BÀI TẬP TỐ TỤNG DÂN SỰ Vào một đêm đẹp trời, cô Holly Marie Adams (gọi tắt là Adams) cùng một nhóm bạn gái đi xem cuộc biểu diễn của các chàng cao bồi tại thành phố Sikeston. Sau khi chán chê cuộc vui, Adams ghé vào nhà của hai chàng trai trẻ Raymon và Richard Miller mặc dù không có hò hẹn trước. Trong đêm lưu lại nhà của gia đình Miller, Adams đã quan hệ tình dục với Raymon. Vài giờ sau, cô lại quan hệ với Richard. Sau đêm chăn gối cuồng nhiệt đó, Adams mang thai và sinh ra một bé gái. Một mình nuôi con tốn kém và vất vả, Adams muốn cha của đứa bé chia sẻ gánh nặng với mình. Cô nhất quyết trong hai anh em, Raymon chính là cha của đứa bé. Raymon không chấp nhận. Anh cho rằng người anh em song sinh Richard cũng có thể là cha của đứa bé vì cũng có quan hệ tình dục với Adams. Raymon đòi thử ADN cả hai anh em để xác định ai đích thực là cha của đứa bé. Kết quả thử ADN cho thấy cả Richard lẫn Raymon đều có khả năng là cha ruột của đứa bé tới 99,9%. Kết quả này không lạ vì hai người là anh em song sinh cùng trứng. Tranh chấp căn hộ The Manor Ngày 19-4-2010, TAND quận Bình Thạnh (TP.HCM) một lần nữa mở phiên tòa xét xử vụ tranh chấp căn hộ The Manor giữa chủ đầu tư là Công ty TNHH sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Minh (Bitexco) với khách hàng Nguyễn Thị Bình. Phiên tòa sơ thẩm lần thứ nhất đã được TAND quận Bình Thạnh mở vào tháng 2-2008 với phán quyết phần thắng thuộc về Bitexco. Lúc bà Bình ký hợp đồng mua căn hộ, giá trị căn hộ là 167.000 USD. Tại thời điểm tranh chấp, căn hộ đã có giá khoảng 260.000 USD (tương đương hơn 4,4 tỉ đồng) nhưng bản án sơ thẩm tuyên cho Bitexco được nhận lại căn hộ và chỉ phải trả lại khoản tiền mà bà Bình đã trả cho công ty là hơn 2,5 tỉ đồng (kể cả lãi). Bà Bình kháng cáo. Ngày 24-6-2008, TAND TP.HCM đã tuyên hủy toàn bộ bản án, giao hồ sơ về TAND quận Bình Thạnh để xét xử lại từ đầu, với lý do vụ án có nhiều vi phạm tố tụng nghiêm trọng. Tại phiên sơ thẩm lần thứ hai ngày 19-4-2010, khách hàng Nguyễn Thị Bình cho biết bà ký hợp đồng mua căn hộ (số AE-305) với giá 167.000 USD. Ngoài hợp đồng mua bán căn hộ giữa hai bên, Bitexco và bà còn ký với Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh TP.HCM một thỏa thuận ba bên để vay vốn mua căn hộ. Phía ngân hàng sẽ cho bà Bình vay 50% trị giá căn hộ trong thời gian 10 năm, khi nào có giấy chủ quyền nhà thì bà Bình sẽ thế chấp cho ngân hàng. Tháng 11-2006 bà Bình được Bitexco bàn giao căn hộ. Tuy nhiên, chỉ sau khi nhận nhà vài tháng, bà Bình bức xúc vì nhiều hạng mục nội thất của căn hộ kém chất lượng. Đỉnh điểm là vào khoảng tháng 5-2007, nhà vệ sinh của căn hộ AE-305 nhiều lần bị chất thải trào ngược lên rất hôi thối, mất vệ sinh. Khi bà Bình khiếu nại, đại diện Bitexco hứa sẽ sửa chữa và còn cam kết có thể đổi căn hộ khác cho bà. Tuy nhiên, việc sửa chữa sau đó không đạt chất lượng, đề nghị được đổi căn hộ khác của bà Bình cũng không được chấp thuận nên hai bên đã xảy ra mâu thuẫn gay gắt. Mấu chốt của vụ án là việc xác định khách hàng Nguyễn Thị Bình có vi phạm nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng hay không đã được các bên tranh luận gay gắt. Tại phiên tòa, đại diện Bitexco nói dù công ty đã nhiều lần gửi thư nhắc nợ nhưng bà Bình vẫn không thanh toán nốt khoản nợ 15.000 USD nên Bitexco có quyền đơn phương hủy hợp đồng. Còn theo luật sư Nguyễn Văn Trung - người bảo vệ quyền lợi cho bà Nguyễn Thị Bình - thì ngược lại. Theo thỏa thuận ba bên giữa Bitexco, bà Bình và ngân hàng, bà Bình phải thanh toán đủ 50% trị giá hợp đồng thì ngân hàng sẽ cho vay tiếp 50%. Mà Bitexco đã có văn bản xác nhận bà Bình thanh toán đủ 50% trị giá hợp đồng nên bà Bình được ngân hàng cho vay 50% trị giá căn hộ để trả cho Bitexco thì có nghĩa bà Bình đã thanh toán đủ 100% trị giá hợp đồng. Tại phiên tòa, khách hàng Nguyễn Thị Bình cũng đề nghị Bitexco bồi thường cho bà khoản tiền mà gia đình bà phải bỏ ra thuê nhà để ở trong suốt hơn hai năm tranh chấp. Đại diện Bitexco không đồng ý vì cho rằng khi lấy lại căn hộ AE-305 để sửa chữa đã bố trí cho gia đình bà Bình một căn hộ trong tòa nhà để ở tạm nhưng bà Bình không ở mà tự ra ngoài thuê. Trong khi đó, bà Bình cho biết: đúng là công ty có bố trí căn hộ B502 để gia đình bà ở nhưng tháng 11-2007, The Manor đưa vào sử dụng hệ thống thẻ từ để kiểm soát việc ra vào tòa nhà. Gia đình bà không được cấp thẻ nên cứ phải đứng canh, nhờ thẻ của người khác để ra vào nhà mình. Chính vì vậy, bà đành trả lại căn hộ B502 để đi thuê chỗ khác. Bà Bình đã đề nghị tòa tuyên buộc Bitexco phải tiếp tục thực hiện hợp đồng, trường hợp tòa tuyên hủy hợp đồng thì Bitexco phải trả lại cho bà khoản tiền theo trị giá căn hộ thời điểm hiện nay, khoảng 272.000 USD (tương đương hơn 5 tỉ đồng, theo kết quả định giá mà tòa trưng cầu). Bà Bình cũng đề nghị tòa buộc Bitexco bồi thường khoản tiền gia đình bà phải bỏ ra thuê nhà để ở tổng cộng hơn 22.000 USD. Do ký tên xác nhận căn nhà là của vợ nên người chồng mất quyền đối với tài sản chung. Ông T. chung sống với bà K. từ năm 1976, có tổ chức lễ cưới nhưng không đăng ký kết hôn. Năm 2004, họ từng ra tòa ly hôn nhưng sau khi được tòa hòa giải thành thì họ đã quay về đoàn tụ. Ba năm sau, ông T. lại nộp đơn đòi ly hôn vợ. Tại phiên tòa sơ thẩm, ông T. hoảng hồn khi hội đồng xét xử xác định ông và bà K. không phải là vợ chồng. Bởi lẽ trước khi sống với bà K., ông đã chung sống và có con với người phụ nữ khác. Ông chưa ly hôn với bà này nên quan hệ giữa ông và bà K. là bất hợp pháp. TAND quận Gò Vấp không công nhận ông T. và bà K. là vợ chồng. Phúc thẩm vụ án hồi tháng 3-2008, TAND TP.HCM viện dẫn Thông tư số 690 năm 1960 của TAND tối cao và xác định quan hệ giữa ông T. và bà K. không vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Họ là vợ chồng hợp pháp. Vì đời sống chung của họ có mâu thuẫn trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được nên cấp phúc thẩm giải quyết cho họ được ly hôn. Luật buộc bảo hành 60 tháng nhưng hợp đồng mua bán nhà ghi bảo hành có 24 tháng. Mới đây, Công ty TNHH Thương mại Đất Phương Nam, chủ đầu tư tòa nhà, thông báo hết thời hạn bảo hành nhà vào ngày 30-4-2008. Những hư hỏng sau đó của các căn hộ sẽ do chủ sở hữu tự bỏ chi phí để sửa chữa. Tại buổi họp giữa hai bên sáng 18-1, ông Hoàng Nghĩa Long (phòng 1, lầu 6, lô B) cho biết nhiều thiết bị trong tòa nhà đã bị hư hỏng nhưng chưa được sửa chữa. Tường bị thấm nước, sơn tường tróc loang lổ, một số căn hộ hễ xả nước nhiều thì hệ thống thoát nước nghẹt ứ. “Phải kéo dài thời gian bảo hành tòa nhà để sửa chữa những hư hỏng trên. Chúng tôi mua nhà cao cấp mà phải chịu những hiện tượng như thế là không được” - ông Long nói. Nhiều người dân yêu cầu công ty phải bảo hành tòa nhà trong 60 tháng theo Luật Nhà ở dành cho cao ốc cao trên chín tầng. Ông Trần Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty Đất Phương Nam, giải thích thời điểm Luật Nhà ở có hiệu lực (từ ngày 1-7-2006) thì công ty ông đã xây dựng gần xong tòa nhà. Nhà thầu xây dựng và các công ty cung cấp thiết bị không đồng ý kéo dài thời hạn bảo hành công trình. Nếu như vậy, họ phải mua bảo hiểm công trình và thiết bị, chi phí kết cấu, xây dựng thiết bị điện cơ sẽ đội lên. Đến thời điểm Luật Nhà ở có hiệu lực, công ty đã ký hợp đồng bán nhà cho hơn 100 khách hàng. Những hợp đồng ký sau ngày 1-7-2006, công ty cũng thống nhất giữ lại điều khoản này. “Khách hàng ký hợp đồng thì phải tuân theo quy định của hợp đồng chứ không thể khác được” - ông Hùng khẳng định. Người dân cho rằng những thiết bị điện gia dụng, nước, đồ gỗ... thì có thể bảo hành trong 24 tháng như hợp đồng. Còn những hạng mục khác như hệ thống điện, nước, kết cấu tòa nhà phải được bảo hành 60 tháng. Tuy nhiên, ông Hùng cho rằng công ty chỉ bảo hành phần kết cấu của tòa nhà tức là cột, đà nhà chứ không phải là tất cả thiết bị, hệ thống liên quan đến căn hộ. “Hợp đồng ghi bảo hành trong 24 tháng nhưng những kết cấu căn nhà như hệ thống chịu lực, đà, tường... thì công ty sẽ bảo đảm cho chủ nhà từ 50 đến 100 năm chứ không phải năm hay 10 năm” - ông Hùng nói. Theo Điều 74 Luật Nhà ở, nội dung bảo hành nhà ở bao gồm khắc phục, sửa chữa, thay thế kết cấu nhà ở, thiết bị hư hỏng, khiếm khuyết hoặc khi vận hành sử dụng không bình thường không phải do lỗi của người sử dụng nhà gây ra. Còn chuyện thiết bị điện, cơ... kèm theo nhà chung cư trên chín tầng có phải bảo hành 60 tháng hay không thì chưa rõ. Căng bạt để… đòi nợ đối phương một tấm bạt thông báo việc khách hàng (Công ty Dầu nhớt Davina) chây ỳ không chịu thanh toán tiền biển quảng cáo cho một công ty quảng cáo. Tấm bạt này được căng ngay trên panô quảng cáo của Davina và chiếm đến một phần hai tấm panô. Vị trí căng bạt nằm ở đầu dốc cầu Chương Dương chạy xuống Nguyễn Văn Cừ, nằm bên phải đường theo hướng từ Hà Nội sang. Cách đòi nợ như thế có đúng pháp luật không? Theo ông T. (Việt kiều Mỹ), sau khi quen biết một thời gian, ông đã cho bà Tr. mượn tiền để mua đất, xây nhà. Nghĩ rằng nơi thân tình, ông không lập giấy tờ gì. Tuy nhiên, do chuyển tiền qua hệ thống ngân hàng nên ông có các giấy tờ liên quan cho thấy có việc giao nhận tiền giữa hai bên. Thời gian gần đây, ông đã đòi lại hơn 500 triệu đồng nhưng bà không đồng ý, buộc ông phải khởi kiện. Tại tòa bà Tr. cho rằng số tiền trên là do ông T. tự nguyện cho bà vì hai bên có quan hệ thân thiết, không phải tiền vay Tháng 9-2006, bà Dung mua một con chó Phú Quốc hai tháng tuổi. Tháng 3-2008, bà thuê doanh nghiệp của ông K. huấn luyện cho chó với chi phí 1 triệu đồng/tháng. Bà Dung đã đưa trước cho phía ông K. 2 triệu đồng. Bốn tháng sau, bà Dung được ông K. thông báo là chó của bà đã bị mất. Xót con chó cưng, bà khởi kiện ra TAND quận Thủ Đức yêu cầu tòa buộc ông K. bồi thường 100 triệu đồng. Bà Dung liệt kê năm khoản: Tiền mua chó 60 triệu đồng, tiền nuôi chó 27 triệu đồng, chi phí tiêm ngừa 3 triệu đồng, tiền huấn luyện chó 2 triệu đồng, tiền chăm sóc, đưa đón chó 8 triệu đồng. Đầu tháng 7-2010, TAND quận Thủ Đức xử sơ thẩm đã bác yêu cầu đòi bồi thường khoản tiền chăm sóc, đưa đón chó, chỉ chấp nhận bốn khoản còn lại với tổng số tiền buộc phía ông K. phải bồi thường cho bà Dung hơn 6 triệu đồng. Bà Dung kháng cáo. Tại phiên phúc thẩm hôm qua, bà Dung đã rút số tiền đòi bồi thường xuống còn 30 triệu đồng gồm: Tiền mua chó hơn 14 triệu đồng, tiền nuôi chó gần 11 triệu đồng… Theo tòa phúc thẩm, tòa đã tham khảo giá chó Phú Quốc loại hai tháng tuổi tại một số cơ sở thì có giá khoảng hơn 2 triệu đồng. Còn tiền nuôi chó tòa cũng đã tham khảo và đưa ra giá bình quân là 600.000 đồng/tháng… Tổg cộng, tòa buộc ông K. phải bồi thường 16,8 triệu đồng. Đặc trưng của chó Phú Quốc - Bộ lông sát và ngắn. - Có xoáy trên lưng. - Chân có màng vịt, bơi giỏi. - Lưỡi có màu đen hoặc vài đốm đen kịt. - Trên trán có những nếp nhăn, hai tai dựng thẳng, đuôi cong ngược lên sống lưng kiểu “quắc cần câu”. - Thích săn thú và săn rất giỏi. - Khôn và rất hung dữ nhưng lại rất trung thành với chủ. Chủ nhà đòi kiện văn phòng công chứng Công chứng viên không phát hiện bất thường do dấu vân tay trên CMND giả trùng khớp với kết quả lăn tay người đóng vai chủ nhà. Trường hợp làm giả giấy tờ để đi công chứng hợp đồng bán căn nhà 80/22 Đặng Văn Ngữ, phường 10, quận Phú Nhuận (TP.HCM) do bà Nguyễn Thị Huệ làm chủ sở hữu. Thông tin thêm với PV, bà Huệ cho biết: Từ ngày 21-9 đến 24-10-2012, bà có việc sang Mỹ nên không có mặt ở nhà trên. Trong thời gian này, người thuê nhà của bà sử dụng nhà và người này đã có nhiều thủ đoạn tinh vi để lừa bán căn nhà của bà. CMND hệt như thật Ngoài giấy tờ nhà bản chính mà trước đó vờ hỏi mua nhà để đánh tráo, phía người thuê nhà còn làm giả giấy CMND, hộ khẩu, giấy chứng nhận độc thân mang tên bà Huệ và đóng vai bà Huệ đi công chứng hợp đồng bán nhà. Mặt trước giấy CMND ghi đúng các thông tin về bà Huệ nhưng dán ảnh của bà thuê nhà. Mặt sau CMND in dấu vân tay, các dấu vết riêng của bà thuê nhà và thời điểm cấp là gần đây với tên người ký là giám đốc Công an TP.HCM đương thời. Cho rằng Văn phòng công chứng Gia Định không xác minh kỹ càng khi công chứng hợp đồng mua bán nhà trên khiến cho gia đình chịu nhiều thiệt thòi, bà Huệ đang nhờ luật sư tư vấn để khởi kiện văn phòng này. Theo bà, việc mua bán còn có một chi tiết đáng ngờ mà văn phòng lại không nhận ra. Đó là có đến hai hợp đồng mua bán nhà: Hợp đồng một ký ngày 9-10 ghi giá 1,8 tỉ đồng; hợp đồng hai ký sau một tuần ghi giá 3 tỉ đồng (sau khi hợp đồng một bị hủy). Sẽ bồi thường khi có án tòa Làm việc với PV, ông Trần Quốc Phòng, Trưởng Văn phòng công chứng Gia Định, giải thích: “Trong quá trình tiến hành công chứng hợp đồng mua bán nhà nêu trên, các bên tham gia giao dịch đã đồng ý ký tên, lăn tay vào hợp đồng trước sự chứng kiến của công chứng viên (CCV). CCV đã đối chiếu toàn bộ giấy tờ nhà với CMND bản chính do người bán xuất trình (sau này mới biết không phải là bà Huệ) và kiểm tra dấu vân tay thì thấy trùng khớp. Trước khi phát hành hồ sơ, CCV còn đối chiếu lại lần nữa và không thấy có dấu hiệu bất thường. Sở dĩ có hai hợp đồng là do ngày 17-10, người mua và người bán đề nghị lập văn bản hủy hợp đồng chuyển nhượng 1,8 tỉ đồng, đồng thời yêu cầu ký lại hợp đồng với giá tăng lên 3 tỉ đồng. Nhận thấy yêu cầu này không trái với quy định pháp luật nên văn phòng đã thực hiện đúng quy trình hủy và lập hồ sơ ký lại hợp đồng chuyển nhượng. Biến tiền đặt cọc thành tiền mua đất Hơn năm năm trước, bà H. (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) mua một mảnh đất của vợ chồng ông C. với giá 350 triệu đồng. Hai bên thống nhất, bà H. đặt cọc trên 200 triệu đồng, sẽ thanh toán hết khi đã nhận được giấy tờ đất. Bên bán sẽ đền cọc gấp đôi nếu vi phạm thỏa thuận… Theo bà H., một thời gian sau, vợ chồng ông C. không chịu thực hiện nghĩa vụ như đã cam kết nên bà kiện đòi tiếp tục hợp đồng, nếu không thì phải bồi thường thiệt hại theo giá đất thị trường... Phía ông C. giải thích, số tiền trên 200 triệu đồng trên là ông mượn bà này chứ không phải là tiền mua bán đất. Tuy nhiên, hai bên lại thể hiện bằng hợp đồng mua bán. Khi đến hạn, vợ chồng ông nhiều lần gọi bà H. đến để trả nợ nhưng bà không tới lấy tiền mà kiện ông ra tòa. Do đó, vợ chồng ông không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà H. Xử sơ thẩm đầu năm 2006, TAND huyện Nhơn Trạch đã bác khai nại của bên bán vì không có chứng cứ chứng minh việc mượn tiền. Tòa chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà H., buộc bên bán phải trả cho bà gần 3 tỉ đồng (giá trị đất theo giá thị trường tại thời điểm xét xử) vì không tiếp tục hợp đồng. Tòa nhận định bà H. đã giao trên 200 triệu đồng cho bên bán, chiếm hơn 3/4 giá trị hợp đồng chuyển nhượng đất. Điều này cho thấy khoản tiền trên mang ý nghĩa ở giai đoạn thanh toán hợp đồng chứ không phải là khoản tiền đặt cọc. Do đó, không thể cho rằng đây là tiền cọc để xử lý bồi thường gấp đôi như đôi bên đã thỏa thuận… Xử phúc thẩm sau đó, TAND tỉnh Đồng Nai cũng giữ nguyên quan điểm trên của bản án sơ Ngay sau đó, ông C. làm đơn khiếu nại nhiều nơi vì cho rằng các bản án xử không đúng. Cuối năm 2006, TAND Tối cao có công văn trả lời ông, nhận định bản án của cấp sơ thẩm và phúc thẩm là có căn cứ pháp luật. Vẫn không đồng ý, ông lại khiếu nại đến nhiều cơ quan tại địa phương. Kiện đòi tiền nuôi người yêu ăn học Tốt nghiệp đại học, cô gái chia tay người yêu. Chàng trai liền khởi kiện đòi lại số tiền đã lo cho vợ sắp cưới ăn học suốt nhiều năm qua... Tình yêu của anh Tam và chị Hòa (huyện Tân Uyên, Bình Dương) được gia đình hai bên ủng hộ. Sau lễ đính hôn, phía chị Hòa đặt vấn đề với anh Tam “lo giùm phần vật chất” cho chị ăn học đại học tại TP HCM, sau này tốt nghiệp ra trường thì sẽ tổ chức đám cưới. Anh đã bỏ tiền mua máy tính, điện thoại di động cho chị và lo luôn chi phí một số khoản ăn học khác sau này. Chị và mẹ của Hòa “còn phải ký vào một bản tường trình do phía gia đình anh viết sẵn là đã nhận gần 34 triệu đồng lo ăn học của anh và sẽ thanh toán hết cho anh vào cuối năm 2006”. Đòi mãi không được, anh gửi đơn nhờ TAND huyện Tân Uyên phân xử. Xử sơ thẩm, TAND huyện Tân Uyên nhận định yêu cầu khởi kiện của anh là có cơ sở. Cụ thể, anh Tam nói đã đưa tiền cho chị Hòa để lo ăn học và chị cũng không chối rằng đã nhận tiền... Cuối cùng, tòa tuyên buộc mẹ con chị Hòa phải liên đới trả lại cho anh Tam gần 30 triệu đồng. Sau phiên xử, mẹ con chị Hòa kháng cáo, không chấp nhận việc trả lại tiền. TAND tỉnh Bình Dương nhận định việc anh Tam khởi kiện yêu cầu mẹ con chị Hòa phải trả lại tiền (theo cam kết trong bản tường trình giữa năm 2006) là nhằm yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự chứ không phải là kiện đòi tài sản như cấp sơ thẩm xác định. Tuy nhiên, cấp sơ thẩm đã đúng khi kết luận chị nhận của anh gần 30 triệu đồng. Phía chị Hòa nại rằng “do bị áp lực từ gia đình anh nên mới nhận khống số tiền trên trong bản tường trình giữa năm 2006” là không có cơ sở bởi không đưa ra được bất cứ chứng cứ nào chứng minh. Từ đó, tòa phúc thẩm đã chấp nhận kháng cáo của mẹ chị Hòa, không buộc bà phải liên đới trả tiền mà trách nhiệm này chỉ do một mình chị Hòa đảm nhận. Năm năm chưa xử vì bị đơn khiếu nại kết quả giám định Theo đơn khởi kiện của ông Trần Sơn Tây Casimir Thông (quốc tịch Pháp), năm 2006, công trình xây dựng nhà của bà HTLH trên đường Phan Tôn (phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM) đã làm căn nhà của ông bị sạt lở. Sau đó, hai bên ra UBND phường để giải quyết nhưng không đạt được thỏa thuận. Khi nhà của ông Thông bị hư hại nặng, UBND phường đã ra văn bản đề nghị ông di dời. Ông Thông yêu cầu bà H. chi trả chi phí di dời và tiền thuê nhà nhưng bà H. không chịu, cho rằng ông… vẫn có thể ở trong căn nhà đó. Bất bình, ông Thông khởi kiện, yêu cầu bà H. bồi thường thiệt hại toàn bộ căn nhà cũng như chi phí di dời và tiền thuê nhà. Tháng 10-2008, vụ kiện này đã được TAND TP.HCM thụ lý. Tuy nhiên, đến nay sau gần năm năm, tòa vẫn chưa xét xử vì phía bị đơn liên tục khiếu nại kết quả giám định thiệt hại. Cụ thể, sau khi thụ lý, tòa để các bên chọn công ty giám định thiệt hại. Theo yêu cầu của nguyên đơn, một công ty giám định đưa ra hai phương án: Nếu khắc phục thiệt hại thì chi phí sửa chữa nhà là 2,9 tỉ đồng, nếu xây mới nhà là 2,95 tỉ đồng. Nhận kết quả, bị đơn khiếu nại. Để công bằng, tòa cho chính bị đơn chọn công ty giám định khác. Lần này công ty giám định do bị đơn chọn có kết quả là chi phí khắc phục thiệt hại khoảng 2,3 tỉ đồng. Bị đơn tiếp tục không chịu, tiếp tục khiếu nại. Quá mệt mỏi vì phải chờ đợi, phải ở nhà thuê, ông Thông kiến nghị tòa đưa vụ án ra xử và nếu cần thiết thì bổ sung kết quả giám định chứ không thể chờ đợi thêm một lần giám định nào nữa. Bởi theo ông, dù có giám định lần nữa thì bị đơn cũng sẽ khiếu nại nữa nhằm kéo rê vụ án. Theo thẩm phán giải quyết vụ án, tòa cũng đang rối về phần giám định thiệt hại bởi hai bên không tìm được tiếng nói chung. Sắp tới, tòa sẽ mời ba bên (nguyên đơn, bị đơn, công ty giám định) lên để làm việc về kết quả giám định. Nếu các bên vẫn không thỏa thuận được, tòa sẽ đưa vụ án ra xử. Trao đổi, TS Lê Minh Hùng (Trường ĐH Luật TP.HCM) nhận xét: Quyền yêu cầu giám định là quyền của đương sự nhưng quyền quyết định vẫn thuộc về tòa. Nếu xử sơ thẩm mà các bên không đồng ý thì kháng cáo, trong quá trình xử phúc thẩm, cấp phúc thẩm có thể trưng cầu giám định lại sẽ hợp lý hơn. Một vụ án về bản chất đã rõ, chỉ vì bị đơn liên tục khiếu nại kết quả giám định mà vi phạm thời hạn tố tụng, phải bắt nguyên đơn chờ đợi mỏi mòn thì cần phải xem xét lại. Bình Dương: Tranh chấp “tách” và “cốc” Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã phạt Công ty TNHH Gold Roast Việt Nam (Gold Roast) do dùng hình cái tách màu đỏ trên bao bì sản phẩm cà phê gây nhầm lẫn với cái cốc của một công ty khác. Tòa án tỉnh này cũng cho rằng Gold Roast đã vi phạm quyền sở hữu công nghiệp. Hiện công ty này đang kháng cáo phán quyết trên của tòa. Theo hồ sơ, trước năm 2006, Công ty Société des Produits Nestlé (Nestlé) đã tung ra thị trường sản phẩm cà phê sữa uống liền mang hình cái cốc đỏ có viền vàng. Ngay sau đó, công ty này phát hiện Gold Roast cũng có loại sản phẩm tương tự có in hình cái tách đỏ trên bao bì. Tháng 10-2006, Nestlé đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) thẩm định xem nhãn hiệu hình cái tách đỏ của Gold Roast có vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của Nestlé hay không. Nửa tháng sau, Cục phúc đáp Gold Roast sử dụng cái tách đỏ là gây nhầm lẫn với cái cốc đỏ đã được bảo hộ của Nestlé. Dựa vào kết luận trên, Nestlé yêu cầu Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ xử lý hành vi vi phạm của Gold Roast. Vì không thuộc thẩm quyền nên nơi này đã chuyển hồ sơ cho Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương xử lý. Cuối năm 2007, Thanh tra Sở kết luận Gold Roast đã có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đầu năm 2008, chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã phạt Gold Roast 100 triệu đồng và buộc công ty này “loại bỏ các yếu tố vi phạm” trên bao bì sản phẩm cà phê sữa uống liền. Cho rằng bị phạt oan và để chứng minh mình không sao chép hình ảnh trên của Nestlé, Gold Roast liền nhờ Viện Nghiên cứu sở hữu trí tuệ (thuộc Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) thẩm định lại. Một thời gian sau, viện này kết luận dấu hiệu tách cà phê màu đỏ trên sản phẩm của Gold Roast không có khả năng gây nhầm lẫn với cốc đỏ của Nestlé. Bởi theo viện này, người tiêu dùng nói rằng hình dáng giữa cái cốc và cái tách khác nhau (một cái hình trụ tròn, cái kia không tròn đều; một cái cao, một cái thấp...) cộng thêm các yếu tố chuyên môn nữa nên khó có thể gây ra sự nhầm lẫn. Có được kết luận của Viện Nghiên cứu sở hữu trí tuệ, Gold Roast đã kiện quyết định xử phạt của chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương ra Tòa hành chính. Gold Roast còn dẫn giải thêm từ năm 1996, sản phẩm của công ty này đã được nhập vào Việt Nam từ Singapore, có sử dụng hình ảnh cái tách màu đỏ trên bao bì. Đến năm 2001, Gold Roast có nhà máy sản xuất tại Việt Nam và tiếp tục sử dụng hình ảnh này. Nestlé chỉ đăng ký bảo hộ hình ảnh cái cốc đỏ tại Việt Nam từ năm 2004. Vì thế, Gold Roast sử dụng hình ảnh cái cốc đỏ là ngay tình, không hề vi phạm quyền sở hữu trí tuệ như văn bản của Cục Sở hữu trí tuệ. Gold Roast còn bảo nếu cho rằng công ty này vi phạm, tỉnh cũng không được quyền phạt tiền vì thời hiệu phạt tiền đã hết (vì họ sử dụng hình ảnh này gần 10 năm). Thụ lý vụ án, TAND tỉnh Bình Dương đã trưng cầu giám định vì kết luận của Cục Sở hữu trí tuệ và Viện Nghiên cứu sở hữu trí tuệ không phải là văn bản giám định. Đầu tiên, tòa trưng cầu ở một viện nghiên cứu nhưng nơi này bảo rằng mình không có chức năng giám định vụ việc trên. Tiếp đến, tòa nhờ Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh nhưng nơi này cũng “bó tay” vì nằm ngoài khả năng giám định của cấp tỉnh. Tòa nhờ Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) thì viện này cũng lắc đầu do không thuộc lĩnh vực của mình. Không có cơ quan nào giám định, trong khi hai cơ quan chuyên môn có ý kiến khác nhau, tòa án tỉnh quyết định lấy kết luận của Cục Sở hữu trí tuệ (cho rằng Gold Roast vi phạm) để làm căn cứ xử lý. Tòa nhận định công văn của Cục là kết luận về hành vi vi phạm của Gold Roast nên chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương xử phạt Công ty Gold Roast là có căn cứ. Vì thế, tòa bác đơn kiện, giữ nguyên quyết định xử phạt của chủ tịch tỉnh. Chị em bà T. gồm bốn người: ba gái, một trai. Sinh thời, cha mẹ họ tạo lập được một căn nhà tại TP Biên Hòa, Đồng Nai. Mẹ họ mất năm 1987, cha họ mất năm 1992 và đều không để lại di chúc. Sau khi người em trai qua đời năm 1995, vợ em trai (tức em dâu bà T.) tiếp tục quản lý tài sản. Tháng 4-2008, chị em bà T. nộp đơn kiện em dâu ra tòa để đòi chia căn nhà vì cho rằng đây là di sản do cha mẹ để lại. Theo họ, do thời hiệu khởi kiện chia thừa kế đã hết nên di sản của cha mẹ trở thành tài sản chung của các đồng thừa kế. Dù thừa nhận căn nhà do cha mẹ chồng tạo dựng nhưng, người em dâu không đồng ý chia tài sản. Bà cho biết sau khi chồng mất, mẹ con bà vẫn tiếp tục quản lý, căn nhà. Trong quá trình sử dụng, mẹ con bà đã sửa chữa gần như toàn bộ căn nhà. Năm 2000, ba người chị chồng đã ký cam kết giao nhà cho bà quản lý sử dụng và đăng ký kê khai quyền sử dụng đất. Sơ thẩm vụ án vào tháng 4-2009, TAND TP Biên Hòa viện dẫn Nghị quyết số 02 năm 2004 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao để bác đơn kiện chia tài sản chung. Theo cấp sơ thẩm, nguyên đơn không xuất trình được văn bản mà các đồng thừa kế xác nhận không có tranh chấp và thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia. Tại phiên xử phúc thẩm hồi tháng 8-2009, TAND tỉnh Đồng Nai cũng từ chối chia tài sản. Cấp phúc thẩm cho rằng giấy xác nhận của các đồng thừa kế rằng tài sản chung chưa chia chỉ có chữ ký của ba người chị chồng. Người em dâu ký không thừa nhận, không ký vào tờ xác nhận này. Không tòa nào chịu xử 20-07-2009 22:54:56 GMT +7 HỒNG TÚ Tháng 7-2007, gia đình ông C. thế chấp tài sản cho Công ty D. để vay ít tiền. Sau đó, Công ty D. đề nghị ông C. dùng giấy tờ đã thế chấp cho công ty bảo lãnh cho công ty vay vốn tại ngân hàng. Tuy nhiên, quá trình lập hợp đồng bảo lãnh thế chấp thì bên được nhận bảo lãnh lại là Công ty H. Trên cơ sở đó, Công ty H. đã lập hợp đồng vay vốn. Ít lâu sau, ông C. phát hiện nên kiện ngân hàng ra TAND quận 1 (TP.HCM) để hủy hợp đồng bảo lãnh vay vốn trên. Sau khi nghiên cứu vụ án, TAND quận 1 cho rằng hợp đồng dân sự về thế chấp tài sản có liên quan chặt chẽ đến hợp đồng vay vốn kinh doanh giữa ngân hàng với Công ty H. Tranh chấp hợp đồng vay vốn lại thuộc thẩm quyền xét xử của TAND TP.HCM nên TAND quận 1 đã chuyển vụ án cho TAND TP xử lý. Ngày 13-10-2008, TAND TP thụ lý vụ án. Nhưng sau đó, tòa nhận định ông C. là một cá nhân, khởi kiện ngân hàng là một pháp nhân về hợp đồng thế chấp tài sản bảo lãnh cho một hợp đồng vay vốn khác mang tính chất lợi nhuận. Nhưng bản thân hợp đồng thế chấp lại không mang mục đích lợi nhuận. Cạnh đó, giao dịch thế chấp của ông C. không phải là hoạt động kinh doanh thương mại. Hợp đồng vay giữa Công ty H. với ngân hàng cũng không xảy ra tranh chấp nên chưa phát sinh tranh chấp về kinh doanh thương mại. Từ những lý do đó, cuối năm 2008, TAND TP đã chuyển trả vụ kiện lại cho TAND quận 1. Không đồng ý, ngày 20-5-2009, TAND quận 1 tiếp tục chuyển trả lại hồ sơ cho TAND TP với lý do tương tự như đã nêu trước đó. Đòi tài sản là tranh chấp gì? Theo đơn khởi kiện của ông Đ., trước đây ông đã mua hai mảnh đất có trồng cà phê và cây ăn trái. Trên hai mảnh đất còn có hai ngôi nhà gỗ, một ngôi nhà tạm và hai giếng nước. Sau đó, vì phải đi xa làm việc, ông đã nhờ gia đình người chị trông coi nhà cửa, vườn tược. Đầu năm 2007, ông nghe tin gia đình người chị đã đăng ký quyền sử dụng đất và tặng mảnh vườn cho con gái nên đã đòi gia đình người chị phải trả lại. Do vậy, ông đã khởi kiện ra TAND huyện Krông Năng (Dăk Lăk) yêu cầu gia đình người chị phải trả lại số tài sản trên, bao gồm quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Trong quyết định đưa vụ án ra xét xử, tòa án huyện xác định tranh chấp trên là “tranh chấp quyền sử dụng đất”. Tuy nhiên, khi xét xử sơ thẩm (lần một), tòa lại nhận định đây là “tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản trên đất”. Sau khi bị kháng cáo, cấp phúc thẩm nhận định trong quyết định đưa vụ án ra xét xử là “tranh chấp quyền sử dụng đất”. Thế nhưng khi ra bản án, tòa lại xác định là “tranh chấp tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất”. Bản án phúc thẩm này đã hủy án sơ thẩm để đưa về cấp sơ thẩm xét xử lại theo thủ tục chung. Án quay về tòa án huyện thì một lần nữa, Thẩm phán thụ lý cho rằng tranh chấp này là “tranh chấp hợp đồng gửi giữ tài sản” chứ không phải là tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản trên đất. Còn trong một số văn bản gửi cho cơ quan chức năng về những vấn đề liên quan đến vụ án, tòa lại nhận định đây là tranh chấp “kiện đòi lại tài sản”. Hà Nội: Kinh hoàng quan tài treo trước ban công Mấy ngày qua, người dân không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh chiếc quan tài với hương khói nghi ngút được đặt tại ban công tầng 2 số nhà 63 Bùi Thị Xuân (Hà Nội). Chiếc quan tài với hương khói nghi ngút tại số nhà 63 Bùi Thị Xuân. Ảnh: PV PV Tháng 4-2009, TAND quận 11 (TP.HCM) nhận được đơn của ông THĐ yêu cầu tòa tuyên bố em gái của mình đã chết. Cụ thể, ông Đ. cho tòa biết trước năm 1975, cha ông khai với chính quyền chế độ cũ rằng có thêm một người con là bà P. để tránh đi lính. Nay ông nhờ tòa tuyên bố người em gái khai thêm không có thật này đã chết để ông có đủ hồ sơ pháp lý để làm thủ tục phân chia di sản thừa kế cha mẹ để lại với các anh chị em khác trong nhà. Bị truy nã có được xác định mất tích? Mới đây, bà M. đã gửi đơn ra TAND quận X (TP.HCM) yêu cầu tuyên bố người chồng của bà mất tích. Theo bà, trước đây chồng bà cùng một số người khác thực hiện nhiều vụ cướp giật tài sản, bị công an truy bắt. Sợ phải vào tù, chồng bà đã gom sạch tài sản quý giá trong nhà rồi bỏ đi biệt tăm. Gần năm năm nay, chồng bà không hề liên lạc gì với gia đình. Hiện chồng bà vẫn đang bị truy nã. VỤ KIỆN ĐÒI BỒI THƯỜNG SỨC KHỎE ĐẾN NĂM 2050 Nguyên đơn chỉ được bồi thường hơn 520 triệu đồng TAND quận Tân Bình (TP.HCM) vừa chấp nhận một phần yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm của phía ông Nguyễn Quang Huyền. Buộc bị đơn Huỳnh Anh Tấn (đang thụ án tù) phải bồi thường hơn 520 triệu đồng cho các khoản thu nhập bị mất, tập vật lý trị liệu... Suốt các phiên tòa trước, đại diện nguyên đơn khăng khăng đòi bị đơn phải bồi thường thiệt hại đến năm 2050 (năm nguyên đơn được 80 tuổi, bớt ba tuổi theo tuổi thọ trung bình người VN). Đến phiên tòa này, HĐXX giải thích cho phía nguyên đơn hiểu là chỉ được bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại thực tế đã xảy ra. Vì vậy phía nguyên đơn chỉ yêu cầu bồi thường các khoản chi phí tính từ khi tai nạn xảy ra đến thời điểm xét xử sơ thẩm và tòa đã tuyên án như trên. Như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, chiều 30-11-2006, ngã ba Cách Mạng Tháng Tám - Bắc Hải (quận Tân Bình) bị kẹt xe nên ông Huyền ra điều tiết lưu thông. Bạn gái Tấn không tuân theo sự điều tiết, bị ông Huyền đánh. Nghe bạn gái kể lại, tối đó Tấn chở bạn gái đi tìm ông Huyền “hỏi chuyện”. Trong lúc đánh nhau, Tấn làm rơi cây sắt và bạn gái Tấn nhặt cây sắt đánh ông Huyền. Sau đó, Tấn và bạn gái định bỏ đi thì ông Huyền chạy theo kéo xe máy làm bạn gái Tấn té ngã bất tỉnh. Tấn liền nhặt cây gỗ đánh ngang đầu ông Huyền làm ông này bất tỉnh tại chỗ. Theo kết quả giám định, ông Huyền bị thương tật 81% vĩnh viễn nên Tấn bị khởi tố, truy tố về tội cố ý gây thương tích. Tháng 4-2008, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã phạt Tấn 12 năm tù. Tòa tách yêu cầu cấp dưỡng của phía ông Huyền ra thành một vụ kiện khác. Tháng 9-2009, TAND quận 10 đã tuyên ông Huyền mất năng lực hành vi dân sự. Hai tháng sau, người giám hộ theo pháp luật của ông Huyền đã khởi kiện ra TAND quận Tân Bình, đòi Tấn và bạn gái liên đới bồi thường 6,2 tỉ đồng (gồm các khoản lắp vỏ não, tập vật lý trị liệu, mất thu nhập, phụ cấp nuôi mẹ, tiền thuốc, tiền ăn, tiền thuê nhà, tiền thuê người chăm sóc…). Trong khi đó, Tấn khai là không có tài sản gì, đồng thời làm văn bản từ chối quyền thừa kế di sản khi cha mẹ qua đời. Theo TAND quận Tân Bình, Tấn là người trực tiếp gây thương tích cho ông Huyền nên mới là người có trách nhiệm bồi thường. Còn bạn gái Tấn không trực tiếp gây ra thương tích nên không có trách nhiệm liên đới. Về chi phí phẫu thuật và tiền mua dụng cụ vật lý trị liệu, tòa không xét bởi phía nguyên đơn không nêu rõ từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra và không có chứng từ hợp lệ. Về khoản trợ cấp nuôi mẹ, tòa cho rằng đây là tranh chấp về bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm quy định tại Điều 609 BLDS nên việc nguyên đơn yêu cầu cấp dưỡng cho mẹ không thuộc trường hợp quy định tại điều luật này. Về tiền công chăm sóc, tòa tham khảo giá tại công ty dịch vụ điều dưỡng săn sóc thì chi phí chăm sóc một người mất khả năng lao động, tỉ lệ thương tật 81% vĩnh viễn như ông Huyền là 300.000 đồng/ngày. Như vậy số tiền phía nguyên đơn yêu cầu (5 triệu đồng/tháng) thấp hơn số tiền thực tế nên tòa chấp nhận. Ngoài ra, tòa không xem xét yêu cầu tính trượt giá đối với các khoản tiền phía nguyên đơn đã bỏ ra điều trị, chăm sóc...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét