung có quản lý, sử dụng cho đến khi Phòng lương thực thị xã Châu Đốc mượn làm kho, trạm thu mua lương thực hay Nhà nước quản lý nhà, đất trên là do tiếp quản của chế độ cũ và chính quyền địa phương có văn bản thu hồi đất hợp pháp hay không. Trường hợp có đủ căn cứ xác định gia đình bà Dung vẫn có quyền sử dụng hợp pháp diện tích đất trên và chính quyền địa phương không có văn bản thu hồi đất hợp pháp những Nhà nước đã giao đất cho cơ quan quản lý và không thể trở lại được đất thì phải thanh toán giá trị đất cho bà Dung. Việc xác định tư cách pháp lý của người phải bồi thường theo quy định của Luật đất đai. Trường hợp nếu chính quyền địa phương có văn bản thu hồi đất hợp pháp thì phải bác yêu cầu của bà Dung. Tòa án các cấp chưa xác minh làm rõ các vấn đề nêu trên nhưng Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng sau khi chính quyền cũ trả đất, gia đình bà Dung chưa nhận lại mà đất vẫn do chính quyền cũ quản lý và Nhà nước đã tiếp quản từ chế độ cũ để từ đó bác yêu cầu của bà Dung; còn Tòa án cấp phúc thẩm chỉ căn cứ vào lời khai của bà Dung xác nhận của bà Nguyễn Thị Minh Tâm để công nhận gia đình bà Dung có quyền sử dụng hợp pháp diện tích nhà, đất tranh chấp, từ đó buộc Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang, Bưu điện tỉnh An Giang và Nhà nghỉ khách sạn Bưu điện Núi Sam phải liên đới bồi thường phần chi phí xây dựng 2 căn nhà, chi phí xây dựng bờ kè 363.364.000 đồng và hỗ trợ 136.636.000 đồng tiền thu hồi đất là không đúng. Ngoài ra, nếu xác định diện tích đất nêu trên là của bà Dung và văn bản thu hồi đất của chính quyền địa phương không họp pháp thì theo quy định tại Điều 32a Bộ luật tố tụng dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 ngày 29/3/2011 của Quốc hội) thì khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đó... Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 297 và Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 ngày 29/3/2011 của Quốc hội); QUYẾT ĐỊNH: 1. Huỷ bản án dân sự phúc thẩm số 150/2007/DSPT ngày 18-5-2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và bản án dân sự sơ thẩm số 35/2006/DSST ngày 05-12-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang về vụ an dân sự “đòi bồi thường giá trị đất” giữa nguyên đơn là bà Trang Phù Dung với bị đơn là Nhà nghỉ khách sạn Bưu điện Núi Sam, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Bưu điện tỉnh An Giang, Sở Tài nguyên về Môi trường tỉnh An Giang. 2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh An Ciang xét xử sơ thẩm đi theo đúng quy định của pháp luật. Nhận xét của anh, chị về: - Thẩm quyền của Tòa án - Chủ thể tham gia tố tụng - Thu thập, đánh giá chứng cứ và chứng minh - Áp dụng pháp luật trong các thủ tục tố tụng: sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm BÀI TẬP 4 TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN _______________________________________ Quyết định giám đốc thẩm Số: 04 /2009/KDTM-GĐT Ngày 09 tháng 4 năm 2009 CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ______________________________________________________________ NHÂN DANH NƯỚC CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Với Hội đồng giám đốc thẩm gồm có 09 thành viên tham gia xét xử, do ông Trương Hòa Bình-Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm Chủ tọa phiên tòa; Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham gia phiên tòa: bà Vũ Thị Thanh Nga-Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên tòa: ông Nguyễn Phúc Trung-Thẩm tra viên Ban Thư ký Tòa án nhân dân tối cao. Ngày 09/4/2009, tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao, đã mở phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án kinh doanh, thương mại tranh chấp về hợp đồng xây dựng giữa các đương sự: 1. Nguyên đơn: Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn xây dựng ATT; có trụ sở tại 423-425 Nguyễn Huệ, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định; do ông Phạm Thanh Trì- Giám đốc Công ty làm đại diện; 2. Bị đơn: Công ty cổ phần du lịch Bình Định; có trụ sở tại số 10 Nguyễn Huệ, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định; do ông Võ Quang Vũ đại diện theo Giấy ủy quyền ngày 18/8/2008 của Giám đốc Công ty; 3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: ông Nguyễn Minh Thư; trú tại 41 Lê Quý Đôn, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. NHẬN THẤY Theo đơn khởi kiện đề ngày 02/8/2007, ngày 01/11/2007 và các tài liệu, chứng cứ do nguyên đơn xuất trình thì: Từ năm 2004 đến năm 2006, Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn xây dựng ATT (sau đây viết tắt là Công ty ATT) đã ký 04 (bốn) hợp đồng và 01 (một) phụ lục hợp đồng về việc sửa chữa, cải tạo Khách sạn Thủy Thủ (Khách sạn Quy Nhơn II) với Công ty du lịch Bình Định (nay là Công ty Cổ phần du lịch Bình Định). Cụ thể như sau: - Hợp đồng thi công trang trí số 08/HĐ-GC ngày 20/9/2004, Công ty ATT nhận thi công hạng mục: Quầy lễ tân và Quầy Bar nhà hàng Khách sạn Thủy Thủ, giá trị theo thiết kế là 92.317.000 đồng. Sau khi thực hiện, hai bên đã ký Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình…để đưa vào sử dụng ngày 31/12/2005 và Biên bản thanh lý Hợp đồng số 09/TLHĐ ngày 21/8/2006 với giá trị quyết toán thanh lý là 92.317.236 đồng. - Hợp đồng thi công trang trí số 28/HĐ-GC ngày 15/12/2004 với hạng mục: Lắp dựng tường rào cổng ngõ, trang trí sân vườn và hệ thống điện ngoài nhà; giá trị theo thiết kế là 357.784.671 đồng. Hai bên đã ký Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình… vào ngày 31/12/2005 và Biên bản thanh lý hợp đồng số 10/TLHĐ ngày 21/8/2006 với giá trị quyết toán thanh lý là 345.463.700 đồng. - Hợp đồng thi công trang trí số 29/HĐ-GC ngày 25/02/2005 và Phụ lục hợp đồng số 29B ngày 16/7/2005 với hạng mục: trang trí nội thất phòng bếp nhà hàng khách sạn Thủy Thủ với giá trị theo thiết kế là 109.169.547 đồng (theo Hợp đồng số 29) và 81.449.124 đồng (theo Phụ lục hợp đồng số 29B). Hai bên đã ký Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình…ngày 31/12/2005; Biên bản thanh lý hợp đồng số 06/TLHĐ ngày 21/8/2006 với giá trị quyết toán thanh lý là 184.636.484 đồng. - Hợp đồng thi công trang trí số 07/HĐ-TT ngày 01/4/2006 với hạng mục: tường rào cổng ngõ hướng nam và sân vườn giàn hoa Khách sạn Quy Nhơn II, giá trị theo thiết kế là 97.644.568 đồng. Hai bên đã ký Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình…ngày 04/5/2006 và Biên bản thanh lý hợp đồng số 09/TLHĐ ngày 30/8/2006 với giá trị quyết toán thanh lý là 94.493.000 đồng. Tổng số tiền của 04 Hợp đồng và Phụ lục hợp đồng đã được nghiệm thu và thanh lý là 716.910.420 đồng. Vào ngày 25/01/2006, Công ty Cổ phần du lịch Bình Định đã ứng 200.000.000 đồng, số tiền còn lại chưa thanh toán là 516.910.420 đồng. Ngày 30/10/2006, Công ty ATT xuất 04 (bốn) hóa đơn giá trị gia tăng cho Công ty Cổ phần du lịch Bình Định với nội dung yêu cầu thanh toán số tiền trên nhưng ngày 17/03/2007, Công ty Cổ phần du lịch Bình Định trả lại các hóa đơn với lý do Hội đồng quản trị của Công ty chưa duyệt vì còn kiểm tra, xem xét. Sau đó, Công ty ATT có nhiều văn bản thông báo đòi nợ nhưng Công ty Cổ phần du lịch Bình Định từ chối thanh toán. Đại diện Công ty Cổ phần du lịch Bình Định trình bày: Công ty được cổ phần hóa từ Công ty du lịch Bình Định theo hình thức toàn bộ phần vốn Nhà nước trong Công ty du lịch Bình Định đã được bán hết (Nhà nước không giữ cổ phần chi phối tại Công ty cổ phần). Việc bàn giao tài sản từ Công ty du lịch Bình Định sang Công ty Cổ phần du lịch Bình Định không có khoản nợ phải trả cho Công ty ATT theo các Hợp đồng số 08, 28 và 29. Nay nếu Công ty Cổ phần du lịch Bình Định phải trả tiền cho Công ty ATT theo các hợp đồng nêu trên thì đồng nghĩa với việc Công ty phải trả thêm tiền cho những tài sản đã mua. Đồng thời cho rằng, việc ký kết và thực hiện các hợp đồng nêu trên diễn ra trong thời gian ông Nguyễn Minh Thư làm Giám đốc Công ty du lịch Bình Định, vì không bàn giao khoản nợ nêu trên ông Thư phải chịu trách nhiệm thanh toán. Ông Thư khi ký các Biên bản thanh lý các Hợp đồng số: 08, 28 và số 29 với danh nghĩa là Giám đốc Công ty Cổ phần du lịch Bình Định là không đúng pháp luật vì Công ty Cổ phần du lịch Bình Định không ký các hợp đồng nêu trên với Công ty ATT. Đối với Hợp đồng số 07 thì Công ty Cổ phần du lịch Bình Định đã ứng trước 200.000.000 đồng, nhiều hơn so với giá trị ký kết trong hợp đồng này. Đến nay, Công ty ATT chưa lập Biên bản thanh lý hợp đồng để trả lại tiền thừa, đồng thời cũng cho rằng việc ký kết, thực hiện hợp đồng số 07 của ông Thư là vượt quá quyền hạn của Giám đốc Công ty Cổ phần du lịch Bình Định theo quy định của Điều lệ Công ty. Vì vậy, Công ty Cổ phần du lịch Bình Định không chịu trách nhiệm thanh toán đối với hợp đồng này. Ông Nguyễn Minh Thư trình bày: Trong thời gian ông làm Giám đốc Công ty du lịch Bình Định, ông đã thay mặt Công ty ký kết 03 Hợp đồng số 08, 28, 29 và 01 Phụ lục hợp đồng số 29B với Công ty ATT. Hợp đồng số 07 được ký kết khi Công ty đã chuyển sang Công ty cổ phần. Các Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình…và Biên bản thanh lý các hợp đồng như Công ty ATT đã trình bày; Về phương thức thanh toán các hợp đồng là sau khi nghiệm thu bàn giao xong, căn cứ giá trị nghiệm thu thực tế mới trả tiền. Công ty Cổ phần du lịch Bình Định đã ứng thanh toán được 200.000.000 đồng, còn phải thanh toán số tiền còn lại là 516.910.420 đồng. Công ty ATT đã xuất 04 hóa đơn vào ngày 30/10/2006 nhưng Công ty Cổ phần du lịch Bình Định đã trả lại với lý do Hội đồng quản trị của Công ty chưa duyệt chi. Về lý do không đưa các chi phí xây dựng cơ bản của các Hợp đồng số 08, 28 và số 29 đã ký vào Biên bản bàn giao vốn ngày 22/03/2006 giữa Công ty du lịch Bình Định với Công ty Cổ phần du lịch Bình Định, ông Thư trình bày: Biên bản này được xác lập theo số liệu từ ngày 30/9/2005 trở về trước, đến ngày 01/10/2005, Công ty Cổ phần du lịch Bình Định chính thức đi vào hoạt động, lúc này chưa phát sinh nợ đối với các khoản chi về hạng mục xây dựng của các Hợp đồng số 08, 28 và số 29 nên không có cơ sở hạch toán tăng giá trị tài sản cố định tại thời điểm bàn giao, chỉ sau khi nghiệm thu bàn giao các hạng mục xây lắp theo các hợp đồng trên thì kế toán mới ghi tăng giá trị tài sản cố định, ghi tăng công nợ phải trả và trích khấu hao tài sản theo quy định của pháp luật. Việc Công ty Cổ phần du lịch Bình Định từ chối thanh toán tiền cho Công ty ATT và chuyển trách nhiệm thanh toán cho ông là không đúng. Tại Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 10/2008/KDTM-ST ngày 26/03/2008, Toà án nhân dân tỉnh Bình Định đã quyết định: 1. Chấp nhận đơn khởi kiện của Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn xây dựng ATT, Công ty Cổ phần du lịch Bình Định phải có nghĩa vụ thanh toán các Hợp đồng số 07, 08, 28, 29 đã nghiệm thu thanh lý đưa vào sử dụng. 2. Buộc Công ty Cổ phần du lịch Bình Định có nghĩa vụ thanh toán cho Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn xây dựng ATT số tiền 580.555.877 đồng (trong đó tiền gốc là 510.910.420 đồng, tiền lãi là 63.645.457 đồng). 3. Bác lời nại của Công ty Cổ phần du lịch Bình Định cho rằng không có nghĩa vụ thanh toán các Hợp đồng số 07, 08, 28, 29 cho Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn xây dựng ATT mà trách nhiệm thanh toán các hợp đồng này thuộc về ông Nguyễn Minh Thư vì không có căn cứ pháp luật. Ngày 07/4/2008, Công ty Cổ phần du lịch Bình Định có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm nêu trên. Tại Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 26/2008/KDTM-PT ngày 20/8/2008, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng đã quyết định: không chấp nhận kháng cáo của Công ty Cổ phần du lịch Bình Định và giữ nguyên bản án sơ thẩm. Sau khi xét xử phúc thẩm, Công ty Cổ phần du lịch Bình Định có đơn đề nghị xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án phúc thẩm nói trên. Tại Quyết định kháng nghị số 23/KN-VKSTC-V12 ngày 24/12/2008, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã kháng nghị Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 26/2008/KDTM- PT ngày 20/8/2008 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng và đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo trình tự giám đốc thẩm theo hướng hủy Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 10/2008/KDTM-ST ngày 26/3/2008 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định và Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 26/2008/KDTM-PT ngày 20/8/2008 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật, với lý do (tóm tắt): - Căn cứ Quyết định số 42/2005/QĐ-UB ngày 23/3/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định thì Công ty du lịch Bình Định được cổ phần hóa thành Công ty cổ phần du lịch Bình Định… và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/10/2005. Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển Công ty Nhà nước thành Công ty cổ phần: “Công ty cổ phần…kế thừa mọi quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của Công ty Nhà nước trước khi cổ phần hóa và có các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật” nên việc Công ty ATT khởi kiện yêu cầu Công ty Cổ phần du lịch Bình Định có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ trong hợp đồng sửa chữa xây dựng với Công ty du lịch Bình Định trước đây là đúng đối tượng... - Công ty ATT khởi kiện yêu cầu Công ty Cổ phần du lịch Bình Định thanh toán số tiền của bốn hợp đồng sửa chữa, xây dựng, trong đó có ba hợp đồng gồm các Hợp đồng số 08/HĐ-GC ngày 20/9/2004; số 28/HĐ-GC ngày 15/12/2004; số 29/HĐ-GC ngày 25/02/2005 và Phụ lục Hợp đồng số 29B ngày 16/7/2005 được ký kết giữa Công ty du lịch Bình Định với Công ty ATT và một hợp đồng (số 07) ký với Công ty Cổ phần du lịch Bình Định. Do đó, cần xem xét yêu cầu của Công ty ATT thành hai phần… - Các bản hợp đồng do Công ty ATT xuất trình trước Tòa án đều là bản hợp đồng photo, không có công chứng nên tính trung thực, chính xác của các tài liệu này chưa rõ ràng. Vấn đề này chưa được Tòa án hai cấp đối chiếu với hợp đồng gốc. - Các Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình…, các Biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng do Công ty ATT xuất trình đều thể hiện cả 03 Hợp đồng số (08, 28 và 29) đều được nghiệm thu đưa vào sử dụng vào ngày 31/12/2005 và thanh lý vào ngày 21/8/2006. Căn cứ vào điều khoản về việc hoàn thành bàn giao công trình trong 03 hợp đồng nêu trên thì thấy việc hoàn thành bàn giao công trình đã có sự vi phạm về thời gian (Hợp đồng số 08 và 28 là hơn 1 năm, Hợp đồng số 29 là gần 1 năm). Lỗi vi phạm này thuộc về Công ty ATT hay Công ty du lịch Bình Định (nay là Công ty Cổ phần du lịch Bình Định) chưa được Tòa án hai cấp xem xét… - Tại giai đoạn phúc thẩm, Công ty Cổ phần du lịch Bình Định xuất trình Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình của Hợp đồng số 28 được hai bên ký vào ngày 28/02/2005 và Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình của Hợp đồng số 29 được hai bên ký ngày 30/3/2005. Nội dung của hai Biên bản nghiệm thu này có sự khác nhau so với hai Biên bản nghiệm thu do Công ty ATT xuất trình, như ngày ký Biên bản nghiệm thu; thành phần của Hội đồng nghiệm thu (ví dụ: các Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình ký ngày 31/12/2005 do Công ty ATT xuất trình thì Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần du lịch Bình Định, đại diện là ông Nguyễn Minh Thư-Giám đốc Công ty... Còn các Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình ký ngày 28/02/2005 và ngày 30/3/2005 do Công ty Cổ phần du lịch Bình Định xuất trình thì Chủ đầu tư là Công ty du lịch Bình Định, đại diện là ông Đỗ Ngọc Hương- Phó giám đốc Công ty…). Những điểm khác nhau trong các Biên bản nghiệm thu do các đương sự cung cấp chưa được Tòa án cấp phúc thẩm xem xét mà vẫn giữ nguyên nhận định của bản án sơ thẩm, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty ATT đối với các Hợp đồng số 08, 28 và số 29 là chưa khách quan. - Tại Biên bản bàn giao về lao động, tiền vốn, tài sản, danh sách hồ sơ cổ đông và toàn bộ hồ sơ tài liệu, sổ sách tại doanh nghiệp cho Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần du lịch Bình Định ngày 22/3/2006 giữa Công ty du lịch Bình Định với Công ty Cổ phần du lịch Bình Định trên cơ sở số liệu tại thời điểm 30/9/2005 đã được cơ quan tài chính và thuế (tỉnh Bình Định) kiểm tra có thể hiện khoản nợ chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang là 209.959.636 đồng nhưng là khoản chi phí thiết kế là để xây dựng cải tạo khu B Khách sạn Quy Nhơn đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định phê duyệt trong phương án cổ phần hóa nhưng do Nhà nước thay đổi phương thức bán cổ phần nên dự án này không được thực hiện. Công ty Cổ phần du lịch Bình Định đã đề nghị xử lý khoản chi phí trên vào phần tăng thêm giá trị vốn của Nhà nước tăng thêm tại bàn giao thời điểm (30/9/2005) và đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định chấp nhận tại Quyết định số 1173/QĐ-CT UBND ngày 18/5/2006. Trong khi đó, các Hợp đồng số 08, 28 và số 29 được Công ty ATT và Công ty du lịch Bình Định ký vào các ngày 20/9/2004, 15/12/2004 và 25/02/2005; sau đó, việc nghiệm thu, thanh lý các hợp đồng được hai bên đưa ra hai tài liệu khác nhau. Hơn nữa, giá trị các hợp đồng này không được thể hiện trong các loại sổ sách, chứng từ của Công ty du lịch Bình Định để chuyển sang cho Công ty Cổ phần du lịch Bình Định như đối với số tiền 209.959.636 đồng thiết kế phí. Tại bản chi tiết nợ phải trả được tính vào giá trị doanh nghiệp bàn giao cho Công ty Cổ phần du lịch Bình Định đến ngày 30/9/2005 thì số tiền phải trả cho Công ty ATT chỉ là 44.748.000 đồng chứ không phải là khoản nợ của các Hợp đồng số 08, 28 và số 29. Vấn đề này chưa được Tòa án hai cấp xem xét. - Án sơ thẩm nhận định: “tại thời điểm lập biên bản bàn giao từ Công ty du lịch Bình Định sang Công ty Cổ phần du lịch Bình Định ngày 22/3/2006, số liệu kế toán tài chính được xác lập đến ngày 30/9/2005 để bàn giao, các hạng mục tài sản xây dựng theo các hợp đồng khoán gọn đã nêu ở trên lúc này chưa hoàn thành nên chưa làm phát sinh tăng giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp để làm cơ sở hạch toán cân đối tài sản trong sổ sách kế toán, khi bàn giao không thể hiện công nợ cho Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn xây dựng ATT trong biên bản bàn giao là đúng quy định, chỉ sau khi nghiệm thu bàn giao, giá trị tài sản cố định của Công ty Cổ phần du lịch Bình Định được tăng lên đồng nghĩa với việc phát sinh nợ phải trả cho Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn xây dựng ATT”. Nhận định này là chưa đúng với Điều 25 Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển Công ty Nhà nước thành Công ty Cổ phần “Điều chỉnh giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa: đến thời điểm Doanh nghiệp chính thức chuyển thành Công ty cổ phần, cơ quan có thẩm quyền xác định giá trị doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm tra, xử lý các vấn đề về tài chính phát sinh từ thời điểm định giá đến thời điểm Công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để xác định lại phần vốn góp của Nhà nước. Khoản chênh lệch giữa giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp được xử lý như sau: 1. Trường hợp có chênh lệch tăng…2. Trường hợp phát sinh chênh lệch giảm…”. Sau ngày 30/9/2005 và cho đến ngày hai bên lập biên bản bàn giao vốn ngày 22/3/2006 giữa hai Công ty, không có cơ quan có thẩm quyền nào của tỉnh Bình Định điều chỉnh việc phát sinh chênh lệch tăng hoặc giảm giá trị tài sản của Công ty du lịch Bình Định như nhận định của án sơ thẩm. Do đó, nhận định này của Tòa án cấp sơ thẩm là chưa đúng với thực tế khách quan của sự việc. Tòa án cấp phúc thẩm (không nhận định gì thêm) giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm là thiếu sót, chưa xem xét đầy đủ các tình tiết khách quan của vụ án. - Đối với Hợp đồng số 07 ngày 01/4/2006: Việc ông Nguyễn Minh Thư-Giám đốc Công ty Cổ phần du lịch Bình Định ký kết và thanh lý Hợp đồng số 07 ngày 01/4/2006 với Công ty ATT là hợp pháp. Thực hiện hợp đồng này, Công ty Cổ phần du lịch Bình Định đã tạm ứng cho Công ty ATT 200.000.000 đồng vào ngày 25/01/2006, nay Công ty Cổ phần du lịch Bình Định không chấp nhận việc thanh toán cho Công ty ATT 97.644.568 đồng của hợp đồng này. Việc thanh lý hợp đồng giữa hai bên chưa được thực hiện nên yêu cầu phản tố của Công ty Cổ phần du lịch Bình Định đối với Hợp đồng số 07 ngày 01/4/2006 cần được chấp nhận xem xét. XÉT THẤY 1/ Trước khi Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định ra Quyết định số 42/2005/QĐ-UB ngày 23/3/2005 về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước đối với Công ty du lịch Bình Định, thì Công ty du lịch Bình Định đã ký kết, thực hiện các Hợp đồng thi công trang trí số 08/ HĐ-GC ngày 20/9/2004, số 28/HĐ-GC ngày 15/12/2004 và số 29/HĐ-GC ngày 25/02/2005 với Công ty ATT. Sau khi Công ty du lịch Bình Định được cổ phần hóa thành Công ty Cổ phần du lịch Bình Định thì các công trình, hạng mục theo 03 hợp đồng nêu trên đã được bàn giao và Công ty Cổ phần du lịch Bình Định đã đưa vào sử dụng, khai thác. Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển Công ty Nhà nước thành Công ty cổ phần thì “ Công ty cổ phần được chủ động sử dụng toàn bộ tài sản, tiền vốn đã cổ phần hóa để tổ chức sản xuất, kinh doanh; kế thừa mọi quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của Công ty Nhà nước trước khi cổ phần hóa và có các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”. Vì vậy, Công ty Cổ phần du lịch Bình Định là pháp nhân kế thừa Công ty du lịch Bình Định mới thanh toán cho Công ty ATT 200 triệu đồng cho nên phải có trách nhiệm tiếp tục thanh toán cho Công ty ATT số tiền còn nợ của các Hợp đồng số 08, 28 và số 29. 2/ Trong hồ sơ vụ án có một số tài liệu như các Hợp đồng thi công trang trí, các Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, các Biên bản nghiệm thu thanh lý các hợp đồng do Công ty ATT xuất trình khi khởi kiện đều là các bản sao không có công chứng, chứng thực hợp pháp và cũng chưa được Tòa án cấp sơ thẩm xác nhận đã đối chiếu với bản chính. Tuy nhiên, các tài liệu này đều được đóng dấu treo của Công ty ATT và các đương sự không có tranh chấp về nội dung của các tài liệu này. Công ty Cổ phần du lịch Bình Định từ chối trách nhiệm thanh toán chỉ với lý do các khoản nợ phát sinh từ các Hợp đồng số 08, 28 và số 29 không được bàn giao khi tiến hành cổ phần hóa Công ty du lịch Bình Định. Tòa án cấp sơ thẩm có thiếu sót khi không yêu cầu Công ty ATT cung cấp bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc tự mình kiểm tra và xác nhận đã đối chiếu với bản chính của các tài liệu do đương sự cung cấp nhưng thiếu sót này không làm thay đổi bản chất nội dung các tài liệu, chứng cứ của vụ án. - Trong giai đoạn phúc thẩm, Công ty Cổ phần du lịch Bình Định xuất trình bổ sung hai Biên bản nghiệm thu…, gồm 01 Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình của Hợp đồng số 28/HĐ-GC ngày 15/12/2004 được lập vào ngày 28/02/2005 và 01 Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình của Hợp đồng số 29/HĐ-GC ngày 25/02/2005 được lập vào ngày 30/03/2005. Hai Biên bản nghiệm thu này được lập khi Công ty du lịch Bình Định chưa cổ phần hóa còn các Biên bản nghiệm thu đề ngày 31/12/2005 do Công ty ATT xuất trình được lập khi Công ty du lịch Bình Định đã được cổ phần hóa thành Công ty cổ phần du lịch Bình Định. Tuy cùng một hợp đồng có hai bản nghiệm thu khác nhau về thời gian nghiệm thu và thành phần Hội đồng nghiệm thu nhưng nội dung khối lượng các công việc đã thực hiện theo các hợp đồng, kết luận của Hội đồng nghiệm thu được thể hiện trong các biên bản nghiệm thu này không khác nhau (là một) và chỉ có một Biên bản thanh lý hợp đồng cho từng hợp đồng. Mặt khác, các đương sự không có tranh chấp về các số liệu được nêu trong các Biên bản thanh lý các hợp đồng này. Như vậy, tuy có sự khác nhau giữa hai biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình như đã nêu ở trên nhưng không làm thay đổi nội dung thanh lý Hợp đồng số 28/HĐ-GC và Hợp đồng số 29/HĐ-GC. Vì vậy, không cần thiết phải hủy các bản án của Tòa án các cấp để xem xét những điểm khác nhau trong các biên bản nghiệm thu đã nêu ở trên như kháng nghị đề nghị. 3/ Về khoản tiền thiết kế phí 209.959.636 đồng: Đây là khoản tiền được thể hiện trong Biên bản bàn giao về lao động, tiền vốn, tài sản ngày 22/3/2006 giữa Công ty du lịch Bình Định với Công ty Cổ phần du lịch Bình Định. Khoản tiền này đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định chấp nhận cho tăng giá trị phần tăng thêm phần vốn Nhà nước, so với thời điểm ngày 30/9/2005 (trước khi Công ty Cổ phần du lịch Bình Định chính thức hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần) bằng Quyết định số 1173/QĐ-CTUBND ngày 18/5/2006. Số tiền này cũng như số tiền 44.748.000 đồng được đề cập trong kháng nghị không có liên quan đến các Hợp đồng số 08, 28 và số 29 nói trên. Tòa án các cấp sơ thẩm và phúc thẩm không xem xét là đúng. 4/ Kháng nghị cho rằng sau ngày 30/9/2005 và cho đến ngày hai bên lập biên bản bàn giao vốn…ngày 22/3/2006 chưa có cơ quan có thẩm quyền nào của tỉnh Bình Định điều chỉnh việc phát sinh chênh lệch tăng hoặc giảm giá trị tài sản của Công ty du lịch Bình Định, nên xác định nhận định của án sơ thẩm là không đúng với thực tế khách quan của sự việc và Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định của án sơ thẩm, không nhận định gì thêm về nội dung này là thiếu sót. Tuy nhiên, tại Công văn số 1923/STC-TCDN ngày 12/10/2006 Sở Tài chính tỉnh Bình Định trả lời cho Công ty Cổ phần du lịch Bình Định về việc hạch toán tăng tài sản cố định như sau: “…Các hợp đồng Công ty du lịch Bình Định đã ký kết với đối tác để đầu tư, xây dựng trong thời điểm Công ty còn là Doanh nghiệp Nhà nước và theo điều khoản trong hợp đồng thì Công ty sẽ thanh toán sau khi công trình được nghiệm thu, bàn giao. Đến ngày 31/12/2005 các công trình trên mới nghiệm thu và bàn giao và căn cứ vào biên bản nghiệm thu, bàn giao ngày 01/01/2006 Công ty tiến hành hạch toán tăng tài sản đồng thời tăng công nợ phải trả. Việc đơn vị theo dõi và hạch toán như trên là đúng theo chế độ hạch toán kế toán theo Thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 của Bộ Tài chính…”; “Về việc tại sao không tăng tài sản cố định đối với hạng mục đầu tư, xây dựng nêu trên trong Biên bản bàn giao vốn ngày 22/3/2006 giữa Công ty du lịch Bình Định và Công ty Cổ phần du lịch Bình Định: Biên bản bàn giao vốn ngày 22/3/2006 được xác lập theo số liệu có đến ngày 30/9/2005 và bắt đầu từ ngày 01/10/2005, Công ty Cổ phần du lịch Bình Định đi vào hoạt động. Không thể xác định thời điểm bàn giao và thời điểm thông qua biên bản bàn giao cùng lúc vì cần có thời gian để Công ty thực hiện tổng hợp báo cáo quyết toán thời điểm bàn giao 30/9/2005, các cơ quan ban ngành tiến hành kiểm tra số liệu và tại thời điểm lập báo cáo quyết toán ngày 30/9/2005, các khoản chi phí do đầu tư tài sản cố định chưa phát sinh. Do vậy, không có cơ sở để hạch toán tăng tài sản cố định nói trên vào giá trị tài sản tại thời điểm xác định bàn giao là ngày 30/9/2005”. Như vậy, theo kết quả nghiệm thu bàn giao ngày 31/12/2005 giữa Công ty ATT với Công ty Cổ phần du lịch Bình Định thì Công ty Cổ phần du lịch Bình Định đã hạch toán và theo dõi đối với các công trình theo Hợp đồng số 08, 28 và số 29, giá trị tài sản cố định tăng lên từ hạng mục đầu tư xây dựng của các công trình thì đương nhiên phải tăng số công nợ mà Công ty Cổ phần du lịch Bình Định phải trả cho Công ty ATT. Số công nợ này được đại diện có thẩm quyền của Công ty Cổ phần du lịch Bình Định và Công ty ATT ký xác nhận trong các Biên bản thanh lý hợp đồng. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm buộc Công ty Cổ phần du lịch Bình Định phải thanh toán cho Công ty ATT số tiền theo các Biên bản thanh lý hợp đồng sau khi đã đối trừ 200.000.000 đồng mà Công ty Cổ phần du lịch Bình Định đã ứng thanh toán là đúng. Mặt khác, việc yêu cầu phải xác định lỗi của các bên do chậm nghiệm thu, bàn giao công trình là không có căn cứ vì các bên không có tranh chấp. Việc Công ty Cổ phần du lịch Bình Định nghi ngờ ông Nguyễn Minh Thư lợi dụng chức vụ Giám đốc Công ty để ký các biên bản nghiệm thu, các biên bản thanh lý để gây thiệt hại cho Công ty Cổ phần du lịch Bình Định, cũng như cho rằng Công ty du lịch Bình Định có thể đã thanh toán cho Công ty ATT theo các Hợp đồng số 08, 28 và 29 là không có căn cứ vì toàn bộ hồ sơ, sổ sách đã được Công ty du lịch Bình Định bàn giao cho Công ty Cổ phần du lịch Bình Định quản lý. 5/ Đối với Hợp đồng số 07/HĐ-TT ngày 01/4/2006 ký giữa Công ty Cổ phần du lịch Bình Định với Công ty ATT. Hợp đồng này được hai bên ký kết sau khi Công ty du lịch Bình Định đã được cổ phần hóa thành Công ty Cổ phần du lịch Bình Định. Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 22/9/2005 và theo Điều 2.4 của Điều lệ Công ty này thì Giám đốc Công ty là đại diện theo pháp luật. Vì vậy, việc ký kết, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng trên của Giám đốc Công ty Nguyễn Minh Thư là phù hợp với quy định của pháp luật. Kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng Công ty Cổ phần du lịch Bình Định phải chịu trách nhiệm tài sản theo Hợp đồng số 07/HĐ-TT này là có căn cứ. Tuy nhiên, việc kháng nghị cho rằng Công ty Cổ phần du lịch Bình Định đã tạm ứng cho Công ty ATT 200.000.000 đồng theo Hợp đồng số 07/HĐ-TT này và yêu cầu phản tố của Công ty Cổ phần du lịch Bình Định đối với Hợp đồng số 07/HĐ-TT ngày 01/4/2006 cần được chấp nhận xem xét là không đúng. Bởi vì: Theo tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thì số tiền tạm ứng 200.000.000 đồng được chi vào ngày 25/01/2006 trước khi hai bên đương sự ký Hợp đồng số 07/HĐ-TT ngày 01/4/2006. Cho nên, việc kháng nghị cho rằng Công ty Cổ phần du lịch Bình Định đã ứng số tiền 200.000.000 đồng này cho Hợp đồng số 07/HĐ-TT nêu trên là không đúng. Hơn nữa, Công ty Cổ phần du lịch Bình Định không có yêu cầu phản tố, không nộp tiền tạm ứng án phí cho yêu cầu phản tố nên nội dung này của kháng nghị là không đúng. Với những phân tích như trên, thì việc Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm buộc Công ty Cổ phần du lịch Bình Định phải thanh toán các khoản nợ theo hợp đồng thi công trang trí số 08; số 28; số 29 và phụ lục hợp đồng số 29B; Hợp đồng số 07/HĐ-TT cho Công ty ATT là có căn cứ, đúng pháp luật. Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 291, khoản 1 Điều 297 Bộ luật tố tụng dân sự; QUYẾT ĐỊNH Không chấp nhận Kháng nghị số 23/KN-VKSTC-V12 ngày 24/12/2008 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữ nguyên Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 26/2008/KDTM-PT ngày 20/8/2008 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng. Nơi nhận: - TAND tỉnh Bình Định; - TPT TANDTC tại Đà Nẵng; - Thi hành ỏn dõn sự tỉnh Bỡnh Định; - VKSNDTC (Vụ 12); - Cỏc đương sự (theo địa chỉ) ; - Lưu: BTK, TKT (TANDTC), Hồ sơ vụ ỏn. TM.HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN CHÁNH ÁN Trương Hòa Bình Nhận xét của anh, chị về: - Thẩm quyền của Tòa án - Chủ thể tham gia tố tụng - Thu thập, đánh giá chứng cứ và chứng minh - Áp dụng pháp luật trong các thủ tục tố tụng: sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm BÀI TẬP 5 QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM SỐ 03/2009/KDTM-GĐT NGÀY 09-4-2009 TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Ngày 09 tháng 4 năm 2009, tại trụ sở Toà án nhân dân tối cao đã mở phiên toà giám đốc thẩm xét xử vụ án kinh doanh, thương mại tranh chấp về hợp đồng mua bán háng hoá, giữa các đương sự: 1.Nguyên đơn: Công ty TNHH thương mại Đại Nam, có trụ sở tại 678-680 Trần Hưng Đạo, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh; do ông Nguyễn Văn Nhiên đại diện theo Giấy uỷ quyền ngày 25/3/2008 và ngày 28/4/2008 của Giám đốc Công ty; 2.Bị Đơn: Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương (theo bản án sơ thẩm và phúc thẩm), có trụ sở tại Quốc lộ 22B, ấp Cầu, xã Tân Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh; do bà Bùi Ngọc Thuý đại diện theo Giấy uỷ quyền ngày 08/10/2008 của Chủ Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương - bà Thái Thị Hon). NHẬN THẤY Theo đơn khởi kiện đề ngày 25/3/2008, lời trình bày trong quá trình giải quyết vụ án và các tài liệu, chứng cứ khác do nguyên đơn - Công ty TNHH thương mại Đại Nam xuất trình, thì thấy: Ngày 20/3/2006, Công ty TNHH thương mại Đại Nam (sau đây gọi tắt là Công ty Đại Nam) ký Hợp đồng số 34/HĐĐN-06 mua khoai mì lát của Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương (sau đây gọi tắt là DNTN Nguyệt Phương) số lượng 3.000 tấn, đơn giá 1,73 triệu đồng/1tấn, tổng giá trị hợp đồng là 5,19 tỷ đồng (BL 45). Ngày 09/5/2006, Công ty Đại Nam tiếp tục ký Hợp đồng số 35/HĐĐN-06, mua khoai mì lát của Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương, số lượng 2.000 tấn, đơn giá 1,73 triệu đồng/tấn, tổng giá trị hợp đồng là 3,46 tỷ đồng (BL48). Tổng giá trị hai hợp đồng là 8,65 tỷ đồng. Công ty Đại Nam đã thanh toán cho Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương bằng chuyển khoản 7 lần (từ ngày 22/3/2006) với tổng số tiền là 8 tỷ đồng (BL109 đến 112, 118, 121). Sau khi nhận tiền, Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương đã giao cho Công ty Đại Nam 5.000 tấn khoai mì lát khô vào kho trữ hàng tại Campuchia do Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương thuê; Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương cam kết sẽ giao hàng tại cảng Việt Nam theo đúng thoả thuận trong hợp đồng. Ngày 04/6/2006, hai bên lập Biên bản thoả thuận bán khoai mì lát; theo đó, Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương đồng ý mua lại số lượng (5.000 tấn mì lát) mà Công ty Đại Nam đã ứng tiền để Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương mua trữ với điều kiện: Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương sẽ trả lại tiền của Công ty Đại Nam đã ứng tổng cộng là 8 tỷ đồng và tiền lãi là 160 đồng/1kg, tổng cộng 8,8 tỷ đồng; thời hạn thanh toán chậm chất là ngày 15/8/2006; nếu quá thời hạn trên mà không thanh toán thì Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương phải chịu lãi suất chậm thanh toán 1,1%/tháng (kể từ ngày 16/6/2006) và phải chịu phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán là 5%/tháng (kể từ ngày 16/8/2006); cộng hai khoản là 6,1% /tháng trên số tiền còn nợ (BL50). Ngày 05/6/2006, Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương (bên A) và Công ty Đại Nam (bên B) ký Bên bản thanh lý hợp đồng số 38/BBTLHĐ/2006 với nội dung chính (tóm tắt): “.. Hai bên thống nhất chấm dứt Hợp đồng mua bán số 34/HĐĐN-06 ngày 20/3/2006 để được thay thế bằng một nghĩa vụ dân sự khác, cụ thể: bên A xác nhận đã nhận đủ số tiền ứng trước mua hàng của bên B… với số lượng giá trị của 3.000 tấn khai mì lát khô; Nay bên A không muốn thực hiện tiếp tục Hợp đồng số 34/HĐĐN-06.. nên xin thanh lý hợp đồng và cam kết sẽ trả cho bên B số tiền đã thực nhận là 4,8 tỷ đồng và cộng với số tiền lãi mỗi kg khoai mì lát là 160 đồng/kg, tương tự số tiền là 480 triệu đồng; tổng cộng bên A phải thanh toán cho bên B số tiền là 5,28 tỷ đồng..”(BL 53). Cùng ngày 05/6/2006, Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương cũng ký Bên bản thanh lý Hợp đồng số 39/BBTLHĐ/2006 với nội dung tương tự như Biên bản thanh lý hợp đồng số 38 nói trên; theo đó, Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương xác nhận đã nhận đủ 3,2 tỷ đồng trị giá của 2.000 tấn khoai mì lát, nhưng chưa giao khoai mì lát khô cho Công ty Đại Nam và cam kết sẽ hoàn trả cho Công ty Đại Nam số tiền 3,2 tỷ đồng; cộng với số tiền lãi mỗi kg khoai mì lát là 160đồng/kg, tương tự số tiền là 320 triệu đồng; tổng cộng là 3,52 tỷ đồng (BL55). Sau khi ký biên bản thoả thuận mua lại khoai mì lát, Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương mới trả cho Công ty Đại Nam 800 triệu đồng vào các ngày 11/7/2006 (500 triệu đồng), ngày 12/8/2006 (100 triệu đồng), và ngày 30/8/2006 (200 triệu đồng) bao gồm 447.425.125 đồng tiền lãi và 352.574.875 đồng tiền phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Ngày 30/8/2006, Công ty Đại Nam và Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương lập Phụ lục Biên bản thoả thuận bán khoai mì lát; theo đó, Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương xác nhận còn nợ Công ty Đại Nam 8.447.425.125 đồng và cam kết đến ngày 30/9/2006 mà chưa thanh toán hết thì Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương phải chịu thêm 5%/tháng trên tổng số tiền còn nợ, cộng với 6,1%/tháng đã thoả thuận ngày 04/6/2006 là 11,1%/tháng (BL57); Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương đề nghị Công ty Đại Nam tính lãi + phạt vi phạm theo Biên bản thoả thuận bán khoai mì lát ngày 04/6/2006 là 6,1%/tháng. Sau đó, Công ty Đại Nam và Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương đã nhiều lần đối chiếu công nợ và ngày 14/9/2007, hai bên lập Biên bản thoả thuận giải quyết công nợ; theo đó, Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương xác nhận tính đến ngày 14/9/2007 còn nợ Công ty Đại Nam 41.475.062.625 đồng (gốc, lãi +phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán (16,1%/tháng) nhưng xin Công ty Đại Nam chốt công nợ lại còn 30 tỷ đồng và chịu lãi suất chậm thanh toán từ 01/7/2007 là 1,5%/tháng; đồng thời tự nguyện giao 5 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính) cho Công ty Đại Nam để thế chấp đảm bảo thanh toán số nợ 29.572.235.740 đồng (BL68,78). Ngày 05/12/2007, Công ty Đại Nam và Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương lập Biên bản làm việc; theo đó, Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương xác nhận nợ quá hạn chưa thanh toán gồm nợ gốc 29.574.453.657 đồng và lãi quá hạn là 2.040.135.597 đồng; tổng cộng 31.614.589.254 đồng (BL76). Do Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương nhiều lần xác nhận công nợ nhưng đến nay chưa trả, nên ngày 25/3/2008 Công ty Đại Nam khởi kiện tại Toà án nhân dân huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh yêu cầu buộc Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương trả 29.572.235.740 đồng và lãi suất nợ quá hạn là 150% căn cứ theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định đến khi Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương trả hết nợ (BL01, 169). Đại diện Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương trình bày: Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương thừa nhận vào các ngày 20/3/2006 và 09/5/2006, Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương có ký hai hợp đồng số 34, 35 với Công ty Đại Nam. Theo đó Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương sẽ bán cho Công ty Đại Nam 5.000 tấn khoai mì lát khô. Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương đã nhận 8 tỷ đồng. Ngày 04/6/2006, Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương có đủ hàng để giao nhưng do quá trình thu mua, thời hạn kéo dài, khoai mì đổi màu, Công ty Đại Nam không nhận vì cho rằng chất lượng hàng không đạt, nên hai bên thoả thuận Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương mua lại số khoai mì nói trên với giá 8 tỷ đồng và chịu lãi 160 đồng/1kg; tổng cộng Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương phải trả Công ty Đại Nam 8,8 tỷ đồng. Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương đã trả 800 triệu đồng, cụ thể: ngày 11/7/2006 trả 500 triệu đồng, ngày 12/8/2006 trả 100 triệu đồng; ngày 30/8/2006 trả 200 triệu đồng; còn 8 tỷ đồng tiền vốn hẹn đến ngày 30/9/2006 trả. Ngày 15/01/2007, kho hàng của Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương bị cháy làm thiệt hại trên 10 tỷ đồng nên Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương gặp khó khăn trong việc thanh toán cho Công ty Đại Nam. Do chưa có tiền thanh lý hợp đồng, phía Công ty Đại Nam tự ý đưa ra mức lãi và phạt lên đến 16,1%/tháng và ép buộc phải ký vào giấy nhận nợ nên Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương đã ký nhiều biên bản nhận nợ. Đến ngày 05/12/2007, Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương ký nhận nợ lần cuối cùng là 31.790.153.420 đồng, trong đó số tiền lãi và phạt vi phạm là 23.790.153.420 đồng. Với lãi suất và phạt vi phạm do Công ty Đại Nam tính 16,1%/tháng là quá cao, nên Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương không đồng ý với mức lãi suất và phạt vi phạm này. Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương yêu cầu Toà án xem xét cho Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương được trả số nợ gốc cho Công ty Đại Nam là 8 tỷ đồng và tính lãi cho phù hợp (BL165,154). Tại bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 03/KDTM-ST ngày 14/7/2008, Toà án nhân dân tỉnh Tây Ninh đã quyết định (tóm tắt): “- Chấp nhận một phận yêu cầu của Công ty TNHH thương mại Đại Nam, buộc Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương trả tiền mua bán hàng hoá còn nợ gốc và tiền lãi theo hợp đồng là 10.237.670.000 đồng…” - Các quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 01/2008/QĐ-BPKCTT ngày 27/5/2008 và 02/2008/QĐ-BPKCTT ngày 06/6/2008 của Toà án nhân dân tỉnh Tây Ninh tiếp tục có hiệu lực thi hành đến khi Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương thi hành xong bản án này; - Ngân hàng Công thương Việt Nam - chi nhánh tỉnh Tây Ninh hoàn trả cho Công ty TNHH thương mại Đại Nam số tiền 68.200.000 đồng theo Phiếu thu số 0058 ngày 28/5/2008 và phiếu thu số 0019 ngày 10/6/2008…”. Ngày 21/7/2008, Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương có đơn kháng cáo. Ngày 28/7/2008, Công ty Đại Nam có đơn kháng cáo. Tại bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 129/2008/KDTM-PT ngày 15/10/2008, Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định (tóm tắt): “ Chấp nhận một phần kháng cáo của nguyên đơn - Công ty TNHH thương mại Đại Nam, sửa bản án sơ thẩm…; chấp nhận một phần yêu cầu của Công ty TNHH thương mại Đại Nam buộc Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương trả tiền mua bán hàng hoá theo hợp đồng; Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương do bà Thái Thị Hon là chủ phải trả cho Công ty TNHH thương mại Đại Nam số tiền nợ của 4538 tấn khoai mì là 16.336.800.000 đồng… - Các quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 01/2008/QĐ-BPKCTT ngày 27/5/2008 và 02/2008/QĐ-BPKCTT ngày 06/6/2008 của Toà án nhân dân tỉnh Tây Ninh tiếp tục có hiệu lực thi hành cho đến khi Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương thi hành xong bản án này; - Ngân hàng Công thương Việt Nam - chi nhánh tỉnh Tây Ninh hoàn trả cho Công ty TNHH thương mại Đại Nam số tiền 68.200.000 đồng theo Phiếu thu số 0058 ngày 28/5/2008 và Phiếu thu số 0019 ngày 10/6/2008..”. Ngày 28/10/2008, Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương có đơn đề nghị xét lại bản án phúc thẩm nêu trên theo thủ tục giám đốc thẩm. Tại Quyết định số 03/KN-VKSTC-V12 ngày 18/02/2009, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 29/2008/KDTM-PT ngày 15/10/2008 của Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm theo hướng huỷ bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 03/2008/KDTM-ST ngày 14/7/2008 của Toà án nhân dân tỉnh Tây Ninh và Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 29/2008/KDTM-PT ngày 15/10/2008 của Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh; giao hồ sơ vụ án về Toà án nhân dân tỉnh Tây Ninh để xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật, với lý do (tóm tắt): - “Việc Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương ký hợp đồng mua bán khoai mì lát cho Công ty TNHH thương mại Đại Nam là hợp đồng kinh doanh, thương mại. Sau khi ký hợp đồng Công ty TNHH thương mại Đại Nam đã hoàn thành nghĩa vụ chuyển tiền, nhưng khi kiểm tra hàng hoá thấy hàng không đảm bảo chất lượng nên ngày 4/6/2006, hai bên lập biên bản xác nhận: .. Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương đồng ý mua lại và có trách nhiệm trả tiền cho Công ty TNHH thương mại Đại Nam theo thoả thuận về gốc, lợi nhuận, thời hạn thanh toán và trách nhiệm chậm trả. Ngày 5/6/2006 hai bên đã thống nhất thanh lý hợp đồng mua bán khoai mì và được thay thế bằng nghĩa vụ dân sự khác là nghĩa vụ trả tiền, như vây là hợp đồng đã chấm dứt. Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương trả lại Công ty TNHH thương mại Đại Nam số tiền mua khoai mì lát mà Công ty TNHH thương mại Đại Nam đã chuyển cho Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương, cộng lãi là 160đồng/kg, tổng cộng hai khoản tiền là 8,8 tỷ đồng, Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương đã trả cho Công ty TNHH thương mại Đại Nam 800 triệu đồng, sau đó không trả tiếp và hai bên đã tiến hành lập nhiều biên bản thoả thuận về việc thanh toán gốc và tiền phạt, tiền lãi theo nguyên tắc gốc cộng lãi và phạt. Do Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương vi phạm nghĩa vụ trả tiền nên Công ty Đại Nam khởi kiện ra Toà án, yêu cầu Toà án buộc Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương phải thực hiện nghĩa vụ dân sự là trả tiền, chứ không yêu cầu Toà án buộc Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương phải thực hiện hợp đồng kinh doanh, thương mại. Vì vậy tranh chấp này là tranh chấp dân sự chứ không phải tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại. Việc Toà án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm xác định tranh chấp là tranh chấp kinh doanh, thương mại để thụ lý giải quyết theo các quy định của pháp luật về mua bán hàng hoá (Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự) dẫn đến việc áp dụng pháp luật về nội dung (Điều 428, 438 Bộ luật dân sự) là không chính xác, mà tranh chấp này là tranh chấp dân sự, vì vậy Toà án nhân dân thụ lý theo quy định tại Điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự, phán quyết của Toà án phải căn cứ vào Điều 290 và Điều 305 Bộ luật dân sự thì mới đúng pháp luật. - “… bản án phúc thẩm căn cứ vào giấy báo giá khoai mì lát là 360đ/kg (bản phô tô không có công chứng) do Công ty Đại Nam cung cấp làm chứng cứ để ra quyết định là chưa đúng tại điểm 2.1 mục II Nghị quyết số 04/2005/HĐTP ngày 17/9/2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về “chứng cứ chứng minh”; Toà án cấp phúc thẩm quy giá trị của khoai mì lát ra tiền để buộc Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương phải trả cho Công ty Đại Nam là vi phạm nguyên tắc tự định đoạt của các đương sự trong tố tụng dân sự”. XÉT THẤY 1. Công ty Đại Nam và Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương tranh chấp với nhau về nghĩa vụ thanh toán phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hoá (các Hợp đồng số 34/HĐĐN-06 và số 35/HĐĐN-06). Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty Đại Nam và Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương đã thay đổi nội dung các hợp đồng trên bằng việc lập và ký Biên bản thoả thuận bán lại khoai mì lát ngày 04/6/2006 và đã thanh lý các Hợp đồng số 34/HĐĐN-06 và số 35/HĐĐN-06 để thay thế hợp đồng khác (Biên bản thoả thuận bán khoai mì lát ngày 04/6/2006). Sau đó, Công ty Đại Nam và Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương đã nhiều lần đối chiếu công nợ.., nhưng Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương không trả được nợ theo cam kết, Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm xác định đây là vụ án kinh doanh thương mại tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá là có căn cứ, đúng pháp luật. Tuy nhiên, việc Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm không có nhận định và không viện dẫn điểm a khoản 1 Điều 29, khoản 2 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự là thiếu sót. 2. Việc Toà án cấp sơ thẩm áp dụng các Điều 428 (quy định về hợp đồng mua bán tài sản), Điều 438 (quy định về nghĩa vụ trả tiền), Điều 476 (quy định về lãi suất) của Bộ luật dân sự năm 2005 và Toà án cấp phúc thẩm áp dụng các Điều 428 và 438 Bộ luật dân sự để giải quyết vụ án này là không đúng. Đối với vụ án này phải áp dụng quy định tại các Điều 300 (quy định về phạt vi phạm), Điều 301 (quy định về mức phạt vi phạm) và Điều 306 ( quy định về yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán) Luật thương mại năm 2005 mới đúng. 3. Theo Biên bản thoả thuận bán khoai mì lát ngày 04/6/2006 thì Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương cam kết đến ngày 15/8/2006 trả đủ 8,8 tỷ đồng cho Công ty Đại Nam, nếu quá thời hạn trên mà chưa trả đủ thì phải chịu lãi suất chậm thanh toán là 1.1%/tháng và phải chịu phạt thêm 5%/tháng trên số tiền còn nợ cho Công ty Đại Nam; tổng hai khoản là 6,1%/tháng. Vào các ngày 11/7/2006, 12/8/2006 và 30/8/2006, Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương đã thanh toán được 800 triệu đồng; như vậy, tính đến ngày 30/8/2006, Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương còn nợ Công ty Đại Nam 8 tỷ đồng tiền gốc. Tại Phụ lục Biên bản thoả thuận bán khoai mì lát ngày 30/8/2006, Công ty Đại Nam yêu cầu Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương thanh toán số tiền trên trước ngày 30/9/2006, nếu quá hạn thì phải chịu lãi suất là 1,1%/tháng và chịu phạt vi phạm 10%/tháng trên số tiền chậm thanh toán; còn Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương cam kết đến ngày 30/9/2006 trả hết số nợ còn lại và đề nghị được tính mức lãi và mức phạt vi phạm theo Biên bản thoả thuận bán khoai mì lát ngày 04/6/2006 là 6,1%/tháng. Sau đó, Công ty Đại Nam và Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương còn nhiều lần đối chiếu công nợ và Công ty Đại Nam đưa ra mức phạt vi phạm hợp đồng lên đến 15%/tháng và lãi suất chậm thanh toán là 1,1%/tháng. Đến ngày 14/9/2007, Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương lại xin được trả lãi theo lãi suất ngân hàng là 1,5%/tháng kể từ ngày 01/7/2007. Như vậy, Công ty Đại Nam và Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương chỉ thống nhất được với nhau về mức lãi suất chậm thanh toán là 1,1%/tháng; thoả thuận của các đương sự về trách nhiệm thanh toán tiền lãi do chậm thanh toán là không trái pháp luật. Riêng về việc phạt vi phạm hợp đồng, các đương sự có thoả thuận và thoả thuận này là không trái pháp luật; nhưng các đương sự không thống nhất được với nhau về mức phạt sau mỗi làn đối chiếu công nợ. Hơn nữa, mức phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng mà các đương sự đưa ra (5%/tháng, 10%/tháng hay 15%/tháng) đều không đúng pháp luật. Theo quy định tại Điều 301 Luật thương mại năm 2005 thì mức phạt (hoặc tổng mức phạt đối chiếu với nhiều vi phạm) do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Toà án cấp sơ thẩm căn cứ các Điều 428, 438 và 476 Bộ luật dân sự năm 2005 để buộc Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương phải chịu lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước công bố và không phải chịu phạt vi phạm hợp đồng là không đúng pháp luật và không đúng với thoả thuận không trái pháp luật của đương sự (thoả thuận về trách nhiệm thanh toán tiền lãi do chậm thanh toán và về phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng của Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương và Công ty Đại Nam tại Biên bản thoả thuận bán khoai mì lát ngày 04/6/2006). Toà án cấp phúc thẩm không chấp nhận cách tính lãi của Toà án cấp sơ thẩm, không chấp nhận mức lãi suất (1,1%/tháng) và mức phạt vi phạm (15%/tháng) là 16,1%/tháng do nguyên đơn đưa ra và buộc bị đơn trả lại số tiền nợ của 5.000 tấn khoai mì lát theo thời giá tại thời điểm xét xử sơ thẩm là 3.600đ/kg (theo Báo giá khoai mì do nguyên đơn cung cấp) cũng là không đúng pháp luật. Trường hợp này cần phải căn cứ vào các Điều 300, 301, 306 Luật thương mại năm 2005 và thoả thuận (không trái pháp luật) của các đương sự tại Biên bản thoả thuận bán lại khoai mì lát ngày 04/6/2006 để xem xét về việc phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và khoản tiền lãi trên số tiền chậm thanh toán, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Mặt khác, theo Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương trình bày thì do bị cháy kho hàng tại Campuchia nên Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương gặp khó khăn trong việc thanh toán tiền cho Công ty Đại Nam. Vì vậy, khi xét xử lại vụ án này, Toà án các cấp cần yêu cầu đương sự cung cấp lại tài liệu chứng minh thiệt hại thực tế đã xảy ra, nếu có đẩy đủ căn cứ thì có thể xem xét giảm một phần mức phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng cho Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương. 4. Toà án các cấp sơ thẩm và phúc thẩm quyết định: “Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Tây Ninh hoàn trả cho Công ty TNHH thương mại Đại Nam số tiền 68.200.000 đồng..” nhưng không có nhận định gì về số tiền này, lý do Ngân hàng Công thương Việt Nam phải hoàn trả số tiền này cho Công ty Đại Nam là thiếu sót và cách tuyên như vậy cũng không đúng pháp luật. 5. Về tố tụng: Toà án các cấp sơ thẩm và phúc thẩm xác định Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương là bị đơn là không chính xác, không đúng quy định tại khoản 3 Điều 143 Luật Doanh nghiệp năm 2005 (Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Toà án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp). Trong vụ án này phải xác định bị đơn là Chủ Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương - bà Thái Thị Hon mới đúng. Bởi các lẽ trên; căn cứ vào khoản 3 Điều 291; khoản 3 Điều 297; khoản 1,2 Điều 299 của Bộ luật tố tụng dân sự, QUYẾT ĐỊNH Huỷ bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 129/2008/KDTM-PT ngày 15/10/2008 của Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 03/KDTM-ST ngày 14/7/2008 của Toà án nhân dân tỉnh Tây Ninh; giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân tỉnh Tây Ninh xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật. Nhận xét của anh, chị về: - Thẩm quyền của Tòa án - Chủ thể tham gia tố tụng - Thu thập, đánh giá chứng cứ và chứng minh - Áp dụng pháp luật trong các thủ tục tố tụng: sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm BÀI TẬP 6 QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Ngày 14/02/2012, tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao mở phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án dân sự “Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản " (đòi lại tài sản là nhà gắn liền với quyền sử dụng đất) giữa: - Nguyên đơn: Bà Hàng Tuyết Phương sinh năm 1928; định cư ở nước Cộng hòa Pháp; tạm trú tại 115 Nguyễn Thái Học, phường Cầu Ông Lãnh quận 1, thành phố Hồ Chí Minh; Đại diện theo ủy quyền của bà Phương là ông Hàng Võ trú tại 109 Cách Mạng Tháng Tám, phường Hòa Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Bị đơn: Chị Huỳnh Thị Thu Hương sinh năm 1967; trú tại 17/1A, khu phố 2, phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. - Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: 1. Bà Nguyễn Thị Phẩm sinh năm 1952. 2. Ông Vũ Hồng Tăng sinh năm 1934. 3 . Anh Vũ Hồng Anh sinh năm 1979 4. Chị Vũ Lệ Anh sinh năm 1981. 5 . Chị Vũ Vân Anh sinh năm 1983. 6. Anh Vũ Nam Anh sinh năm 1987. Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cùng trú tại số nhà 111 đường Cách Mạng Tháng Tám, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. NHẬN THẤY: Tại đơn khởi kiện đề ngày 20/12/2006 và các lời khai trong quá trình tố tụng nguyên đơn là bà Hàng Tuyết Phương trình bày. Năm 1953, bà mua một căn nhà trên diện tích đất 0h11a45 tại số 49 đường Nguyễn Hữu Cảnh (nay là số 111 đường Cách Mạng Tháng Tám) thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai của vợ chồng “Nguyễn Xuân Bá và Maire Hélène Nguyen Van Yen”. Do nhà cũ xuống cấp nên ngày 9/11/1961 bà lập đồ án xây dựng căn nhà trên một phần đất diện tích 432,8m2 và được Tỉnh trưởng Biên Hòa cấp phép xây dựng ngày 29/12/1961. Do bận đi công tác ở xa nên bà giao nhà cho bà Huỳnh Thi Tư (là chị gái bà) quản lý và nuôi mẹ bà là cụ Huỳnh Sâm (chết năm 1993). Năm 1962, lấy danh nghĩa của bác sỹ Vương Tú Toàn, bà mở Nhà bảo sanh, lấy hiệu "Minh Đức" và giao cho bà Tư quản lý. Năm 1967, bà Tư nhận chị Huỳnh Thị Thu Hương làm con nuôi. Ngày 01/8/1971, bà làm “Tờ xác nhận cho đất cất nhà" có nội dung bà đứng tên làm chủ lô đất sổ địa bộ 47 số bản đồ 49 tờ thứ 4 tỉnh lỵ Biên Hòa số 89 Nguyễn Hữu Cảnh; bằng lòng và thỏa thuận để một phần đất của bà là 80m2 cho bà Tư xây cất một căn nhà để cho cụ Sâm ở. Năm 1976, bà xuất cảnh sang Pháp, bà giao nhà đất của bà cho mẹ bà và bà Tư quản lý, chị Hương ở cùng. Năm 1985 bà Tư chết bà tiếp tục cho chị Hương sử dụng. Năm 1987, chị Hương tự ý lập giấy tờ kê khai nhà đất do bà Tư chết để lại cho chị Hương thừa kế để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà vào ngày 19/6/1987, bà không biết. Năm 1997, chị Hương tiếp tục làm thủ tục đăng ký, kê khai nhà đất bà cũng không biết. Năm 1998, bà về nước, chị Hương lập "Tờ cam kết" ngày 6/5/1998 có nội dung: nguyên căn nhà 111 đường Cách Mạng Tháng Tám hiện chị Hương đang ở nguồn gốc nhà đất thuộc sở hữu của bà, nay bà đồng ý cho chị Hương đứng tên, nếu sau này có sự mua bán, cho thuê, chuyển đại nhà đất thì phải có sự đồng ý của bà và chị Hương. Ngày 12/3/2002, chị Hương được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất. Ngày 26/3/2002, chị Hương tự ý bán toàn bộ nhà và chuyển nhượng đất cho bà Nguyễn Thị Phẩm không được sự đồng ý của bà. Bà Phương yêu cầu Toà án hủy hợp đồng mua bán nhà đất giữa chị Hương với vợ chồng ông Vũ Hồng Tăng, bà Nguyễn Thị Phẩm, trả lại nhà đất cho bà. Bà đồng ý cho chị Hương 80m2 đất theo giấy cho đất lập năm 1971. - Bị đơn là chị Huỳnh Thị Thu Hương trình bày: Nhà tranh chấp do mẹ chị là bà Tư xây năm 1961, đất có thể do cụ Huỳnh Sâm cho mẹ chị. Năm 1963, mẹ chị mua lại những dụng cụ Nhà bảo sanh Minh Đức của bác sỹ Vương Tú Toàn. Năm 1971, bà Phương cho mẹ chị 80m2 đất và mẹ chị đã xây một căn nhà nhỏ năm 1985, mẹ chị chết không để lại di chúc, chị là con duy nhất nên được thừa kế toàn bộ và đất của mẹ chị để lại. Do sử dụng nhà đất ổn định nên năm 1987 chỉ làm thủ tục đăng ký và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà 111 đường Cách Mạng Tháng Tám. Năm 1976 , bà Phương xuất cảnh diện con bảo lãnh, bà Phương không làm thủ tục ủy quyền quản lý tài sản do thực tế bà không còn tài sản nào ở Việt nam và cũng không đăng ký, kê khai nhà đất theo quy định của pháp luật. Năm 1997, chị đăng ký, kê khai theo quy định của Nhà nước và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ngày 12/03/2002. Năm 1998, bà Phương về nước có lập sẵn một tờ cam kết, chị đã ký tên trong trạng thái tinh thần không minh mẫn và không có chứng thực của chính quyền địa phương. Ngày 26/3/2002, chị bán toàn bộ nhà đất cho bà Phẩm với giá 200 lượng vàng. Nay chị không đồng ý với yêu cầu của bà Phương. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là vợ chồng bà Nguyễn Thị Phẩm và ông Vũ Hồng Tăng trình bày: Ngày 26/3/2002, ông bà đã lập hợp đồng mua nhà 111 đường Cách Mạng Tháng Tám của chị Hương trên diện tích đất 432,8m2, đã được chứng thực của Ủy ban nhân dân phường và hồ sơ chuyển nhượng đã làm ở Ủy ban dân nhân thành phố Biên Hòa. Ông bà đã thanh toán xong số tiền mua bán như chị Hương trình bày, nhưng do bà Phương có tranh chấp nên việc sang tên quyền sở hữu nhà chưa thực hiện được. Nay ông bà yêu cầu chị Hương tiếp tục thực hiện hợp đồng. Tại bản án dân sự sơ thẩm số 08/2007/DS-ST ngày 12/7/2007, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai quyết định : Chị Hương được sở hữu căn nhà số 111 có diện tích 230,95m2 và được quyền sử dụng diện tích đất 432,8m2 thuộc thửa 36, tờ bản đồ số 07 phường Hòa Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (có căn nhà tọa lạc ở trên). Chị Hương có trách nhiệm thanh toán 1/2 giá trị diện tích nhà và đất cho bà Phương là 100 lương vàng SJC. Tách và dành quyền khởi kiện cho ông Tăng, bà Phẩm đốí với chị Hương bằng vụ kiện khác về hợp đồng chuyển nhượng nhà và quyền sử dụng đất nếu có yêu cầu và còn thời hiệu khởi kiện. Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí. Ngày 20/7/2007, đại diện của bà Hàng Tuyết Phương là ông Hàng Võ kháng cáo yêu cầu chị Huỳnh Thị Thu Hương trả là diện tích đất hoặc trả theo giá thị trường. Ngày 25/7/2007, chị Huỳnh Thị Thu Hương kháng cáo đề nghị được xem xét lại. Tại bản án dân sự phúc thẩm số 387/2007/DSPT ngày 29/1l/2007, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định: Bác yêu cần khơỉ kiện đòi tài sản và đất của bà Hàng Tuyết Phương (ủy quyền cho ông Hàng Võ) đối với chị Huỳnh Thị Thu Hương. Chị Huỳnh Thị Thu Hương được quyền sở hữu nhà và đất tại số 111 đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Hòa Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai theo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số 4701020384 ngày 12/3/2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai. Các phần quyết định khác của án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật. Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí. Ngày 20/1 2/2007, bà Hàng Tuyệt Phương khiếu nại đề nghị Tòa án chấp thuận yêu cầu đòi lại nhà đất của bà, hoặc trả giá trị 1/2 nhà đất theo giá thị trường. Tại Quyết định số 900/2010/KN-DS ngày 26/11/2010, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm số 387/2007/DSPT ngày 29/11/2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, hủy ban án phúc thẩm nêu trên và huỷ bản án dân sự sơ thẩm số 08/2007/DS-ST ngày 12/7/2007 của Toà án nhân dân tỉnh Đồng Nai; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm. Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. XÉT THẤY: Theo tài liệu trong hồ sơ vụ án có cơ sở xác định đất tranh chấp diện tích 432,8m2 tại số nhà 111 đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Hòa Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai do bà Hàng Tuyết Phương tạo lập năm 1953 và xây nhà năm 1961, có giấy tờ mua bán, xây dựng và được chính quyền chế độ cũ xác nhận. Sau khi xây nhà xong bà Phương để cho mẹ là cụ Huỳnh Sâm, chị gái là bà Huỳnh Thị Tư và chị Huỳnh Thị Thu Hương (được bà Tư nhận làm con nuôi vào năm 1967) sử dụng. Năm 1971, bà Phương viết giấy đồng ý coi một phần đất của bà thương cho bà Tư 80m2 (tại phần đất tranh chấp nêu trên) để bà Tư xây dựng nhà cho bà Tư và cụ Sâm ở; nay bà Phương vẫn đồng ý cho chị Hương phần đất này. Trước và sau khi xuất cảnh sang nước Pháp năm 1976 bà Phương không ủy quyền quản lý sử dụng, bán, tặng cho nhà đất cho ai, nên năm 1987 chị Hương tự kê khai và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà là không đúng quy định. Năm 1998, chị Hương đã ký “Tờ cam kết" với bà Phương, có nội dung thừa nhận nhà đất tranh chấp thuộc quyền sở hữu của bà Phương, bà Phương đồng ý để chị Hương đứng tên quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất nếu sau này có sự mua bán cho thuê, chuyển đổi nhà đất nói trên phải có sự đồng ý của bà phương và chị Hương. Ngày 12/3/2002, chị Hương được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất; chỉ hai ngày sau (ngày 14/3/2002), chị Hương ký hợp đồng bán toàn bộ nhà đất nêu trên cho vợ chồng ông Vũ Hồng Tăng và bà Nguyễn Thị Phẩm với giá 200 lượng vàng. Khi tranh chấp xảy ra (năm 2002) bà Phương yêu cầu hủy hợp đồng mua bán nhà đất giữa chị Hương với vợ chồng ông Tăng, bà Phẩm và được lấy lại nhà đất, đồng ý cho chị Hương 100 lượng vàng và 80m2 đất đã cho bà Tư năm 1971; còn chị Hương không đồng ý trả nhà đất, chỉ đồng ý trả bà Phương 66 lượng vàng (BL 91,92,93) Như vậy, nhà đất tranh chấp bà Phương chưa bán, tặng cho ai và không bị Nhà nước quản lý. Chị Hương không có chứng cứ chứng minh bà Phương đã cho bà Tư toàn bộ nhà đất này nên chị Hương không có quyền thừa kế tài sản tranh chấp. Chị Hương viết cam kết năm 1998 với bà Phương đã thừa nhận nhà đất tranh chấp vẫn thuộc quyền sở hữu và sử dụng của bà Phương. Từ sau khi có cam kết, bà phương không có văn bản nào bán, tặng cho chị Hương nhà đất của bà Phương. Vì vậy, nhà đất tranh chấp vẫn thuộc quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp của bà Phương, nhưng giao cho chị Hương 80m2 đất bà Phương cho bà Tư và giao cho chị Hương một phần đất do có công sức duy trì tài sản, tổng cộng tương đương là diện tích đất tranh chấp, như Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định là phù hợp. Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng bà Tư quản lý tài sản trong thời gian dài, chị Hương đã kê khai và đo được thừa kế của bà Tư, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, từ đó bác yêu cầu của bà Phương là không đứng. Khi đã xác định nhà đất tranh chấp vẫn thuộc quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp của bà Phương thì phải xác định chị Hương không có quyền bán. Lẽ ra, phải giải quyết đồng thời trong cùng vụ án này về việc có công nhận hay không công nhận hợp đồng mua bán nhà đất giữa chị Hương với vợ chồng ông Tăng, bà Phẩm; phải thu thập chứng cứ làm rõ nếu người mua là ngay tình thì xem xét công nhận quyền sở hữu nhà, sử dụng đất cho người mua theo quy định tại Điều 258 Bộ luật dân sự; nếu người mua biết rõ nguồn gốc nhà đất của bà Phương nhưng vẫn tiến hành mua thì xem xét lỗi của đôi bên và giải quyết hợp đồng vô hiệu theo quy định; phải định giá nhà đất theo thị trường để buộc chị Hương trả một phần giá trị nhà đất cho bà Phương. Tòa án cấp sơ thẩm không xem xét các nội dung trên, tách quan hệ mua bán nhà đất giữa chị Hương với ông Tăng, bà Phẩm để giải quyết trong vụ án khác nếu đương sự có yêu cầu là không giải quyết toàn diện vụ án. Bởi các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 297 và Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 ngày 29/3/2011 của Quốc hội). QUYẾT ĐỊNH: Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 387/2007/DSPT ngày 29/11/2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và bản án dân sự sơ thẩm số 08/2007/DS-ST ngày 12/7/2007 của Toà án nhân dân tỉnh Đồng Nai về vụ án “Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản” giữa nguyên đơn là bà Hàng Tuyết Phương với bị đơn là chị Huỳnh Thị Thu Hương; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn Thị Phẩm, ông Vũ Hồng Tăng, anh Vũ Hồng Anh, chị Vũ Lệ Anh, chị Vũ Vân Anh và anh Vũ Nam Anh; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật Nhận xét của anh, chị về: - Thẩm quyền của Tòa án - Chủ thể tham gia tố tụng - Thu thập, đánh giá chứng cứ và chứng minh - Áp dụng pháp luật trong các thủ tục tố tụng: sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm BÀI TẬP 7 QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM SỐ 02 DS-GDT Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Ngày 14 tháng 02 năm 2012, tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao đã mở phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án dân sự "Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” giữa: Nguyên đơn: Bà Lê Thị Hồng Thu sinh năm 1967; trú tại 80 đường 4, Ích Thạnh, phường Trường Thạnh, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. Bị đơn: Ông Nguyễn Văn Học sinh năm 1957; trú tại 121/20A Hưng Phú, phường 8, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: 1. Ông Nguyễn Anh Kiệt sinh năm 1950. 2. Bà Trần Thị Quý sinh năm 1953 . 3 . Chị Nhuyễn Thị Quỳnh Như sinh năm 1981. Ông Kiệt, bà Quý, chị Như cùng trú tại 38/1A Đinh Tiên Hoàng, phường Đa Kao, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. 4. Ông Ngô Văn Dũng sinh năm 1962; trú tại 80 đường 4, Ích Thạnh, phường Trường Thạnh, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. 5. Anh Triều Chiêm Quốc sinh năm 1971. 6. Chị Huỳnh Thị Mỹ Hạnh sinh năm 1974. Anh Quốc, chị Hạnh cùng trú tại 71/8, khu phố 1, phương Tam Phú, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. 7. Ông Trần Đình Dũng, sinh năm 1948. 8. Bà Nguyễn Thị Mai, sinh năm 1943 . Ông Dũng, bà Mai cùng trú tại l08, Lò Lu Ích Thạnh, phường Trường Thạnh, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. 9. Ông Nguyễn Văn Đúng sinh năm 1954; trú tại 27 ấp Phước Lai, phường Trường Thạnh, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. 10. Ông Nguyễn Văn Sáu, sinh năm 1958; trú tại 1546 ấp Tam Đa, phường Long Trường, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. 11. Bà Nguyễn Mỹ Lệ sinh năm 1953 ; trú tại 6752 Sunny Wood Di Antioch TN37013 USA. NHẬN THẤY: Tại đơn khởi kiện đề ngày 09-8-2002 và trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn là bà Lê Thị Hồng Thu trình bày: Ngày 10-3-1998, bà và ông Nguyễn Văn Học có làm bản thỏa thuận sang nhượng lô đất số 602 và 777 tờ bản đồ số 1, ấp Ích Thạnh, phường Trường Thạnh, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh với tổng diện tích là l.148m2, giá sang nhượng là 80.000 đồng/m2, thành tiền là 91.500.000 đồng. Cùng ngày 10-3-1998, bà đã giao đủ số tiền 91.500.000 đồng cho ông Học và xác định ranh giới, diện tích đất chuyển nhượng với sự chứng kiến của ông Nguyễn Văn Đúng (cán bộ địa chính phường Trường Thạnh, cũng là người giới thiệu ông Học cho bà ông Học cũng đã giao cho bà các giây tờ về đất, bao gồm: đơn xin sử dụng đất ngày 13-8-1997; báo cáo thực địa ngày 15-8-1997; đơn xin giao đất ngày 15-8-1997; bản đồ vị trí ngày 23-8-1997 và họa đồ vị trí (tất cả các giấy tờ nêu trên đều có chứng thực của ủy ban nhân dân phường Trường Thạnh). Sau khi nhận đất do ông Học giao, bà đã cất chòi để canh tác nhưng ông Nguyễn Anh Kiệt tranh chấp. Khoảng tháng 6 hoặc tháng 7 năm 1998 bà khiếu nại đến Ủy ban nhân dân phường Trường Thạnh nhưng không giải quyết được do ông Học vắng mặt. Sau đó, bà đã gửi đơn đến cơ quan Công an yêu cầu giải quyết nhưng không có kết quả. Bà khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà với ông Học ký ngày 10-3-1998 và yêu cầu ông Học phải bồi thường thiệt hại cho bà theo giá thị trường vì ông Học có hành vi gian dối trong việc chuyển nhượng đất, bà không yêu cầu tính chi phí xây dựng căn chòi và hang rào. Bị đơn là ông Nguyễn Văn Học trình bày: Ngày 10-3-1998, ông có giao dịch chuyển nhượng đất theo như lời trình bày của bà Thu. Tuy nhiên, nguồn gốc đất là do anh Kiều Chiêm Quốc chuyển nhượng lại cho ông, ông đã giao đủ tiền cho anh Quốc và đã cùng anh Quốc đến Ủy ban nhân dân phường Trường Thạnh làm giấy tờ đất; sau đó ông mới chuyển nhượng lại cho bà Thu và giao toàn bộ bản chính giấy tờ đất cho bà Thu. Khi ông nhận chuyển nhượng đất từ anh Quốc thì Ủy ban nhân dân phường Trường Thạnh chứng kiến xác nhận nên ông yêu cầu anh Quốc, ông Kiệt, bà Quý, chị Như phải có trách nhiệm giao diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông thuộc lô đất số 602 và 777 (nay thuộc thửa 1532 và 1533), tờ bản đồ số 1, ấp Ích Thạnh, phường Trường Thạnh, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. Nếu không giao đất cho ông thì phải bồi thường giá trị quyền sử dụng đất theo thời giá đồng thời ông đồng ý hủy hợp đồng chuyển nhượng đất ngày 10-3-1998 giữa ông và bà Thu, ông sẽ hoàn trả bà Thu số tiền 91.500.000 đồng đã nhận và không đồng ý bồi thường thiệt hại phát sinh từ hợp đồng vì ông không có lỗi trong việc chuyển nhượng. Người có quyền lợi, nghiã vụ liên quan là ông Nguyễn Anh Kiệt, bà Trần Thị Quý, bà Nguyễn Thị Quỳnh Như trình bày: Ngày 12-02-1996, ông Kiệt thỏa thuận nhận chuyển nhượng của ông Trần Đình Dũng và bà Nguyễn Thị Mai một phần thửa đất số 777 (nay là thửa 1532 và 1533) tờ bản đồ số 1, phường Trường Thạnh, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh có diện tích là l.364m2, giá chuyển nhượng là 09 lượng vàng 24k/1.000m2, thành tiền là 12 lượng 02 chỉ vàng, thỏa thuận trên có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã Long Trường (nay là phường Trường Thạnh). Sau khi nhận đất ông Kiệt đã giao cho cháu là anh Kiều Chiêm Quốc trông coi, quản lý giùm. Khi phát hiện ông Học chuyển nhượng đất cho bà Thu thì ông Kiệt đã làm đơn khiếu nại. Tại Quyết định số 39/QĐ-UB-QLĐT ngày 21-3-2000, Ủy ban nhân dân quận 9, thành phố Hồ Chí Minh công nhận ông Kiệt có quyền sử dụng đất tranh chấp và ngày 27-6-2001 Ủy ban nhân dân quận 9 đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình ông Kiệt. Ông Kiệt yêu cầu Tòa án công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp cho hộ gia đình ông. Gia đình ông Kiệt không chấp nhận yêu cầu giao đất cho ông Học vì không chuyển nhượng đất cho ông Học. Anh Kiều Chiêm Quốc trình bày sau khi nhận chuyển nhượng đất của ông Dũng, ông Kiệt và bà Quý có nhờ anh qua lại trông coi, giới thiệu người muốn mua đất và làm giấy tờ phân lô đất. Anh đã làm 6 bộ hồ sơ chuyển nhượng đất đứng tên chị Huỳnh Thị Hạnh (vợ của anh), bà Trần Thị Bê (mẹ của anh, đã chết năm 2003), anh Kiều Gia Vượng (anh của anh) và một số người khác (không nhớ họ tên) đứng tên các lô đất để chuyển nhượng. Sau đó anh đã mang các bộ hồ sơ đến cho ông Tất và ông Dũng ký nhưng hai ông không ký. Khi làm xong giấy tờ đưa cho ông Kiệt và bà Quý thì bà Quý không đồng ý về giá cả nên đã hủy các bộ hồ sơ này. Anh xác định anh không thiếu nợ ông Học và không thỏa thuận chuyển nhượng đất cho ông Học. Việc chuyển nhượng đất giữa ông Học với bà Thu anh không liên quan, anh không đồng ý giao đất và bồi thường giá trị quyền sử dụng đất theo yêu cầu của ông Học. Tại bản án dân sự sơ thẩm số112/DSST ngày 25-8-2006, Tòa án nhân dân quận 9, thành phố Hồ Chí Minh quyết định: Huỷ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Nguyễn Văn Học với bà Lê Thị Hồng Thu ngày 10-3-1998 về việc chuyển nhượng thửa đất số 1532, 1533, tờ bản đồ số 1, tại phường Trường Thạnh, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. Buộc ông Nguyễn Văn Học phải hoàn lại cho bà Lê Thị Hồng Thu số tiền đã nhận là 91.500.000 đồng và tiền bồi thường thiệt hại theo trị giá chênh lệch là 2.778.500.000 đồng. Tổng số tiền ông Nguyễn Văn Học phải giao cho bà Lê Thị Hồng Thu ngay sau khi án có hiệu lực là 2.870.000 000 đồng. Công nhận thửa đất số 1532, 1533 tờ bản đồ số 1 tại phưòng Trường Thạnh, quận 9 có diện tích 1.364m2 thuộc quyền sử dụng hợp pháp của hộ ông Nguyễn Anh Kiệt (đã đựơc Ủy ban nhân dân quận 9 cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 27-6-2001) Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí và quyền kháng cáo của các đương sự theo quy định của pháp luật. Ngày 30-8-2006, ông Nguyễn Văn Học kháng cáo với nội dung ông Học chuyển nhượng đất cho bà Thu là ngay tình, khi chuyển nhượng có đủ các loại giấy tờ đất được chính quyền địa phương xác nhận, cán bộ địa chính là ông Nguyễn Văn Đúng đã đo đạc và căm mốc. Vì vậy, ông không đồng ý bồi thường thiệt hại cho bà Thu. Mặt khác khi ông Học chuyển nhượng đất cho bà Thu thì đây là đất nông nghiệp, đến thời điểm xét xử vụ án đất tranh chấp vẫn chưa được chuyển mục đích sử dụng nên ông không đồng ý với kết quả định giá. Tại bản án dân sự phúc thẩm số 831/2007/DS-PT ngày 30-7-2007, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định: Huỷ bản án dân sự sơ thẩm số 112/2006/DS-ST ngày 25-8-2006 của Tòa án nhân dân quận 9 do vi phạm thủ tục tố tụng. Tại bản án dân sự sơ thẩm số 1498/2009/DS-ST ngày 22-6-2009, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định: Hủy biên bản thỏa thuận sang nhượng lô đất số 602 và 777 tờ bản đồ số 1 phường Trường Thạnh, quận 9 giữa ông Nguyễn Văn Học và bà Lê Thị Hồng Thu lập ngày 10-3-1998. Ông Nguyễn Văn Học có trách nhiệm hoàn trả và bồi thường cho bà Lê Thị Hồng Thu 2.571.350.000 đồng, trả làm một lần ngay khi án có hiệu lực pháp luật. Hủy bản chính Đơn xin sử dụng đất do ông Nguyễn Văn Học đứng tên ngày 13-8-1997, báo cáo thục địa ngày 15-8-1997, bản đồ vị trí ngày 23-8-1997, họa đồ vị trí, đơn xin giao đất do ông Trần Đình Dũng đứng tên ngày 15-8-1997 (tất cả đều có chứng thực của Ủy ban nhân dân phường Trường Thạnh, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh). Anh Kiều Chiêm Quốc, ông Nguyễn Anh Kiệt, bà Trần Thị Quý, chị Nguyễn Thị Quỳnh Như cùng liên đới chịu trách nhiệm hoàn trả và bồi thường cho ông Nguyễn Văn Học 3.520.160.000đồng. Công nhận quyền sử dụng 1.364m2 đất đã được Uỷ ban nhân dân quận 9 cấp cho hộ ông Nguyễn Anh Kiệt theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 01152/QSDĐ ngày 27-06-2001. Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí và tuyên quyền kháng cáo của các đương sự theo quy định của pháp luật. Ngày 02-7-2009, ông Nguyễn Văn Học kháng cáo với nội dung Tòa án cấp sơ thẩm xác định lỗi của ông Học và của bà Thu ngang nhau là không hợp lý. Anh Kiều Chiêm Quốc, ông Nguyễn Anh Kiệt, bà Trần Thị Quý và chị Nguyễn Thị Quỳnh Như có trách nhiệm liên đới bồi thường cho ông Học 3/5 giá trị quyền sử dụng đất là chưa thỏa đáng. Ngày 03-7-2009, anh Kiều Chiêm Quốc và ông Dương Lê Phong (đại diện theo ủy quyền của ông Kiệt, bà Quý, chị Như) kháng cáo với nội dung anh Quốc không làm thủ tục chuyển nhượng đất cho ông Học, diện tích đất tranh chấp thuộc quyền sử dụng của ông Kiệt, bà Quý trên cơ sở nhận chuyển nhượng của ông Dũng, bà Mai. Việc Tòa án cấp sơ thẩm buộc anh Quốc, vợ chồng ông Kiệt và chị Như có trách nhiệm liên đới bồi thường cho ông Học là không đúng. Ngày 06-7-2009, bà Lê Thị Hồng Thu kháng cáo với nội dung bà Thu không đồng ý với việc Tòa án cấp sơ thẩm xác định bà Thu có lỗi tương đương như ông Học trong việc chuyển nhượng đất. Tại bản án dân sự phúc thẩm số 330/2009/DS-PT ngày 19-10-2009, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định: Không chấp nhận kháng cáo của bà Lê Thị Hồng Thu, ông Nguyễn Anh Kiệt, ba Trần Thị Quý, chị Nguyễn Thị Quỳnh Như và anh Kiều Chiêm Quốc. Giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm số 1498/2009/DS-ST ngày 22-6-2009 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Cho Minh như sau: Hủy biên bản thỏa thuận sang nhượng lô đất số 602 và 777 tờ bản hồ số 1 phường Trường Thạnh quận 9 giữa ông Nguyễn Văn Học và bà Lê Thị Hồng Thu lập ngày 10-3-1998. Ông Nguyễn Văn Học có trách nhiệm hoàn trả và bồi thường cho bà Lê Thị Hồng Thu 2.571.350.000 đồng, trả làm một lần ngay khi án có hiệu lực pháp luật. Hủy bản chính Đơn xin sử dụng đất do ông Nguyễn Văn Học đứng tên ngày 23-8-1997, báo cáo thực địa ngày 15-8-1997, bản đồ vị trí ngày 23-8-1997, họa đồ vị trí, đơn xin giao đất do ông Trần Đình Dũng đứng tên ngày 15-8-1997 tất cả đều có chứng thực của Ủy ban nhân dân phường Trường Thạnh, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. Anh Kiều Chiêm Quốc, ông Nguyễn Anh Kiệt, bà Trần Thị Quý và chị Nguyễn Thị Quỳnh Như cùng liên đối chịu trách nhiệm hoàn trả và bồi thường cho ông Nguyễn Văn Học 3.620.160.000 đồng, thi hành làm một lần ngay khi án có hiệu lực pháp luật. Công nhận quyền sử dụng 1.364m2 đất đã được Uỷ ban nhân dân quận 9 cấp cho hộ ông Nguyễn Anh Kiệt theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 01152/QSDĐ ngày 27-06-2001. Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí. Sau khi xét xử phúc thẩm, ông Nguyễn Anh Kiệt, bà Trần Thị Quý và anh Kiều Chiêm Quốc khiếu nại. Tại Quyết định số 419/2010/KN-DS ngày 10-6-2010, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm số 330/2009/DS-PT ngày 19-10-2009 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và đề nghị Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm tuyên hủy bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 1498/2009/DS- ST ngày 22-6-2009 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật. Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Căn cứ các tài liệu có trong hồ sơ vụ án thì nguồn gốc 1.364m2 đất tại tờ bản đồ số 1, thuộc thửa 1532, 1533 phường Trường Thạnh, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh hiện đang tranh chấp là của ông Trần Đình Dũng. Ngày 12-02-1996, ông Dũng thỏa thuận chuyển nhượng phần đất trên cho ông Nguyễn Anh Kiệt việc thỏa thuận có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã Long Trường (cũ). Sau khi nhận chuyển nhượng ông Kiệt đã giao phần đất trên cho cháu của ông là anh Kiều Chiêm Quốc trông nom quản lý giùm. Ngày 10-3-1998, ông Nguyễn Văn Học lập biên bản thỏa thuận sang nhượng đất trên cho bà Lê Thị Hồng Thu và ông Học đã giao đất cùng một số giấy tờ cho bà Thu, bao gồm: đơn xin giao đất ngày 15-8-1997, báo cáo thực địa xin đất làm nhà ở ngày 15-8-1997; đơn xin sử dụng đất xây dựng của ông Học ngày 13-8-1997. Sau khi nhận đất bà Thu xây dựng tường rào, căn nhà tạm để sử dụng. Sau khi biết việc chuyển nhượng đất giữa ông Học và bà Thu thì ông Kiệt khiếu nại đến các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, chính quyển địa phương đã giải quyết. Tại Quyết định số 39/QĐ-UB-QLĐT, ủy ban nhân dân quận 9, thành phố Hồ Chí Minh đã công nhận ông Kiệt có quyền sử dụng diện tích đất trên và ngày 27-6- 2001 đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Kiệt. Ngày 09-8-2002, bà Thu khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà với ông Học vì cho rằng ông Học đã gian dối trong việc chuyển nhượng đất, yêu cầu ông Học bồi thường thiệt hại cho bà. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đã xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Học với bà Thu vô hiệu đồng thời xác định thiệt hại, lỗi của các bên để giải quyết quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu là có căn cứ. Ông Học cho rằng ông có quyền sử dụng diện tích đất tranh chấp vì ông nhận chuyển nhượng của anh Quốc. Tuy nhiên, trong thực tế đất trên là do vợ chồng ông Dũng, bà Mai chuyển nhượng cho ông Kiệt từ năm 1996 và đã được Ủy ban nhân dân quận 9 công nhận có quyền sử dụng hợp pháp, còn anh Quốc chỉ được ông Kiệt nhờ trông nom, quản lý đất giùm. Ông Học không xuất trình được chứng cứ chứng minh có việc anh Quốc chuyển nhượng phần đất này cho ông và lời khai của ông Học về việc chuyển nhượng đất có nhiều mâu thuẫn; do đó, không có cơ sở để xác định có giao dịch chuyển nhượng đất giữa ông Học với anh Quốc. Ông Học còn xuất trình "Đơn xin giao đất” đề ngày 15-8-1997 có chữ ký đề tên ông Dũng, bà Mai với nội dung ông Dũng chuyển nhượng đất cho ông Học để làm nhà ở. Tuy nhiên, vợ chồng ông Dũng, bà Mai khẳng định không ký vào đơn xin giao đất do ông Học xuất trình; ông bà chỉ chuyển nhượng đất cho ông Kiệt; không biết ông Học. Tại Kết luận giám định số 1223/C21B ngày 15-8-1998, Phân viện khoa học hình sự Bộ công an đã kết luật: "Đơn xin giao đất” đề ngày 15-8-1997 và “Đơn xin sử dụng đất xây dựng" đề ngày 13-8-1997 là do cùng một người viết ra chữ ký đứng tên Trần Đình Dũng tại “Đơn xin giao đất" với chữ ký trên hai tài liệu "Biên bản ngày 12-2-1996" và “Tờ cam kết ngày 24-3-1996" là không phải do cùng một người viết ra. Như vậy, các giấy tờ trên (do ông Học xuất trình) không phải ông Dũng viết và ký. Mặt khác, trong các lời khai ông Nguyễn Văn Đúng (cán bộ địa chính phường Trường Thạnh) thừa nhận ông Học là người trực tiếp giao cho ông “Đơn xin giao đất” đề ngày 15-8-1997, các loại giấy tờ có liên quan tới việc anh Quốc chuyển nhượng đất cho ông Học được viết và ký sẵn đồng thời ông Học còn đưa cho ông 6.000.000 đồng để ông giúp hợp thức hóa giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất (số tiền này ông đã nộp cho Thanh tra quận 9, thành phố Hồ Chí Minh). Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Sáu (nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Trường Thạnh) cũng thừa nhận việc làm thủ tục xác nhận chuyển nhượng đất từ ông Dũng sang ông Học là có sai sót và vi phạm này đã bị cơ quan chức năng tại địa phương xử lý. Như vậy, có căn cứ xác định ông Học đã có dấu hiệu gian dối trong việc làm thủ tục chuyển nhượng đất nên diện tích đất tranh chấp vẫn thuộc quyền sử dụng của ông Kiệt, diện tích đất trên thực tế không phải là của anh Quốc nên anh Quốc không có quyền chuyển nhượng đất cho ông Học và cũng không có cơ sở xác định có việc ông Kiệt ủy quyền cho anh Quốc chuyển nhượng đất cho ông Học cũng như có việc anh Quốc làm thủ tục chuyển nhượng đất cho ông Học. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định có việc ông Kiệt, bà Quý ủy quyền cho anh Quốc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông Học, từ đó xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Học với anh Quốc vô hiệu để buộc ông Kiệt, bà Quý anh Quốc, chị Như liên đới bồi thường cho ông Học số tiền 3.620.160.000 đồng là không đúng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 297 và khoản 2 Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự; QUYẾT ĐỊNH: 1. Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 330/2009/DS-PT ngày 19-10-2009 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và bản án dân sự sơ thẩm số 1498/2009/DS-ST ngày 22-6-2009 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về vụ án "Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn là bà Lê Thị Hồng Thu với bị đơn là ông Nguyễn Văn Học và những người co quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Nguyễn Anh Kiệt, bà Trần Thị Quý, chị Nguyễn Thị Quỳnh Như, anh Kiều Chiêm Quốc, chị Huỳnh Thỉ Mỹ Hạnh, ông Trần Đình Dũng, bà Nguyễn Thị Mai, ông Nguyễn Văn Đúng, ông Ngô Văn Dũng, ông Nguyễn Văn Sáu, bà Nguyễn Mỹ Lệ. 2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh để xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật. Nhận xét của anh, chị về: - Thẩm quyền của Tòa án - Chủ thể tham gia tố tụng - Thu thập, đánh giá chứng cứ và chứng minh - Áp dụng pháp luật trong các thủ tục tố tụng: sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm