ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ (đầy đủ 10 chương, kèm gợi ý trả lời) PHẦN I. LÝ THUYẾT: SV trả lời đúng, sai các nhận định sau, nêu căn cứ pháp luật và giải thích ngắn gọn. CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CHƯƠNG 2. CHỦ THẾ QUAN HỆ PHÁP LUẬT TTDS 1. Khái niệm việc dân sự? Cho ví dụ việc dân sự? Khái niệm vụ án dân sự? Cho ví dụ vụ án dân sự? Khái niệm vụ việc dân sự? Nêu sự khác nhau cơ bản giữa vụ án dân sự và việc dân sự? Gợi ý chung: a. Ví dụ vụ án dân sự: A cho B vay tiền, hẹn 1 tháng trả. Đến hạn B k trả. A khởi kiện B ra tòa yêu cầu trả tiền. A đóng tạm ứng án phí, Tòa án vào sổ thụ lí vụ án, phân công thẩm phán, thư kí phụ trách. b. Ví dụ việc dân sự: Chồng bỏ nhà ra đi biệt tích, vợ yêu cầu tuyên bố chồng chết. Điều 74 BLDS: Biệt tích 6th thông báo tìm kiếm. Điều 78 BLDS: Biệt tích 2 năm trở lên tuyên bố mất tích. Điều 81 BLDS: Tuyên bố chết trong t/hợp: a) Sau 3năm kể từ ngày t/bố mất tích b) Biệt tích trong war, sau 5năm kể từ khi war kết thúc c) sau 1 năm kể từ khi kết thúc tai nạn, thảm họa d) biệt tích 5 năm liền. c. Sự khác nhau cơ bản: vụ án có tranh chấp, việc dân sự không có tranh chấp. d. Khái niệm vụ việc dân sự chỉ cho vụ án dân sự + việc dân sự. e. Từ dân sự trong khái niệm vụ việc dân sự: dân sự + hôn nhân gia đình + kinh doanh, thương mại + lao động. 2. Chủ thể tiến hành tố tụng bao gồm? Cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm? Người tiến hành tố tụng bao gồm? Theo Điều 39 BLTTDS 2004 (sđ, bs) 2011). a. Chủ thể tiến hành tố tụng gồm: cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. b. Cơ quan tiến hành tố tụng gồm: TAND + VKSND c. Người tiến hành tố tụng gồm: Chánh án TAND, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân, Kiểm sát viên. 3. Thành phần HĐXX trong vụ án dân sự: Điều 52 BLTTDS 2004 (sđ, bs) 2011 a. HĐXX sơ thẩm: 1 thẩm phán và 2 Hội thẩm nhân dân; hoặc 2 thẩm phán 3 Hội thẩm nhân dân trong trường hợp đặc biệt. b. HĐXX phúc thẩm: 3 thẩm phán. 4. Người tiến hành tố tụng trong việc dân sự: Theo Điều 55 BLTTDS 2004 (sđ, bs) 2011, không chia theo giai đoạn sơ thẩm hay phúc thẩm. a. 3 thẩm phán: K5 Điều 26, K6 Điều 28, Khoản 2, 3 Điều 30, Điều 32 BLTTDS 2004 (sđ, bs) 2011; và việc xét kháng cáo, kháng nghị. b. 1 thẩm phán: các trường hợp còn lại. 5. Người tham gia tố tụng bao gồm: a. Đương sự: Điều 56 – 62 BLTTDS 2004 (sđ, bs) 2011 b. Người tham gia tố tụng khác: i. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự: Điều 63, 64 BLTTDS 2004 (sđ, bs) 2011 và Điều 18 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao ii. Người làm chứng: Điều 65, 66 BLTTDS 2004 (sđ, bs) 2011; Điều 20 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao. iii. Người giám định: Điều 67, 68, 71, 72 BLTTDS 2004 (sđ, bs) 2011. iv. Người phiên dịch: Điều 69, 70, 71, 72 BLTTDS 2004 (sđ, bs) 2011 v. Người đại diện: Điều 73 – 78 BLTTDS 2004 (sđ, bs) 2011; Điều 21, 22 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao. 6. Đương sự bao gồm? nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (Điều 56 BLTTDS 2004 (sđ, bs) 2011). 7. Tòa án cấp nào thực hiện đầy đủ việc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm? Tòa án nhân dân cấp tỉnh, căn cứ: Điều 28 Luật tổ chức TAND 2002. 8. Thẩm quyền giám đốc thẩm? Tái thẩm? xem Điều 291, 310 BLTTDS 2004 (sđ, bs) 2011. 9. Kể tên các nguyên tắc đặc thù của ngành luật TTDS? Nêu căn cứ pháp lý và nội dung chính của các nguyên tắc này. Nhóm các NT đặc thù (riêng biệt) của luật tố tụng dân sự, gồm: - NT quyền quyết định và tự định đoạt của các đương sự (Điều 5); - NT cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Điều 6); - NT hòa giải trong tố tụng dân sự (Điều 10). a/ NT quyền quyết định và tự định đoạt của các đương sự (Điều 5); - Các đương sự có quyền lựa chọn phương thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. - Khi đã khởi kiện, đương sự có quyền đưa ra yêu cầu, thay đổi, bổ sung yêu cầu (trừ quy định tại Điều 218 BLTTDS 2004 (sđ, bs) 2011 phải có giới hạn, không nằm ngoài vấn đề hòa giải), rút yêu cầu (trừ Điều 219, Điều 269 BLTTDS 2004 (sđ, bs) 2011), có quyền thỏa thuận với nhau nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội (Điều 220 BLTTDS 2004 (sđ, bs) 2011), có quyền kháng cáo (Điều 243 BLTTDS 2004 (sđ, bs) 2011), có quyền thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo (trừ Điều 256), có quyền yêu cầu thi hành án (Điều 7 Luật thi hành án). b/ NT cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Điều 6); - Đương sự có nghĩa vụ chứng minh. 1) Nguyên đơn: Điều 56 2) Bị đơn có yêu cầu phản tố: Điều 176 3) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập: Điều 177 - Đương sự phản đối yêu cầu của đương sự khác có nghĩa vụ chứng minh yêu cầu đó là có căn cứ (Điều 79, k2). - Phương thức chứng minh của đương sự: 1) Thu thập chứng cứ 2) Cung cấp chứng cứ 3) Trình bày nội dung, nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, tranh chấp; trình bày về việc đánh giá chứng cứ và đề xuất về hướng giải quyết vụ án. 4) Trong trường hợp đương sự không thể thu thập được chứng cứ thì đề nghị Tòa án thu thập chứng cứ.J c/ NT hòa giải trong tố tụng dân sự (Điều 10). - Hòa giải tại Ủy ban nhân dân: ngoài tố tụng - Bắt buộc hòa giải trước khi xét xử sơ thẩm. Tòa án có trách nhiệm hướng dẫn các đương sự thương lượng, thỏa thuận về những nội dung tranh chấp, mâu thuẫn, trừ những vụ án dân sự không được hòa giải (Điều 181 BLTTDS 2004 (sđ, bs) 2011) và những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được (Điều 182). - Đối với tranh chấp quyền sử dụng đất, trước khi khởi kiện, đương sự phải yêu cầu UBND cấp xã hòa giải (Điều 135). 10. Thi hành án dân sự có phải là cơ quan tiến hành tố tụng không? Tại sao? a. Điều 39 BLTTDS 2004 (sđ, bs 2011) xác định cơ quan tiến hành tố tụng chỉ bao gồm Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân. b. Các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự đã được rút bỏ khỏi BLTTDS 2004 (sđ, bs 2011) hiện hành, được ban hành riêng trong Luật Thi hành án dân sự năm 2008 , có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009. 11. Vụ án dân sự bắt buộc phải có ít nhất 02 bên tham gia tố tụng? a. Đúng, gồm nguyên đơn và bị đơn. 12. Việc dân sự bắt buộc có ít nhất 02 bên tham gia tố tụng? a. Sai, chỉ có bên yêu cầu và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. 13. Đương sự bắt buộc phải là người đủ 18t, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ? sai, xem quy định: điều 57 Bộ luật TTDS 2004 (sđ, bs 2011) và Nghị quyết 03/2006. 14. Tòa án phải tiến hành hòa giải tất cả các tranh chấp do Tòa án thụ lý. Sai, xem chi tiết: a. Những vụ án dân sự không được hòa giải: Điều 181 BLTTDS 2004 (sđ, bs) 2011 và Điều 15 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao. b. Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được: Điều 182 BLTTDS 2004 (sđ, bs) 2011 và Điều 16 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao. 15. Đương sự là người dân tộc đương nhiên được quyền sử dụng tiếng dân tộc của mình tại phiên tòa. Đúng nhưng phải có người phiên dịch: Điều 20 BLTTDS 2004 (sđ, bs) 2011. 16. Người hạn chế năng lực hành vi không được làm người làm chứng. Sai, pháp luật không cấm người hạn chế năng lực hành vi làm người làm chứng, Điều 65 BLTTDS 2004 (sđ, bs) 2011. 17. Người làm chứng được triệu tập 2 lần hợp lệ không đến tòa án sẽ bị tòa án dẫn giải. Sai, pháp luật không quy định mấy lần: K8 Điều 66 và K2 Điều 20 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao. 18. Người làm chứng phải viết lời cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ. Sai, K3 Điều 20 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao. Lời cam đoan này do thư ký ghi trong biên bản lấy lời khai và biên bản phiên tòa. 19. Khi có đương sự không nói được Tiếng Việt, Tòa án sẽ mời người phiên dịch. Sai, k nói được k có nghĩa là k viết, đọc được TV, Điều 69 Bộ luật TTDS 2004 (sđ, bs 2011). 20. Người đại diện theo ủy quyền ở cấp sơ thẩm đương nhiên được tham gia tố tụng tại cấp phúc thẩm. Sai, phải xem thời hạn ủy quyền trong văn bản ủy quyền. Xem Điều 582 BLDS. Và K2 Điều 74 BLTTDS 2004 (sđ, bs) 2011. 21. Một người có thể làm đại diện theo ủy quyền của nhiều người trong cùng vụ án dân sự. Sai, K2 Điều 75 BLTTDS 2004 (sđ, bs) 2011 quy định k được đại diện cho những người có quyền và lợi ích hợp pháp đối lập nhau. 22. Trong mọi trường hợp, Thư ký Tòa án không được làm người đại diện. Sai. Theo K2 Điều 22 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao. 23. Phân biệt đại diện theo ủy quyền và đại diện (tham gia tố tụng.) theo pháp luật. a. Đại diện theo ủy quyền: Phát sinh theo văn bản ủy quyền. b. Đại diện theo pháp luật: Do pháp luật quy định, gồm đại diện cho người mất NLHV, hạn chế NLHV và đại diện của tổ chức, cơ quan. 24. Trong mọi vụ án, đương sự có quyền ủy quyền cho người khác (có năng lực hành vi đầy đủ) tham gia tố tụng. Sai, trừ việc ly hôn, quy định tại: K3 Điều 73 BLTTDS 2004 (sđ, bs) 2011. 25. Tất cả người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được quyền đưa ra yêu cầu trong quá trình giải quyết vụ án? Sai, Điều 61 BLTTDS 2004 (sđ, bs) 2011. Chỉ có người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập mới có quyền. 26. Trong một số trường hợp, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được quyền đưa ra yêu cầu phản tố? Đúng, K4 Điều 61 BLTTDS 2004 (sđ, bs) 2011. 27. Trong phiên tòa xét yêu cầu của đương sự, hội thẩm nhân dân được quyền hỏi đương sự. Sai, vì: a. Đây là việc dân sự. b. Gọi là phiên họp chứ k phải phiên tòa: Điều 314 BLTTDS 2004 (sđ, bs) 2011. c. HTND k tham gia tố tụng: Điều 55 BLTTDS 2004 (sđ, bs) 2011. 28. Đại diện Viện Kiểm sát tham gia tất cả các phiên tòa giải quyết vụ án dân sự. Sai, theo Điều 21 K 2 BLTTDS 2004 (sđ, bs) 2011. 29. Đại diện Viện Kiểm sát tham gia tất cả các phiên tòa giải quyết việc dân sự. Sai: a. Giải quyết việc dân sự không có phiên tòa, chỉ có phiên họp. b. Viện Kiểm sát tham gia tất cả phiên họp giải quyết việc dân sự. K2 Điều 21 BLTTDS 2004 (sđ, bs) 2011. 30. Chánh án Tòa án nhân dân và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân là người tiến hành tố tụng. Đúng, Điều 39 BLTTDS 2004 (sđ, bs) 2011. 31. Chỉ có Tòa án nhân dân cấp tỉnh mới có chức năng xét xử phúc thẩm. Sai. Còn có Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao: Điều 24 Luật tổ chức TAND 2002. 32. Tòa chuyên trách được tổ chức đầy đủ ở Tòa án cấp huyện, cấp tỉnh và tối cao. Sai, Tòa án nhân dân cấp huyện không có tòa chuyên trách: Điều 32 Luật tổ chức TAND 2002. 33. Tòa án phải tiến hành hòa giải ở giai đoạn xét xử sơ thẩm và phúc thẩm. Sai chỉ bắt buộc hòa giải ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, K1 Điều 180 BLTTDS 2004 (sđ, bs) 2011. 34. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có quyền giám đốc thẩm, tái thẩm tất cả bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật trong phạm vi cả nước. Sai, K3 Điều 291 và 310 BLTTDS 2004 (sđ, bs) 2011. 35. Giám đốc thẩm, tái thẩm là cấp xét xử thứ ba. Sai, pháp luật quy định 2 cấp xét xử, Điều 17 BLTTDS 2004 (sđ, bs) 2011. Giám đốc thẩm, tái thẩm chỉ là thủ tục đặc biệt xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. 36. Thủ tục xét lại quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là thủ tục đặc biệt quy định trong BLTTDS 2004 (sđ, bs) 2011. Đúng, Điều 310a, 310b BLTTDS 2004 (sđ, bs) 2011, quy định từ năm 2011. 37. Khi xét xử, Hội đồng xét xử nhân danh ai? Ai là người chịu trách nhiệm về nội dung của bản án, quyết định của Hội đồng xét xử? Liên hệ với các nguyên tắc cơ bản của luật TTDS về vấn đề thẩm quyền của HĐXX. a. Nhân danh nước CHXHCNVN. b. HĐXX chịu trách nhiệm nội dung bản án, quyết định. c. Nguyên tắc Điều 11 BLTTDS 2004 (sđ, bs) 2011. 38. Tại phiên tòa, nguyên đơn đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa để nguyên đơn mời luật sư. Lời đề nghị này của nguyên đơn có được HĐXX chấp nhận không? Tại sao? Căn cứ pháp lý? Trả lời: K được chấp nhận, căn cứ: K4 Điều 18 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao. 39. Tại phiên tòa, đương sự phát hiện thẩm phán chủ tọa và thư ký phiên tòa có quan hệ là chú cháu với nhau nên đương sự đề nghị thay đổi 2 người này. HDXX chấp nhận yêu cầu này của đương sự, hoãn phiên tòa để phân công thẩm phán và thư ký khác. Quyết định này của HĐXX đúng hay sai pháp luật? Căn cứ pháp lý? Trả lời: Hoãn phiên tòa là đúng, tuy nhiên chỉ cần thay đổi 1 trong 2 người, căn cứ: K1 Điều 14 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao. 40. Ngày 01/01/2012, A bước sang tuổi 18, kết hôn hợp pháp với B (25t, là người nước ngoài, sinh sống tại VN). Ngày 01/02/2012, A, B đặt cọc mua mua căn nhà của C, hẹn tháng 6/2012 ra công chứng làm hợp đồng. Sau đó, A phát hiện B có tình cảm với D, A biết được B và D có 1 con chung và căn nhà thuộc sở hữu chung, đã từng sống chung với nhau tại nhà này, nhưng không có đăng ký kết hôn. A đã trực tiếp gặp D, yêu cầu D chấm dứt tình cảm với B nhưng D không đồng ý. Từ đó mâu thuẫn giữa A và B phát sinh nên tháng 5/2012 A làm đơn khởi kiện xin ly hôn B. Biết A khởi kiện B xin ly hôn, D đã nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc B lấy tiền của D để cùng A đặt cọc mua nhà. Hỏi: a. A có quyền nộp đơn xin ly hôn không? Giả sử tòa án thụ lý vụ án, hỏi A có quyền tự mình tham gia tố tụng 1 cách độc lập? Trả lời: A có quyền nộp đơn xin ly hôn vì: mặc dù A chưa đủ 18 tuổi, nhưng theo Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình 2000 A đủ điều kiện kết hôn, theo k1 Điều 85 Luật HNGD, A có quyền xin ly hôn. A phải tham gia tố tụng độc lập, xem K1 Điều 27 BLTTDS 2004 (sđ, bs) 2011 (vụ án ly hôn thuộc thẩm quyền Tòa án); K3 Điều 73 BLTTDS 2004 (sđ, bs) 2011 ly hôn k được ủy quyền. b. Xác định tư cách tham gia tố tụng của A, B, C, D? i. Nguyên đơn: A ii. Bị đơn: B iii. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: C, D c. Có bắt buộc phải có người phiên dịch cho B? Trả lời: Nếu B k sử dụng được TV mới cần người phiên dịch, Điều 69 BLTTDS 2004 (sđ, bs) 2011. d. D có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu của D trong cùng vụ án ly hôn này không? Trả lời: D có quyền, D sẽ tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Xem Điều 38, K4 Điều 56 và K2 Điều 61 BLTTDS 2004 (sđ, bs) 2011. 41. N (20 tuổi) đánh M (18 tuổi) gãy tay. M điều trị hết 15 triệu đồng. M khởi kiện yêu cầu N phải bồi thường cho M chi phí điều trị là 10 triệu đồng. Khi M đến nộp đơn khởi kiện, thư ký Tòa án không nhận đơn, yêu cầu M về nhà thương lượng với N, nếu thương lượng không được thì 1 tuần sau quay lại nộp đơn và sửa đơn lại theo hướng yêu cầu đòi bồi thường 15 triệu cho đúng thực tế. Hỏi: a. Hành vi của thư ký là đúng pháp luật không? Trả lời: Không đúng pháp luật, vi phạm nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của dân sự, theo K1 Điều 5 BLTTDS 2004 (sđ, bs) 2011. b. Xác định tư cách đương sự trong vụ án? Nguyên đơn: M Bị đơn: N c. Tình huống trên trở thành vụ án khi nào? Trả lời: Khi M nộp đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ, đóng tạm ứng án phí xong (Điều 171 BLTTDS 2004 (sđ, bs) 2011 và Điều 10 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG CHƯƠNG II Tình huống được tóm tắt như sau: A và B kết hôn hợp pháp 2007, có con chung là C, nhà chung trị giá 1 tỷ. Năm 2013, B bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi (tâm thần). A không chăm sóc vợ con, và đang có quan hệ tình cảm với một nữ đồng nghiệp. Hiện tại B và C đang sống tại nhà bà M (mẹ ruột B). Để bảo vệ quyền lợi cho B nên M đã viết đơn khởi kiện thay con gái mình, gửi đến tòa án yêu cầu Tòa cho B được ly hôn với A. Việc làm của M có được tòa chấp nhận không ? Quan điểm của bài báo: Người viết cho rằng A không thể là người đại diện cho B trong vụ án này, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 75BLTTDS thì những người sau đây không được làm đại diện theo pháp luật “nếu họ cùng là đương sự trong cùng một vụ án với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại.” Trong vụ án ly hôn giữa A và B: A sẽ là bị đơn và nguyên đơn là B, tất nhiên quyền và lợi ích hợp pháp của A và B đối lập nhau nên A không được làm người đại diện của B và việc đại diện cho B tham gia tố tụng cũng không thể được. Bà M là người đại diện của B nên đương nhiên có quyền thay mặt B để khởi kiện yêu cầu tòa án để giải quyết cho B ly hôn với A mà không cần phải qua bất cứ một thủ tục nào khác, nên việc bà M gửi đơn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu xử cho B được ly hôn với A là hợp pháp mà không phải chứng minh tư cách đại diện của M. Có một quan điểm cho rằng: Tại thời điểm gửi đơn yêu câu xin ly hôn thì bà M không phải là người đại diện theo pháp luật cho B (đại diện theo ủy quyền không được xét đến trong trường hợp này) vì theo quy định tại điều 62 BLDS 2005 “trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự mà chồng đủ điều kiện sẽ là người giám hộ …” và như vậy trong trường hợp này A vẫn là người giám hộ của B, nhưng A không thể làm người đại diện cho B để thay B khởi kiện, vì khi vụ án được thụ lý thì B sẽ là nguyên đơn và A là bị đơn, mà quyền lợi của A và B đối lập nhau và vì thế việc A đại diện cho B khởi kiện là trái với quy định tại điều 75BLTTDS. Và cũng theo điều luật này “ con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà có vợ,chồng, con không đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha mẹ là người giám hộ”. Như vậy muốn là người đại diện của B trước hết M phải là người giám hộ của B vậy thì M phải chứng minh được A thuộc các trường hợp thay đổi người giám hộ và M phải đáp ứng đủ các yêu cầu của pháp luật về điều kiện của người giám hộ và nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật khi đó bà M mới trở thành người giám hộ cho B và cũng là người đại diện theo pháp luật của B, lúc này việc khởi kiện của M mới được xem là hợp pháp. Quan điểm của bạn về tình huống trên? Giải đáp: - A là giám hộ đương nhiên của B: K1điều62 Bộ luật Dân sự 2005 - A không được làm đại diện cho B, do quyền và lợi ích hợp pháp của A và B đối lập nhau trong vụ án ly hôn: k1 điều 75 BLTTDS - Bà M là giám hộ của B: k3 điều 62 Bộ luật Dân sự 2005 - Phải thay đổi giám hộ đương nhiên (bà M giám hộ cho B): k2 điều 70 BLTTDS CHƯƠNG 3. THẨM QUYỀN TÒA ÁN NHÂN DÂN TTDS 1. Phân biệt các loại thẩm quyền tòa án? a. Thẩm quyền theo vụ việc b. Thẩm quyền theo cấp Tòa án c. Thẩm quyền theo lãnh thổ d. Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu. 2. TAND cấp huyện có chức năng xét xử tranh chấp lao động tập thể? (S.Điểm a, K1Đ34BL, TAND tỉnh). 3. TAND cấp huyện có chức năng xét xử tranh chấp về sở hữu trí tuệ? (Sai. Điểm a, khoản 1 Đ.34BL). 4. TAND cấp huyện có chức năng giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại VN bản án, quyết định DS,…của Tòa án nước ngoài. (Sai. Điểm b, Khoản 2 Điều 34BL). 5. TAND cấp tỉnh có chức năng xét xử các vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài. (Sai. Khoản 3 Điều 33BL). Không dùng từ “có yếu tố nước ngoài”, mà dùng: a. Đương sự ở nước ngoài b. Tài sản ở nước ngoài c. Cần ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện VN tại NN và Tòa án NN 6. TAND cấp tỉnh được quyền lấy vụ án dân sự của TAND cấp huyện lên giải quyết. (Đúng.Khoản 2 Đ.34BL). 7. Tại sao từ điều 33 đến 38 BLTTDS không quy định thẩm quyền TAND tối cao? Vì các điều này quy định về thẩm quyền của Tòa án nào có chức năng xét xử sơ thẩm, Tòa án tối cao không có chức năng giải quyết theo thủ tục sơ thẩm. 8. Giải quyết việc ly hôn giữa công dân VN và công dân nước ngoài do TAND cấp tỉnh tiến hành. (Sai. Khoản 2 Điều 7 NQ03/2012, vùng biên giới,…). 9. Nam tranh chấp với Dũng về căn hộ tại Mỹ, TAND cấp nào giải quyết? (TAND tỉnh, K3Đ33BL, K3Đ7NQ03, tài sản ở NN). 10. Tòa án quận Hoàn Kiếm thụ lý vụ án tranh chấp tài sản chung giữa A (ngụ quận 1), B (ngụ Hoàn Kiếm, Hà Nội) vào năm 2012. Đầu 2013, B chuyển nơi cư trú đến quận 7, TP.HCM. Do đó, TAND quận Hoàn Kiếm chuyển hồ vụ án đến TAND quận 7 để Tòa án quận 7 giải quyết. Việc chuyển vụ án này là đúng k? (Sai. Điểm a, khoản 5 Điều 7 NQ03). 11. Chị A (cư trú quận 4) vay của anh B (cư trú quận 10) 100tr. Chị A đi học thạc sĩ tại Mỹ từ 01/9/2013, k chịu trả nợ cho B nên ngày 15/9/2013, B đã khởi kiện chị A đòi lại tiền vay. Hỏi TAND cấp tỉnh hay huyện có thẩm quyền thụ lý? (Cấp tỉnh, căn cứ điểm a, khoản 1 Điều 7 NQ03). Sau khi TAND thụ lý được 10 ngày, vì lý do sức khỏe, chị A k thể tiếp tục học tại Mỹ, xin bảo lưu kết quả, về VN 01 năm. Hỏi có thay đổi TAND giải quyết vụ án k? (Không, theo điểm b, khoản 5 Điều 7 NQ03). 12. A (cư ngụ quận 1) khởi kiện xin ly hôn B (cư ngụ quận 2), có tranh chấp về căn nhà tại quận 3. Tòa án quận 3 thụ lý đúng k? (Sai, Khoản 4 Điều 8 NQ03). 13. A (cư trú quận 10), B (cư trú quận Hòa Kiếm, Hà Nội), tranh chấp về HĐ vay tài sản. A, B thỏa thuận TAND thành phố Hà Nội giải quyết được k? (Không, xem khoản 1 Điều 8 NQ03 + K2Đ33BL, thẩm quyền tòa huyện) 14. A (cư trú quận 8), B (cư trú quận 9), đăng ký kết hôn quận 10, ly hôn, có tranh chấp căn nhà tại quận 11 và căn nhà tại quận 12, TP.HCM. Hỏi TAND nào có thẩm quyền thụ lý đơn khởi kiện xin ly hôn của A? (Tòa án quận 9, hoặc quận 8 nếu có thỏa thuận, k1, 2Đ35BL+K4Đ8NQ03). 15. Mẹ nuôi cư trú quận 6, con nuôi cư trú quận 7. Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi là tòa nào? (cả 2, điểm l, k2Đ35BL). 16. A (cư trú quận 1), tranh chấp với B (cư trú quận 2), C (cư trú quận 3), D (cư trú quận 5) về HĐ xây dựng căn nhà tại quận 6. Hỏi TAND nào có quyền thụ lý giải quyết? - TAND quận 6: nơi thực hiện HĐ, điểm g khoản 1 Điều 36 BL - TAND quận 2, 3, 5: chọn 1 trong các bị đơn, điểm h, khoản 1, điều 36 BL - TAND quận 1: nếu có thỏa thuận, điểm b, khoản 1 điều 35 BL 17. TAND quận 3 giải quyết tranh chấp quyền sở hữu nhà giữa A và B. A được UBND quận 3 cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất 2012. TAND quận 3 đưa UBND quận 3 tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đúng k? Nếu quyết định cấp giấy này cho A là hoàn toàn trái pháp luật, hỏi TAND quận 3 có quyền hủy quyết định này k? (k1Đ23aBL). 18. TAND bắt buộc người khởi kiện phải cam kết là không được khởi kiện sang Tòa án khác hoặc yêu cầu sang Tòa án giải quyết vụ việc dân sự nếu trong trường hợp họ có quyền chọn nhiều Tòa án thụ lý đơn khởi kiện (yêu cầu)? (Đúng. K2D9NQ03). 19. Tòa án quận 10 nhận đơn khởi kiện của A ngày 01/09/2013 qua đường bưu điện. Sau khi xem đơn khởi kiện và tài liệu kèm theo, nhận thấy Tòa án quận 4 là nơi có thẩm quyền giải quyết, Tòa án quận 10 ra quyết định chuyển vụ án này cho Tòa án quận 4. Đúng k? (Sai, Điều 10 NQ03). 20. Tranh chấp thẩm quyền giữa Tòa án quận 1 và Tòa án quận 2 do TAND TP.HCM giải quyết. (Sai, khoản 2 Điều 37 BL). CHƯƠNG 4 ÁN PHÍ, LỆ PHÍ TRONG TTDS 1. Phân biệt án phí, lệ phí và chi phí TTDS. (Điều 127 BLTTDS). 2. Bản án có hiệu lực tuyên bị đơn phải chịu án phí 10 triệu đồng, nguyên đơn được hoàn trả số tiền tạm ứng án phí là 5 triệu đồng. Vậy TAND phải trả số tiền 5tr này nguyên đơn? (Sai, K3Đ128BL) 3. Khi tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ việc ds, tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí phải trả lại cho người đã nộp. (Sai, K4Đ128BL). 4. Người kháng cáo phải nộp tạm ứng án phí phúc thẩm trong mọi trường hợp. (Sai.Đ130BL). 5. Trong vụ án ly hôn, nếu yêu cầu ly hôn của nguyên đơn được chấp nhận, nguyên đơn không phải chịu án phí. (Sai. K4Đ131). 6. Trong mọi trường hợp, nguyên đơn phải chịu án phí phúc thẩm. (Sai. Điều 132BL. Nếu nguyên đơn là người kháng cáo: chia 3 trường hợp theo k1, k2, k3 điều 132; nếu nguyên đơn không kháng cáo: áp dụng k2 điều 132). 7. TAND là người chịu chi phí giám định. (Sai điều 135BL). 8. Người yêu cầu trưng cầu giám định phải chịu chi phí giám định nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người đó là k có căn cứ. (Sai. Điều 138). 9. Tiền tạm ứng chi phí giám định do Tòa án quyết định. (Sai, k1 điều 139). 10. Chi phí định giá (tài sản chung tranh chấp) được chia đểu cho những người được hưởng tài sản chung này. (Sai k5 điều 142 BL). 11. Người yêu cầu triệu tập người làm chứng phải chịu chi phí cho người làm chứng. (Sai điều 143). 12. Chi phí cho luật sư do người không được Tòa án chấp nhận yêu cầu chịu. (Sai điều 144). 13. Trường hợp vụ án có nhiều nguyên đơn mà mỗi nguyên đơn có yêu cầu độc lập thì mỗi nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người; nếu các nguyên đơn cùng chung một yêu cầu thì các nguyên đơn phải nộp chung tiền tạm ứng án phí. (Đúng k2 điều 21 Pháp lệnh án phí lệ phí tòa án 2009). 14. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận. Bị đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn được Tòa án chấp nhận. (Đúng, k4 điều 27 Pháp lệnh án phí, lệ phí tòa án 2009). 15. Trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm và được bị đơn đồng ý thì các đương sự vẫn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm. (Sai k6 điều 30 Pháp lệnh án phí, lệ phí tòa án 2009). 16. Đương sự rút kháng cáo trước khi mở phiên tòa phúc thẩm không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm. (Sai, k4 điều 30 Pháp lệnh án phí, lệ phí tòa án 2009). 17. Bài tập: Nam khởi kiện Dũng, yêu cầu Dũng phải trả nợ cho Nam 5 tỷ đồng theo HĐ vay đã đến hạn mà k chịu trả. Bản án sơ thẩm tuyên buộc Dũng phải trả 4,5 tỷ. Tại phiên tòa phúc thẩm, Dũng đồng ý trả Nam 4,6 tỷ đồng, và Nam đồng ý rút kháng cáo. Tính: a. Tạm ứng án phí sơ thẩm? b. Tính án phí sơ thẩm? c. Tính tạm ứng án phí phúc thẩm? d. Tính án phí phúc thẩm? 18. Hồng khởi kiện Hà yêu cầu bồi thường cho Hồng 300 triệu thiệt hại do Hà xây nhà làm hư hỏng nhà của Hồng. Nga là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (là người thuê nhà của Hồng, bị nhà của Hà ngã đè gãy tay, điều trị 50tr), yêu cầu Hà phải trả cho Nga 50tr chi phí điều trị. Hà đưa ra yêu cầu phản tố: buộc Hồng phải trả lại 80tr do Hồng vay của Hà cách nay 1 năm mà chưa chịu trả, dù đã quá hạn. Bản án sơ thẩm tuyên: Hồng phải trả Hà 80tr tiền vay, Hà phải trả cho Hồng 250tr tiền bồi thường, Hà phải trả cho Nga 35tr. Tính: a. Tạm ứng án phí sơ thẩm? b. Tính án phí sơ thẩm? c. Tính tạm ứng án phí phúc thẩm? d. Tính án phí phúc thẩm? CHƯƠNG 5 CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TTDS 1. Đương sự phải chịu hậu quả của việc không chứng minh, hoặc chứng minh không đầy đủ cho yêu cầu của chính mình đưa ra. (Đúng, k4 điều 79BL). 2. A khởi kiện B, yêu cầu B phải trả cho A số tiền theo HĐ vay là 1 tỷ. B cho rằng HĐ vay là giả, do B tự viết ra. B ủy quyền cho C tham gia tố tụng tố tụng. Tại BB lấy lời khai ngày 01/01/2013, C thừa nhận HĐ trên là do A và B cùng kí tên, giao kết HĐ. C bực tức vì lời khai này của C, đã làm đơn đề nghị Tòa án k chấp nhận lời khai này của C vì lời khai này k đúng sự thật, khẳng định A và B hoàn toàn k có ký HĐ vay tiền. Hỏi: yêu cầu này của C có được Tòa án chấp nhận k? (k3 điều 80 BL). 3. Kết quả giám định đương nhiên trở thành chứng cứ của vụ án. (sai, k5 điều 83 BL). 4. Biên bản giao nộp chứng cứ phải giao cho VKSND 1 bản. (sai, k2 điều 84). 5. Trong trường hợp xét thấy tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc dân sự chưa đủ cơ sở để giải quyết thì Thẩm phán yêu cầu Chánh án Tòa án ra quyết định buộc đương sự giao nộp, bổ sung chứng cứ. (sai, k1, k3 điều 85BL). 6. Thẩm phán có quyền lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở tòa án. (đúng, k1 điều 86BL). 7. Thẩm phán có quyền tự mình lấy lời khai của người làm chứng, không nhất thiết phải có yêu cầu của đương sự. (k1 điều 7 NQ04). 8. Nếu mời UBND 2 lần mà cơ quan này k cử người đại diện đến dự buổi thẩm định tại chỗ thì Tòa án có quyền tiến hành xét xét tại chỗ. (sai, k3 điều 9 NQ04). 9. Quyết định trưng cầu giám định phải gửi cho VKSND cùng cấp để kiểm sát. (sai, k3 điều 10 NQ04). 10. Tại giai đoạn xét xử phúc thẩm, Tòa án không nhận chứng cứ do đương sự cung cấp. (sai k3, điều 13 NQ04). 11. Người đưa ra chứng cứ giả phải phải bồi thường thiệt hại. (k3 điều 91 BL). CHƯƠNG 6 BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI, TẠM ĐÌNH CHỈ, ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DS 1. Tòa án chỉ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi có yêu cầu của đương sự. (Sai, điều 99BL). 2. Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do Chánh án quyết định (sai, điều 100 BL). 3. Tòa án luôn luôn phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng, gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc người thứ 3. (sai, k2 điều 101BL). 4. Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt buộc phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. (sai k1 điều 117BL). 5. A khởi kiện B, yêu cầu B trả nợ 10 tỷ đồng. A yêu cầu Tòa án án dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa số tiền 60 tỷ mà B đang gửi tại NH. Tòa án đồng ý. Việc làm này của Tòa án đúng pháp luật k? (k, điều 117BL, K4). 6. Tòa án được quyền tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên tài sản tranh chấp. (sai, điều 119BL). 7. VKSND có quyền kháng nghị quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. (sai điều 124BL). 8. Ngay sau khi ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài sản là căn nhà của anh A tọa lạc tại quận 10, Tòa án ra phải gửi cho UBND quận 10 1 bản của quyết định này. (sai, k2 điều 126). CHƯƠNG 7 THỦ TỤC SƠ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ 1. Văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân có quyền khởi kiện vụ án dân sự phát sinh từ từ giao dịch do văn phòng đại diện, chi nhánh xác lập thực hiện. (Đúng, k5 điều 2 nq 05). 2. Hội liên hiệp phụ nữ quận 4 khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án quận 4, buộc Nguyễn Văn A phải cấp dưỡng cho Trần Thị C. Xác định nguyên đơn? (Tiết a1, điểm a, khoản 2, điều 3 nq 05, là Trần Thị C). 3. Khi khởi kiện, người khởi kiện gửi kèm theo đơn khởi kiện là tài liệu, chứng cứ. Mục đích của việc gửi tài liệu, chứng cứ này? (Điều 6 nq05). 4. Ngày khởi kiện là ngày Tòa án nhận đơn khởi kiện. (sai, khoản 1, 2 điều 7 nq05). 5. Tòa án phải cấp biên nhận khi nhận đơn của đương sự (nhận trực tiếp và nhận qua đường bưu điện). (sai, điểm đ, khoản 2, điều 7 nq05). 6. Việc phân công 1 thẩm phán xem xét đơn khởi kiện do Chánh án tiến hành. (sai, khoản 3 điều 7 nq05). 7. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn khởi kiện, Thẩm phán phải ra 1 trong 2 quyết định sau: thụ lý đơn khởi kiện hoặc trả lại đơn khởi kiện. (sai, khoản 4 điều 7 nq05). 8. Tranh chấp có liên quan đến quyền sử dụng đất phải hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất trước khi khởi kiện. (sai, khoản 3 điều 8 nq05). 9. Tòa án không được lấy lý do thời hiệu khởi kiện đã hết để trả lại đơn khởi kiện. (sai, khoản 6 điều 8 nq05). 10. Tòa án không được tự mình tiến hành thông báo tìm người bị kiện. (đúng, khoản 5, 7 điều 9 nq05). 11. Tại phiên tòa, nếu bị đơn đề nghị hoãn phiên tòa để tiến hành hòa giải thì Tòa án chấp nhận yêu cầu này của bị đơn (sai, điều 16, nq05). 12. Người khởi kiện không nộp tạm ứng án phí trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo đóng tạm ứng án phí của Tòa án, trừ trường hợp miễn án phí, thì Tòa án không thụ lý vụ án. (sai, k3 điều 10, nq05). 13. Tòa án thụ lý vụ án khi nào? (điều 171 và điểm c, khoản 2, điều 13 nq05). 14. Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự là 4 tháng. (sai, k1,2 điều 14nq05). 15. Tòa án được tiến hành hòa giải đối với vụ án yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại tài sản của Nhà nước. (sai, 2 tr/hợp hòa giải hoặc k, k1 điều 15, nq05). 16. Tòa án không được tiến hành hòa giải đối với những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội. (sai, 2 tr/hợp, k2 điều 15 nq05). 17. Bị đơn được Tòa án triệu tập hợp lệ 02 lần mà vẫn cố tình vắng mặt thì Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án. (sai, điều 16 nq05, xử vắng mặt). 18. Tòa án phải hoãn phiên hòa giải nếu các đương sự được triệu tập hợp lệ đã có mặt không đầy đủ. (sai, k3, điều 17 Nq05). 19. Tại phiên hòa giải, trước khi các đương sự phát biểu ý kiến về việc hòa giải, Thẩm phán có trách nhiệm nói cho các đương sự biết ai đúng ai sai như thế nào để họ biết, nhằm tiến hành hòa giải. (sai, k2, điều 18 nq05). 20. Biên bản hòa giải thành có thể do Thẩm phán hoặc Thư ký Tòa án lập. (đúng, k2, điều 20 nq05). 21. Biên bản ghi ý kiến thay đổi của đương sự trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành do Thư ký lập, báo cáo lại với Thẩm phán phụ trách hồ sơ vụ án. (sai, k3 điều 20 nq05). 22. Chỉ có Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải thành mới có thẩm quyền ban hành quyết định công nhận sự hòa giải thành đó. (sai, k1, điều 21 nq05). 23. Sau khi hết hạn kháng cáo, kháng nghị, nếu có khiếu nại, kiến nghị đối với quyết định tạm đình chỉ thì quyết định tạm đình chỉ được giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm (sai, k2 điều 23 nq05). 24. Khi người khởi kiện rút đơn khởi kiện thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án (sai, k1 điều 24 nq05). 25. Khi người khởi kiện rút đơn khởi kiện thì không có quyền khởi kiện lại vụ án dân sự. (sai, điều 193, và điều 25 nq05). 26. Chỉ đối với vụ án dân sự có Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, Tòa án mới gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp quyết định đưa vụ án ra xét xử. (sai, k3 điều 26 nq05). 27. Bị đơn được Tòa án triệu tập hợp lệ 02 lần mà vẫn vắng mặt thì Tòa án xét xử vắng mặt bị đơn đó. (sai, điều 27 nq05). 28. Ngày 10/10/2013, cha ruột của Luật sư A – là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự của B – bị đơn trong vụ án bị chết. Nên ngày 11/10/2013, tại phiên tòa dân sự sơ thẩm, mặc dù người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng đã có mặt đầy đủ, nhưng Luật sư A vắng mặt không có lý do. Tòa án đã tiến hành xét xử, không hoãn phiên tòa. Hỏi: HĐXX tiếp tục xét xử vụ án như trên tại phiên tòa dân sự sơ thẩm là đúng pháp luật không? Căn cứ? (sai,k3 điều 28 nq05). 29. Tại phiên tòa, nguyên đơn yêu cầu HĐXX hoãn phiên tòa để ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng. Tòa án chấp nhận yêu cầu này của nguyên đơn. Việc chấp nhận này đúng pháp luật k? Tại sao? (sai, k4 điều 29 nq05). 30. HĐXX phải ký tên đầy đủ vào biên bản phiên tòa (sai, k2 điều 30 nq05). 31. Khi nghị án, thẩm phán (chủ tọa phiên tòa) phải phát biểu/biểu quyết trước. (sai điều 35 nq05). 32. Khi tuyên án, nếu có đương sự không sử dụng được tiếng Việt, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, đọc chậm nội dung tuyên án để người phiên dịch phiên dịch từng nội dung bản án cho đương sự không sử dụng được tiếng Việt nghe (sai, điều 37 nq05). CHƯƠNG 8 THỦ TỤC PHÚC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ 1. Tính chất của xét xử phúc thẩm? (điều 242 Bộ luật TTDS 2004 (sđ, bs 2011) 2. Phạm vi xét xử phúc thẩm? (điều 263 Bộ luật TTDS 2004 (sđ, bs 2011) và điều 15 nq06). 3. Đối tượng kháng cáo bao gồm: bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm. (đúng, k1 điều 2 nq05). 4. Ngày kháng cáo là ngày ghi trong đơn kháng cáo (sai, k2, điều 3 nq06). 5. Tòa án sơ thẩm khi nhận được đơn khởi kiện (và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu có) phải cấp biên nhận nhận đơn cho người kháng cáo. (sai k4 điều 3 nq06). 6. Thẩm phán Tòa án cấp phúc thẩm đã tham gia Hội đồng xét đơn kháng cáo quá hạn không được tham gia Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án đó. (sai, k6 điều 6 nq06). 7. Tòa án cấp phúc thẩm có trách nhiệm thông báo để người kháng cáo nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp miễn tạm ứng án phí phúc thẩm. (sai, k1, điều 7 nq06). 8. Đương sự được thông báo về việc kháng cáo phải gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng cáo cho Tòa án cấp phúc thẩm. (sai, k2 điều 8 nq06). 9. Nội dung không bị kháng cáo, kháng nghị sẽ có hiệu lực thi hành và phải tổ chức thi hành. (sai, điều 9 nq06). 10. Khi có rút kháng cáo của đương sự, rút kháng nghị của VKSND, Tòa án ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm. (sai, k2 điều 11 nq06). 11. Khi cần rút kháng cáo, người kháng cáo phải làm đơn rút kháng cáo, gửi Tòa án cấp phúc thẩm. (sai, k3 điều 11 nq06). 12. Chánh án là người duy nhất có thẩm quyền thành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm. (sai, k2 điều 12 nq06). 13. Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm là 02 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án phúc thẩm. (sai, điều 13, nq06). 14. Chánh án là người ra quyết định đưa vụ án phúc thẩm ra xét xử. (sai, k4 điều 13 nq06). 15. HĐXX phúc thẩm chỉ hoãn phiên tòa phúc thẩm nếu đương sự vắng mặt có lý do chính đáng lần thứ nhất. (sai, k1, điều 16 nq06). 16. Nguyên đơn rút đơn khởi kiện bằng hình thức làm đơn gửi Tòa án cấp sơ thẩm, hoặc cấp phúc thẩm. (sai, k1 điều 18 nq06). CHƯƠNG 9 THỦ TỤC XÉT LẠI BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT 1. Giám đốc thẩm là thủ tục xét xử lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi có các căn cứ quy định tại điều 283 Bộ luật TTDS 2004 (sđ, bs 2011). (sai, điều 282). 2. Đương sự có quyền làm đơn kiến nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật. (sai,điều 284, khoản 2 và điều 284a). 3. Người có thẩm quyền chỉ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trên cơ sở đề nghị của đương sự. (k2 điều 284). 4. Người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm có trách nhiệm thu thập chứng cứ làm căn cứ ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm (sai, k2, 3, điều 284a). 5. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nhận đơn đề nghị của đương sự có trách nhiệm phân công 1 Thẩm phán tiến hành nghiên cứu đơn, hồ sơ vụ án, báo cáo người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm xem xét, quyết định. (sai, k3 điều 284b). 6. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao. (sai, điều 285, k1 và 310a). 7. Ngay khi nhận được quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, cơ quan thi hành án có thẩm quyền phải ra ngay quyết định tạm đình chỉ thi hành án. (sai, k1, điều 286). 8. Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm là 3 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. (sai, k1 điều 288). 9. Người đã kháng nghị giám đốc thẩm có quyền thay đổi, bổ sung quyết định kháng nghị. (sai, điều 289, k1). 10. Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền giám đốc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân tp.hcm. (đúng, k2, điều 291). 11. Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh có quyền xem xét lại chính quyết định của mình. (sai). 12. Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao có quyền xem xét lại chính quyết định của mình. (đúng, điều 310a, 310b). 13. Phân biệt: Hội đồng giám đốc thẩm, Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao. 14. Hội đồng giám đốc thẩm gồm có những cơ quan nào? 15. Hội đồng giám đốc thẩm phải triệu tập đương sự tham gia phiên tòa giám đốc thẩm. (sai, điều 292). 16. Hội đồng giám đốc thẩm chỉ xem xét nội dung của bản án, quyết định có kháng nghị giám đốc thẩm. (sai, điều 296). 17. So sánh điểm giống và khác nhau về thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm và tái thẩm. (lập bảng so sánh). 18. So sánh điểm giống và khác nhau về việc hoãn phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm (thẩm quyền quyết định, căn cứ hoãn, thời hạn hoãn, thời hạn mở lại phiên tòa,…). 19. So sánh trình tự, thủ tục phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm. 20. Người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm và người có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm là giống nhau. 21. Tính chất của tái thẩm? 22. Sai sót của bản án, quyết định bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm thường nghiêm trọng hơn bản án, quyết định bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. 23. Điểm khác nhau cơ bản giữa thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm. 24. Một vụ án có thể bị xét xử nhiều lần sơ thẩm? nhiều lần phúc thẩm? nhiều lần giám đốc thẩm? nhiều lần tái thẩm? 25. Một quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao có thể được chính Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao xem xét lại nhiều lần. 26. Phân biệt các trường hợp yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao. (điều 310a) 27. Khi có yêu cầu của Ủy ban TV quốc hội, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao phải tiến hành xem xét quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao. (đúng điều 310a) 28. Khi có kiến nghị, đề nghị của các chủ thể có thẩm quyền, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao phải tiến hành xem xét quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao. (sai điều 310a) 29. So sánh về tỷ lệ biểu quyết của các chủ thể sau khi tiến hành thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao: a. Hội đồng giám đốc thẩm b. Hội đồng tái thẩm c. Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao CHƯƠNG 10 THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ 1. Gửi đơn yêu cầu là thủ tục bắt buộc trong giải quyết việc dân sự (đúng điều 312, k1). 2. Phiên tòa giải quyết việc dân sự phải được mở công khai. (sai, điều 313). 3. Tủy từng trường hợp, VKSND sẽ tham dự phiên họp giải quyết việc dân sự. (sai, điều 21 và điều 313, k2). 4. Trong giải quyết việc dân sự, nếu người phiên dịch vắng mặt, Tòa án phải hoãn phiên họp. (sai, k4 điều 313). 5. So sánh trình tự, thủ tục tiến hành phiên tòa dân sự và phiên họp dân sự. (điều 314, điều 232-235, điều 267-273a). 6. So sánh thủ tục thay đổi người tiến hành tố tụng trong giải quyết vụ án dân sự và trong giải quyết việc dân sự. 7. So sánh thời hạn kháng cáo, kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự với thời hạn kháng cáo, kháng nghị bản án, quyết định sơ thẩm? 8. Liệt kê các loại việc dân sự theo quy định của pháp luật mà anh chị biết? 9. Đọc quy định (ghi ra điều luật) của Bộ luật Dân sự 2005 về: a. Năng lực pháp luật, năng lực hành vi b. Biệt tích, mất tích, tuyên bố chết 10. Xem Luật trọng tài thương mại. 11. Bản án, quyết định dân sự của nước ngoài đương nhiên phát sinh hiệu lực tại Việt Nam. (sai, điều 343). 12. Quyết định của Trọng tài nước ngoài đương nhiên phát sinh hiệu lực tại Việt Nam. (sai, điều 343). 13. Những bản án, quyết định của Tòa án được thi hành hiện nay bao gồm? (điều 375). 14. Phân biệt giải thích bản án, quyết định và sửa chữa, bổ sung bản án, quyết định (điều 382, điều 240). PHẦN II. BÀI TẬP Dựa vào kiến thức đã học, sinh viên nêu ý kiến nhận xét về các văn bản sau đây (đơn khởi kiện, bản án, quyết định). Mỗi văn bản có liên quan đến nhiều vấn đề pháp lý khác nhau, nên chúng không được chia theo từng chương thảo luận. Do đó, sinh viên phải đọc trước văn bản này, khi thảo luận giảng viên sẽ liên hệ đến từng vấn đề trong các văn bản này. Phần bài tập này là nội dung thảo luận không kém phần quan trọng so với lý thuyết. 1/ Đơn khởi kiện: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tp.Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 02 năm 2012 ĐƠN KHỞI KIỆN (Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở và chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở) Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN BÌNH THẠNH Người khởi kiện: Ông PHẠM VĂN NHANH Năm sinh: 1956 Địa chỉ: 43/512 Hưng Phú, Phường 10, Quận 8, TP.HCM Người bị kiện: Bà NGUYỄN THỊ ÁNH Năm sinh: 1953 CMND số: 020 807 436 cấp tại Công an TP.HCM Địa chỉ: 128/48/27G Đinh Tiên Hoàng, P.1, Q.Bình Thạnh, TP.HCM Và Bà NGUYỄN THỊ NGUYỆT Sinh năm: 1968 CMND số: 201459691 cấp tại Công an Đà Nẵng Cư trú: Tổ 23 Bình An, Hoà Cương, Hải Châu, Đà Nẵng Người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan: Bà PHẠM NGUYỄN NGUYÊN THẢO Sinh năm: 1979 CMND số 023204175 cấp tại Công an Tp.Hồ Chí Minh Ông PHẠM HỒNG THANH Sinh năm: 1982 CMND số 023387676 cấp tại Công an Tp.Hồ Chí Minh Bà PHẠM HỒNG OANH Sinh năm: 1985 CMND số 023749910 cấp tại Công an Tp.Hồ Chí Minh Cùng cư ngụ: 128/48/127G Đinh Tiên Hoàng, P.1, Q.Bình Thạnh, TP.HCM Nội dung đơn khởi kiện và yêu cầu của nguyên đơn: Tôi (Phạm Văn Nhanh) và bà Nguyễn Thị Ánh là vợ chồng hợp pháp với nhau, căn cứ theo Giấy khai đăng ký kết hôn do Uỷ ban nhân dân phường 1, quận Bình Thạnh, TP.HCM cấp ngày 18/5/1978. Tôi và bà Nguyễn Thị Ánh chưa từng ly hôn. Hôn nhân của tôi và bà Nguyễn Thị Ánh chưa từng bị cơ quan có thẩm quyền tuyên huỷ hay không công nhận quan hệ vợ chồng hợp pháp. Tôi và bà Nguyễn Thị Ánh có với nhau 03 con chung là: Phạm Nguyễn Nguyên Thảo, Phạm Hồng Thanh, Phạm Hồng Oanh. Tôi và bà Nguyễn Thị Ánh có tạo lập tài sản chung là nhà và đất tại số 128/48/27G Đinh Tiên Hoàng, P.1, Q.Bình Thạnh. Ngày 30/12/2002, Uỷ ban nhân dân quận Bình Thạnh cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đối với nhà đất này, do bà Nguyễn Thị Ánh đại diện đứng tên. Bà Nguyễn Thị Ánh và 03 con là Phạm Nguyễn Nguyên Thảo, Phạm Hồng Thanh, Phạm Hồng Oanh cư trú trong căn nhà này. Riêng tôi thì cư trú tại địa chỉ: 43/512 Hưng Phú, Phường 10, Quận 8, TP.HCM. Đến nay, bà Nguyễn Thị Nguyệt, sinh năm 1968, cư trú: tại Tổ 23 Bình An, Hoà Cường, Hải Châu, Đà Nẵng đến yêu cầu 03 người con của tôi phải dọn ra khỏi căn nhà số 128/48/27G Đinh Tiên Hoàng, P.1, Q.Bình Thạnh, giao nhà này lại cho bà Nguyễn Thị Nguyệt vì bà Nguyễn Thị Ánh đã bán căn nhà này cho bà Nguyễn Thị Nguyệt. Bà Nguyễn Thị Nguyệt cung cấp cho tôi các văn bản sau: - Hợp đồng mua bán nhà ở và chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, được Công chứng viên Phòng công chứng số 2 chứng nhận số 035648 ngày 22/10/2010. - Hợp đồng cho thuê nhà ngày 22/3/2011 ký giữa bà Nguyễn Thị Nguyệt (bên cho thuê nhà) và bà Nguyễn Thị Ánh (bên thuê nhà), nhà thuê là nhà số 128/48/27G Đinh Tiên Hoàng, P.1, Q.Bình Thạnh. Tôi đã báo cho bà Nguyễn Thị Nguyệt biết căn nhà số 128/48/27G Đinh Tiên Hoàng, P.1, Q.Bình Thạnh là tài sản chung của tôi và bà Nguyễn Thị Ánh, việc bà Nguyễn Thị Ánh tự ý bán căn nhà này cho bà Nguyễn Thị Nguyệt là trái pháp luật, tôi và 03 người con nêu trên không đồng ý giao nhà này cho bà Nguyễn Thị Nguyệt nhưng bà Nguyễn Thị Nguyệt không đồng ý. Do đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tôi (Phạm Văn Nhanh) và 03 người con của tôi là: Phạm Nguyễn Nguyên Thảo, Phạm Hồng Thanh, Phạm Hồng Oanh, tôi kính đề nghị Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh xét xử yêu cầu của tôi như sau: - Công nhận nhà đất tại số nhà số 128/48/27G Đinh Tiên Hoàng, P.1, Q.Bình Thạnh là tài sản chung của ông Phạm Văn Nhanh và bà Nguyễn Thị Ánh. - Tuyên huỷ Hợp đồng mua bán nhà ở và chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, do Công chứng viên Phòng công chứng số 2 chứng nhận số 035648, ngày 22/10/2010. Tài liệu làm cơ sở khởi kiện: - CMND, Hộ khẩu của ông Phạm Văn Nhanh, Phạm Nguyễn Nguyên Thảo, Phạm Hồng Thanh, Phạm Hồng Oanh - Giấy đăng ký kết hôn ngày 18/05/1978 của ông Phạm Văn Nhanh và bà Nguyễn Thị Ánh. - Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số 2542/2002 ngày 30/12/2002. - Hợp đồng cho thuê nhà ngày 22/3/2011 Rất mong Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh chấp thuận nội dung đơn khởi kiện này của tôi. Trân trọng cảm ơn Quý Tòa. Người khởi kiện 2/ Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự: TÒA ÁN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QUẬN BÌNH THẠNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Số: 01/2012/QĐST-KDTM Bình Thạnh, ngày 04 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN SỰ THỎA THUẬN CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ • Căn cứ vào điều 187 và điều 188 của Bộ luật tố tụng dân sự; • Căn cứ biên bản hòa giải thành được lập ngày 27 tháng 12 năm 2011 về việc các đượng sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án kinh doanh thương mại thụ lí sơ thẩm số 132/2011/TLST-KDTM ngày 14/10/2011 về tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa. XÉT THẤY: Các thỏa thuận của các đương sự được ghi trong biên bản hòa giải thành về việc giải quyết toàn bộ vụ án là tự nguyện, nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Đã hết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành, không có đượng sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó. QUYẾT ĐỊNH I/ Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự: • Nguyên đơn: Ông Lê Văn Sáng – chủ doanh nghiệp tư nhân Tân Bình Minh Địa chỉ: 478 Quốc lộ 1, phường 4, thành phố Tân An, tỉnh Long An • Bị đơn: Công ty trách nhiệm hữu hạn vận tải Việt Đức Địa chỉ: 124/9F Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, tp. HCM Đại diện theo ủy quyền: ông Hà Văn Thăng II/ Sự thỏa thuận của các đương sự cụ thể như sau: - Công ty TNHH vận tải Việt Đức đồng ý trả số tiền còn nợ là 33.558.381 đồng cho ông Lê Văn Sáng là chủ doanh nghiệp tư nhân Tân Bình Minh. Thời hạn thanh toán là ngay sau khi bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật, thi hành tại cục thi hành án dân sự có thẩm quyền. - Án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm: công ty TNHH vận tải Việt Đức phải chịu 1.000.000 đồng án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm. Hoàn trả lại cho nguyên đơn tiền tạm ứng án phí đã nộp là 1.000.000 đồng theo biên lai thu tiền số 04758 ngày 13/10/2011 của Chi cục thi hành án dân sự quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. Kể từ ngày người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án, nếu người phải thi hành án chưa thanh toán xong khoản tiền nói trên thì hàng tháng người phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi theo mức lãi suất cơ bản do nhà nước quy định trên số tiền chậm trả cho đến khi thi hành xong. Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại điều 30 Luật thi hành án dân sự. 3/ Quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Nơi nhận: TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN BÌNH THẠNH -VKSND quận Bình Thạnh; THẨM PHÁN -Chi cuc thi hành án dân sự Quận Bình Thạnh; Trần Thị Quỳnh Châu -Các đương sự; -Lưu VP, hồ sơ 3/ Quyết định giám đốc thẩm: TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TÒA DÂN SỰ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Quyết định giám đốc thẩm Số: 107/2013/DS-GĐT Ngày 13 tháng 03 năm 2013 Vụ án: “Tranh chấp quyền sử dụng đất” NHÂN DANH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TÒA DÂN SỰ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Với Hội đồng giám đốc thẩm gồm có: Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa: Ông Hoàng Văn Trung Và các Thẩm phán: Ông Tô Chánh Trung Bà Lê Thị Ngọc Lâm Thư ký ghi biên bản phiên tòa: Ông Vũ Ngọc Huynh, Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Bà Lê Thị Hoa, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Ngày 13 tháng 03 năm 2013 tại trụ sở Cơ quan thường trực Tòa án nhân dân tối cao tại phía Nam mở phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất giữa các đương sự: Nguyên đơn: Ông Phan Văn Tài, sinh năm 1928, Địa chỉ: Ấp Bà Tri, xã Tân Hiệp, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương Bị đơn: Ông Dương Văn Giây, sinh năm 1932, Địa chỉ: Ấp Bà Ta, xã Tân Hiệp, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương NHẬN THẤY Ông Phan Văn Tài khởi kiện cho rằng năm 1976 ông có khai phá và sử dụng khu đất giáp đất của ông Dương Văn Giây. Ngày 17/05/1999 ông Tài được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 01223/QSDĐ/TU với diện tích 33.828m2. Trước đây hai bên đã xảy ra tranh chấp về ranh đất 03 lần, đều được ban hòa giải ấp tiến hành hào giải và đều thống nhất bằng cách chia đôi diện tích đất tranh chấp. Tuy nhiên sau khi hòa giải thì ông Giây không thực hiện mà lại trồng cao su trên đất của ông Tài với diện tích khoảng 116m2, thuộc thửa 58, tớ bản đồ số 03 tọa lạc tại ấp Bà Tri, xã Tân Hiệp, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Ông Tài yêu cầu ông Giây trả lại cho ông Tài khoảng diện tích đất lấn chiếm. Sau khi Tòa án tiến hành đo đạc, ông Tài thay đổi yêu cầu cho rằng ông Giây lấn của ông phần đất giáp ranh diện tích 606m2, thuộc thử 58 và thửa 62, tờ bản đồ số 03 và yêu cầu ông Giây trả lại cho ộng Tài diện tích đất này, Ông Dương Văn Giây cho rằng phần đất tranh chấp có diện tích 606m2 là do ông khai hoang từ đất rừng khoảng năm 1987 và sử dụng cho đến nay. Năm 2000 ông được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu, năm 2008 ông được cấp đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số H03698 với diện tích 3.636m2. Ông Giây không đồng ý trả lại diện tích đất tranh chấp. Tại bản án dân sự sơ thẩm số 116/2009/DS-ST ngày 18/8/2009 của Tòa án nhân dân huyện Tân Uyên quyết định: 1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Phan Văn Tài đối với bị đơn ông Dương Văn Giây về việc “Tranh chấp quyền sử dụng đất (ranh đất), 2. Buộc ông Dương Văn Giây trả lại ông Phan Văn Tài diện tích 606m2 đất nằm trong thửa số 58, 62 thuộc tờ bản đồ 03, tọa lạc tại ấp Bà Tri, xã Tân Hiệp, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương (có sơ đồ kèm theo) Ngoài ra bản án sơ thẩm còn tuyên về nghĩa vụ chịu chi phí đo đạc, định giá, án phí và quyền kháng cáo của các đương sự. Ngày 24/8/2009 bị đơn ông Dương Văn Giây có đơn kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Tân Uyên. Tại bản án dân sự phúc thẩm số 54/2010/DS-PT ngày 09/03/2010 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương quyết định: Chấp nhận kháng cáo của bị đơn ông Dương Văn Giây, sửa lại quyết định của bản án dân sự sơ thẩm so61116/2009/DSST ngày 18/8/2009 của Tòa án nhân dân huyện Tân Uyên như sau: 1. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Phan Văn Tài đối với bị đơn ông Dương Văn Giây về việc “Tranh chấp quyền sử dụng đất” diện tích 606m2 hiện do ông Giây đang quản lý sử dụng. Công nhận diện tích đất tranh chấp 606m2 nằm trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 01223/QSDĐ/TU do UBND huyện Tân Uyên cấp cho ông Phan Văn Tài ngày 17/5/1999 theo sơ đồ bản vẽ do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Tân Uyên thực hiện là thuộc quyền sử dụng của ông Dương Văn Giây. 2. Kiến nghị UBND huyện Tân Uyên thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 01223/QSDĐ/TU ngày 17/5/1999 cấp cho ông Phan Văn Tài và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số H03698 ngày 02/10/2008 cấp cho ông Dương Văn Giây để điều chỉnh lại cho đúng hiện trạng sử dụng đất giữa các bên theo quyết định của bản án này. Ngoài ra bản án phúc thẩm còn tuyên về nghĩa vụ chịu chi phí đo đạc, định giá và án phí của các đương sự. Ngày 09/04/2010 ông Phan Văn Tài có đơn khiếu nại cho rằng diện tích đất tranh chấp do ông Tài khai phá, năm 1999 được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ông Giây không đăng ký, kê khai phần đất tranh chấp, nên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều không thể hiện phần đất tranh chấp. Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Tài là không đúng. Ngày 01/11/2012 Viện trưởng VKSNDTC ra Quyết định kháng nghị số 120/QĐ/KNGĐT- V5 kháng nghị Bản án dân sự phúc thẩm số 54/2010/DS-PT ngày 09/03/2010 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương theo hướng đề nghị Tòadân sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử hủy bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm nêu trên. XÉT THẤY Thửa đất 58 và 62 thuộc tờ bản đồ 03 diện tích 33.828m2 tọa lạc tại ấp Bà Tri, xã Tân Hiệp, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương do ông Phan Văn Tài khai phá và sử dụng từ năm 1976. Ông Tài kê khai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 01223/QSDĐ/TU ngày 17/5/1999. Quá trình sử dụng đất đã xảy ra tranh chấp ranh đất với ông Dương Văn Giây, được ban hòa giải ấp giải quyết bằng cách chia đôi diện tích đất tranh chấp. Sau khi hòa giải ông Giây không thực hiện nên ông Tài yêu cầu ông Giây trả lại diện tích đất 606m2 theo đúng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ông Tài được cấp. Thửa đất số 68, tờ bản đồ số 03 diện tích 3.636m2 tọa lạc tại ấp Bà Tri, xã Tân Hiệp, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, ông Dương Văn Giây khai phá và sử dụng từ năm 1987 và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu năm 2000, cấp đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số H03698 ngày 02/10/2008. Ông Giây không đồng ý trả lại diện tích đất 606m2 theo yêu cầu của ông Tài vì thực tế đã sử dụng từ trước đến nay. Quá trình giải quyết vụ án Tòa án cấp sơ thẩm căn cứ vào sơ đồ thửa đất trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ông Phan Văn Tài và ông Dương Văn Giây được cấp thì phân ranh đất giữa hai thửa đất là một đường thẳng và kết quả đo đạc thực tế các bên đang sử dụng của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Tân Uyên ngày 17/3/2009 phần diện tích đất tranh chấp 606m2 nẳm trong thửa 58 và 62 tờ bản đồ số 03 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Phan Văn Tài. Nhưng ranh đất giữa thửa đất của ông Tài và ông Giây thực tế là hình gấp khúc không đúng với ranh đất theo trích lục bản đồ thửa đất trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Giây nên đã giải quyết chấp nhận yêu cầu của ông Tài buộc ông Giây trả lại phần đất diện tích 606m2 nằm trong thửa 58 và 62 tờ bản đồ số 03 cho ông Tài là thiếu cơ sở. Tòa án phúc thẩm căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất của các bên và việc thỏa thuận ranh đất qua các lần hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã Tân Hiệp trên cơ sở lời khai của các nhân chứng tham gia hòa giải, giải quyết không chấp nhận yêu cầu của ông Tài, công nhận diện tích đất tranh chấp 606m2 nằm trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho ông Tài thuộc quyền sử dụng của ông Giây; kiến nghị Ủy ban nhân dân huyện Tân Uyên thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho ông Tài và ông Giây để điều chỉnh lại cho đúng hiện trạng sử dụng đất giữa các bên cũng thiếu căn cứ. Vì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân huyện Tân Uyên thệ hiện ranh đất giữa ông Tài và ông Giây không đúng với ranh đất thực tế giữa ông Giây và ông Tài đã và đang sử dụng là chưa đủ căn cứ vững chắc. Vì vậy, khi giải quyết lại vụ án Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm cần có văn bản yêu cầu các cơ quan quản lý đất đai địa phương làm rõ trình tự thủ tục và tính hợp pháp của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Tài và ông Giây nêu trên, xác định ranh giới đất của hai bên đương sự khi tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đường cong hay đường thẳng và đo khảo sát diện tích đất thực tế ông Tài và ông Giây đang sử dụng thuộc các thửa 58, 62 của ông Tài, thửa 68 của ông Giây để làm căn cứ giải quyết vụ án. Ngoài ra, cũng cần đưa cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Tài và ông Giây là Ủy ban nhân dân huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Bởi các lẽ trên; QUYẾT ĐỊNH 1/- Hủy Bản án dân sự phúc thẩm số 54/2010/DS-PT ngày 09/03/2010 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương và Bản án dân sự sơ thẩm số 116/2009/DS-ST ngày 18/8/2009 của Tòa án nhân dân huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương về việc “Tranh chấp quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn là ông Phan Văn Tài với bị đơn ông Dương Văn Giây. 2/- Giao hồ sơ về cho Tòa án nhân dân huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật. Nơi nhận: Đ/c Chánh án TANDTC (để b/c); Đ/c Phó Chánh án TANDTC phụ trách (để b/c); Vụ 5 – VKSNDTC; TAND tỉnh Bình Dương TAND huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương; Chi cục THA dân sự huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương; Các đương sự (theo địa chỉ nêu trên); Lưu CQTT, TDS, HS, Tiểu HS (VNH) TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ THẦM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA Hoàng văn Trung 4/ Quyết định chuyển vụ án (chương 3) TÒA ÁN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HUYỆN BẮC BÌNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TỈNH BÌNH THUẬN Bắc Bình, ngày 17 tháng 4 năm 2012 Số: 01/2012/QĐ-CVA QUYẾT ĐỊNH CHUYỂN VỤ ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN BẮC BÌNH, TỈNH BÌNH THUẬN Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự sơ thẩm thụ lý số 62/2011/TLST- DS ngày 08/11/2011 về việc: “Tranh chấp quyền sử dụng đất; Yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng QSD đất và yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật”; Xét thấy: người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Võ Thị Lý đang ở nước ngoài, nên thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận theo quy định tại khoản 3 Điều 33, điểm c khoản 1 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung Căn cứ các Điều 37, 41 Bộ luât tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung; QUYẾT ĐỊNH 1-Chuyển vụ án dân sự sơ thẩm thụ lý số 62/2011/TLST- DS ngày 08/11/2011 về việc: “Tranh chấp quyền sử dụng đất; Yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng QSD đất và yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật” giữa: -Nguyên đơn: Bà Võ Thị Thiệt, sinh năm 1946 Địa chỉ: Khu phố Lương Tây, thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình, Bình Thuận -Bị đơn: Bà Võ Thị Huệ, sinh năm 1952 Ông Nguyễn Văn Ngư, sinh năm 1946 Địa chỉ: Khu phố Lương Nam, Thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình, Bình Thuận -Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: +Bà Võ Thị Lý, sinh năm 1951- Quốc tịch: Canada Địa chỉ: 49 BRUCE- TEER- DR- BRAMPTON- OR- L6V2W7, CANADA. +Bà Võ Thị Trung , sinh năm 1948 Địa chỉ: Khu phố 1, phường Đức Nghĩa, thành phố Phan Thiết, Bình Thuận +Bà Võ Thị Hồng Đào, sinh năm 1962 Địa chỉ: Khu phố Lương Nam, thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình, Bình Thuận +Ông Võ Văn Thà, sinh năm 1943 Địa chỉ: Khu phố Lương Nam, thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình, Bình Thuận cho tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận giải quyết theo thẩm quyền. 2-Tiền tạm ứng án phí bà Võ Thị thiệt đã nộp theo biên lai thu số 004627 ngày 08/11/2011 và bà Võ Thị huệ đã nộp theo biên lai thu số 004697 ngày 06/3/2012 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bắc Bình sẽ được quyết định khi vụ án tiếp tục giải quyết. 3-Các đương sự được quyền khiếu nại Quyết định này đến Chánh án Tòa án nhân dân huyện Bắc Bình trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định hoăc Quyết định được niêm yết. TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN BẮC BÌNH THẨM PHÁN NGUYỄN HỒNG THÁI Nơi nhân: VKSND huyện B. Bình. THADS huyện B. Bình. Các đương sự. Lưu HS. 5/ Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án (chương 6) TÒA ÁN NHÂN DÂN Huyện Krông Năng Tỉnh ĐăkLăk Số: 22/2013/TLST-DS CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Krông Năng, ngày 10 tháng 5 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ Căn cứ vào Điều 192, Điều 193 và Điều 194 của Bộ Luật Tố tụng dân sự; Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự sơ thẩm thụ lý số 289/2012/TLST-DS ngày 27/11/2012. Xét thấy: Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Tòa án chấp nhận. QUYẾT ĐỊNH 1- Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đã thụ lý số 289/2012/TLST-DS ngày 27/11/2012 về việc: “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản” giữa: - Nguyên đơn: Ông Nguyễn Văn Chương và bà Lê Thị Tình. Địa chỉ: Thôn Tam Thịnh – xã Ea Tam – huyện Krông Năng – Đăklăk. Bị đơn: Ông Hoàng Văn Lập và bà Đàm Thị Toàn. Địa chỉ: Thôn Tam Phong – Ea Tam – huyện Krông Năng – Đăklăk. 2- Về án phí: Hoàn trả cho bà Lê Thị Tình 200.000 đồng tiền tạm ứng án phí do bà Tình đã nộp theo biên lai thu tiền số 0010941 ngày 20/11/2012 tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Krông Năng. 3- Nguyên đơn, bị đơn có quyền kháng cáo quyết định này trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được quyết định. Nơi nhận: - Đương sự; - VKSND H. Krông Năng; - Thi hành án dân sự; - Lưu hồ sơ vụ án. TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN KRÔNG NĂNG THẨM PHÁN (đã ký) Bùi Ngọc San 6/ Bản án sơ thẩm (chương 7) TOÀ ÁN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HUYỆN BA TRI – TỈNH BẾN TRE Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Bản án số: 08/2013/DS – ST Ngày: 14/01/2013 V/v “ Tranh chấp nợ hụi” NHÂN DANH NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN BA TRI – TỈNH BẾN TRE Với thành phần hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có: Thẩm phán – Chủ toạ phiên toà: Bà Đặng Thị Ngọc Duyên. Các Hội thẩm nhân dân: 1/ Ông Trần Văn Hoàng. 2/ Ông Phạm Trúc Thanh. Thư kí ghi biên bản phiên toà: Bà Trần Thị Phương Nhi – Thư kí Toà án nhân dân huyện Ba Tri – Bến Tre. Ngày 14 tháng 01 năm 2013, tại Trụ sở Toà án nhân dân huyện Ba Tri xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số: 238/2012/TLST – DS ngày 11/10/2012 về việc “Tranh chấp nợ hụi” theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 224/2012/QĐXXST ngày 25 tháng 12 năm 2012 giữa các đương sự: - Nguyên đơn: Chị Huỳnh Thị Yến Thư, sinh năm 1987. Đại diện theo uỷ quyền: Bà Nguyễn Thị Lý, sinh năm 1961 (có mặt). Cùng trú tại: ấp An Thới, xã An Thuỷ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. - Bị đơn: 1/- Bà Trần Thị Trúc Diễm, sinh năm 1973 (có mặt). 2/- Ông Huỳnh Thanh Hùng, sinh năm 1974. (ông Hùng uỷ quyền cho bà Trần Thị Trúc Diễm) NHẬN THẤY: Theo đơn khởi kiện ngày 02/10/2012, nguyên đơn chị Huỳnh Thị Yến Thư trình bày: Vào 15/5/2009 (ÂL), chị có tham gia 01 phần hụi 500.000 đồng do bà Trần Thị Trúc Diễm làm chủ hụi. Hụi gồm 33 phần, 33 thành viên, hình thức thoả thuận bằng lời nói, là loại hụi có lãi và mở vào ngày 15 (âm lịch) hàng tháng. Việc chị tham gia góp hụi cho bà Diễm, ông Huỳnh Thanh Hùng có biết và chị đã góp được 27 lần. Đến ngày 15/7/2011, bà Diễm vỡ hụi và có trả cho chị só tiền 500.000 đồng , hiện còn nợ lại 13.000.000 đồng. Do đó, chị khởi kiện yêu cầu bà Diễm và ông Hùng có nghĩa vụ liên đới trả số tiền 13.000.000 đồng và yêu cầu tính lãi trong giai đoạn thi hành án. Theo biên bản hoà giải ngày 05/11/2012 và tại phiên toà sơ thẩm, đại diện theo uỷ quyền cho nguyên đơn bà Nguyễn Thị Lý trình bày: Giữ nguyên trình bày của nguyên đơn và yêu cầu bà Diễm và ông Hùng có nghĩa vụ liên đới trả cho chị Thư số tiền hụi còn nợ là 13.000.000 đồng và yêu cầu tính lãi trong giai đoạn thi hành án. Theo bản tự khai ngày 02/11/2012, biên bản hoà giải ngày 05/11/2012 và tại phiên toà sơ thẩm, bị đơn bà Trần Thi Trúc Diễm ( đồng thời là đại diện theo uỷ quyền của ông Huỳnh Thanh Hùng) trình bày: Bà thống nhất với trình bày của nguyên đơn và thừa nhận còn nợ chị Thư số tiền hụi là 13.000.000 đồng. Việc bà làm chủ hụi, chồng bà là ông Huỳnh Thanh Hùng có biết. Sô tiền có được từ việc làm chủ hụi được bà sử dụng vào việc chi tiêu trong sinh hoạt thiết yếu của gia đình. Nay bà và ông Hùng cùng đồng ý trả số tiền 13.000.000 đồng theo yêu cầu của chị Thư nhưng xin được trả dần mỗi tháng 500.000 đồng đến khi hết nợ. Từ các lời trình bày trên. XÉT THẤY: Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra công khai tại phiên toà, sau khi nghe hai bên tranh luận. Hội đồng xét xử nhận định: Trong suốt quá trình tố tụng cũng như tại phiên toà sơ thẩm, bị đơn bà Trần Thị Trúc Diễm (đồng thời là người đại diện hợp pháp của ông Huỳnh Thanh Hùng) hoàn toàn thừa nhạn vào ngày 15/5/2009 (ÂL), bà Diễm có làm chủ hụi và chị Thư có tham gia 01 phần hụi 500.000 đồng. Hụi gồm 33 phần, 33 thành viên, hình thức thoả thuận bằng lời nói, là loại hụi có lãi và mở vào ngày 15 (ÂL) hàng tháng. Sau khi tham gia, chị Thư góp được 27 lần.Số tiền hụi bà Diễm có nghĩa vụ trả lại cho chị Thư, hai bên thống nhất là 13.500.000 đồng.Sauk hi xả hụi, bà Diễm trả lại cho chị Thư số tiền 500.000 đồng, hiện còn nợ lại 13.000.000 đồng.Số tiền có được từ việc làm chủ hụi được bà Diễm sử dụng vào việc chi tiêu trong sinh hoạt thiết yếu của gia đình. Hiện bà Diễm cùng ông Hùng đồng ý trả số tiền 13.000.000 đồng theo yêu cầu của chị Thư. Do đó, xét thấy, yêu cầu khởi kiện của chị Thư là hoàn toàn có cơ sở phù hợp với quy định tại các điều 305, 479 Bộ luật dân sự, Nghị định 144/2006 của Chính phủ ngày 27/11/2006, Điều 25 Luật Hôn nhân và gia đình nên được Hội đồng xét xử chấp nhận. Xét việc bà Trần Thị Trúc Diễm yêu cầu được trả số tiền 13.000.000 đồng bằng hình thức trả dần mỗi tháng 500.000 đồng không được nguyên đơn đồng ý và xét thấy yêu cầu trên không phù hợp với quy định của pháp luật nên không được chấp nhận. Án phí DS-ST có giá ngạch (13.000.000đ x 5%): 650.000 đồng. Do yêu cầu của nguyên đơn được chấp nhận nên bị đơn phải nộp theo Pháp lệnh số 10/2009 UBTVQH ngày 27/02/2009 quy định về án phí, lệ phí Toà án. Bởi các lẽ trên. QUYẾT ĐỊNH: Áp dụng các điều 305, 479 Bộ luật dân sự; Nghị định 144/2006 của Chính phủ ngày 27/11/2006; Điều 25 Luật Hôn nhân và gia đình; Pháp lệnh số 10/2009 của UBTVQH ngày 27/02/2009 quy định về án phí, lệ phí Toà án. Tuyên xử: 1/ - Chấp nhận yêu cầu của chị Huỳnh Thị Yến Thư. Buộc bà Trần Thị Trúc Diễm và ông huỳnh Thanh Hùng có nghĩa vụ liên đới trả cho chị Huỳnh Thị Yến Thư số tiền 13.000.000đ (mười ba triệu đồng). Kể từ khi án có hiệu lực pháp luật, có đơn yêu cầu thi hành án, số tiền đã được tuyên chưa được thi hành sẽ được tính lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định đến khi thi hành án xong. Không chấp nhận yêu cầu của bà Trần Thị Trúc Diễm xin trả số tiền 13.000.000 đồng bằng hình thức trả dần mỗi tháng 500.000 đồng. 2/ - Án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch: Buộc bà Trần Thị Trúc Diễm và ông Huỳnh Thanh Hùng phải nộp số tiền 650.000đ (sáu tram năm mươi ngàn đồng). Hoàn lại cho bà Huỳnh Thị Yến Thư số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 325.000đ (ba tram hai mươi lăm ngàn đồng) theo biên lai thu tiền số 0004658 ngày 02/10/2012 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Ba Tri. Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự. Báo cho nguyên đơn, bị đơn biết có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày tròn kể từ ngày tuyên án sơ thẩm để yêu cầu Toà án nhân dân tỉnh Bến Tre xét xử phúc thẩm. TM.HỘI ĐỒNG XÉT XỬ Thẩm phán – Chủ Toạ Phiên Toà Nơi nhận: Đặng Thị Ngọc Duyên -VKSND huyện Ba Tri; -Các đương sự; -Chi cục THA huyện Ba Tri; -Phòng giám đốc kiểm tra; 7/ Bản án phúc thẩm (chương 8) TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Bản án số: 419/2013/DS – PT Ngày: 28/3/2013 V/v “tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NHÂN DANH NƯỚC CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Với thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có: Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa: Ông Phan Tô Ngọc Các Thẩm phán 1/ Ông Nguyễn Văn Đình 2/ Ông Võ Tiến Long Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên tòa: Bà Trương Thị Thu Hiền. Đạị diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên tòa: ông Lê Quang Thái – Kiểm sát viên. Ngày 28 tháng 03 năm 2013 tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 683/TLPT-DS ngày 19/10/2012 về việc “Tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 303/2013/QĐXX-PT ngày 01 tháng 3 năm 2013, giữa các đương sự: Nguyên đơn: Ông Phạm Văn Quý, sinh năm: 1938 Địa chỉ: 636, đường Hồng Bàng, phường 16, quận 11, Tp.Hồ Chí Minh. Tạm trú: 36/5B, tổ 6, ấp 7, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, Tp.Hồ Chí Minh. Bị đơn: Bà Đỗ Thị Lia, sinh năm: 1925 Địa Chỉ 147/1. Tổ 15, ấp 7, xã Xuân Thới Thượng, H.Hóc Môn, Tp.Hồ Chí Minh. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: 1) Ông Đỗ Hoàng Lân, sinh năm: 1935 2) Bà Lý Thị Canh, sinh năm: 1935 (vắng mặt). Cùng địa chỉ: 36/5A, ấp 7, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, Tp.Hồ Chí Minh. 3) Bà Nguyễn Thị Đẩy, sinh năm: 1937 (vắng mặt). Địa chỉ: 636, đường Hồng Bàng, phường 16, quận 11, Tp.Hồ Chí Minh. Tạm trú: 36/5B, tổ 6, ấp 7, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, Tp.Hồ Chí Minh. Hiện có mặt tại phiên tòa. Luật sư Đồng Thanh Từ thuộc Đoàn luật sư TP.Hồ Chí Minh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Đỗ Thị Lia NHẬN THẤY Theo bản án sơ thẩm nội dung vụ án như sau: Theo đơn khởi kiện ngày 24/12/2010, và các lời khai tại Tòa án nhân dân huyện Hóc Môn, nguyên đơn ông Phạm Văn Quý trình bày: Năm 1999 ông cùng với ông Lân và bà Canh thỏa thuận chuyển nhượng phần đất dân xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, Tp.Hồ Chí Minh. Khi Ủy ban nhân dân xã Xuân Thới Thượng tiến hành do đạc thì có diện tích thực tế là 1089m2 (Tài liệu năm 1990). Ông đã giao cho ông Lân số tiền 210.000.0000đ (Hai trăm mười triệu đồng) và hai bên có ký giấy nhận tiền, ông Lân nhận phần đất của bà Lia là của ông Lân nên Ông chỉ thỏa thuận việc chuyển nhượng với ông Lân. Ông ký tên với bà Lia giấy thỏa thuận bồi hoàn đền bù hoa màu và giấy xác nhận đã bồi hoàn. Sau đó bà Lia di dời nhà và cùng Ông Lân giao cho Ông phần diện tích trên, ông đã nhận đất xây dựng tường rào và sử dụng từ năm 2000, đồng thời bà Canh và bà Lia đã tiến hành thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho Ông diện tích đất làm nhà ở là 200m2 trong đó Bà Lia diện tích 104m2, bà Canh diện tích 96m2 (Tài liệu năm 1990), còn lại diện tích 889m2 chưa chuyển quyền gồm có phần diện tích đường lệ là 45m2, bà Canh đứng tên quyền sử dụng đất là 443m2, bà Lia đứng tên quyền sử dụng đất là 401m2. Trong quá trình ông sử dụng đất Nhà nước quy hoạch mở rộng đường nên hiện nay diện tích thực tế là 1010,7m2, trong đó phần bà Canh chuyển nhượng có diện tích 530,3m2, phần bà Lia chuyển nhượng có diện tích 480,4m2. Bà Canh và ông Lân đã tiến hành thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông, nên ông không yêu cầu gì đối với bà Canh và ông Lân. Nay căn cứ vào bản vẽ hiện trạng thực tế phần đất ông đang quản lý sử dụng ông yêu cầu bà Liên tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là chuyển quyền sử dụng đất cho ông diện tích còn lại là 367m2 thuộc một phần thửa 128 tờ bản đồ số 58, bộ địa chính xã Xuân Thới Thượng (tài liệu năm 2005) thuộc xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh; thuộc một phần thửa 1305, tờ bản đồ số 04, tọa lạc tại ấp 7, xã Xuân Thới Thượng huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh (tài liệu năm 1990). Ông không đồng ý việc hoàn tiền cho phần đất dư theo yêu cầu của bà Lia. Đại diện theo ủy quyền của bị đơn Đỗ Thị Lia ông Lâm Ngọc Phú trình bày: Năm 1995 Bà Lia có giao cho ông Lân một phần đất thuộc thửa 1305 tờ bản đồ số 04 bộ địa chính xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn. Năm 1999 ông Lân có ký hợp đồng chuyển nhượng bằng giấy tay với ông Qúy diện tích đất là 1000m2 thuộc một phần các thửa 1304, 1305 tờ bản đồ số 04, bộ địa chính Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, sau khi đo đạc thì có diện tích là 1089m2 trong đó có 200m2 là đất làm nhà ở, tổng cộng là 210.000.000đ (Hai trăm mười triệu đồng). Bà Lia đã chuyển quyền cho ông Qúy diện tích đất làm nhà ở là 104m2 (Tài liệu năm 1990). Sau khi trừ 200m2 đất làm nhà ở thì phần còn lại là 889m2 gồm có diện tích đường lề là 45m2, nên diện tích của ông Lân chuyển nhượng là 443m2, của Bà Lia chuyển nhượng có diện tích là 401m2. Bà Lia đồng ý tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất diện tích 367m2 theo yêu cầu của ông Qúy, nhưng diện tích đất hiện nay ông Qúy đã sử dụng ổn định theo như bản vẽ có số hợp đồng 85906/CN HM ngày 31/8/2011 của Trung tâm đo đạc bản đồ Sở tài nguyên môi trường Tp. Hồ Chí Minh là có dư so với thỏa thuận ban đầu, ông Lân giao cho ông Quý diện tích 517m2 và bà Lia phải giao là 367m2 tổng cộng là 884m2 do vậy có dư là 84m2 so với thỏa thuận chuyển nhượng đất ban đầu có diện tích đất 1000m2. Trong đó phần đất của ông Lân dư là 42m2; của bà Lia dư 42m2 nên bà Lia yêu cầu ông Qúy trả cho bà Lia trị giá phần đất diện tích 42m2 số tiền là 189.000.000đ (Một trăm tám mươi chín triệu đồng) thì bà Lia sẽ tiến hành chuyển quyền sự dụng đất diện tích còn lại là 367m2 theo yêu cầu của ông Qúy. - Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan ông Đỗ Hoàng Lân trình bày: Ông có ký giấy tay ( nhưng nay đã bị mất) chuyển nhượng phần đất có diện tích 1000m2 đo bằng sào cho ông Quý, sau khi đo đạc lại có diện tích là 1089m2, trong đóhai phần đất trên do vợ ông là bà Canh và bà Lia đứng tên quyền sử dụng đất. Giá thỏa thuận chuyển nhượng là 210.000.000đ(Hai trăm mười triệu đồng), ông đã nhận tiền và giao đất cho ông Quý, ông Quý nhận phần đất của bà Lia thuộc thửa 1305 và một phần đất của bà Canh thuộc thửa 1304 tờ bản đồ số 04 Bộ địa chính xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn. Ông và vợ Ông đã giao đất và chuyển quyền cho ông Quý tổng diện tích 517m2 theo quyết định của Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn. Phần đất làm nhà ở của bà Lia đã chuyển quyền cho ông Quý diện tích 104m2, phần diện tích còn lại do đi vay ngân hàng và thế chấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất nên chưa chuyển quyền cho ông Quý được. Phần đất ông chuyển nhượng cho ông Quý trên đất có nhà của ông và nhà của bà Lia, sau khi thỏa thuận chuyển nhượng bà Lia đã di dời nhà còn nhà ông thì giao cho Ông Quý sử dụng cùng với diện tích đất chuyển nhượng. Nay Ông thống nhất theo ý kiến của ông Quý yêu cầu bà Lia chuyển quyền sử dụng đất diện tích 367m2 cho ông Quý. Ông xác định phần đất ông giao cho ông Quý khi đo đạc thực tế là có dư so với thỏa thuận ban đầu, tuy nhiên vào thời điểm giao đất ông không có ý kiến gì, vì ông nghĩ sau này tiến hành thủ tục chuyển nhượng quyền sẽ thương lượng tiếp. Nay ông không có ý kiến cũng như yêu cầu gì đối với phần đất dư như phía bà Lia nêu, nếu có yêu cầu gì ông sẽ kiện ông Quý bằng một vụ kiện khác. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bà Lý Thị Canh trình bày (Bản tự khai ngày 31/3/2011): cùng ý kiến với nguyên đơn Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bà Nguyển Thị Đẫy trình bày: Bà thống nhất theo yêu cầu của chồng Bà là ông Quý đã trình bày, yêu cầu bà Lia tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là chuyển quyền sử dụng đất cho Ông Quý diện tích còn lại là 367m2 thuộc một phần thửa 128 tờ bản đồ số 58, bộ địa chính xã Xuân Thới Thượng (tài liệu năm 2005) thuộc xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, Tp.Hồ Chí Minh (tài liệu năm 1990). Tại bản án sơ thẩm Tòa án nhân dân huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh quyết định: Chấp nhận yêu cầu của ông Phạm Văn Quý; Buộc bà Đỗ Thị Lia phải tiến hành thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông Phạm Văn Quý phần đất diện tích 367m2 thuộc một phần thửa 128 tờ bản đồ số 58(tài liệu năm 2005), bộ địa chính xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, Tp.Hồ Chí Minh; thuộc một phần thửa 1305, tờ bản đồ số 04 (tài liệu năm 1990) thuộc một phần khu II. Bản đồ hiện trạng vị trí có số hợp đồng 85906/CN HM ngày 31/8/2011 của Trung tâm đo đạc bản đồ Sở Tài Nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh; thuộc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số W 602136, vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 00685QSDĐ ngày 27/12/2001 của Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn cấp cho Bà Đỗ Thị Lia, đất tọa lạc tại ấp 7, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, Tp.Hồ Chí Minh. Ông Phạm Văn Quý được liên hệ cơ quan có thẩm quyền để tiến hành thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất diện tích 367m2 đã nêu trên. Trường hợp bà Đỗ Thị Lia không tiến hành thủ tục chuyển nhượng thì Ông Phạm Văn Quý căn cứ vào bản án này để liên hệ cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục chuyển quyền sử dụng đất diện tích 367m2 đã nêu trên. Không chấp nhận yêu cầu của bà Đỗ Thị Lia về việc yêu cầu Ông Phạm Văn Quý trả cho Bà giá trị phần đất dư 42m2 số tiền là 189.000.000đ (Một trăm tám mươi chín triệu đồng). Án phí DSST 70.995.000đ (Bảy mươi triệu chín trăm chín mươi lăm nghìn đồng) buộc Đỗ Thị Lia phải chịu, được cấn trừ vào tiền tạm ứng án phí đã nộp 4.725.000đ (Bốn triệu bảy trăm hai mươi lăm nghìn đồng) theo biên lai thu số AC/2010/09233 ngày 18/11/2011 của Chi Cục Thi hành án dân sự huyện Hóc Môn, Bà Lia phải nộp 66.270.000đ (Sáu mươi sáu triệu hai trăm bảy mươi nghìn đồng). Thi hành tại Chi Cục thi hành án Dân sự có thẩm quyền. Hoàn trả cho Ông Phạm Văn Quý số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 1.832.000đ (Một triệu tám trăm ba muoi hai nghìn đồng) theo biên lai thu số AA/2010/06163 ngày 17/01/2011 của Chi Cục Thi Hành án dân sự huyện Hóc Môn. Ngày 10/08/2012, ông Lâm Ngọc Phú có đơn kháng cáo yêu cầu cấp phúc thẩm tính lại án phí dân sự sơ thẩm và yêu cầu ông Phạm Văn Quý trả lại 22m2 đất. Tại phiên tòa phúc thẩm: Ông Lâm Ngọc Phú trính bày: Vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo. Năm 1999 mẹ ông là Đỗ Thị Lia ủy quyền cho ông Đỗ Hoàng Lân chuyển quyền nhượng đất cho ông Phạm Văn Quý. Theo đơn khởi kiện thì ông Quý xác định giá đất là 200.000 đồng 1m2. Như vậy 1.000 1m2 có giá 200.000.000 đồng, 10.000.000 đồng là tiền đền bù xác nhà của bà Lia. Điều đó chứng minh các bên thỏa thuận chuyển nhượng 1.000 m2. Bà Lia vẫn đồng ý tiếp tục chuyển nhượng toàn bộ lô đất cho ông Quý. Giữ nguyên yêu cầu như đã nêu tại cấp sơ thẩm, đề nghị Tòa án buộc ông Quý phải trả lại số tiền tương ứng diện tích đất chuyển nhượng dư là 178.000.000 đồng. Về án phí: Cấp sơ thẩm tính án phí trên toàn bộ lô đất trong khi chúng tôi chỉ yêu cầu phản tố đối với phần đất chuyển nhượng dư là không đúng. Ông Phạm Văn Quý trình bày: Ông đã nhận chuyển nhượng phần đất của bà Lia năm 1999, ông đã nhận đất, xây nhà, làm tường rào phân khu đất. Do tại thời điểm chuyển nhượng lô đất đang được thế chấp tại ngân hàng nên các bên chưa có làm thủ tục sang tên, đăng bộ. Ông nhận chuyển nhượng toàn bộ lô đất với diện tích khoảng 1.000m2, nhận chuyển nhượng trọn thửa. Vì vậy bà Lia cho rằng chuyển nhượng dư là không có cơ sở. Đề nghị giữ nguyên bán án sơ thẩm. Ông Đỗ Hoàng Lân trình bày: Yêu cầu Tòa án xem xét buộc ông Quý phải hoàn lại phần đất dư so với thỏa thuận chuyển nhượng. Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Đỗ Thị Lia trình bày: Theo đơn khởi kiện ông Quý xác định đơn giá chuyển nhượng là 200.000 đồng 1m2. Như vậy ý kiến trình bày của đại diện bị đơn là có cơ sở. Đề nghị Tòa án chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn, buộc nguyên đơn trả cho bị đơn 178.000.000 đồng. Về phần hợp đồng chuyển nhượng: các bên vẫn đồng ý tiếp tục thực hiện hợp đồng. Vì vậy không có ý kiến. Về án phí: bà Lia đã tự nguyện giao sổ đỏ cho ông Quý để tiếp tục thực hiện hợp đồng, bà Lia cũng có đơn xin miễn giảm án phí. Đề nghị cấp phúc thẩm miễn giảm án phí. Đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phát biểu: Việc chấp hành pháp luật của những người tiến hành tố tụng: việc giải quyết vụ án của người tiến hành tố tụng tuân thủ đúng quy định của Luật tố tụng dân sự. Về hình thức: Đơn kháng cáo của bà Lia nằm trong hạn luật định hợp lệ. Về nội dung kháng cáo: Nguyên đơn yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đề nghị chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của bị đơn, sửa bản án sơ thẩm theo hướng sửa phần án phí. XÉT THẤY Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định: Về tố tụng: bà Lý Thị Canh, bà Nguyện Thị Đẩy đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai đến dự phiên tòa nhưng vẫn vắng mặt. Vì vậy Tòa án xét xử vắng mặt theo quy định tại Điều 199 Bộ luật tố tụng dân sự. Về hình thức: Đơn kháng cáo của Ông Lâm Ngọc Phú, đại diện ủy quyền bị đơn ở trong hạn luật định nên hợp lệ. Về nội dung kháng cáo: Hội đồng xét xử có nhận định như sau: Về yêu cầu ông Phạm Văn Quý phải hoàn trả 22m2 đất chuyển nhượng dư hoặc hoàn trả bằng tiền trị giá tương đương, Hội đồng xét xử có nhận định như sau: do giấy chuyển nhượng đã bị thất lạc, bị đơn không cung cấp được chứng cứ gì khác chứng minh về việc các bên chỉ thỏa thuận chuyển nhượng đúng 1.000 m2 đất chứ không phải là 1.089 m2. Phần đất ông Quý nhận chuyển nhượng thuộc quyền sử dụng của cả hai người, ông Lân và bà Lia. Như vậy, không có cơ sở để xác định diện tích đất các bên chuyển nhượng là 1.000 m2 hay 1.089 m2 và nếu có dư thì diện tích đất dư bao nhiêu của ông Lân, bao nhiêu của bà Lia. Tại phiên tòa, ông Quý trình bày nhận chuyển nhượng trọn khu đất chứ không phải nhận chuyển nhượng 1.000 m2. Mặt khác theo thông lệ, các bên thường thỏa thuận chuyển nhượng trọn thửa, trừ trường hợp đối với thửa đất có diện tích lớn, các thửa phân chiết sau khi tách diện tích còn lại hợp lý và giữ nguyên được mục đích sử dụng đất. Như vậy, yêu cầu kháng cáo của bà Đỗ Thị Lia là không có cơ sở. Về án phí: Nguyên đơn yêu cầu Bị đơn tiếp tục thực hiện thủ tục quyền sử dụng đất, thực tế hai bên đã giao nhận đất và bà Đỗ Thị Lia vẫn đồng ý thực hiện hợp đồng với điều kiện ông Phạm Văn Quý phải hoàn trả trị giá phần đất chuyển nhượng dư so với thỏa thuận là 84 m2, tương đương 189.000.000 đồng. Như vậy yêu cầu thực hiện thủ tục chuyển nhượng của Nguyên đơn là yêu cầu không có giá trị ngạch. Bị đơn phải chịu án phí không giá ngạch đối với yêu cầu được chấp nhận của nguyên đơn. Bà Lia còn phải chịu án phí trên yêu cầu phản tố không được chấp nhận. Án phí sơ thẩm bà Lia phải chịu là 9,450,000 đồng và án phí không giá ngạch là 200.000 đ, tổng cộng án phí bà Lia phải chịu là 9.650.000 đồng. Cấp sơ thẩm tính án phí bà Lia phải chịu là 70.995.000 đồng là không đúng. Yêu cầu kháng cáo của bà Lia về án phí là có cơ sở được chấp nhận. Bà Đỗ Thị Lia có đơn xin miễn giảm án phí, được địa phương xác nhận là tuổi cao, sức yếu, thuộc hộ nghèo, thuộc trường hợp được giảm 50% án theo quy định tại Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án. Vì vậy án phí sơ thẩm bà Lia phải chịu là 4.825.000 đồng. Về yêu cầu của ông Đỗ Hoàng Lân: Tại cấp sơ thẩm, ông Lân đã được giải thích quyền và nghĩa vụ của cấp sơ thẩm. Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, ông Lân trình bày không yêu cầu gì đối với ông Quý trong vụ kiện này, nếu có tranh chấp sẽ khởi kiện bằng vụ kiện khác. Do ông Lân không yêu cầu tại cấp sơ thẩm nên Hội đồng xét xử không thể xem xét yêu cầu của ông tại cấp phúc thẩm. Do kháng cáo được được chấp thuận một phần nên bà Lia không phải chịu án phí phúc thẩm. Vì các lẽ trên; QUYẾT ĐỊNH -Căn cứ Điều 263, 275 và Điều 279 Bộ Luật tố tụng Dân sự; -Căn cứ Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án; Chấp nhận một phần kháng cáo của bà Đỗ Thị Lia, sửa bản án sơ thẩm số 296/2012/ST-DSST. Tuyên xử: Chấp nhận yêu cầu của ông Phạm Văn Quý; Buộc bà Đỗ Thị Lia phải tiến hành thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông Phạm Văn Quý phần đất diện tích 367m2 thuộc một phần thửa 128 tờ bản đồ số 58 (tài liêụ năm 1990) thuộc một phần khu II. Bản đồ hiện trạng vị trí có số hợp đồng 85906/CN HM ngày 31/8/2011 của Trung tâm đo đạc bản đồ Sở Tài Nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh; thuộc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số W 602136, vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 00685QSDĐ ngày 27/12/2001 của Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn cấp cho Bà Đỗ Thị Lia, đất tọa lạc tại ấp 7, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, Tp.Hồ Chí Minh. Ông Phạm Văn Quý được liên hệ cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền để tiến hành thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất diện tích 367m2 đã nêu trên. Trường hợp bà Đỗ Thị Lia không tiến hành thủ tục chuyển nhượng thì Ông Phạm Văn Quý căn cứ vào bản án này để liên hệ cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục chuyển quyền sử dụng đất diện tích 367m2 đã nêu trên. Bác yêu cầu của bà Đỗ Thị Lia về việc yêu cầu Ông Phạm Văn Quý trả cho Bà giá trị phần đất dư 42m2 số tiền là 189.000.000đ (Một trăm tám mươi chín triệu đồng). 2/Về án phí: Án phí sơ thẩm: bà Đỗ Thị Lia phải chịu án phí sơ thẩm là 4.825.000 đồng, được cấn trừ vào tạm ứng án phí đã nộp 4.725.000 đồng theo biên lai thu tiền số AC/2010/09233 ngày 18/11/2011 của Chi Cục Thi hành án dân sự huyện Hóc Môn. Bà Lia phải nộp thêm 100.000 đồng ( một trăm ngàn đồng). Ông Phạm Văn Quý được nhận lại 1.832.000đ (Một triệu tám trăm ba mươi hai nghìn đồng) tạm ứng án phí đã nộp theo biên lai thu số AA/2010/06163 ngày 17/01/2011 của Chi cục Thi Hành án dân sự huyện Hóc Môn. Bà Đỗ Thị Lia được nhận lại 200.000 đồng tiền tạm ứng án phí kháng cáo đã nộp theo biên lai thu tiền số AC/2010/09233 ngày 18 tháng 11 năm 2011 của Chi cục Thi hành án huyện Hóc Môn. Trường hợp quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án. Nơi nhận: - Tòa án nhân dân tối cao; - VKSND thành phố Hồ Chí Minh; - TAND huyện Hóc Môn; - Chi cục THC DS huyện Hóc Môn; - Các đương sự; - Lưu VP, hồ sơ vụ án TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN TÒA Phan Tô Ngọc 8/ Quyết định tái thẩm: TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO TOÀ DÂN SỰ -------- Quyết định tái thẩm Số: 105/2012/DS-GĐT Ngày 27/02/2012 Về vụ án tranh chấp hợp đồng thuê nhà. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------------ NHÂN DANH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TÒA DÂN SỰ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Với Hội đồng tái thẩm gồm có: Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa: Ông Trần Văn Tuân Và các Thẩm phán: Ông Cù Đình Thắng Bà Nguyễn Thị Tú Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên tòa : ông Nguyễn Vũ Nam, Thẩm tra viên Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao. Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao: ông Nguyễn Tiến Thành, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Họp phiên tòa ngày 27 tháng 02 năm 2012 tại Trụ sở Tòa án nhân dân tối cao để xét xử tái thẩm vụ án “ Tranh chấp hợp đồng thuê nhà” giữa các đương sự: Nguyên đơn: Ông Hà Bửu Dinh, sinh năm 1929; trú ấp: ấp Tân Lợi, xã Tân Quới, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Bị đơn:Ông Trương Quang Sanh, sinh năm 1923. Bà La Thị Hoa, sinh năm 1925; cùng trú tại: tổ 4, ấp Tân Lợi, xã Tân Quới, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: 1-Ông Trương Hớn Minh, sinh năm 1964; 2-Bà Trần Thị Thanh Thúy, sinh năm 1962; cùng trú tại: tổ 4, ấp Tân Lợi, xã Tân Quới, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Do có kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đối với bản án dân sự phúc thẩm số 218/DSPT ngày 27/9/2001 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long. NHẬN THẤY: Tại đơn khởi kiện năm 1993 và quá trình tố tụng nguyên đơn là ông Hà Bửu Dinh trình bày: nguồn gốc căn nhà số 8/4 tọa lạc tại ấp Tân Lợi, xã Tân Quới, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long là của cha ông cụ Hà Bửu Giáo xây dựng vào năm 1959 với diện tích 80m2, cột gạch, lợp ngói, vách ván, gác ván, nền gạch tầu. Sau khi xây xong cha ông đã cho vợ chồng ông Trương Quang Sanh và bà La Thị Hoa thuê. Việc thuê có làm văn tự nhưng nay đã mất, khi thuê có thỏa thuận giá là 400đ/1 tháng, thời hạn thuê là 06 tháng, cứ 03 tháng trả tiền thuê một lần. Đến ngày 26/4/1965 cụ Giáo lập Công chính chúc thư phân chia căn nhà trên, có Uỷ ban hành chính xã Tân Quới chứng thực và ông đã được sang tên trước bạ, đứng tên chủ sở hữu. Sau đó ông vẫn để cho vợ chồng ông Sanh thuê, nhưng chỉ hợp đồng miệng. Từ năm 1975 tiền thuê nhà đã thay đổi giá là 1.500đ/tháng. Vợ chồng ông Sanh đã thanh toán trả tiền thuê cho đến hết tháng 3/1977, sau đó không thanh toán tiền thuê nữa. Nay phía ông Dinh yêu cầu ông Sanh, bà Hoa trả lại nhà, đồng thời trả tiền thuê nhà từ tháng 4/1997 đến nay mỗi tháng 100.000 đồng. Bị đơn là ông Trương Quang Sanh, bà Trương Thị Hoa trình bày: căn nhà hiện ông, bà đang sử dụng có nguồn gốc là của cụ Hà Bửu Giáo cho vợ chồng ông thuê. Từ năm 1958. Khi thuê không có làm giấy tờ, việc thuê nhà có đặt tiền chân là 600đ. Sau khi tiếp nhận nhà từ cụ Giáo, ông Dinh tiếp tục cho vợ chồng ông thuê. Sau khi nhận nhà, vợ chồng ông bà có sửa chữa căn nhà như việc thay lại vách ván bằng việc xây tường hai bên, thay cửa sắt, lót lại nền gạch tầu, lợp lại tol thiếc. Nay vợ chồng ông không còn chỗ ở nào khác, nên không đồng ý trả nhà mà chỉ đồng ý trả tiền thuê nhà từ T4/1977 đến nay mỗi tháng là 20.000 đồng. Tại bản án dân sự sơ thẩm số 26/DSST ngày 26/3/2001 của Tòa án nhân dân huyện Bình Minh quyết định: Công nhận căn nhà số 8/4 nhà liền kề cột gạch, mái ngói, nền gạch tầu dài 26,4m, ngang 4,05m, diện tích 106,92m2 tọa lạc tại tổ 4, ấp Tân Lợi, xã Tấn Quới, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long là sở hữu của ông Hà Bửu Dinh, hiện nay ông Trương Quang Sanh và bà La Thị Hoa đang ở. Buộc hộ ông Trương Quang Sanh và bà La Thị Hoa trả lại cho ông Hà Bửu Dinh căn nhà số 8/4 như đã nêu trên. Hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 11322 ngày 01/10/1996 của Uỷ ban nhân dân huyện Bình Minh cấp cho ông Trương Quang Sanh đứng tên. Thời gian lưu cư đến hết ngày 01/7/2005. Sau đó ông Dinh kháng cáo. Tại bản án dân sự phúc thẩm số 218/DSPT, ngày 27/9/2001 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long quyết định: Chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của ông Hà Bửu Dinh và sửa một phần bản án sơ thẩm. Công nhận căn nhà số 8/4 tọa lạc tại ấp Tân Lợi, xã Tân Quới, huyện Bình Minh có diện tích dài 26,4m, ngang 4,05m = 106,92m2 thuộc quyền sở hữu của ông Hà Bửu Dinh mà hiện nay ông Trương Quang Sanh, bà La Thị Hoa cùng các thành viên trong hộ gia đình đang thuê ở. Bác yêu cầu đòi lại nhà cho thuê của ông Hà Bửu Dinh. Ông Trương Quang Sanh, bà La Thị Hoa cùng các thành viên trong hộ gia đình được tiếp tục ở trông căn nhà này và kể từ ngày 01/7/2005 phải trả lại nhà và phần đất gắn liền với căn nhà nói trên cho ông Hà Bửu Dinh. Trông thời gian đượctiếp tục ở nhà thuê các bên phải thực hiện đày đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Bộ luật dân sự, giá thuê nhà do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì theo bảng giá của Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành theo khung giá do Chính phủ quy định. Nếu chủ nhà không chịu ký hợp đồng cho thuê nhà thì bên ở thuê được tiếp tục ở nhờ. Nếu bên ở thuê không chịu ký hợp đồng thuê nhà với chủ nhà theo quy định của Bộ luật dân sự thì bên thuê phải trả lại nhà ngay cho chủ nhà. Buộc ông Trương Quang Sanh và bà La Thị Hoa phải trả tiền thuê nhà còn thiếu cho ông Hà Bửu Dinh: 11.327.500 đồng. Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí. Sau khi xét xử phúc thẩm, ông Trương Quang Sanh, bà La Thị Hoa có đơn khiếu nại yêu cầu xem xét lại bản án. Ngày 07/11/2007 Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long có Công văn số 54/TT.HĐND.K7 gửi Uỷ ban tư pháp Quốc hội đề nghị cho chủ trương giải quyết việc khiếu nại của ông Trương Quang Sanh, bà La Thị Hoa đối với vụ án tranh chấp hợp đồng thuê nhà giữa ông Hà Bửu Dinh với ông Sanh, bà Hoa. Ngày 26/03/2008 Uỷ ban tư pháp Quốc hội có Công văn số 956/UBTP 12 chuyển Công văn số 54/TT.HĐND.K7 ngày 07/11/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long đến Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Ngày 16/9/2009 Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long có Công văn số 112/HĐND- TD ngày 16/9/2009 gửi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị giải quyết việc khiếu nại của ông Trương Quang Sanh, bà La Thị Hoa đối với vụ án tranh chấp hợp đồng thuê nhà giữa ông Hà Bửu Dinh với ông Sanh, bà Hoa. Tại quyết định kháng nghị số 627/2011/KN-DS ngày 26/9/2011, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã kháng nghị bản án phúc thẩm trên, với nhận định: Trong quá trình giải quyết vụ án Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm, các đương sự đều không biết quyết định số 643/UBT ngày 15/6/1997 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cửu Long (cũ) về việc tịch thu toàn bộ tài sản của cụ Hà Bửu Giáo( cha của ông Dinh); đây là tình tiết mới quan trọng làm thay đổi nội dung vụ án nên cần phải kháng nghị tái thẩm bản án phúc thẩm để giải quyết lại vụ án. Đề nghị Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử tái thẩm hủy Bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và hủy Bản án dân sự sơ thẩm số 26/DSST ngày 26/3/2001 của Tòa án nhân dân huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật. Tại phiên tòa ngày 27/02/2012, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí quan điểm như đã nêu trong quyết định kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án và sau khi thảo luận , Hội đồng xét xử tái thẩm Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao; XÉT THẤY: Căn cứ các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, thấy rằng nguồn gốc căn nhà số 8/4 tại ấp Tân Lợi, xã Tân Quới, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long của cụ Hà Bửu Giáo (cha của ông Hà Bửu Dinh) xây dựng từ năm 1959 và cụ Giáo cho vợ chồng ông Trương Quang Sanh, bà La Thị Hoa thuê. Ngày 24/6/1965 cụ Giáo lập văn tự “ Công – Chính – Chúc- Thư” với nội dung phân chia căn nhà trên cho con trai là ông Hà Bửu Dinh, văn tự này có Uỷ ban hành chính xã Tân Quới chứng thực. Sau khi được cụ Giáo chia nhà, ông Dinh lập thủ tục trước bạ sang tên quyền sở hữu và tiếp tục cho vợ chồng ông Sanh và bà Hoa thuê. Ông Sanh, bà Hoa đã trả tiền thuê nhà hết tháng 3/1977. Do không thanh toán tiếp tiền thuê nhà, đồng thời phía ông Dinh đã thương lượng nhưng phía ông Sanh, bà Hoa không hợp tác giải quyết, nên năm 1993 ông Dinh, bà Qúy( vợ ông Dinh) làm đơn yêu cầu đòi lại nhà cho thuê. Ngày 09/7/1994 Uỷ ban nhân dân huyện Bình Minh có Công văn số 83/CV-UBH thông báo cho ông Dinh biết đối với yêu cầu đòi lại nhà cho thuê thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan Tòa án. Sau đó ông Dinh, bà Qúy làm đơn khởi kiện gửi đến Tòa án yêu cầu đồi lại nhà cho thuê. Ngày 07/6/1995, Tòa án nhân dân huyện Bình Minh thụ lí giải quyết vụ án. Trong khi Tòa án đang thụ lý giải quyết, thì ngày 01/10/1996 Uỷ ban nhân dân huyện Bình Minh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Trưng Quang Sanh. Như vậy, tuy nguồn gốc căn nhà nêu trên là của cụ Hà Bửu Giáo, nhưng cụ Giáo cho gia đình ông Sanh thuê từ năm 1959 trước khi Miền Nam được giải phóng và gia đình ông Sanh đã ở nhà trên từ đó cho đến nay. Sau khi xét xử phúc thẩm, gia đình ông Sanh gửi nhiều đơn khiếu nại bản án dân sự phúc thẩm nêu trên. Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long có công văn kiến nghị Uỷ ban tư pháp của Quốc hội và Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại vụ án này, trong công văn của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long có thể hiện Uỷ ban nhân dân tỉnh Cửu Long (cũ) có Quyết định số 643/UBT-77 ngày 15 tháng 6 năm 1977 tịch thu toàn bộ tài sản của cụ Hà Bửu Giáo. Trong quá trình giải quyết vụ án, các đương sự, đặc biệt là gia đình bị đơn không biết quyết định 643 nêu trên. Tòa án nhân dân huyện Bình Minh và Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long đều không có nhận định, xem xét đến quyết định trên. Như vậy, việc cụ Giáo bị tịch thu tài sản là tình tiết mới quan trọng mà các đương sự và Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm đều không biết nên cần phải hủy bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm, giao hồ sơ cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án; xác minh thu thập bản chính Quyết định 643 nêu trên; đồng thời làm sáng tỏ căn cứ pháp lý của quyết định này; cụ Hà Bửu Giáo có phải là đối tượng bị tịch thu tài sản không? Cần trao đổi ý kiến của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long để làm rõ việc Uỷ ban nhân dân tỉnh Cửu Long (cũ) tịch thu tài sản của cụ Hà Bửu Giáo như thế nào? Nhà nước có tịch thu tài sản của cụ Giáo (trong đó có căn nhà trên) không? Nếu có tịch thu thì Nhà nước có quản lý nhà hoặc bố trí cho người khác quản lý sử dụng nhà không? Nếu Nhà nước có quản lý nhà thì quản lý từ thời gian nào? Trên cơ sở đó mới có căn cứ giải quyết chính xác vụ án. Mặt khác,Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm cũng chưa xem xét đánh giá về văn tự “ Công – Chính – Chúc- Thư” của cụ Hà Bửu Giáo có phải là di chúc của cụ Giáo không? Nếu là di chúc của cụ Giáo thì chỉ sau khi cụ Giáo chết di chúc mới phát sinh hiệu lực; nhưng ông Dinh đã làm thủ tục trước bạ sang tên ngôi nhà 8/4 ấp Tân Lợi, xã Tân Quới, huyện Bình Minh trước khi cụ Giáo chết (năm 1982) là không hợp pháp. Do đó, Tòa án hai cấp quyết định buộc hộ ông Trương Quang Sanh phải trả lại nhà nêu trên cho ông Hà Bửu Dinh là chưa đủ cơ sở vững chắc. Vì các lẽ trên; Căn cứ khoản 2 Điều 309 Bộ luật tố tụng dân sự, QUYẾT ĐỊNH Chấp nhận kháng nghị số 627/2011/KN-DS ngày 26/9/2011 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 218/ DSPT, ngày 27/9/2001 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 26/DSST ngày 26/3/2001 của Tòa án nhân dân huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long về vụ án tranh chấp hợp đồng thuê nhà ở giữa nguyên đơn ông Hà Bửu Dinh; bị đơn ông Trương Quang Sanh, bà La Thị Hoa; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Trương Hớn Minh, bà Trần Thị Thanh Thúy. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật. Nơi nhận: - Chánh án TANDTC (Thông qua BTK để báo cáo); -VKNDTC (Vụ 5); -TAND huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long (kèm hồ sơ vụ án); - TAND tỉnh Vĩnh Long; - Chi cục THADS huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long; - Các đương sự (theo địa chỉ); - Lưu HS, VP, TDS (2 bản). TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN TÒA Trần Văn Tuân 9/ Quyết định giải quyết việc dân sự (chương 10) TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN 5 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc Số 70/2012/QĐST-DS-V Ngày :26/04/2012 Thụ lý số : 44/2012/TLST – SD NGÀY : 28/02/2012 QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ Về việc: Yêu cầu tuyên bố một người đã chết TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN 5 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Với thành phần gồm có: -Thẩm phán :Ông Nguyễn Thanh Sang -Thư ký tòa án :Bà Trần Hà Như Oanh -Đại diện Viện kiển sát nhân dân quận 5 : Ông Trần Tuấn Dũng – Kiển sát viên Đã họp vào lúc 09 giờ 00 phút ngày 26 tháng 04 năm 2012 tại trụ sở Tòa án nhân dân quận 5 để giải quyết việc : “Yêu cầu tuyên bố một người là đã chết” theo yêu cầu của Người yêu cầu: Bà Lưu Thị Công – sinh năm 1937 Cư ngụ : 22/105E Trần Bình Trọng, phường 1 , quận 5, TP.HCM. Yêu cầu tuyên bố chết đối với: -Ông Nguyễn Thế Hoài – sinh năm 1965 Cư ngụ cuối cùng : 22/105E Trần Bình Trọng, phường 1 , quận 5, TP.HCM. -Ông Nguyễn Thế Hòa – sinh năm 1966 Cư ngụ cuối cùng : 22/105E Trần Bình Trọng, phường 1 , quận 5, TP.HCM. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: -Ông Nguyễn Thế Hoan – sinh năm 1967 -Ông Nguyễn Thế Hoàn –sinh năm 1972 Cùng cư ngụ : 22/105E Trần Bình Trọng, phường 1 , quận 5, TP.HCM. Căn cứ tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ việc dân sự, lời trình bày và xác nhận của các đương sự tại phiên họp -Đại diện Viện Kiển sát nhân dân quận 5 có ý kiến về việc giải quyết yêu cầu của các đương sự như sau: Xét yêu cầu của bà Lưu Thị Công là có cơ sở, không trái luật, đề nghị Tòa chấp nhận yêu cầu của bà Lưu Thị Công về việc tuyên bố ông Nguyễn Thế Hoài – sinh năm 1965 và ông Nguyễn Thế Hòa – sinh năm 1966 là đã chết. TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN 5 NHẬN ĐỊNH 1. Về thẩm quyền: Bà Lưu Thị Công xin tuyên bố chết đối với 02 (hai) người con của bà tên là Nguyễn Thế Hoài – sinh ngày 04/04/1965 và ông Nguyễn Thế Hòa – sinh ngày 18/04/1966 ; nơi cư trú cuối cùng của ông Hoài, ông Hòa ở nhà số 22/105E Trần Bình Trọng, phường 1 , quận 5, TP.HCM (nay là số 22/105E Trần Bình Trọng, phường 1 , quận 5, TP.HCM).Như vậy có đủ cơ sở xác định đây là việc dân sự, thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân quận 5, TpHCM được quy định tại khoản 4 Điều 26, điển a khoản 2 Điều 33, điển b khoản 2 Điều 35, khoản 2 Điều 55 Bộ luật Tố tụng dân sự. 2. Về yêu cầu của đương sự: Bà Lưu Thị Công và ông Nguyễn Văn Hợp kết hôn năm 1964 (ông Hợp đã chết năm 2004). Ông và bà có tất cả 04 người con chung tên là Nguyễn Thế Hoài – sinh năm: 1965; Nguyễn Thế Hòa – sinh năm: 1966; Nguyễn Thế Hoan – sinh năm 1967 và Nguyễn Thế Hoàn – sinh năm 1972. Trước đây, ông Hoài và ông Hòa có hộ khẩu thường trú tại số nhà 22/118/2 Trần Bình Trọng, phường 1, quận 5, TPHCM (nay là số 22/105E Trần Bình Trọng, phường 1 , quận 5, TP.HCM). Vào tháng 03 năm 1983(không nhớ rõ ngày) ông Hoài và ông Hòa đã bỏ nhà đi vượt biên cùng một lúc. Từ đó đến nay ông Hoài, ông Hòa không có trở về địa phương hay trở về nhà và cũng không có liên lạc với gia đình nên Công an phường 1, quận 5 đã xóa hộ khẩu của ông Hoài và ông Hòa. Nay bà Lưu Thị Công yêu cầu Tòa án tuyên bố các con của bà là ông Nguyễn Thế Hoài và ông Nguyễn Thế Hòa là đã chết để bổ túc hồ sơ xin hợp thức hóa chủ quyền căn nhà số 22/105E Trần Bình Trọng, phường 1 , quận 5, TP.HCM. Ông Nguyễn Thế Hoan và ông Nguyễn Thế Hoàn cùng đề nghị Tòa án chấp nhận yêu cầu của mẹ các ông là bà Lưu Thị Công về việc xin tuyên bố 02 người anh của các ông là Nguyễn Thế Hoài ; Nguyễn Thế Hòa là đã chết để bổ túc hồ sơ xin hợp thức hóa chủ quyền căn nhà số 22/105E Trần Bình Trọng, phường 1 , quận 5, TP.HCM. Căn cứ vào các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ và kết quả trả lời xác minh của Công an phường 1, quận 5, TpHCM đã có đủ chứng cứ xác định bà Lưu Thị Công và ông Nguyễn Văn Hợp (ông Hợp đã chết năm 2004, kèm theo giấy chứng tử số 65, quyển số 01 ngày 05/07/2004 do UBND phường 1, quận 5 cấp) có tất cả 04 người con chung tên là Nguyễn Thế Hoài – sinh năm 1965; Nguyễn Thế Hòa – sinh năm 1966; Nguyễn Thế Hoan – sinh năm 1967 và Nguyễn Thế Hoàn sinh năm 1972. Trước đây ông Nguyễn Thế Hoài và ông Nguyễn Thế Hòa sinh sống tại địa chỉ số 22/118/2(nay là số 22/105E) đường Trần Bình Trọng, phường 1, quận 5, TPHCM.Từ tháng 03/1983 ông Hoài và ông Hòa đã bỏ nhà đi cho đến nay không thấy trở về nhà và cũng không liên lạc về gia đình. Như vậy, việc ông Nguyễn Thế Hoài và ông Nguyễn Thế Hòa bỏ nhà đi từ tháng 03 năm 1983 cho đến nay, thời gian biệt tích trên 05 năm và cũng không có tin tức xác thực về ông Hoài, ông Hòa còn sống. Căn cứ tại điển d khoản 1, khoản 2 Điều 82 ; Điều 82 Bộ luật dân sự năm 2005, Tòa án nhân dân quạn 5 thống nhất với quan điểm của đại diện Viện kiểm sát nhân dân quận 5, chấp nhận yêu cầu của bà Lưu Thị Công tuyên bố ông Nguyễn Thế Hoài, sinh ngày 04 tháng 04 năm 1965 và ông Nguyễn Thế Hòa, sinh ngày 18/04/1966; nơi cư trú cuối cùng của các ông tại số nhà 22/118/2 (nay là số 22/105E) Trần Bình Trọng, phường 1, quận 5, TPHCM là đã chết. Thời điểm ông Nguyễn Thế Hoài và ông Nguyễn Thế Hòa chết được xác định là ngày 01 tháng 04 năm 1988. Tài sản của ông Nguyễn Thế Hoài và ông Nguyễn Thế Hòa ( nếu có) được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế. Bởi các lẽ trên -Căn cứ khoản 4 Điều 26, điển a khoản 2 Điều 33, điểm b khoản 2 Điều 35 ; khoản 2 Điều 55 ; Điều 133 ; Điều 316 ; Điều 317; Điều 337 Bộ luật Tố tụng dân sự; -Căn cứ điển d khoản 1, khoản 2 Điều 81, Điều 82 Bộ luật dân sự năm 2005 -Căn cứ vào khoản 2 Điều 39 Pháp lệnh số 10/2009/DBTVQH12 ngày 27 tháng 02 năm 2009 của Ủy ban thường vụ quốc hội quy định về án phí , lệ phí tòa án; TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN 5 QUYẾT ĐỊNH 1. Chấp nhận yêu cầu của bà Lưu Thị Công: -Tuyên bố ông Nguyễn Thế Hoài, sinh ngày 04 tháng 04 năm 1965 ; nơi cư trú cuối cùng tại số 22/118/2 (nay là 22/105E) đường Trần Bình Trọng phường 1, quận 5, TP.HCM là đã chết. Thời điểm ông Nguyễn Thế Hoài chết được xác định là ngày 01 tháng 04 năm 1988 -Tuyên bố ông Nguyễ Thế Hòa , sinh ngày 18 tháng 04 năm 1966; nơi cư trú cuối cùng tại số 22/118/2 (nay là 22/105E) đường Trần Bình Trọng phường 1, quận 5, TP.HCM là đã chết. Thời điểm ông Nguyễn Thế Hòa chết được xác định là ngày 01 tháng 04 năm 1988. Bà Lưu Thị Công được quyền liên hệ với các cơ quan chức năng hộ tịch đề làm thủ tục khai tử cho ông Nguyễn Thế Hoài và ông Nguyễ Thế Hòa theo quy định của pháp luật. Tài sản của ông Nguyễn Thế Hoài và ông Nguyễn Thế Hòa ( nếu có) được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế. 2. Về lệ phí Lệ phí là 200.000 đồng (Hai trăn ngàn đồng) do bà Lưu Thị Công chịu. Số tiền này được trừ vào tiền án ứng lệ phí bà Lưu Thị Công đã nộp là 200.000 đồng (Hai trăn ngàn đồng) theo biên lai thu tiền số 00884 ngày 28 tháng 02 năm 2012 của Chi cục thi hành án dân sự quận 5 , TP.HCM. Bà Lưu Thị Công đã nộp đủ lệ phí. 10/ Quyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ (chương 5) TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN 5 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Số: 34/ 2012/ QĐ- CCCC Quận 5, ngày 13 tháng 03 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH YÊU CẦU CUNG CẤP CHỨNG CỨ TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN 5- THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Căn cứ vào Điều 94 của Bộ luật tố tụng dân sự Căn cứ vào đơn yêu cầu thu thập chứng cứ của đương sự đề ngày 08/03/2012 Sau khi xem xét đơn yêu cầu thu thập chứng cứ ngày 08/03/2012 của ông Trần Du Bí, cư trú: 1043 đường Nguyễn Trãi, phường 14, quận 5, TP.HCM. Là người yêu cầu trong việc dân sự về “yêu cầu tuyên bố một người là đã chết” đối với bà Dư Ngọc, sinh năm 1950 Nơi cư trú cuối cùng: 1043 đường Nguyễn Trãi, phường 14, quận 5, TP.HCM. Sau khi xem xét các tài liệu, chúng cứ liên quan đến yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ của đương sự; Xét thấy yêu cầu của đương sự là có căn cứ và việc yêu cầu cung cấp chứng cứ là cần thiết cho việc giải quyết vụ án. QUYẾT ĐỊNH 1. Công an phường 14 quận 5- thành phố Hồ Chí Minh, cung cấp cho Tòa án nhân dân quận 5 tài liệu, chứng cứ sau: 1.1/ Bà Dư Ngọc bỏ nhà đi vào thời gian nào? Từ đó cho đến nay bà Dư Ngọc có trở về nhà hay trở về địa phương hay không? 1.2/ Bà Dư Ngọc có chồng con gì hay không? 2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết Định này yêu cầu Công an phường 14 quận 5- thành phố Hồ Chí Minh cung cấp cho Tòa án nhân dân quận 5- thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ 642 đường Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5 chứng cứ nêu trên. Trong trường hợp không cung cấp được chứng cứ thì phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án biết, trong đó ghi rõ lí do của việc không cung cấp được chứng cứ. Nơi nhận: TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN 5 - Như trên Thẩm Phán - Lưu hồ sơ; Vp Nguyễn Thanh Sang 11/ Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm (chương 9) TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO ___________ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập_Tự Do_Hạnh Phúc ___________ Số: 315/2012/KN-DS Ngày 27 tháng 7 năm 2012 Đối với quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 77/2009/QĐST-DS ngày 28-7-2009 của Tòa án nhân dân huyện Lâm Hà CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Căn cứ vào khoản 2 Điều 188 và khoản 1 Điều 285 Bộ luật Tố tụng Dân sự; Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự về “Tranh chấp hợp đồng mua bán” có các đương sự là: Nguyên đơn: Ông K’ Chung sinh năm 1946, trú tại thôn Pang Bach, xã Đạ K Nàng, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng; Bị đơn: Ông K’ Lai sinh năm 1955 trú tại thôn 6, xã Phi Tô, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. NHẬN THẤY: Tại quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 77/2009/QĐST-DS ngày 28-7-2009, Tòa án nhân dân huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng quyết định: Ông K’ Lai tự nguyện trả cho ông K’ Chung số tiền gốc là 513.205.000 đồng, tiền lãi suất là 61.171.000 đồng. Cộng chung là 574.376.000 đồng. Sau khi có quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, ông K’ Lai khiếu nại. Các ông K’ Điểu, Long Đinh Ha Nhật, K’ Phin đại diện cho 57 hộ dân (tại giấy ủy quyền tại ngày 25-8-2009) có đơn khiếu nại đề nghị xem xét lại quyết định công nhận thỏa thuận nói trên. XÉT THẤY: Ông K’ Chung cho rằng ngày 25-4-2008, ông K’ Lai (thôn trưởng thôn 6 Phisuor, xã Phi Tô, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) hợp đồng mua 42 tấn phân bón NPK 16.16.8.13S hiệu Bình Nguyên theo phương thức trả chậm, giá 1.530.000 đồng/tạ. Ông Lai đã sử dụng hết 38.500 kg, ông đồng ý giảm giá theo quyết định của Phòng Nông nghiệp và Công thương huyện Lâm Hà còn 1.333.000 đồng/tạ, thành tiền ông Lai phải trả 513.205.000 đồng. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa ông có nêu ông Lai sẽ được hưởng hoa hồng theo sản phẩm. Khi đòi nợ ông đã gửi cho ông Lai 200.000 đồng để cho ông Lai có tinh thần mua xăng dầu đi thu nợ trong bà con. Nếu ông Lai thu sạch nợ ông sẽ trích cho ông Lai 5.000.000 đồng. Nay yêu cầu ông Lai trả nợ trên. Tại bản tự khai ngày 2-7-2009, ông Lai khai: ngày 25-4-2008 ông đại diện 57 hộ dân mua phân bón trả chậm của ông Chung, nhưng sau khi bón phân cà phê của dân bị rụng lá, chết cây, đến 14-8-2008 bà con viết đơn, được Ủy ban nhân dân xã Phi Tô và phong Nông nghiệp huyện Lâm Hà cho xét nghiệm thì phân bón của ông Chung kém chât lượng, nên bà con không có khả năng trả nợ. Tại Bản kiến nghị gửi Ủy ban nhân dân huyện Lâm Hà, Tòa án nhân dân huyện Lâm Hà...ngày 9-7-2009 do 57 hộ dân thôn 6 Phisuor ký có nội dung: tháng 4-2008 gồm 57 hộ dân thôn đăng ký mua phân bón trả chậm của ông Chung 42 tấn, giá 1.333.500 đồng/tạ, không có hóa đơn hợp đồng mà ký sổ trực tiếp của ông Chung, sau khi nhận phân về bón thì cà phê của bà con bị chết, nên bà con không có tiền trả. Trong hồ sơ không có hợp đồng mua bán phân bón giữa các bên (nhưng trong Thông báo thụ lý vụ án lại có ghi kèm theo hợp đồng mua bán phân bón). Với tình tiết trên, lẽ ra khi giải quyết Tòa án cấp sơ thẩm phải thu thập chứng cứ làm rõ 57 hộ dân thôn 6 Phisuor trực tiếp mua phân bón của ông Chung và ông Lai chỉ là người thu nợ hộ ông Chung hưởng hoa hồng hay ông Lai trực tiếp mua 38.500kg phân bón của ông Chung rồi bán lại cho bà con hưởng chênh lệch giá? Nếu 57 hộ dân trực tiếp mua phân bón thỏa thuận giá với ông Chung, ông Lai chỉ là người được ông Chung nhờ thu hồi nợ cho hưởng hoa hồng thì khi hòa giải phải có 57 hộ dân tham gia, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm chỉ triệu tập mình ông Lai để hòa giải. Trong biên bản hòa giải ngày 20-7-2009, ông Lai lại khai: ông mua 38.500kg phân bón của ông Chung, sau đó bón phân, cà phê gia đình ông chết nên ông chưa có tiền trả. Cuối cùng ông Lai đồng ý trả cho ông Chung số tiền mua phân bón 513.205.000 đồng. Trên cơ sở này, Tòa án cấp sơ thẩm đã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự xác nhận ông Lai tự nguyện tả cho ông Chung số tiền trên. Như vậy, nội dung sự việc ông Lai trình bày trong buổi hòa giải là không phù hợp với nội dung trình bày ở bản tự khai và không phù hợp với nội dung sự việc 57 hộ dân trình bày trong Bản kiến nghị ngày 9-7-2009. Khi khiếu nại, ông Lai gửi kèm bản phô tô “Biên bản họp thôn” (thôn 6 Phisuor) ngày 2-3-2009, có đóng dấu xác nhận của Ủy ban nhân dân xã Phi Tô, biên bản này có đại diện Ủy ban nhân dân xã, đại diện thôn có ông lai là thôn trưởng, có ông Chung đại diện chủ đầu tư và 57 hộ dân thôn. Nôi dung biên bản có ghi “Ngày 25-4-2008 bà con 57 hộ đã hợp đồng vay phân trả nợ chậm với ông K’ Chung ... số lượng 42 tấn, khi mang về chăm cà phê thì phân bị kém chất lượng...”. Với các chứng cứ trên thì chưa có cơ sở xác định ông Lai trực tiếp mua 38.500kg phân bon của ông Chung để gia đình ông Lai sử dụng hết hoặc ông Lai là người mua phân của ông Chung về bán lại 57 hộ dân, nên việc ông Lai nhận trả toàn bộ nợ cho ông Chung là chưa phù hợp với các tình tiết, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Bởi các lẽ trên; QUYẾT ĐỊNH: Kháng nghị quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 77/2009/QĐST-DS ngày 28-7-2009 của Tòa án nhân dân huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng về vụ án “Tranh chấp hợp đồng mua bán” giữa nguyên đơn là ông K’ Chung với bị đơn là ông K’ Lai. Đề nghị Uỷ ban thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng xét xử giám đốc thẩm hủy quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nêu trên; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng xét xử sơ thẩm lại. Tạm đình chỉ thi hành quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nêu trên cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm. Nơi nhận: _Chánh án TANDTC (để báo cáo) PHÓ CHÁNH ÁN _VKSNDTC- Vụ 5 (2 bản kèm theo hồ sơ); _TAND tỉnh Lâm Đồng; _TAND huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng; _Các đương sự; _Chi cục THADS huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng; _Lưu VP, BTK, TDS (3b) KT.CHÁNH ÁN PHÓ CHÁNH ÁN
1 nhận xét:
Đọc mất gần tiếng dông hồ vs hét được bài của bác.
p/s: Thông tin khuyen mai Viettel luôn được cập nhật,
Viettel khuyen mai thang 9 siêu khủng.
Đăng nhận xét