Bài 2: Nhận xét của anh, chị về: - Quan hệ pháp luật về nội dung trong vụ án - Thành phần, tư cách đương sự trong vụ án - Chứng cứ và sử dụng chứng cứ trong vụ án Bài 2: Quyết định giám đốc thẩm về vụ án "tranh chấp hợp đồng phân phối (tôm giống)" Ngày 07/3/2007, tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao, đã mở phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án kinh doanh thương mại tranh chấp về hợp đồng phân phối tôm giống giữa: Nguyên đơn: Công ty TNHH số 1; có trụ sở tại C25 Trung tâm thương mại đường Bà Triệu, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu; do ông Bùi Quang Nhơn đại diện theo ủy quyền; Bị đơn: ông Nguyễn Trường Sinh; trú tại Khóm I, thị trấn Duyên Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. NHẬN THẤY Ngày 07/01/2004 Công ty TNHH số 1 ký hợp đồng số 05/HĐKT và hợp đồng số 06/HĐKT về việc phân phối tôm giống với ông Nguyễn Trường Sinh là cá nhân không có đăng ký kinh doanh – đại diện Trung tâm phân phối tôm giống cho tỉnh Trà Vinh và tỉnh Bến Tre; hai bên thỏa thuận với nhau về đối tượng và điều kiện để thực hiện hợp đồng, phương thức đặt hàng: bên nhận phải đăng ký trước sản lượng từng tháng, từng tuần, đơn đặt hàng không được hủy ngang với bất cứ lý do nào, mỗi đơn đặt hàng phải tối thiểu 540.000 con/lần (45 thùng); phương thức thanh toán: bên nhận phải chuyển khoản đủ số tiền trong đơn đặt hàng trước khi nhận hàng 3 ngày, sau khi chuyển khoản xong fax phiếu chuyển tiền báo cho bên giao thì việc giao hàng mới được thực hiện. Quá trình thực hiện hợp đồng từ khi ký ngày 07/01/2004 đến ngày 14/4/2004 theo Biên bản xác nhận công nợ thì ông Nguyễn Trường Sinh còn nợ Công ty TNHH số 1 là 100.712.000 đồng, ngoài ra từ ngày 15/4/2004 đến ngày 28/4/2004 hai bên vẫn tiếp tục giao nhận hàng vì thế ông Sinh còn nợ thêm 43.740.000 đồng. Nhưng sau đó, ông Nguyễn Trường Sinh không thanh toán hết số tiền hàng còn thiếu, nên ngày 10/7/2004 Công ty TNHH số 1 đã có đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh theo yêu cầu ông Nguyễn Trường SInh phải thanh toán tổng cộng số tiền hàng còn thiếu là 153.422.000 đồng và lãi suất do thanh toán chậm. Ngày 22/11/2004 ông Sinh có đơn yêu cầu phản tố với nội dung: - Ông công nhận giữa hai bên có ký 02 hợp đồng như đã nêu trên: theo điều khoản của hợp đồng, ông đã chuyển vào tài khoản của Công ty TNHH số 1 là 1.349.300.000 đồng; trong khi đó Công ty TNHH số 1 chỉ giao hàng tính thành tiền là 775.050.000 đồng. Như vậy, ông đã trả tiền thừa cho Công ty TNHH số 1 là: 574.250.000 đồng và yêu cầu Công ty TNHH số 1 phải trả ông số tiền mà ông đã trả thừa; - Văn bản xác nhận nợ qua fax là do Công ty TNHH số 1 tạo ra để buộc ông phải trả nợ. Tại bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 02/2005/KDTM-ST ngày 22/8/2005 Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh đã quyết định: 1/. Bác yêu cầu đòi tiền của Công ty TNHH số 1 đối với ông Nguyễn Trường Sinh. 2/. Chấp nhận yêu cầu phản tố của ông Nguyễn Trường Sinh buộc Công ty TNHH số 1 phải trả cho ông Sinh số tiền còn thiếu là 574.250.000 đồng và số tiền lãi phát sinh từ ngày ông Sinh làm đơn phản tố đến khi xét xử so thẩm là 9 tháng bằng 66.153.600 đồng. Tổng cộng Công ty TNHH số 1 phải trả cho ông Nguyễn Trường Sinh số tiền là 640.403.600 đồng. Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí và quyền kháng cáo toàn bộ nội dung của bản án kinh tế sơ thẩm nêu trên. Ngày 23/8/2005 và ngày 17/02/2006, Công ty TNHH số 1 có đơn kháng cáo toàn bộ nội dung của bản án kinh tế sơ thẩm theo quy định của pháp luật. Ngày 23/8/2005 và ngày 17/02/2006,Công ty TNHH số 1 có đơn kháng cáo toàn bộ nội dung của bản án kinh tế sơ thẩm nêu trên. Tại bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 12/2006/KDTMPT ngày 24/02/2006 Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định: Bác kháng cáo của Công ty TNHH số 1 và giữ nguyên án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 02/2005/KDTMST ngày 22/8/2005 của Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh. Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí của các đương sự theo quy định của pháp luật. Sau khi xét xử phúc thẩm, ngày 27/3/2006 Công ty TNHH số 1 có đơn khiếu nại gửi Tòa án nhân nhân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị xem xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm với nội dung: - Tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm không đưa bà Kiều Xuyên (vợ của ông Nguyễn Trường Sinh) và ông Thành (là em ruột của ông Sinh) tham gia tố tụng tại phiên tòa là không đúng pháp luật; - Tòa án không chấp nhận Biên bản dối chiếu công nợ ngày 15/4/2004 giữa hai bên và Bản kết luật giám định số 90/KLGĐ ngày 15/8/2004 của Tổ chức giám định kỹ thuật hình sự tỉnh Trà Vinh là vi phạm tố tụng. Tại Quyết định kháng nghị số 06/2006/KN – KT ngày 22/11/2006, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị bản án kinh doanh thương mại số 12/2006/KDTMPT ngày 24/2/2006 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 02/2005/KDTM-ST ngày 22/8/2005 của Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh và bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm nêu trên: giao hồ sơ về cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại theo đúng quy định của pháp luật. Tại Kết luận số 01/KL-AKT ngày 19-01-2007 Viện trưởng Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với quyết định kháng nghị số 06/2006/KN-KT ngày 22/11/2006 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đối với bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 12/2006/KDTMPT ngày 24/02/1006 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và đề nghị Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo hướng, hủy bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 02/2005/KDTM-ST ngày 22/8/2005 của Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh và bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 12/2006/KDTMPT ngày 24/02/2006 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại theo đúng quy định của pháp luật. Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao phát biểu giữ nguyên quan điểm xét xử vụ án như Kết luận nêu trên. XÉT THẤY: Ngày 15/4/2004, Công ty TNHH số 1 gửi qua máy fax Bản xác nhận công nợ tháng 3, tháng 4 năm 2004 cho Trung tâm phân phối Trường An (ông Nguyễn Trường Sinh) trong đó có nội dung ông Sinh nợ Công ty TNHH số 1 tổng số tiền tôm giống là 100.712.000 đồng; cùng ngày ông Sinh đã xác nhận, ký tên vào bản fax này và gửi lại cho Công ty TNHH số 1, đồng thời có ghi thêm ở phần ghi là chỉ yêu cầuCông ty TNHH số 1 hỗ trợ 40 thùng tôm bị chết và bị phát sáng; nhưng Tòa án các cấp không chấp nhận bản fax này vì là bản phô tô coppy. Về việc này, theo yêu cầu của Tòa án nhân dân tối cao thì ngày 11/9/2006 Công ty TNHH số 1 đã giao nôp cho Tòa án nhân dân tối cao bản fax gốc Bản xác nhận công nợ ngày 15/4/2004 và theo bản Kết luận giám định số 90/KLGĐ ngày 15/8/2005 của Tổ chức giám định kỹ thuật hình sự tỉnh Trà Vinh thì chữ viết trên tờ fax công nợ tháng 3, tháng 4 năm 2004 chữ viết (của ông Sinh) ở phần B trong hợp đồng phân phối số 05, số 06 nêu trên là do cùng một người viết ra; và tại Giấy xác nhận của Bưu điện huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh xác nhận số máy fax trên bản fax của ông Sinh gửi 1994. Hơn nữa, trong nội dung hai bản hợp đồng đã ký kết giữa hai bên đều thỏa thuận về phương tiện làm việc bằng máy điện thoại, máy fax. Như vậy, căn cứ theo khoản 3 Điều 49 Luật thương mại năm 1997 quy định: “…Điện báo, telex, fax, thư điện tử và các hình thức thông tin điện tử khác cũng được coi là hình thức văn bản”. Tòa án các cấp chỉ dựa vào lời khai của ông Sinh để bác bỏ, không chấp nhận tài liệu là bản fax mà hai bên đã thỏa thuận và giao dịch với nhau là không đúng pháp luật. - Mặt khác, Tòa án các cấp cho rằng Công ty TNHH số 1 không xác định được 16 hóa đơn mà ông Sinh không công nhận với lý do: công ty đã giao hàng cho ai? Địa điểm nhậ hàng ở đâu? có đơn đặt hàng của ông Sinh hay không? Mặc dù, hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng: bên nhận phải chuyển khoản đủ số tiền trong đơn đặt hàng trước khi nhận hàng 3 ngày, sau khi chuyển khoản xong, fax phiếu chuyển tiền báo cho bên giao hàng thì việc giao hàng mới được thực hiện; nhưng thực tế, trong khi thực hiện việc giao nhận hàng thì hai bên đều không tuân thủ theo thỏa thuận này. Tuy nhiên, căn cứ theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án thể hiện từ ngày 14/4/2004 trở về trước ông Sinh chuyển trả số tiền là 1.169.300.000 đồng; đến ngày 15/4/2004 tại bản đối chiếu công nợ, ông Sinh xác nhận còn nợ 100.712.000 đồng và ông chỉ yêu cầu Công ty TNHH số 1 hỗ trợ số tôm chết và bị phát sáng. Ngày 16/4/2004 ông Sinh chuyển tiếp số tiền 180.000.000 đồng trả Công ty TNHH số 1. Sau đó, hai bên tiếp tục giao nhận tôm giống đến ngày 28/4/2004. Vì vậy, ông Sinh tiếp tục nợ tiền tôm giống thêm 43.740.000 đồng. Vì vậy, ông Sinh tiếp tục nợ nần tiền tôm giống thêm 43.740.000 đồng; và cũng từ sau ngày 28/4/2004 hai bên không còn quan hệ giao nhận tôm, chuển tiền qua lại cho nhau nữa. Ngoài ra, trong hồ sơ còn thể hiện bức thư ngày 28/4/2004 ông Sinh fax cho Công ty TNHH số 1 với nội dung ông còn nợ tiền tôm giống của Công ty TNHH số 1 và ông Sinh đề nghị hai bên ngồi lại với nhau đẻ làm việc vào ngày mai (tức ngày 29/4/2004), nhưng trong hồ sơ chưa có tài liệu nào thể hiện hai bên đã giải quyết về vấn đề còn nợ của nhau như thế nào? sau ngày 28/4/2004. Bởi vậy, chưa có cơ sở vững chắc để khẳng định là ông Sinh đã chuyển tiền thừa cho Công ty TNHH số 1 đến 640.430.600 đồng. Việc xác định giao nhận tôm phải căn cứ vào 31 hóa đơn mà hai bên đã giao nhận, song hiện nay ông Sinh chỉ thừa nhận 15 hóa đơn và tù chối 16 hóa đơn. Trong số 16 hóa đơn này, có 10 hóa đơn là có việc ông Sinh đặt hàng và trong đơn đặt hàng ông Sinh có chỉ định địa điểm đưa hàng, khi đến địa điểm đưa hàng có người ký nhận hàng, (riêng có 01 hóa đơn số 877 là không có người ký nhận hàng, theo Công ty TNHH số 1 giải trình thì lô hàng này theo phiếu đặt hàng là 177 thùng nhưng trên hóa đơn chỉ ghi 148 thùng đã được ông Thành làm thủ tục đăng ký tại trạm kiểm dịch); còn 6 hóa đơn tuy không có phiếu đặt hàng của ông Sinh, nhưng đều có người nhận hàng ký tên (ông Chỉnh, ông Sái, ông Sáu…). Hơn nữa, xét về 16 hóa đơn không được ông Sinh chấp nhận đều thể hiện toàn bộ những hóa đơn này hai bên giao nhận hàng từ ngày 12/4/2004 trở về trước; thời điểm này đã được các bên chốt nợ thể hiện tại Bản đối chiếu công nợ ngày 15/4/2004 nêu trên, Tòa án các cấp không chấp nhận cả 16 hóa đơn nêu trên của Công ty TNHH số 1 mà không phân tích rõ ràng lý do cụ thể của từng hóa đơn là chưa có căn cứ. - Ngoài ra, Tòa án các cấp cần triệu tập một số người có liên quan đến việc giao nhận tôm giống, tham gia tố tụng tại phiên tòa để làm sáng tỏ nội dung vụ án như: + Ông Hồ Văn Chiến: tại Bản xác nhận ngày 28/4/2004 ông Chiến xác nhận có nhận tôm giống của Công ty TNHH số 1 theo phiếu giao nhận hàng từ ngày 14/4/2004 đến ngày 27/4/2004; ngày 17/7/2005 ông Chiến xác nhận có nhận tôm giống từ tháng 1/2004 đến tháng 5/2004 với số lượng 4.041.000 con tôm giống. Nội dung các văn bản này đều thể hiện ông Chiến có nhận tôm giống của Công ty TNHH số 1 thông qua ông Sinh theo đơn đặt hàng của ông Sinh. Bởi vậy, căn cứ khoản 4 Điều 56 Bộ luật tố tụng dân sự cần phải đưa ông Hồ Văn Chiến tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết vụ án cho đúng pháp luật. + Ông Huỳnh Công Thành: ngày 5/8/2005 ông Thành xác nhận có nhận tôm giống của Công ty TNHH số 1 từ tháng 3/2004 đến tháng 4/2004 theo lệnh đặt hàng của ông Nguyễn Trường Sinh với số lượng 5.439.000 post và đã thanh toán tiền cho ông Nguyễn Trường Sinh, nhưng ngày 7/10/2005 ông Thành lại đính chính là chỉ nhận tôm giống với số lượng 2.000.000 post. Như vậy, hai bản xác nhận này của ông Thành là không thống nhất, việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi của ông Thành nên cần đưa ông Thành tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan căn cứ khoản 4 Điều 56 Bộ luật tố tụng dân sự. + Tại bản xác nhận của Chi cục Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Trà Vinh, thể hiện ông Nguyễn Trung Thành (em ruột của ông Sinh), bà Trương Kiều Xuyên (vợ ông Nguyễn Trường Sinh) có ký xác nhận tôm giống qua Trạm kiểm dịch. Về việc này, theo giải trình của Công ty TNHH số 1 là hàng nhập vào đều phải có kiểm dịch của Trạm kiểm dịch, khi đưa hàng vào kiểm dịch thì phải có Giấy đăng ký kinh doanh của người mua “nhưng ông Sinh không có Giấy đăng ký kinh doanh”, nên ông Sinh phải mượn bà Trương Kiều Xuyên (là vợ của ông Sinh) và ông Nguyễn Trung Thành (là em ruột của ông Sinh) có Giấy đăng ký kinh doanh để đăng ký kiểm dịch khi qua trạm; về nguyên tắc là hàng tôm giống phải qua trạm kiểm dịch 100%. Tuy nhiên, trên thực tế có một số trung tâm phân phối và điểm phân phối không qua trạm kiểm dịch (vì rất xa trạm kiểm dịch); cho nên số lượng hàng thực tế mua bán giữa Công ty TNHH số 1 với ông Sinh về (hóa đơn giao nhận hàng) không khớp với tài liệu kiểm dịch (Giấy chứng nhận). Mặt khác, số lượng tôm mua bán là căn cứ vào thực tế hai bên giao và nhận chứ không phải căn cứ vào tài liệu kiểm dịch. Để có cơ sở giải quyết vụ án, Tòa án cần căn cứ theo quy định tại Điều 65 Bộ luật tố tụng dân sự đưa ông Nguyễn Trung Thành, bà Trương Kiều Xuyên, Chi cục bảo vệ…nguồn lợi thủy sản… vào tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng để làm sáng tỏ tính chất của các số liệu tôm giống do Trung tâm kiểm dịch cung cấp. Bởi các lẽ trên và căn cứ vào khoản 3 Điều 219; khoản 3 Điều 297, khoản 1 Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự. QUYẾT ĐỊNH Hủy bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 02/2005/KDTM-ST ngày 22/8/2005 của Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh và bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 12/2006/KDTMPT ngày 24/02/2006 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh giải quyết, xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật. . Bài 3: Nhận xét của anh, chị về: - Quan hệ pháp luật về nội dung trong vụ án - Thành phần, tư cách đương sự trong vụ án - Chứng cứ và sử dụng chứng cứ trong vụ án Quyết định giám đốc thẩm về vụ án "Tranh chấp quyền sử dụng đất" …….. Ngày 25 tháng 11 năm 2008, tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao mở phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án dân sự “tranh chấp quyền sử dụng đất” giữa: Nguyên đơn: Bà Đỗ Thị Quyên sinh năm 1922 (chết ngày 07-8-2005). Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn: 1. Chị Nguyễn Thị Lan Anh sinh năm 1960; trú tại nhà số 108 Vinh Sơn, phường 5, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng; 2. Chị Nguyễn Thị Lan Oanh sinh năm 1963; trú tại nhà số 131 Âu Tinh, phường 5, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Bị đơn: 1. Anh Bùi Quang Trung sinh năm 1956; (anh Trung ủy quyền cho vợ là chị Nguyễn Thị Lan Khương); 2. Nguyễn Thị Lan Khương sinh năm 1959; Anh Trung, chị Khương cùng trú tại nhà số 178 đường Huyền Trân Công Chúa, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: 1. Anh Nguyễn Bá Thụ sinh năm 1955; địa chỉ 8811 Tioga Woods Dr Sacramencoto CA 95828 USA; 2. Chị Nguyễn Thị Lan Hương sinh năm 1957; địa chỉ: 50 Sat Camp Alzour Kuwait; 3. Chị Nguyễn Thị Lan Anh sinh năm 1960; trú tại nhà số 108 Vinh Sơn, phường 5, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng; 4. Chị Nguyễn Thị Lan Oanh sinh năm 1963; trú tại nhà số 131 Âu Tinh, phường 5, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng; (Anh Thụ và chị Lan Hương ủy quyền cho chị Lan Anh và chị Lan Oanh). 5. Anh Nguyễn Viết Tuấn sinh năm 1973; trú tại nhà số 178 đường Huyền Trân Công Chúa, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. NHẬN THẤY: Theo các đơn khởi kiện đề ngày 10 và đề ngày 20-7-2004, bà Đỗ Thị Quyên cùng các con của bà là anh Nguyễn Bá Thụ, chị Nguyễn Thị Lan Anh, chị Nguyễn Thị Lan Oanh và chị Nguyễn Thị Lan Hương yêu cầu vợ chồng anh Bùi Quang Trung và chị Nguyễn Thị Lan Khương (là con rể và con gái của bà Quyền) trả lại toàn bộ diện tích đất (không đòi nhà) tại số 178 đường La Vang, phường 5, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng (nay là đường Huyền Trân Công Chúa, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng). Theo bà Quyên thì căn nhà cấp 3, tường gạch, nền ximent, mái tôn có diện tích 80m2 và một số cây ăn trái trên diện tích khoảng 10.000m2 tại số 178 đường Huyền Trân Công Cúa, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng là của vợ chồng bà khai phá, sử dụng từ năm 1963. Năm 1975 ông Nguyễn Văn Tuyền (là chồng của bà) chết không để lại di chúc, bà và các con vẫn tiếp tục sử dụng nhà đất. Khoảng năm 1978 (sau khi chị Lan Khương kết hôn với anh Trung) do kinh tế khó khăn bà phải chuyển về sống tại căn nhà số 108 Vinh Sơn, phường 5, thành phố Đà Lạt, nên tạm giao cho chị Lan Khương và anh Trung quản lý căn nhà số 178 đường La Vang. Năm 1979, vợ chồng chị Khương, anh Trung chuyển về ở tại căn nhà 129 đường Âu Tinh, phường 5, thành phố Đà Lạt, căn nhà số 178 nêu trên không ai ở nhưng bà có bỏ tiền mua tole, gỗ, thuê người thay mái làm chỗ nghỉ ngơi, chứa vật dụng và canh tác đất. Năm 1993 vợ chồng chị Khương, anh Trung bán nhà 129 đường Âu Tinh cho ông Nguyễn Văn Đoàn và xin bà về ở tại căn nhà số 178 đường La Vang. Ngày 09-01-1994 bà và các con của bà là anh Thụ, chị Lan Anh, chị Lan Oanh đã ký biên bản họp hội đồng gia tộc đồng ý cho vọ chồng chị Khương, anh Trung căn nhà 178 đường La Vang. Sau khi được cho nhà, anh Trung, chị Khương đã nộp lệ phí trước bạ chuyển quyền sở hữu nhà. Khi cho nhà bà chỉ cho vợ chồng chị Khương, anh Trung mượn một phần đất để sản xuất, nhưng vợ chồng chị Khương, anh Trung tự ý kê khai đăng ký để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mà không có sự đồng ý của bà và các con của bà, đồng thời bán một phần đất cho người khác, vì vậy bà yêu cầu vợ chồng chị Khương, anh Trung trả lại cho bà diện tích đất (sau khi trừ diện tích đất có nhà). Ngày 14-7-2004, bà Quyên ủy quyền cho chị Lan Anh và chị Lan Oanh tham gia tố tụng. Bị đơn là anh Trung, chị Khương cho rằng cha, mẹ của chị là ông Nguyễn Văn Tuyền, bà Đỗ Thị Quyên có khai phá một phần nhỏ diện tích đất để cất nhà ở, năm 1968 do chiến tranh nên ông Tuyền, bà Quyên chuyển về Y Dinh sinh sống, nhà đất bỏ hoang không ai sử dụng. Năm 1978 bà Quyên cho vợ chồng anh, chị căn nhà diện tích 80m2 (lúc đến ở nhà lụp xụp, đổ nát); quá trình quản lý, sử dụng anh, chị khai hoang, phục hóa toàn bộ phần đất triền đồi bỏ hoang phía sau căn nhà. Năm 1996 anh Trung kê khai đăng ký hơn 4000m2 đất, nhưng đến năm 1998 Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt mới cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng diện tích 2.268m2 (loại đất nông nghiệp, thửa số 157), còn thửa số 141 được cấp giấy chứng nhận 300m2 đất ở trên có căn nhà diện tích 95,18m2, phần diện tích còn lại của thửa 141 là 2.230m2 chưa được cấp giấy chứng nhận vì chính quyền địa phương chưa có chủ trương. Vì vậy, anh chị không đồng ý trả đất như yêu cầu của bà Quyên và những người con khác của bà Quyên. Đối với diện tích 301,25m2 đã chuyển nhượng cho anh Tuấn, thì vợ chồng chị không tranh chấp. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là anh Nguyễn Viết Tuấn trình bày: năm 2004 anh có nhận chuyển nhượng của vợ chồng anh Trung 301,21m2 đất để làm nhà ở ổn định. Quá trình sử dụng nhà đất anh đã kê khai và ngày 10-6-2004 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; do đó, yêu cầu công nhận hợp đồng. Tại bản án dân sự sơ thẩm số 10/2005/DSST ngày 29-7-2005, Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng quyết định: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Đỗ Thị Quyên. 1- Anh Bùi Quang Trung được quyền sở hữu căn nhà và tạm sử dụng lô đất có diện tích 225,92m2 (chưa trừ lộ giới) tại thửa 141 tờ bản đồ số 2 tọa lạc tại 178 Huyền Trân Công Chúa, phường 4, thành phố Đà Lạt (có sơ đồ kèm theo) và có trách nhiệm hoàn trả cho bà Đỗ Thị Quyên 4.196,87m2 đất thuộc thửa 141 và 157 tờ bản đồ số 2, phường 4, thành phố Đà Lạt. Anh Trung, chị Khương, bà Quyên có trách nhiệm liên hệ với cơ quan chức năng để được cấp quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. 2- Kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên anh Bùi Quang Trung theo sổ số M554214 cấp ngày 28-9-1998 để cấp quyền sử dụng đất cho bà Đỗ Thị Quyên. 3- Anh Nguyễn Viết Tuấn được quyền sử dụng diện tích 301,21m2 thuộc một phần thửa đất số 157 (thửa mới 719) tờ bản đồ số 2, phường 4 theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số Đ591538 do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt cấp ngày 10-6-2004. Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí và tuyên quyền kháng cáo của các đương sự. Ngày 01-8-2005, anh Trung, chị Khương có đơn kháng cáo. Ngày 07-8-2005 bà Quyên chết không để lại di chúc. Tại quyết định số 05/2006/DSPT-QĐ ngày 24-7-2006, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án với lý do bà Đỗ Thị Quyên chết mà chưa có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật. Tại quyết định số 276/2007/QĐ-DSPT ngày 02-7-2007, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tại phiên Tòa phúc thẩm chị Lan Anh và chị Lan Oanh thay đổi yêu cầu chỉ đề nghị vợ chồng anh Trung, chị Khương trả lại 2.230m2 đất tại thửa số 141 (không bao gồm căn nhà trên 225,92m2 đất). Tại bản án dân sự phúc thẩm số 222/2007/DSPT ngày 24-7-2007, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định: Chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của anh Bùi Quang Trung và chị Nguyễn Thị Lan Khương. Sửa một phần bản án sơ thẩm như sau: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Đỗ Thị Quyên do chị Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Lan Oanh đại diện. 1- Anh Bùi Quang Trung, chị Nguyễn Thị Lan Khương được quyền sở hữu căn nhà và tạm sử dụng lô đất có diện tích 225,92m2 (chưa trừ lộ giới) thuộc thửa 141 tờ bản đồ số 2, tọa lạc tại 178 Huyền Trân Công Chúa, phường 4, thành phố Đà Lạt (có sơ đồ kèm theo) và có trách nhiệm hoàn trả cho bà Quyên do bà Nguyễn Thị Lan Anh và Nguyễn Thị Lan Oanh đại diện các đồng thừa kế nhận quản lý 2.230m2 thuộc thửa 141 tờ bản đồ số 2, phường 4 thành phố Đà Lạt (sau khi đã trừ 225,92m2). Anh Trung, chị Khương, chị Lan Anh và chị Lan Oanh có trách nhiệm liên hệ với cơ quan chức năng để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 2- Ghi nhận sự tự nguyện của chị Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Lan Oanh đại diện các đồng thừa kế cho vợ chồng anh Trung, chị Khương toàn bộ diện tích 2.268m2 thuộc thửa 157 đã được Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo sổ số M554214 ngày 28-9-1998 anh Trung, chị Khương được quyền sử dụng diện tích đất này. 3- Anh Nguyễn Viết Tuấn được quyền sử dụng diện tích 301,21m2 thuộc một phần thửa đất số 157 (thửa số mới 719) tờ bản đồ số 2, phường 4 theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số D591538 do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt cấp ngày 10-6-2004. Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí. Sau khi xét xử phúc thẩm, anh Trung, chị Khương có đơn khiếu nại. Tại quyết định số 143/2008/KN-DS ngày 13-6-2008, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị bản án phúc thẩm nêu trên; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 10/2005/DSST ngày 29-7-2005 của Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật, với nhận định: Căn cứ các tài liệu có tại hồ sơ vụ án thì năm 1963 vợ chồng ông Tuyền, bà Quyên có khai phá phần đất tại 178 đường La Vang, phường 5 (nay là đường Huyền Trân Công Chúa, phường 4) để cất nhà ở nhưng không kê khai, đăng ký nên không xác định được diện tích; năm 1967, vợ chồng bà Quyên, ông Tuyền đi nơi khác sinh sống, nhà đất không ai quản lý sử dụng, năm 1975 ông Tuyền chết không để lại di chúc; năm 1977 bà Quyên cho vợ chồng chị Khương, anh Trung nhà đất nêu trên và đến ngày 09-01-1994 bà Quyên cùng các con là anh Nguyễn Bá Thụ, chị Nguyễn Thị Lan Khương, chị Nguyễn Thị Lan Anh, chị Nguyễn Thị Lan Oanh chính thức lập biên bản họp hội đồng gia tộc không đề cập tới phần đất hiện đang tranh chấp); ngày 28-02-1994, Sở xây dựng tỉnh Lâm Đồng đã sang tên quyền sở hữu căn nhà cho anh Trung, chị Khương. Trong thực tế, diện tích đất mà vợ chồng anh Trung, chị Khương đang quản lý, sử dụng gồm hai thửa là 157 diện tích 2.268m2 (loại đất nông nghiệp, anh Trung, chị Khương đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) và thửa đất số 141 diện tích 2.530m2 (trong đó có 225,92m2 đất gắn liền với căn nhà mà Sở xây dựng tỉnh Lâm Đồng đã sang tên quyền sở hữu cho anh Trung, chị Khương và 2.230m2 đất chưa ai được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Trong trường hợp này, lẽ ra Tòa án cấp sơ thẩm phải làm rõ yêu cầu khởi kiện: nếu các đương sự tranh chấp toàn bộ diện tích hai thửa đất nêu trên và quá trình giải quyết vụ án các nguyên đơn tự nguyện cho bị đơn thửa đất số 157 và căn nhà trên 225,92m2 đất, chỉ yêu cầu vợ chồng anh Trung trả diện tích 2.230m2 tại thửa 141 thì thẩm quyền giải quyết là của Tòa án; còn trong trường hợp các đương sự chỉ tranh chấp 2.230m2 đất tại thửa 141 mà chưa ai được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cũng không ai có các giấy tờ theo quy định tại Điều 50 Luật đất đai, thì thẩm quyền giải quyết là của Ủy ban nhân dân. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa xác định rõ yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn nhưng lại cho rằng thẩm quyền giải quyết là của Tòa án từ đó thụ lý giải quyết vụ án là chưa đủ căn cứ. Mặt khác, theo lời khai của các đương sự về nguồn gốc đất có tranh chấp là do bà Quyên, ông Tuyền khai phá; ông Tuyền chết năm 1975, đến ngày 10-7-2004 các nguyên đơn có đơn khởi kiện. Như vậy, phải xem xét xác định có hay không có tài sản thuộc quyền sở hữu và sử dụng của ông Tuyền và phải xem xét để xác định còn hay không còn thời hiệu khởi kiện về thừa kế đối với tài sản của ông Tuyền, thì mới giải quyết triệt để vụ án. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa xem xét các vấn đề trên nhưng đã giải quyết vụ án là có sai sót. Ngoài ra, do sau khi bà Quyên có đơn cùng với anh Thụ, chị Lan Anh, chị Lan Oanh và chị Lan Hương khởi kiện thì ngày 14-7-2004 bà Quyên ủy quyền cho chị Lan Anh, chị Lan Oanh và sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 07-8-2005 bà Quyên chết. Theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 156 (BLDS 1995) (điểm b, khoản 1 Điều 147 BLDS 2005) thì khi bà Quyên chết, việc ủy quyền của bà Quyên chấm dứt; nhưng Tòa án cấp phúc thẩm vẫn xác định chị Lan Anh, chị Lan Oanh là người đại diện theo ủy quyền của bà Quyên là không đúng. Trong thực tế, tuy năm 1963 ông Tuyền, bà Quyên có khai phá một phần đất để làm nhà ở, nhưng ông Tuyền, bà Quyên không kê khai, đăng ký và đến năm 1967 vợ chồng bà Quyên đã chuyển đi nơi khác để sinh sống, từ năm 1977 vợ chồng anh Trung đã trực tiếp quản lý, sử dụng nhà đất. Trong quá trình giải quyết vụ án, anh Trung, chị Khương cho rằng có khai phá thêm đất và thực tế vợ chồng anh Trung là người kê khai được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa 157 và được công nhận quyền sở hữu nhà trên thửa đất 141. Quá trình chị Khương, anh Trung quản lý sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước bà Quyên và các con không tranh chấp. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định toàn bộ diện tích đất trên là của ông Tuyền, bà Quyên thửa đất số 157 và 141 (sau khi trừ diện tích nhà trên 225,92m2 đất) và Tòa án cấp phúc thẩm ghi nhận sự tự nguyện của chị Lan Anh, chị Lan Oanh cho vợ chồng chị Khương, anh Trung thửa đất số 157 có diện tích là 2.268m2, buộc anh Trung, chị Khương trả cho bà Quyên 2.230m2 đất thuộc thửa 141 đều là không có căn cứ. Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. XÉT THẤY: Căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án thì căn nhà cấp 3 hạng 4 có diện tích 80m2 trên khoảng 10.000m2 tại 178 đường La Vang (nay là Huyền Trân Công Chúa), phường 5, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng là do ông Nguyễn Văn Tuyền và bà Đỗ Thị Quyên tạo lập khoảng năm 1963. Năm 1967 do chiến tranh ông Tuyền, bà Quyên và các con của ông bà chuyển về 108 Vinh Sơn để ở, căn nhà nêu trên không ai sử dụng. Năm 1978 được bà Quyên đồng ý, vợ chồng chị Nguyễn Thị Lan Khương, anh Bùi Quang Trung về ở tại căn nhà trên (chị Khương là con của bà Quyên). Năm 1993, bà Quyên kê khai và ngày 09-11-1993 được Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà số 997/NĐ/XDQ55 đối với căn nhà 178 đường La Vang trên. Ngày 09-01-1994 bà Quyên và các con của bà gồm anh Thụ, chị Lan Anh, chị Lan Oanh ký biên bản “họp hội đồng gia tộc” đồng ý cho chị Khương, anh Trung căn nhà số 178 La Vang, văn bản trên được Ủy ban nhân dân phường 5 xác nhận ngày 17-01-1994. Ngày 20-01-1994 bà Quyên tiếp tục ký “văn bản cho nhà” với nội dung đồng ý cho đứt vợ chồng anh Trung, chị Khương toàn bộ căn nhà (không giữ lại phần nào) với tình trạng và diện tích theo sở hữu. “Văn bản cho nhà” tuy chỉ ghi diện tích nhà, không nêu cụ thể diện tích đất nhưng có xác định tứ cận (phía đông giáp nhà của ông Võ Đình Tám; phía Tây giáp nhà của ông Nguyễn Văn Có; phía nam giáp với rừng Sầm Sơn và phía bắc giáp với đường La Vang). Sau khi được cho nhà, chị Khương và anh Trung đã kê khai nộp thuế trước bạ, thuế nhà đất được Sở xây dựng tỉnh Lâm Đồng xác nhận ngày 20-01-1994, đồng thời anh Trung, chị Khương trực tiếp quản lý sử dụng toàn bộ nhà đất tại số 178 đường La Vang và kê khai được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng 2.268m2 đất tại thửa số 157 cùng giấy chứng nhận quyền sử dụng 300m2 đất gắn liền với căn nhà 178 đường La Vang tại thửa đất 141. Khi còn sống bà Quyên và những người con khác của bà không phản đối. Trong trường hợp này với các chứng cứ nêu trên thì phải xác định bà Quyên và các người thừa kế của ông Tuyền đã cho vợ chồng anh Trung căn nhà trên diện tích đất được xác định theo ranh giới tứ cận tại “văn bản cho nhà” lập ngày 20-01-1994 đề tên bà Quyên và các người thừa kế của ông Tuyền đồng ý, nên vợ chồng anh Trung có quyền sử dụng, phần đất còn lại mới là tài sản của ông Tuyền, bà Quyên. Tòa án cấp sơ thẩm lại cho rằng bà Quyên chỉ cho vợ chồng anh Trung căn nhà trên 225,92m2 đất từ đó buộc vợ chồng anh Trung trả lại cho bà Quyên 4.196,87m2 đất là không đúng, còn Tòa án cấp phúc thẩm lại ghi nhận sự tự nguyện của chị Lan Anh, chị Lan Oanh cho vợ chồng anh Trung căn nhà gắn liền với 225m2 đất tại thửa số 141 và 2.268m2 đất thửa 157 đồng thời buộc vợ chồng anh Trung trả lại 2.230m2 đất (thửa số 141) cũng là không đúng. Thực tế thửa đất số 157 không phải là đất thổ cư mà do vợ chồng anh Trung quản lý, canh tác và đã kê khai được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lẽ ra phải xác định vợ chồng anh Trung có quyền sử dụng diện tích đất này mới đúng, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm vẫn xác định ông Tuyền, bà Quyên có quyền sử dụng thửa đất này là không chính xác. Về tố tụng: Trong quá trình giải quyết vụ án bà Quyên ủy quyền cho chị Lan Anh và chị Lan Oanh. Sau khi xét xử sơ thẩm bà Quyên chết. Tuy khi giải quyết vụ án ở cấp phúc thẩm thì những người thừa kế của bà Quyên là anh Thụ, chị Lan Hương đồng ý để chị Lan Anh và chị Lan Oanh đại diện, nhưng Tòa án cấp phúc thẩm vẫn xác định chị Lan Anh, chị Lan Oanh là người đại diện cho bà Quyên là không chính xác. Mặt khác, tại giai đoạn xét xử phúc thẩm chị Lan anh và chị Lan Oanh (đại diện cho các nguyên đơn) thay đổi yêu cầu khởi kiện nhưng Tòa án cấp phúc thẩm chưa làm rõ là các nguyên đơn tự nguyện cho vợ chồng anh Trung căn nhà gắn liền với 300m2 đất tại thửa 141 và thửa đất số 157 và chỉ đòi phần đất còn lại của thửa 141 hay các nguyên đơn chỉ tranh chấp phần đất còn lại của thửa đất số 141, nhưng đã giải quyết vụ án cũng là không chính xác. Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 297 và Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự; QUYẾT ĐỊNH: 1. Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 222/2007/DSPT ngày 24-7-2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và bản án dân sự sơ thẩm số 10/2005/DSST ngày 29-7-2005 của Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng về vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn là bà Đỗ Thị Quyên (bà Quyên đã chết), người đại diện hợp pháp của bà Quyên là Nguyễn Thị Lan Anh, chị Nguyễn Thị Lan Oanh với bị đơn là anh Bùi Quang Trung, chị Nguyễn Thị Lan Khương; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là anh Nguyễn Bá Thụ, chị Nguyễn Thị Lan Hương; chị Nguyễn Thị Lan Anh; chị Nguyễn Thị Lan Oanh; ông Nguyễn Viết Tuấn. 2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật. Bài 4: Nhận xét của anh, chị về: - Quan hệ pháp luật về nội dung trong vụ án - Thành phần, tư cách đương sự trong vụ án - Chứng cứ và sử dụng chứng cứ trong vụ án Quyết định Giám đốc thẩm số 13/2008/KDTM-GĐT ngày 09/10/2008 về vụ án tranh chấp hợp đồng xây dựng Ngày 09-10-2008, tại trụ sở Toà án nhân dân tối cao đã mở phiên toà giám đốc thẩm xét xử vụ án tranh chấp về hợp đồng xây dựng giữa: Nguyên đơn: Tổng Công ty điện lực Việt Nam; có trụ sở tại nhà số 18 Trần Nguyên Hãn, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội; do ông Nguyễn Mạnh Long đại diện, theo uỷ quyền của Tổng giám đốc Công ty điện lực Việt Nam; Bị Đơn: Công ty TNHH PREZIOSO Việt Nam (nay là Công ty Viva-Blast Việt Nam); có trụ sở tại khu công nghiệp Bình Chiểu, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh; do bà Nguyễn Thu Thuỷ đại diện, theo uỷ quyền của Tổng giám đốc Công ty. NHẬN THẤY Ngày 16.9.1999, Tổng công ty Điện lực Việt Nam (sau đây gọi tắt là EVN) có đơn khởi kiện vụ án tại Toà án nhân dân tỉnh Gia Lai (Bl.01-08; 10b-10c). Ngày 06.3.2000, Công ty TNHH Prezioco Việt Nam có đơn phản tố và được Toà án nhân dân tỉnh Gia Lai thụ lý (Bl.755-762). 1. Theo đơn khởi kiện và trình bày của nguyên đơn trong quá trình tố tụng thì: a. Về ký kết hợp đồng Ngày 19.12.1997, Ban quản lý dự án nhà máy thuỷ điện Yaly (viết tắt là bên A) và Công ty TNHH Prezioco Việt Nam (viết tắt là bên B hoặc Pre) ký kết với nhau Hợp đồng kinh tế số 875 ĐVN/TĐIL-2 (Bl.15-21) về giao nhận thầu cung cấp sơn và thi công sơn công trình thuỷ điện Yaly cùng hai bản phụ lục số 1 (Tiến độ cung cấp sơn và chất phụ gia - Bl.22-23) và số 2 (Đặc tính kỹ thuật thi công - Bl.24-27). Ngày 14.01.1998, hai bên ký tiếp Phụ lục số 3 (Bl.28-29) và ngày 04.7.1998, ký tiếp phụ lục số 4 (Bl.30-31), điều chỉnh hợp đồng số 785 ĐVN/TĐIL-2. Nội dung của hợp đồng và bốn phụ lục trên có liên quan đến tranh chấp gồm: -Bên A giao cho bên B cung cấp sơn và thi công toàn bộ công việc sơn phủ cho kết cấu kim loại, đường ống và thiết bị nhà máy thuỷ điện Yaly (Điều 1) - Khối lượng tạm tính là 159.000m2 ….. Khối lượng này sẽ được tính toán chính xác và thanh toán theo nghiệm thu thực tế khi thi công (Điều 2); - Tiến độ: Bên B tiến hành chuẩn bị tạo dựng công trường và thi công ngay sau khi hợp đồng có hiệu lực để đảm bảo tiến độ khởi động tổ máy I vào đầu năm 1999 cho đến khi hoàn thành toàn bộ nhà máy. Tiến độ thi công chi tiết sẽ được hai bên chuẩn xác cho hàng tuần, hàng tháng phù hợp với tiến độ của Nhà thầu gia công và Nhà thầu lắp đặt (Điều 4); - Giá trị hợp đồng (Điều 5). Tạm tính là 2.005.200,00 USD tương đương 24.647.918.400 đồng (theo tỷ giá ngày ký hợp đồng là 12.292 VNĐ/USD) trong đó có đơn giá thi công phần sơn (theo điều chỉnh tại phụ lục số 4 ký ngày 04.7.1998 - Bl.30-31) là: + Phần sơn đường ống nước Tuabin bề mặt trong và kết cấu ngập trong nước (lưới chắn rác, cửa van..) là 153.000đ/m2; + Phần sơn thiết bị không ngập nước, đường ống và kết cấu kim loại trong môi trường công nghiệp bình thường 125.000đ/ m2; + Phần sơn trang trí là 40.000đ/ m2; Đối với các chi tiết lắp đặt sẵn: khe van, tấm đệm, cửa van…. đơn giá được tính theo đơn giá thi công ngoài hiện trường đã nêu trong hồ sơ mời thầu (Điều 5). - Để đạt được chất lượng cao và đáp ứng được tiến độ chung của toàn công trường Yaly, bên B sẽ xây dựng tại công trường một xưởng phun hạt sắt và sơn di động nằm ngay kề cạnh khu liên hợp lắp giáp với diện tích 5000 m2. Bên B trang bị mọi thiết bị thi công như máy nén khí, súng phun sơn, thang dây, giàn giáo, cẩu, … để làm việc hoàn toàn độc lập với các nhà thầu khác. Theo ước tính, tiến độ thi công sẽ được hoàn tất sau hai (2) năm, kể từ ngày khởi công (phụ lục số 2 kèm theo hợp đồng số 785 - Bl.24). - Công việc thực hiện tại xưởng sơn (thổi rỉ và sơn): tất cả bề mặt của cấu kiện sắt thép sẽ được làm sạch… Ngay sau khi được làm sạch bề mặt, các thiết bị sẽ được chuyển qua xưởng sơn đặt ngay bên cạnh (Bl.25). - Việc làm sạch bề mặt và sơn tại xưởng các ống sẽ được dừng 10cm cách vị trí đầu ống cho việc lắp đặt và hàn nối tiếp theo tại hiện trường. Các mối hàn tại hiện trường giữa các ống sẽ được xử lý tại hiện trường với thiết bị mài (máy mài). Sau công đoạn mài sẽ được xử lý bằng phương pháp làm sạch bề mặt trước khi sơn (phụ lục số 2 kèm theo hợp đồng số 785 - Bl.25-26). - Đối với các khe van và cửa van cung thì việc làm sạch bề mặt và sơn được tiến hành tại hiện trường xây lắp (phụ lục số 2 kèm theo hợp đồng số 785 - Bl.25). - Hợp đồng có hiệu lực sau khi đại diện hợp pháp của hai bên ký, được cấp có thẩm quyền của bên A phê duyệt và khi bên A nhận được giấy bảo lãnh thực hiện hợp đồng của bên B, với 10% giá trị hợp đồng do Ngân hàng BNP số 02 Thi Sách thành phố Hồ Chí Minh cấp riêng cho hợp đồng này trong thời hạn 01 năm sau đó bảo lãnh tiếp nối cho đến khi kết thúc hợp đồng này (Điều 13 - Bl.21) và được điều chỉnh tại Điều 1.3 phụ lục số 3 ký ngày 19.12.1997 - Bl.28). b. Về việc thực hiện hợp đồng Ngày 02.01.1998, bằng Quyết định số 01 ĐVN/QLXD Tổng công ty Điện lực Việt Nam đã phê duyệt hợp đồng cung cấp vật liệu sơn và thi công sơn công trình thủy điện Yaly (Bl.33 - 34). Ngày 06.01.1998, Ngân hàng BNP Việt Nam (chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh) đã ký và gửi cho Ban quản lý dự án nhà máy thuỷ điện Yaly giấy bảo lãnh thực hiện hợp đồng số 600237 với số tiền là 200.520 USD (10% giá trị hợp đồng) để bảo lãnh cho Pre theo quy định của hợp đồng kinh tế số 785 ĐVN/TĐIL - 2. Bảo lãnh này có hiệu lực đến hết ngày 06.01.1999 (Bl.44). Ngày 13.01.1998, hai bên ký biên bản giao nhận đất để Pre xây dựng xưởng sơn (Bl.36). Ngày 15.7.1998, Pre mới đưa được xưởng sơn vào hoạt động (Bl.756), do đó hàng loạt thiết bị máy móc theo hợp đồng phải được sơn tại sơn tại xưởng, nhưng do chưa có xưởng nên phải đưa ra lắp đặt tại hiện trường trước ngày 15.7.1998 để đảm bảo tiến độ chống lũ năm 1998. Từ ngày 06.01.1998 (ngày hợp đồng bắt đầu có hiệu lực theo thỏa thuận) đến hết ngày 05.5.1999 (16 tháng), bên B đã thi công được 27.221,96 m2, trong đó diện tích sơn tại xưởng là 23.001,38 m2, diện tích sơn tại hiện trường là 4.220,58 m2 (Biên bản đối chất ngày 09.01.2004 - Bl.4121-4120). Ngày 05.5.1999, bằng Công văn số 0101/99/PVN/CT Pre thông báo chấm dứt hoạt động tại xưởng sơn cùng mọi hoạt động khác tại công trường Yaly kể từ ngày 06.5.1999 và bắt đầu tháo dỡ xưởng, thu dọn tất cả vật tư, thiết bị kể từ ngày 17.5.1999 (Bl.72). c. Nguyên đơn yêu cầu Tòa án giải quyết buộc Pre: - Hoàn trả 257.515 USD (tương đương với 3.165.374.380 đồng, theo tỷ giá 12.292VNĐ/USD tại thời điểm ký kết hợp đồng) tiền tạm ứng mà Pre còn đang giữ (Bl.06); - Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng (chênh lệch đơn giá thi công do phải thuê người khác cao hơn đơn giá trong hợp đồng 785) là 7.347.071.951 đồng (Bl.07); - Chịu phạt phi phạm hợp đồng là 1.135.788.950 đồng (Bl.07); Đối trừ số tiền EVN còn chưa thanh toán cho Pre là 1.322.79.000 đồng thì Pre còn phải thanh toán là 10.758.067.481 đồng. 2. Theo đơn phản tố và trình bày của bị đơn trong quá trình tố tụng thì: a. Về ký kết hợp đồng - Thống nhất như trình bày của nguyên đơn. - Hồ sơ dự thầu không phân biệt đơn giá thi công tại xưởng và đơn giá thi công tại hiện trường như quy định tại Điều 5 của hợp đồng (BBPTPT-Bl.7113). b. Về việc thực hiện hợp đồng - Pre đã xây dựng tại công trường một xưởng phun hạt sắt và sơn di động với trang thiết bị hiện đại trị giá xấp xỉ 600.000 USD để đáp ứng yêu cầu thi công 159.000 m2 và đã đưa vào sử dụng từ ngày 15.7.1998 (Bl.756); - Thống nhất về số liệu với trình bày của nguyên đơn, trong thời gian từ tháng 01.1998 đến tháng 6.1998, Pre đã sơn được 27.221,96 m2, trong đó khối lượng công việc tại xưởng là 23.001,58 m2; khối lượng công việc thực hiện tại công trường là 4.220,58 m2 (Bl.757); - Đã có thay đổi về điều kiện thi công so với hợp đồng đã ký, có nhiều phần công việc đáng lẽ được sơn trong xưởng nhưng lại phải tiến hành sơn ngoài hiện trường. Hai bên đã thống nhất được với nhau về đơn giá cho phần công việc phát sinh ngoài hiện trường này, cho dù phía Pre đã cố gắng giảm giá trong các đề xuất (Pre bắt đầu đề xuất đơn giá mới từ tháng 6.1998 -Bl.759); - Khối lượng công việc thực tế được giao quá ít không đảm bảo tiến độ thực hiện hợp đồng, không đủ để thực hiện việc khấu hao giá trị tài sản đã đầu tư, làm tăng chi phí hoạt động của Pre (Bl.758); - EVN không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng, gây nhiều khó khăn và thiệt hại kinh tế cho Pre (Bl.759-760). c. Pre yêu cầu Tòa án giải quyết buộc EVN: - Phải thanh toán số tiền 130.303,76 USD (tương đương với 1.601.693.811 đồng, theo tỷ giá 12.292VNĐ/USD tại thời điểm ký hợp đồng) cho phần việc Pre đã thực hiện đến hết tháng 7.1999); - Phải trả cho Pre tiền lãi do chậm thanh toán đối với số tiền trên và khoản tiền vật liệu chậm thanh toán là 1.315.274.000 đồng; - Đền bù cho Pre các tổn thất tài chính do lỗi của EVN gây ra là 1.108.399,08 USD (tương đương với 13.624.441.491 đồng, theo tỷ giá 12.292 VNĐ/USD tại thời điểm ký kết hợp đồng). 3. Quá trình giải quyết vụ án: Tại bản án kinh tế sơ thẩm số 01/KTST ngày 14.12.2000 (Bl.1318-1322) Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai quyết định: - Buộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền cho Công ty TNHH Prezioso Việt Nam khối lượng công việc đã hoàn thành chưa được thanh toán là 1.370.719.922,8 đồng và trả khoản tiền lãi do chậm thanh toán theo hợp đồng là 41.856.065 đồng. Tổng cộng hai khoản là 1.412.575.987,8 đồng. - Bác yêu cầu của Tổng công ty Điện lực Việt Nam đòi Công ty TNHH Prezioso Việt Nam bồi thường thiệt hại do tiến độ thi công chậm là 1.339.101.434 đồng. - Buộc Công ty Prezioso Việt Nam phải hoàn lại tiền tạm ứng cho Tổng công ty Điện lực Việt Nam là 2.898.540.098 đồng, bồi thường thiệt hại do không tiếp tục thực hiện hợp đồng là 4.091.668.000 đồng và chịu khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng là 135.010.350 đồng. Tổng cộng ba khoản là 7.125.218.448 đồng. - Tổng công ty Điện lực Việt Nam được quyền khởi kiện Công ty TNHH Prezioso Việt Nam yêu cầu bồi thường thiệt hại tiếp đối với khối lượng thi công thực tế còn lại theo đúng quy định của pháp luật. - Bác yêu cầu của Công ty TNHH Prezioso Việt Nam đòi Tổng công ty Điện lực Việt Nam bồi thường thiệt hại do phải ngừng thi công, bị tổn thất về tài chính là 20.049.808.224 đồng. - Tổng công ty Điện lực Việt Nam có nghĩa vụ chuyển khoản tiền thuế giá trị gia tăng là 63.105.260 đồng cho Công ty TNHH Prezioso Việt Nam để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước theo quy định. - Tiếp tục kê biên tài sản của Công ty TNHH Prezioso Việt Nam hiện có trên công trường thủy điện Yaly để đảm bảo cho công tác thi hành án sau này. Ngày 22.12.2000, cả nguyên đơn và bị đơn đều có đơn kháng cáo yêu cầu được xử phúc thẩm lại toàn bộ vụ án; Tại bản án kinh tế phúc thẩm số 01/2002/KTPT ngày 14.4.2002 (Bl.2477-2483), Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng quyết định: - Bác yêu cầu của Tổng công ty Điện lực Việt Nam đòi Công ty TNHH Prezioso Việt Nam phải bổi thường thiệt hại do chậm tiến độ thi công và một phần bồi thường thiệt hại do không tiếp tục thực hiện hợp đồng với tổng số tiền là 7.116.222.900 đồng. - Bác yêu cầu của Tổng công ty Điện lực Việt Nam khoản tiền phạt do bên B chậm thi công và một phần khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng với tổng số tiền 1.114.145.184 đồng. - Bác yêu cầu của Công ty TNHH Prezioso Việt Nam đòi Tổng công ty Điện lực Việt Nam khoản bồi thường là 20.049.808.224 đồng. - Buộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam phải thanh toán tiền cho Công ty Prezioso Việt Nam khối lượng công việc đã hoàn thành nhưng chưa được thanh toán là 1.370.719.922,8 đồng và khoản tiền lãi do chậm thanh toán là 41.856.065 đồng. Tổng hai khoản là 1.412.575.987,8 đồng. - Buộc Công ty TNHH Prezioso Việt Nam phải hoàn lại tiền tạm ứng cho Tổng công ty Điện lực Việt Nam là 2.898.540.098 đồng; bồi thường thiệt hại do ngừng thi công gây ra là 3.891.668.000 đồng; phạt do vi phạm hợp đồng là 225.017.250 đồng. Tổng ba khoản là 7.015.225.348 đồng. - Tổng công ty Điện lực Việt Nam có nghĩa vụ chuyển khoản tiền thuế giá trị gia tăng là 63.105.260 đồng cho Công ty TNHH Prezioso Việt Nam để Công ty thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước. - Tổng công ty Điện lực Việt Nam có quyền khởi kiện Công ty TNHH Prezioso Việt Nam đòi bồi thường tiếp đối với khối lượng mới thi công thực thế còn lại. Ngày 20.6.2002, Công ty TNHH Prezioso Việt Nam có đơn số 87/02/PVN/ADM (Bl.2507-2510) khiếu nại bản án kinh tế phúc thẩm số 01/2002/KTPT ngày 13.4.2002 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng. Tại Quyết định kháng nghị số 13/KN-AKT ngày 28.10.2002 (Bl.4045-4039), Viện trưởng, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nhận định bản hợp đồng số 785/ĐVN/TĐIL-2 ngày 19.12.1997 bị vô hiệu toàn bộ; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm để giao về xét xử sơ thẩm lại theo hướng xử lý hợp đồng vô hiệu toàn bộ đối với hợp đồng kinh tế số 785 ĐVN/TĐIL-2 ngày 19.12.1997 theo quy định tại Điều 39 Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế. Tại Quyết định giám đốc thẩm số 05/2003/HĐTP-KT ngày 24.02.2003 (Bl.4054-4046), Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quyết định hủy bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm để xét xử sơ thẩm lại với lý do: - Không có căn cứ để tuyên bố hợp đồng số 785/ĐVN/TĐIL-2 ngày 19.12.1997 vô hiệu toàn bộ như đề nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; ………. - Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm chưa xác minh làm rõ đến ngày 06.5.1999, khối lượng công việc theo hợp đồng phải được sơn trong xưởng nhưng lại đem ra lắp ráp trước yêu cầu Pre tới thi công ngoài hiện trường là bao nhiêu? Trong đó lỗi của bên B là bao nhiêu? Do lỗi của bên A là bao nhiêu? Để xác định chính xác trách nhiệm của mỗi bên. Ngày 08.4.2003, EVN có đơn khởi kiện bổ sung (Bl.4066-4062) và ngày 22.9.2003, Pre có đơn phản tố (Bl.5011-5007). Trước khi mở phiên tòa sơ thẩm, hai bên đã thỏa thuận được việc thanh toán cho nhau tiền tạm ứng thừa và tiền sơn đối với khối lượng chưa thanh toán giữa hai bên. Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 16.6.2004 (Bl.5996-5942), nguyên đơn EVN chỉ còn giữ các yêu cầu buộc Pre phải chịu phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại là 11.327.232.993 VND (Bl.5993) và Pre chỉ còn giữ một yêu cầu duy nhất là buộc EVN phải bồi thường toàn bộ giá trị của khối lượng công việc đã mang ra lắp đặt ngoài hiện trường tính đến thời điểm 19.5.1999 là 7.754.315.400 VND; đối với yêu cầu bồi thường về thiệt hại do bị kê biên xưởng sơn và chi phí phục hồi lại máy móc thiết bị tổng cộng là 7.170.022.947 VND đề nghị được bảo lưu để Pre khởi kiện trong một vụ kiện khác. (Bl.5973-5972). Tại bản án kinh tế sơ thẩm số 02/KT-ST ngày 18.6.2004 (Bl.6043-6030) - Bác đơn khởi kiện của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và đơn phản tố của Công ty TNHH Prezioso Việt Nam; - Buộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam phải chịu 39.872.386 VND và Công ty TNHH Prezioso Việt Nam phải chịu 36.448.414 VND án phí kinh tế sơ thẩm; Ngày 21.6.2004, Pre kháng cáo một phần bản án sơ thẩm (Bl.6026-6025), yêu cầu xử buộc EVN phải bồi thường thiệt hại cho Pre số tiền là 7.754.315.400 VND theo yêu cầu phản tố; Tại quyết định số 01/KNKT ngày 24.6.2004 (Bl.6028-6027), Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai kháng nghị bản án sơ thẩm, yêu cầu Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối tại Đã Nẵng sửa một phần bản án sơ thẩm, chấp nhận một phần yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của Công ty TNHH Prezioso Việt Nam; Ngày 25.6.2004, EVN kháng cáo bản án sơ thẩm (Bl.6022-6021) và có bản giải trình cụ thể số 1164 ngày 22.9.2004 (Bl.7004-7008) cho rằng bản án sơ thẩm chưa xem xét chứng cứ do EVN đưa ra, nên quyền và lợi ích hợp pháp của EVN không được đảm bảo. Yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại phần bác các yêu cầu của EVN của bản án sơ thẩm. Tại bản án kinh tế phúc thẩm số 06 ngày 05.5.2005 (Bl.7129-7136), Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng giữ nguyên nhận định của Tòa án cấp sơ thẩm về lỗi vi phạm hợp đồng của EVN trong việc đưa 50.681,8 m2 ra lắp ngoài hiện trường là nguyên nhân dẫn đến Pre đơn phương hủy bỏ hợp đồng sau khi không thỏa thuận được đơn giá thi công ngoài hiện trường. Căn cứ vào lời khai tại phiên tòa của bị đơn Pre về tỷ lệ tiền lãi trên đơn giá sơn theo hợp đồng (Bl.7104), Tòa án cấp phúc thẩm đã chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai và yêu cầu tại phiên tòa phúc thẩm của Pre, sửa một phần bản án sơ thẩm; buộc EVN phải bồi thường cho Pre số lợi nhận lẽ ra được hưởng bằng 10% giá ghi trên hợp đồng trên tổng số diện tích sơn đã được lắp đặt trước ngoài hiện trường là 50.681,8 m2 x 153.000đ/ m2 x 10% = 775.431.540 đồng. Tính lại tiền án phí kinh tế sơ thẩm. Sau khi có bản án phúc thẩm, EVN có đơn khiếu nại giám đốc thẩm số 2861/CV-EVN-TTBV&PC ngày 07.6.2005; số 5401/CV-EVN-TTBV&PC ngày 18.10.2005; số 1559/CV-EVN-TTBV&PC ngày 03.3.2006; số 5422/CV-EVN-TTBV&PC ngày 16.10.2006; số 3837/CV-ENV-PC ngày 24.7.2007; số 1505/CV-EVN ngày 03.4.2008 gửi Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Tại quyết định số 06/2008/TATC-KT ngày 02.5.2008, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị bản án kinh tế phúc thẩm số 06 ngày 05.5.2005 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm theo hướng hủy cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm, giao hồ sơ về Tòa án cấp sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật. Tại bản kết luận số 13/KL-VKSTC-V12 ngày 07.7.2008 và tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không chấp nhận kháng nghị số 06/2008/TATC-KT ngày 02.5.2008 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; giữa nguyên bản án kinh tế phúc thẩm số 06 ngày 05.5.2005 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng. XÉT THẤY Tại quyết định giám đốc thẩm số 05/2003/HĐTP-KT ngày 24.02.2003, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã nhận định: “Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm chưa điều tra, xác định rõ: Đến ngày 06.5.1999, khối lượng công việc theo hợp đồng phải được sơn trong xưởng nhưng lại đem ra lắp ráp trước rồi yêu cầu Prezioso tới thi công ngoài hiện trường là bao nhiêu? Trong đó do lỗi của bên B là bao nhiêu? Do lỗi của bên A là bao nhiêu? Để xác định chính xác trách nhiệm của mỗi bên”. Từ đó đã quyết định hủy bản án kinh tế sơ thẩm số 01/KTST ngày 14.12.2000 của Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai và bản án kinh tế phúc thẩm số 01/2002/KTPT ngày 14.4.2002 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng để xét xử sơ thẩm lại. - Khi xét xử lại, Tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm vẫn chưa thực hiện đúng yêu cầu của quyết định giám đốc thẩm về các vấn đề: - Ngoài việc xác định khối lượng công việc sơn đã được lắp đặt trước tại hiện trường (chưa sơn) là 50.681,8 m2 tính đến ngày 18.5.1999 (theo “bảng kê khối lượng thiết bị của thủy điện Yaly ký ngày 19.5.1999” (Bl.5334-5336) và bảng sơn tổng hợp sơn thiết bị Yaly (Bl.5333) của EVN), thì chưa xác định được trong đó có bao nhiêu diện tích theo hợp đồng phải được sơn trong xưởng nhưng lại đem ra lắp ráp trước ngoài hiện trường? Có bao nhiêu diện tích theo hợp đồng phải được sơn ngoài hiện trường? - Chưa làm rõ được trong số diện tích đáng lẽ phải được sơn trong xưởng nhưng lại mang ra lắp đặt ngoài hiện trường trước khi sơn thì bao nhiêu là do lỗi của nguyên đơn? Bao nhiêu là do lỗi của bị đơn? Để qua đó giải quyết từng yêu cầu của các đương sự. a. Những sai lầm của Tòa án cấp sơ thẩm: Ngày 10.10.2003, EVN có Công văn số 1095/EVN-TDD4-P2 (Bl.4108-4100) giải trình yêu cầu phản tố của Pre, đã chứng minh khối lượng và nguyên nhân đưa công việc sơn từ xưởng ra ngoài hiện trường, cụ thể là: - Do xưởng sơn đưa vào hoạt động muộn (hợp đồng có hiệu lực từ tháng 01.1998 nhưng cho đến ngày 15.7.1998 Pre mới đưa được xưởng sơn vào hoạt động) nên để kịp tiến độ của công trường, EVN đã phải đưa ra lắp đặt ngoài hiện trường số thiết bị có diện tích sơn là 23.345 m2 (Bl.4105-4104, 4102); - Sau khi có xưởng sơn thì Pre không kịp sơn, do tiến độ của công trường buộc phải đem ra hiện trường lắp (có bảng thống kê kèm theo-Bl.4104); - Do không đủ nhân lực nên Pre chỉ tập trung thi công trong xưởng, không có người để thi công tại hiện trường đối với những công việc theo hợp đồng phải sơn ngoài hiện trường (Bl.4103). - Để đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình và do Pre không thực hiện việc sơn ngoài hiện trường đối với những hạng mục phải sơn ngoài hiện trường theo Điều 5.3 của hợp đồng 785 (khe van, tấm đệm, cửa van), mà những thiết bị này sẽ bị vĩnh viễn ngập dưới nước (Bl.4102-4101), EVN đã có nhiều văn bản đôn đốc Pre thi công từ đầu năm 1998 (Bl.5085-5088), nhưng vì Pre không chịu sơn, buộc lòng EVN phải thuê lắp máy 10 thi công mới đảm bảo yêu cầu tiến độ (Bl.4114.s); Thực tế, EC10 đã sơn 2.228,8 m2. Tại buổi làm việc ngày 20.10.2003 (Biên bản lấy lời khai – Bl.4117-4112) và lời trình bày tại phiên tòa sơ thẩm ngày 16.6.2004 (BBPTST-Bl.5984-5983), đại diện hợp pháp của EVN cũng đã chứng minh khối lượng và nguyên nhân đưa công việc sơn từ xưởng ra ngoài hiện trường như sau: - Vì tiến độ công trình, trước khi ký kết hợp đồng số 785 đã có 2.480 m2 được lắp đặt trước (Bl.4116), trong đó có 20 đoạn ống tuốc bin (ống TB) với tổng diện tích là 1.686 m2 và các khe van cửa nhận nước có diện tích 794 m2. Pre biết rõ số lượng này khi tham gia ký biên bản thỏa thuận ngày 18.02.1998 (Bl.4110-4109); - Từ khi ký hợp đồng 785 cho đến ngày đưa được xưởng sơn vào hoạt động từ 19.12.1997 đến 15.7.1998 - giai đoạn chưa có xưởng sơn), có 23.345 m2 phải mang ra lắp đặt tại hiện trường cho kịp tiến độ (Bl.4116.s); - Sau khi xưởng sơn đã đưa vào hoạt động cho đến ngày chấm dứt thực hiện hợp đồng (từ ngày 15.7.1998 đến ngày 06.5.1999), có 2.645 m2 đáng lẽ phải sơn trong xưởng nhưng do Pre không đủ năng lực, sơn không kịp nên phải lấy về để lắp cho kịp tiến độ (Bl.4116.s). Từ những nguyên nhân trên, đã có 28.470 m2 buộc phải lắp đặt ngoài hiện trường khi chưa sơn mà không phải do lỗi của EVN. - Không có diện tích sơn nào thuộc loại phải sơn trong xưởng mà EVN chủ động đưa ra lắp đặt trước ngoài hiện trường rồi mới yêu cầu Pre đến thi công sơn (Bl.4115). - Theo EVN, bản chất của vụ án là do Pre không đủ năng lực thực hiện hợp đồng, không có thiết bị thi công cần thiết, nhân lực thiếu. Để đối phó, Pre đưa ra yêu cầu tăng giá cao so với giá bỏ thầu, tạo cớ để đơn phương chấm dứt hợp đồng (Bl. 4116.s; BBPTST - Bl.5988). Với ý đồ không tiếp tục thực hiện hợp đồng, sau đó bảo lãnh thực hiện hợp đồng hết hiệu lực vào tháng 01.1999, Pre không nộp bảo lãnh nối tiếp nữa như quy định tại Điều 13 của Hợp đồng số 785 (Bl.21) và Điều 1.3 phục lục số 03 ngày 14.01.1998 (Bl.28). Tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện của Pre không bác bỏ số liệu của EVN và cũng không đưa ra được số lượng diện tích phải sơn ngoài hiện trường theo quy định của hợp đồng số 785 là bao nhiêu (Bl.5965-5962). - Theo đại diện của Pre, lý do chính để Pre dừng thực hiện hợp đồng số 785 là do các điều kiện thi công thay đổi, trong khi đang thương thảo về giá thì EVN giao việc cho EC10 (Bl. 5966). Do EVN giao việc cho EC10 nên Pre không còn việc để thi công sơn ở ngoài hiện trường (Bl. 5965). Tòa án cấp sơ thẩm không kiểm tra, đánh giá những số liệu, chứng cứ và lý do nêu trên của các đương sự mà chỉ căn cứ vào “bảng kê khối lượng sơn thiết bị của thủy điện Yaly ký ngày 19.5.1999” (Bl. 5334-5336) và bảng tổng hợp sơn ngoài hiện trường trước khi sơn là lỗi hoàn toàn thuộc về EVN (Bl. 6033). Mặc dù kết luận lỗi hoàn toàn thuộc về EVN, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm lại bác toàn bộ các yêu cầu của nguyên đơn và bị đơn là mẫu thuẫn giữa quyết định và nhận định. b. Những sai lầm của Tòa án cấp phúc thẩm: Ngày 22.9.2004, EVN có Công văn số 1164/EVN-ATDD4-P6 (Bl.7004-7008): - Tổng số diện tích phải sơn ngoài hiện trường theo quy định tại hợp đồng số 785 là 19.568,38 m2 (trên tổng diện tích phải sơn cả công trình đã được nghiệm thu là 94.470,71 m2, chiếm tỷ lệ 21% - Bl. 7008); - Trước ngày hợp đồng số 785 có hiệu lực, đã có 2.480 m2 được đưa ra hiện trường lắp đặt trước khi sơn (Bl.7008); - Trong thời gian từ ngày 06.01 đến ngày 15.7.1998, có 11.010 m2 đáng lẽ được sơn trong xưởng nhưng phải đưa ra hiện trường lắp đặt trước khi sơn vì chưa có xưởng sơn (Bl. 7008); - Sau khi đã có xưởng sơn (từ ngày 15.7.1998 đến ngày Pre chấm dứt thực hiện hợp đồng – 06.5.1999), có 2.645,32 m2 (Bl. 7008) đáng lẽ phải được sơn trong xưởng, nhưng đã phải đưa ra hiện trường lắp đặt trước khi sơn do Pre không sơn kịp tiến độ (Bl.7005). - Tại phiên tòa phúc thẩm (Bl.7106-7128), EVN đã đề nghị cần làm rõ lý do phải đưa ra ngoài hiện trường số lượng diện tích chưa sơn hơn 50.000 m2 mang ra lắp đặt ngoài hiện trường trước khi sơn đều do lỗi của Pre (Bl. 7109). - Theo “bảng giải trình khối lượng chưa sơn tại hiện trường theo bảng kê ngày 19.5.1999” của EVN (Bl.6951-6953), 48.452,98 m2 (cột F) đã lắp đặt ngoài hiện trường nhưng chưa sơn lại thời điểm ngày 19.5.1999 bao gồm: - Khối lượng phải sơn ngoài hiện trường theo quy định trong hợp đồng 785 là 6.965,51 m2 (cột G); - Khối lượng phải đưa ra ngoài hiện trường trước khi có xưởng sơn là 12.349,32 m2 (cột H); - Khối lượng thiết bị siêu trọng, Pre không có năng lực kỹ thuật để vận chuyển vào xưởng sơn (lời khai lại Bl.4114) là 13.286,95 m2 (cột I); - Khối lượng phải đưa ra hiện trường do Pre không sơn kịp tiến độ (sau khi đã có xưởng sơn) là 3.972,20 m2 (cột J) - Khối lượng phát sinh sau khi Pre đã chấm dứt hợp đồng là: 119 m2 (cột K); - Khối lượng thực tế không phải sơn (nhà sản xuất thiết bị đã sơn tốt rồi) là 11.760 m2 (cột L). EVN khẳng định tất cả các khối lượng phải đưa ra ngoài hiện trường khi chưa sơn đều không do lỗi của EVN. Tòa án cấp phúc thẩm không xem xét những nội dung và số liệu chi tiết do EVN cung cấp nêu trên để xác định lỗi của từng bên trong việc đưa 50.681,80 m2 phải sơn ra ngoài hiện trường, mà chỉ căn cứ vào “Bảng kê khối lượng sơn thiết bị của thủy điện Yaly ký ngày 19.5.1999” (Bl.5334-5336) và bảng tổng hợp sơn thiết bị Yaly (Bl.5333) của EVN để quy kết toàn bộ diện tích 50.681,80 m2 đưa ra ngoài hiện trường trước khi sơn là lỗi hoàn toàn thuộc về EVN và bác toàn bộ các yêu cầu của nguyên đơn, chấp nhận một phần yêu cầu của bị đơn Pre là không xem xét và đánh giá toàn diện các chứng cứ của vụ án. Về việc cho Pre hưởng lãi 10% trên tổng giá trị công việc sơn đối với khối lượng thiết bị đã lắp đặt sẵn tại hiện trường là 50.681,80m2 x 153.000đ/m2 x 10% = 775.431.540 đồng: - Không có căn cứ để xác định Pre lãi 10% trên giá thỏa thuận trong hợp đồng. Cách tính của Tòa cấp phúc thẩm không đúng với quy định tại phụ lục I và phụ lục II của Thông tư số 08/1997/TT-BXD ngày 05.12.1997 của Bộ Xây dựng (cả thuế và lãi mới chiếm 9 - 12% của chi phí trực tiếp và chi phí chung, chứ không phải trên tổng giá trị khối lượng công việc sơn. Tức là: Cộng cả phần thuế và lãi vào các chi phí trên ta mới có 100% tổng giá trị khối lượng công việc sơn). - Việc Tòa án cấp phúc thẩm tính lãi trên toàn bộ diện tích 50.681,80 m2 lắp đặt ngoài hiện trường trước khi sơn là không có căn cứ, đó là toàn bộ diện tích chưa sơn đã được lắp đặt ngoài hiện trường với rất nhiều lý do khác nhau như đã nói ở trên, trong đó bao gồm cả diện tích Pre phải sơn ngoài hiện trường theo quy định trong hợp đồng số 785 và có thể bao gồm cả diện tích Pre có lỗi khi phải đưa công việc sơn trong xưởng ra ngoài hiện trường. Tòa án cấp phúc thẩm không kết luận được lỗi hoàn toàn thuộc về EVN. - Việc nhận tổng khối lượng chưa sơn đã lắp đặt trước ngoài hiện trường (50.681,80 m2) với một loại đơn giá cao nhất (đơn giá thi công hệ sơn ngập nước-153.000đ/m2) để tính ra số tiền lãi Pre được hưởng là không có căn cứ. Tòa án cấp phúc thẩm đã không kết luận được toàn bộ khối lượng chưa sơn đã lắp đặt trước ngoài hiện trường (50.681,80 m2) đều thuộc loại phải sơn bằng hệ sơn ngập nước chứ không có diện tích sơn bằng hệ sơn không ngập nước chỉ có đơn giá thi công là 125.000 đồng/m2 hoặc hệ sơn trang trí có đơn giá thi công là 40.000đ/m2. Bởi các lẽ trên, Căn cứ vào khoản 3 Điều 297; khoản 1 và khoản 2 Điều 299 của Bộ luật tố tụng dân sự, QUYẾT ĐỊNH 1. Huỷ bản án kinh tế sơ thẩm số 02/KT-ST ngày 18.6.2004 của Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai và bản án kinh tế phúc thẩm số 06 ngày 05.5.2005 của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng về vụ án tranh chấp hợp đồng xây dựng giữa nguyên đơn Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và bị đơn Công ty TNHH Prezioso Việt Nam (nay là Công ty Viva - Blast Việt Nam). 2. Giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân tỉnh Gia Lai xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật. Bài 5: Nhận xét của anh, chị về: - Quan hệ pháp luật về nội dung trong vụ án - Thành phần, tư cách đương sự trong vụ án - Chứng cứ và sử dụng chứng cứ trong vụ án Quyết định giám đốc thẩm về vụ án "Tranh chấp quyền sở hữu tài sản" …….. Ngày 07 tháng 10 năm 2008, tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao đã mở phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án dân sự “tranh chấp về quyền sở hữu tài sản” giữa: Nguyên đơn: 1. Ông Huỳnh Văn Thăng, sinh năm 1963; trú tại ấp 1, xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp; ủy quyền cho bà Huỳnh Kim Phụng đại diện (văn bản ủy quyền ngày 17-12-2002). 2. Bà Huỳnh Thị Lang, sinh năm 1952, ở Mỹ; ủy quyền cho bà Huỳnh Kim Phụng và ông Huỳnh Văn Thăng đại diện (văn bản ủy quyền ngày 13-12-2002 và ngày 30-7-2004). Bị đơn: Ông Trần Thanh Tiến, sinh năm 1949; trú tại ấp 3, xã Bình Hàng Tây, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp; ủy quyền cho con là anh Trần Quốc Dũng đại diện (văn bản ủy quyền ngày 11-3-2003). Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: 1. Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Đồng Tháp; có ông Dư Minh Trí cán bộ pháp chế của ngân hàng được ủy quyền thường xuyên tham gia tố tụng (văn bản ủy quyền số 2220/NHCT18 ngày 23-7-2001 của Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam). 2. Điện lực Đồng Tháp; ủy quyền cho ông Nguyễn Thanh Bình là cán bộ của Điện lực Đồng Tháp đại diện (văn bản ủy quyền ngày 22-4-2003). 3. Bà Thái Hồng Phượng sinh năm 1963; trú tại ấp Mỹ Tân, phường 2, thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. 4. Ông Trần Ngọc Liên sinh năm 1956; trú tại 89 Nguyễn Huệ, phường 2, thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. 5. Ông Nguyễn Công Bình sinh năm 1962; trú tại ấp 1, xã Bình Hàng Trung, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. 6. Bà Bùi Thị Anh Thư sinh năm 1959; trú tại ấp 3, xã Bình Hàng Tây, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. 7. Bà Huỳnh Thị Thế sinh năm 1952, trú tại ấp 3, , xã Bình Hàng Tây, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp; ủy quyền cho bà Huỳnh Thị Lan đại diện (văn bản ủy quyền ngày 30-6-2003). NHẬN THẤY: Tại đơn khởi kiện ngày 09-12-2002 và trong quá trình tố tụng, nguyên đơn là ông Huỳnh Văn Thăng và bà Huỳnh Thị Lang (do bà Huỳnh Thị Phụng đại diện theo ủy quyền) trình bày: Năm 1991 cụ Huỳnh Văn Diệp (cha ông Thăng, bà Lang) đã mua nhà máy nước đá và nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với tổng diện tích 4.715m2 tại ấp 3, xã Bình Hàng Tây, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp; sau đó cụ cho ông Thăng tài sản này. Ông Thăng, bà Lang đã chi tiền nâng cấp, mở rộng nhà máy nước đá. Năm 1994 ông Thăng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, diện tích 4.715m2. Năm 1995 ông Thăng được Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp cho phép thành lập doanh nghiệp tư nhân (tên Doanh nghiệp là Nhà máy nước đá Bình Hàng Tây). Ngày 05-01-1999 ông Thăng lập hợp đồng ủy quyền cho bà Lang “được toàn quyền quản lý doanh nghiệp, ký kết hợp đồng mua bán, thế chấp vay vốn ngân hàng, sang bán doanh nghiệp”, thời hạn ủy quyền là 4 năm kể từ ngày 05-01-1999. Bà Lang đã ký vào hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 03-11-1999 (giữa bên chuyển nhượng đề tên ông Thăng, bên nhận chuyển nhượng đề tên ông Tiến) với diện tích 4.715m2, giá 10.000.000 đồng, nhưng bà Lang không thừa nhận nội dung hợp đồng này vì ông Tiến (thợ kỹ thuật sửa chữa máy sản xuất đá) đã viết sẵn hợp đồng và đưa cho bà Lang ký trong khi bà Lang không biết chữ. Ngày 08-11-1999 ông Thăng và bà Lang ủy quyền cho ông Trần Thanh Tiến được “toàn quyền làm chủ cơ sở nước đã nhưng không được quyền sang bán hay chuyển nhượng cho ai…”; nhưng ông Tiến lại tự ý làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rồi thế chấp quyền sử dụng đất, nhà máy nước đá cho ngân hàng để vay vốn; ông Tiến còn tự ý tháo gỡ một số trang thiết bị của nhà máy mang bán. Ông Thăng và bà Lang yêu cầu Tòa án hủy giấy ủy quyền giữa ông Thăng, bà Lang với ông Tiến; buộc ông Tiến trả lại diện tích đất 4.715m2 , nhà máy sản xuất nước đã với một số tài sản khác trên đất này. Bị đơn là ông Trần Thanh Tiến (do anh Trần Quốc Dũng đại diện theo ủy quyền trình bày): Ngày 05-01-1999 ông Thăng đã ủy quyền cho bà Lang được toàn quyền mua bán doanh nghiệp. Ngày 03-11-1999 bà Lang chuyển nhượng cho ông Tiến quyền sử dụng hai thửa đất (thửa số 1079 và thửa số 1089) với diện tích 4.715m2 tại ấp 3, xã Bình Hàng Tây, huyện Cao Lãnh với giá 10.000.000 đồng. bà Lang là người chuyển nhượng đất cho ông Tiến, nhưng trong hợp đồng ghi tên ông Thăng (bên chuyển nhượng); ông Tiến đã nhận chuyển nhượng cả đất và nhà máy nước đá. Ngày 08-11-1999 ông Thăng, bà Lang lại ký giấy ủy quyền cho ông Tiến được toàn quyền làm chủ nhà máy nước đá. Ngày 29-02-2000 ông Tiến được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 4.715m2 và sau đó Doanh nghiệp tư nhân Tiến Thành được thành lập. Ngày 26-6-2000 ông Tiến được cấp “Giấy chứng nhận kinh doanh doanh nghiệp tư nhân Tiến Thành”, ngành nghề kinh doanh là: sản xuất và kinh doanh nước đá, chủ doanh nghiệp là ông Tiến. Ông Tiến đã xây dựng nhà cấp 3, bờ kè, hàng rào, nhà bếp, nhà tiền chế và chi phí làm đường. Đến ngày 09-01-2002 ông Tiến được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (đối với nhà cấp 3 nêu trên), như vậy, nhà máy nước đã, đất và tài sản trên đất này là của ông Tiến; nên không đồng ý trả đất, nhà máy nước đã và các tài sản khác trên đất theo yêu cầu của nguyên đơn. Anh Dũng đồng ý trả các khoản nợ do ông Tiến đã vay hoặc còn nợ tiền hàng theo yêu cầu của các chủ nợ (là những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan); riêng khoản nợ bà Phượng 160.000.000 đồng (do ông Tiến đã vay của bà Phượng từ ngày 30-5-2001 đến tháng 4 năm 2002), lãi 5%/tháng, thì ông Tiến đã trả lãi cho bà Phượng 88.666.000 đồng; yêu cầu tính lại lãi theo quy định, số tiền lãi trả dư đề nghị được trừ vào tiền nợ gốc. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Đồng Tháp trình bày: Theo hợp đồng tín dụng số 105/HĐTD ngày 25-5-2001 và Hợp đồng tín dụng số 76/HĐTD ngày 21-3-2002, Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Đồng Tháp đã cho ông Trần Thanh Tiến (chủ doanh nghiệp tư nhân Tiến Thành) vay tổng số tiền là 500.000.000 đồng; cho đến ngày 11-02-2003, ông Tiến đã trả được 250.000.000 đồng, còn 250.000.000 đồng chưa trả (nợ gốc); ông Tiến có thế chấp tài sản gồm: quyền sử dụng 4.715m2 đất; xe ô tô hiệu KAMAZ mang biển kiểm soát là 66S-766, xe ô tô hiệu INTERNATION mang biển kiểm soát là 66S-1955; nhà cấp 3 (theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 09-01-2002), toàn bộ dây chuyền sản xuất nước đá cây. Chi nhánh ngân hàng Công thương tỉnh Đồng Tháp yêu cầu ông Tiến trả nợ gốc và lãi cho Ngân hàng; nếu ông Tiến không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ thì yêu cầu Tòa án xử lý phần tài sản mà ông Tiến đã thế chấp để thu hồi nợ trả cho Ngân hàng. Công ty Điện lực Đồng Tháp yêu cầu ông Tiến là chủ Doanh nghiệp tư nhân Tiến Thành trả tiền điện còn thiếu của tháng 3 năm 2003 và tháng 4 năm 2003 với tổng số tiền là 62.622.010 đồng và trả lãi theo quy định. Bà Bùi Anh Thư trình bày: từ ngày 31-5-2000 đến ngày 29-10-2001, bà đã bán dầu cho nhà máy nước đá Bình Hàng Tây (do ông Tiến làm chủ) với số tiền 17.016.000 đồng; do đó, yêu cầu ông Tiến trả số tiền này, không yêu cầu tính lãi. Ông Nguyễn Công Bình trình bày: ngày 14-11-2000, ông cho bà Lang và ông Tiến vay 20.000.000 đồng, lãi 2%/tháng, thời hạn vay 3 tháng; sau 3 tháng bà Lang và ông Tiến không trả tiền và yêu cầu ông tính lãi 2%/tháng; ông đã nhận tiền lãi đến ngày 10-10-2002 với tổng số tiền là 12.000.000 đồng; do đó, yêu cầu ông Tiến trả vốn và lãi. Bà Huỳnh Thị Lan trình bày: ông Tiến vay của bà 30.000.000 đồng từ ngày 16-5-2001, lãi 4%/tháng; đã trả lãi được 12 tháng là 14.400.000 đồng; do đó, yêu cầu ông Tiến trả vốn và lãi. Bà Trần Ngọc Liên trình bày: ngày 02-02-2001 cửa hàng của bà đã bán cho ông Tiến là chủ Doanh nghiệp tư nhân Tiến Thành 420 tấm tole để làm khuôn nước đá, ông Tiến trả tiền hàng còn thiếu 8.000.000 đồng, do đó, yêu cầu ông Tiến trả số tiền này và trả lãi. Bà Thái Hồng Phượng trình bày: vào ngày 01-4-2002 bà cho ông Tiến vay 160.000.000 đồng, lãi 5%/tháng; lãi trả từng tháng; thời hạn vay 1 năm; ông Tiến trả lãi đến tháng 7/2002 thì ngưng; bà đã nhận tiền do ông Tiến trả lãi là 24.000.000 đồng; do đó, yêu cầu ông Tiến trả nợ gốc là 160.000.000 đồng và lãi theo quy định từ tháng 7/2002 đến ngày xét xử sơ thẩm. Tại bản án dân sự sơ thẩm số 02/DSST ngày 01-8-2003, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp quyết định: Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn đòi ông Trần Thanh Tiến trả lại diện tích đất và toàn bộ dây chuyền nhà máy sản xuất nước đá. Hủy hợp đồng ủy quyền giữa ông Huỳnh Văn Thăng, bà Huỳnh Thị Lang và ông Trần Thanh Tiến ngày 08-11-1999. Hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà Huỳnh Thị Lang và ông Trần Thanh Tiến ngày 15-11-1999. Bác yêu cầu của ông Trần Thanh Tiến được sử dụng phần đất và sở hữu nhà máy nước đá do bà Lang chuyển nhượng Buộc ông Trần Thanh Tiến (người được ủy quyền là anh Trần Quốc Dũng) phải giao trả lại cho ông Huỳnh Văn Thăng diện tích đất 4.715m2 gồm hai thửa: 1079 và 1089 theo Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất số: 568820 ngày 15-9-1994 do ông Huỳnh Văn Thăng đứng tên quyền sử dụng đất, đất tọa lạc tại ấp 3, xã Bình Hàng Tây, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 0943296 ngày 29-02-2000 tên Trần Thanh Tiến. Buộc ông Trần Thanh Tiến (người được ủy quyền là anh Trần Quốc Dũng) phải giao trả lại toàn bộ tài sản dây chuyền sản xuất nhà máy nước đá đã được kê biên định giá ngày 13-3-2003 (ngày ký biên bản định giá ngày 03-6-2003) kể cả bình hạ thế điện (trừ tiền diện tích đất 4.715m2 được giao trả và các tài sản bà Phụng thỏa thuận trả tiền cho ông Tiến gồm nhà cấp 3, bờ kè, hàng rào, nhà bếp tổng số tiền là 389.549.276 đồng). Các tài sản trên Trần Quốc Dũng đang quản lý vẫn tiếp tục giao cho Trần Quốc Dũng quản lý đến khi án có hiệu lực và được thi hành án, trong thời gian này nếu có hư hao, mất mát tài sản thì phải bồi thường theo giá trị đã định lúc kê biên. Chấp nhận sự tự nguyện của bà Huỳnh Kim Phụng (người được ông Thăng ủy quyền) nhận sở hữu một nhà cấp 3, bờ kè, hàng rào, bếp và trả lại cho ông Tiến số tiền trị giá tài sản 389.549.276 đồng (Ba trăm tám mươi chín triệu năm trăm bốn mươi chín ngàn hai trăm bảy mươi sáu đồng). Tiếp tục quản lý số tiền của ông Trần Thanh Tiến do ông Thăng trả lại để đảm bảo thi hành án cho Ngân hàng Công thương Đồng Tháp, Điện lực Đồng Tháp và những người có liên quan khác. Chấp nhận sự tự nguyện của bà Huỳnh Kim Phụng và ông Trần Quốc Dũng (người được ông Tiến ủy quyền) đồng ý để ông Tiến dỡ căn nhà tiền chế (loại nhà khung lắp ghép) ra khỏi diện tích đất của ông Thăng (căn nhà này không có trong bản kê biên ngày 13-3-2003). Công nhận sự thỏa thuận tự nguyện giữa ông Trần Quốc Dũng (người được ông Tiến ủy quyền) và những người có liên quan, ông Tiến phải trả vốn và lãi cho những người liên quan, cụ thể như sau: 1. Trả cho Ngân hàng Công thương Đồng Tháp số tiền 271.633.333 đồng (hai trăm bảy mươi mốt triệu sáu trăm ba mươi ba ngàn ba trăm ba mươi ba đồng) cả vốn và lãi. Số tiền vốn 250.000.000 đồng (hai trăm năm mươi triệu đồng) được tính lãi liên tục kể từ ngày 30-7-2003 đến khi thi hành án xong, số tiền theo lãi xuất nợ quá hạn do Ngân hàng nhà nước quy định. 2. Trả cho Công ty Điện lực Đồng Tháp số tiền 65.575.790 đồng (sáu mươi lăm triệu năm trăm bảy mươi lăm ngàn bảy trăm chín mươi ngàn đồng) vốn và lãi. 3. Trả cho bà Bùi Thị Anh Thư số tiền 17.016.000 đồng ( mười bảy triệu không trăm mười sáu ngàn đồng) không yêu cầu. 4. Trả ông Nguyễn Công Bình số tiền 14.744.570 đồng (mười bốn triệu bảy trăm bốn mươi ngàn năm trăm bảy mươi đồng) vốn và lãi. 5. Trả cho bà Thái Hồng Phượng số tiền 156.863.720 đồng (một trăm năm mươi sáu triệu tám trăm sáu mươi ba ngàn đồng bảy trăm hai mươi đồng) vốn và lãi. 6. Trả cho bà Huỳnh Thị Thế (người được ủy quyền là bà Huỳnh Thị Lan) số tiền 21.428.592 đồng (hai mươi mốt triệu bốn trăm hai mươi tám ngàn năm trăm chín mươi hai đồng) vốn và lãi. 7. Trả cho bà Trần Ngọc Liên số tiền 8.148.800 đồng (tám triệu một trăm bốn mươi tám ngàn tám trăm đồng) vốn và lãi. Kể từ ngày Công ty Điện lực Đồng Tháp, ông Nguyễn Công Bình, bà Thái Hồng Phượng, bà Trần Ngọc Liên, bà Huỳnh Thị Thế có đơn yêu cầu thi hành án đối với số tiền phải trả, nếu ông Tiến chậm thi hành thì sẽ được tiếp tục tính lãi theo mức lãi xuất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian chưa thi hành án cho đến khi thi hành án xong. Kể từ ngày ông Tiến có đơn yêu cầu thi hành án số tiền, tài sản nếu ông Thăng chậm thi hành thì sẽ được tính lãi do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian chậm thi hành án. Ngoài ra Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí. Ngày 11-8-2003, ông Trần Thanh Tiến có đơn kháng cáo cho rằng toàn bộ tài sản là của ông, không đồng ý trả đất và nhà máy nước đá, nhà cấp 3, bờ kè, hàng rào, nhà bếp; yêu cầu bà Lang cùng với ông trả khoản nợ chung cho ông Bình. Tại bản án dân sự phúc thẩm số 105/DS-PT ngày 09-4-2004, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định: 1. Hủy một phần bản án sơ thẩm về việc giải quyết diện tích 4.715m2 đất, dây chuyền nhà máy nước đá và các phần nhà, bờ kè, hàng rào, nhà bếp, nhà tiền chế mà ông Tiến đã xây dựng và sửa chữa thêm trên diện tích đất nêu trên và tiền án phí sơ thẩm liên quan đến phần đất và tài sản trên. Giao hồ sơ về lại Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp để điều tra, xét xử lại từ giai đoạn sơ thẩm theo thủ tục chung. 2. Công nhận sự thỏa thuận giữa ông Trần Thanh Tiến và ông Huỳnh Văn Thăng về việc trả số nợ cho ông Nguyễn Công Bình như sau: + Ông Tiến và bà Lang (có ông Thăng đại diện) cùng chịu trách nhiệm trả số nợ vốn và lãi cho ông Bình làn 14.744.750 đồng. Mỗi người phải trả 1/2 số nợ trên là 7.372.375 đồng. + Bà Huỳnh Thị Lang (có ông Thăng đại diện) phải trả lại cho ông Tiến 1/2 số tiền (12.000.000 đồng) mà ông Tiến phải trả lãi cho ông Bình trước đây là 6.000.000 đồng. 3. Án phí dân sự sơ thẩm (đối với tiền nợ): + Ông Tiến phải chịu: 4.742.443 đồng. + Bà Lang chịu: 668.618 đồng. Án phí dân sự phúc thẩm: ông Tiến không phải chịu (hoàn trả lại cho ông Tiến 50.000.000 đồng án phí phúc thẩm tạm nộp tại biên lai số 009076 ngày 10-8-2003 của Phòng Thi hành án tỉnh Đồng Tháp) 4. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật. Tại bản án dân sự sơ thẩm số 04/2005/DS-ST ngày 27-5-2005, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp quyết định: - Chấp nhận một phần yêu cầu của ông Huỳnh Văn Thăng và một phần yêu cầu của bà Huỳnh Thị Lang (ủy quyền cho ông Thăng). - Hủy hợp dồng ủy quyền ngày 08-11-1999 được ký kết giữa ông Huỳnh Văn Thăng, bà Huỳnh Thị Lang với ông Trần Thanh Tiến. - Hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 471/CN ngày 03-11-1999 mang tên ông Huỳnh Văn Thăng ký kết với ông Trần Thanh Tiến (do bà Lang trực tiếp ký kết với ông Tiến). - Buộc ông Trần Thanh Tiến (ủy quyền cho anh Dũng) phải giao trả cho ông Huỳnh Văn Thăng diện tích đất 4.715m2 tại các thửa 1079 và 1089, tờ bản đồ số 4 theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho ông Trần Thanh Tiến ngày 29-02-2000 đất tại ấp 3, xã Bình Hàng Tây, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp. - Đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh thu hồi quyền sử dụng đất đối với diện tích 4.715m2 đã cấp cho ông Trần Thanh Tiến nói trên để cấp lại cho ông Huỳnh Văn Thăng. - Buộc ông Trần Thanh Tiến phải giao trả cho bà Huỳnh Thị Lang và ông Huỳnh Văn Thăng toàn bộ tài sản của cơ sở sản xuất nước đã, theo biên bản kê biên tài sản ngày 03-3-2003 của Phòng Thi hành án tỉnh Đồng Tháp và Biên bản định giá tài sản ngày 13-3-2003 kể cả bình hạ thế điện tại ấp 3, xã Bình Hàng Tây, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp (trừ diện tích đất, căn nhà cấp 3, bờ kè, hàng rào, nhà bếp và các xe ô tô). Trong khối tài sản của cơ sở sản xuất nước đá được giao trả gồm có quyền sở hữu của ông Thăng là 1/4 giá trị tài sản và quyền sở hữu của bà Lang là 3/4 giá trị tài sản (bình hạ thế điện của ông Thăng). - Buộc ông Thăng phải trả cho ông Trần Thanh Tiến chi phí làm đường đi với số tiền là 14.700.000 đồng. - Chấp nhận sự tự nguyện của ông Huỳnh Văn Thăng về việc nhận quyền sở hữu các tài sản trên đất ông Thăng gồm căn nhà cấp 3, bờ kè, hàng rào, nhà bếp. -Buộc ông Trần Thăng Tiến phải giao cho ông Huỳnh Văn Thăng các tài sản gồm: căn nhà cấp 3, bờ kè, hàng rào và nhà bếp theo Biên bản kê biên ngày 03-3-2003 và Biên bản định giá ngày 13-3-2003 tại ấp 3, xã Bình Hàng Tây, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. - Ông Huỳnh Văn Thăng phải có trách nhiệm trả cho ông Trần Thanh Tiến số tiền trị giá các tài sản là 389.407.000 đồng (ba trăm tám mươi chín triệu bốn trăm lẻ bảy ngàn đồng). Kể từ khi có đơn yêu cầu thi hành án của ông Trần Thanh Tiến thì sẽ được tính lãi đối với số tiền mà ông Huỳnh Văn Thăng chưa thi hành, tính theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian chưa thi hành án. Quản lý số tiền của ông Trần Thanh Tiến do ông Huỳnh Văn Thăng trả (tiền giá trị tài sản và tiền chi phí làm đường đi) để đảm bảo thi hành án đối với bản án số 105/DSPT ngày 09-4-2004 của Tòa án nhân dân tối cao. Ông Tiến được quyền lưu cư trong thời gian 3 tháng kể từ ngày án có hiệu lực pháp luật. Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí. Ngày 07-6-2005 ông Thăng có đơn kháng cáo và ngày 09-6-2005 bà Lang có đơn kháng cáo với nội dung ông Tiến đã bán một số tài sản của nhà máy nước đá nhưng chưa được Tòa án cấp sơ thẩm xem xét; nguyên đơn chi tiền làm nhà, bờ kè, hàng rào, nhà bếp nên không đồng ý trả giá trị tài sản cho bị đơn là 389.407.000 đồng và không đồng ý trả tiền chi phí làm đường. Ngày 09-6-2005 anh Trần Quốc Dũng (đại diện theo ủy quyền của ông Trần Thanh Tiến) cũng có đơn kháng cáo không đồng ý quyết định của bản án sơ thẩm. Tại bản án dân sự phúc thẩm số 366/2005/DS-PT ngày 06-10-2005, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định: 1. Hủy hợp đồng ủy quyền ngày 08-11-1999 được ký kết giữa ông Huỳnh Văn Thăng, bà Huỳnh Thị Lang với ông Trần Thanh Tiến. 2. Hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 417/CN ngày 03-11-1999 mang tên ông Huỳnh Văn Thăng ký kết với ông Trần Thanh Tiến, do bà Lang ký giả chữ ký của ông Huỳnh Văn Thăng trong hợp đồng trên. 3. Buộc ông Trần Thanh Tiến (ủy quyền cho anh Dũng) phải giao trả cho ông Huỳnh Văn Thăng diện tích đất 4.715m2 tại các thửa 1079, 1089, tờ bản đồ số 4 theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho ông Trần Thanh Tiến ngày 29-02-2000, tại ấp 3, xã Bình Hàng Tây, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng diện tích 4.715m2 đất đã cấp cho ông Tiến để cấp lại cho ông Huỳnh Văn Thăng theo quy định của pháp luật. 4. Buộc ông Trần Thanh Tiến phải giao trả cho bà Huỳnh Thị Lang và ông Huỳnh Văn Thăng toàn bộ cơ sở sản xuất nước đá theo Biên bản kê biên ngày 03-3-2003 của Phòng Thi hành án tỉnh Đồng Tháp và Biên bản định giá tài sản ngày 13-3-2003 được sao trích lục đính kèm bản án này, kể cả bình hạ thế điện tại ấp 3, xã Bình Hàng Tây, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. 5. Ông Huỳnh Văn Thăng được nhận và được quyền sở hữu các tài sản trên đất của ông Thăng gồm: căn nhà cấp 3, bờ kè, hàng rào, nhà bếp từ ông Trần Thanh Tiến (ghi trong Biên bản kê biên ngày 03-3-2003 và Biên bản định giá tài sản ngày 13-3-2003 có bản sao lục đính kèm bản án này) nhưng không phải trả cho ông Trần Thanh Tiến giá trị các tài sản trên (389.407.000 đồng) theo tuyên xử của bản án sơ thẩm nữa. 6. Buộc ông Trần Thanh Tiến phải giao cho ông Huỳnh Văn Thăng các tài sản gồm: căn nhà cấp 3, bờ kè, hàng rào và nhà bếp theo Biên bản kê biên ngày 03-3-2003 và Biên bản định giá ngày 13-3-2003 tại ấp 3, xã Bình Hàng Tây, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp nêu trên. Kiến nghị Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp thu hồi giấy chứng nhận sở hữu nhà số 02/CMSHNO-UB ngày 09-01-2002 đã cấp cho ông Tiến theo quy định của pháp luật. Ông Huỳnh Văn Thăng được liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền để đăng ký quyền sở hữu nhà và quyền sở hữu các bất động sản khác theo tuyên xử của bản án này và theo quy định của pháp luật. 7. Ông Huỳnh Văn Thăng phải trả cho ông Trần Thanh Tiến chi phí làm đường với số tiền là 14.700.000 đồng. 8. Về án phí: ông Trần Thanh Tiến phải nộp 50.000 đồng án phí dân sự phúc thẩm và 28.165.722 đồng án phí dấn sự sơ thẩm. Ông Huỳnh Văn Thăng và bà Huỳnh Thị Lang không phải nộp án phí dân sự phúc thẩm, nhưng phải nộp 735.000 đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm, được khấu trừ số tiền tạm ứng án phí của bà Lang 7.600.000 đồng và ông Thăng 6.600.000 đồng, theo biên lai số 001589 ngày 25-10-2004 và biên lai số 001589 ngày 09-8-2004 của Phòng Thi hành án tỉnh Đồng Tháp. Số tiền còn lại, sau khi cấn trừ tiền án phí phải nộp, sẽ được trả cho ông Thăng, bà Lang theo quy định của pháp luật. - Các quyết định khác của bản án sơ thẩm số 04/DS-ST ngày 27-5-2005 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp không có kháng cáo kháng nghị có hiệu lực pháp luật. Sau khi xét xử phúc thẩm, Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Đồng Tháp có đơn khiếu nại cho rằng Doanh nghiệp tư nhân Tiến Thành vay của Ngân hàng 250.000.000 đồng (có thế chấp đất, nhà máy nước đá và tài sản khác), nhưng khi xét xử lại vụ án Tòa án không đưa ngân hàng tham gia tố tụng, là không đúng. Điện lực Đồng Tháp có đơn khiếu nại cho rằng Doanh nghiệp tư nhân Tiến Thành nợ tiền điện của Điện lực Đồng Tháp 62.622.000 đồng, nhưng Tòa án không đưa Điện lực Đồng Tháp tham gia tố tụng khi giải quyết vụ án là không đúng. Tại quyết định số 68/QĐ-KNGĐT-V5 ngày 13-5-2008, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm số 366/2005/DSPT ngày 06-10-2005 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy bản án dân sự phúc thẩm số 366/PTDS ngày 06-10-2005 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 04/2005/DS-ST ngày 27-5-2005 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp; giao hồ sơ vụ án về Tòa án địa phương xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật, với nhận định: “… Nguồn gốc tài sản tranh chấp gồm diện tích 4.715m2 và cơ sở sản xuất nước đá trên đất với công suất 400 cây đá tại ấp 3 xã Bình Hàng Tây, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp là của ông Huỳnh Văn Điệp (cha ông Huỳnh Văn Thăng và bà Huỳnh Thị Lang). Từ tháng 8/1993 đến tháng 7/1994, cơ sở sản xuất nước đá được nâng cấp, lắp đặt thêm 3 dây chuyền sản xuất các hầm nước đá 700 khuôn, 900 khuôn, 1.400 khuôn. Ngày 19-5-1994, ông Thăng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, diện tích 4.715m2 tại thửa 1079, 1089 tờ bản đồ số 4. Ngày 22-3-1995, ông Thăng được cấp giấy phép thành lập Doanh nghiệp tư nhân, vốn đầu tư là 872.185.000đ. Ngày 05-01-1999, ông Thăng làm hợp đồng ủy quyền cho bà Lang được toàn quyền quản lý doanh nghiệp, ký kết hợp đồng mua bán, thế chấp vay vốn ngân hàng, sang bán doanh nghiệp, thời hạn ủy quyền là 4 năm (có chứng thực của Công chứng Nhà nước tỉnh Đồng Tháp ngày 05-01-1999). Bà Lang thừa nhận ngày 03-11-1999 đã ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất 4.715m2 cho ông Trần Thanh Tiến với giá 10.000.000đ nhưng nội dung là do ông Tiến viết sẵn; ngày 03-11-1999, bà Lang ký hợp đồng ủy quyền cho ông Tiến được toàn quyền làm chủ cơ sở sản xuất nước đá nhưng không được quyền sang bán hay chuyển nhượng cho bất kỳ ai. Ngày 29-02-2000, ông Tiến được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đến ngày 26-6-2000 được phép thành lập Doanh nghiệp tư nhân Tiến Thành và xây dựng thêm một căn nhà cấp 3 bờ kè, hàng rào, nhà bếp và làm đường đi. Khi quản lý cơ sở sản xuất nước đá, ông Tiến đem toàn bộ cơ sở sản xuất nước đá, nhà, đất trên thế chấp vay 250.000.000đ tại Ngân hàng Công thương tỉnh Đồng Tháp. Khi Tòa án các cấp giải quyết việc ông Thăng, bà Lang kiện đòi tài sản đối với ông Tiến ở giai đoạn sơ thẩm, phúc thẩm lần thứ nhất, Ngân hàng có yêu cầu ông Tiến phải trả tiền đã vay, nếu không trả được thì phải bán tài sản thế chấp để trả nợ Ngân hàng. ở giai đoạn này, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp xét xử sơ thẩm tại bản án số 02/DSST ngày 01-8-2003 khi quyết định buộc ông Thăng phải thanh toán giá trị tài sản xây dựng trên đất cho ông Tiến là 398.407.000đ, đồng thời tạm giữ số tiền này để đảm bảo các khoản nợ của ông Tiến nên Ngân hàng không kháng cáo. Do các đương sự kháng cáo bản án sơ thẩm, ngày 09-4-2004 Tòa án phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm tại bản án phúc thẩm số 105/DSPT đã hủy một phần bản án sơ thẩm liên quan đến diện tích đất và tài sản trên đất, đưa hồ sơ về Tòa án tỉnh Đồng Tháp xét xử sơ thẩm lại. Xét thấy, về tố tụng ở giai đoạn sơ, phúc thẩm lần thứ hai Tòa án các cấp đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng khi không đưa các chủ nợ của ông Tiến và tham gia tố tụng (trong đó có Ngân hàng Công thương tỉnh Đồng Tháp). Về nội dung: khi Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận việc ông Tiến đòi ông Thăng, bà Lang thanh toán 389.407.000đ giá trị phần tài sản ông Tiến xây dựng thêm khi quản lý cơ sở sản xuất nước đá dẫn đến nghĩa vụ trả nợ có bảo đảm bằng tài sản giữa ông Tiến với Ngân hàng không được bảo đảm thực hiện đã gây thiệt hại cho Ngân hàng và các chủ nợ khác”. Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận Kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; hủy bản án dân sự phúc thẩm số 366/DS-PT ngày 06-10-2005 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 04/2005/DS-ST ngày 27-5-2005 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật. XÉT THẤY: Tòa án cấp sơ thẩm khi xét xử vụ án lần thứ nhất (tại bản án dân sự sơ thẩm số 02/DSST ngày 01-8-2003) đã đưa các chủ nợ của ông Trần Thanh Tiến tham gia tố tụng và quyết định chấp nhận sự tự nguyện của bà Huỳnh Kim Phụng (đại diện theo ủy quyền của ông Thăng, bà Lang) nhận sở hữu nhà cấp 3, bở kè, hàng rào, bếp và trả cho ông Tiến trị giá số tài sản này là 389.549.627 đồng; tiếp tục quản lý số tiền này để đảm bảo thi hàng án cho Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Đồng Tháp, Điện lực Đồng Tháp và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác. Sau khi xét xử sơ thẩm, chỉ có ông Trần Thanh Tiến kháng cáo. Tòa án cấp phúc thẩm khi xét xử phúc thẩm lần thứ nhất đã hủy một phần bản án sơ thẩm về việc giải quyết diện tích 4.715m2 đất, dây chuyền nhà máy nước đá và các phần nhà, bờ kè, hàng rào, nhà bếp, nhà tiền chế trên phần đất nêu trên và giao cho Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp xét xử sơ thẩm lại; như vậy, phần giải quyết về căn nhà cấp 3, bờ kè, hàng rào, nhà bếp, nhà tiền chế, tổng trị giá là 389.407.000 đồng (Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đã tính toán lại trị giá các tài sản này) của bản án sơ thẩm nêu trên đã bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy để xét xử sơ thẩm lại. Khi xét xử sơ thẩm lại, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm không đưa Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Đồng Tháp tham gia tố tụng là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và không bảo đảm quyền lợi của chủ nợ có bảo đảm; mặt khác, khi xét xử phúc thẩm, Tòa án phúc thẩm không triệu tập những người có quyền lợi liên quan đến việc giải quyết kháng cáo của nguyên đơn, bị đơn đến tham gia phiên Tòa phúc thẩm cũng là vi phạm nghiêm trọng quy định tại khoản 1 Điều 264 Bộ luật tố tụng dân sự. Vì vậy, cần giải quyết lại vụ án để đưa Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Đồng Tháp tham gia tố tụng; trong trường hợp có cơ sở xác định ông Tiến đã bỏ tiền xây cất nhà cấp 3, nhà bếp, bờ kè, hàng rào và nhà tiền chế nêu trên, thì cần giao các tài sản này cho ông Thăng, bà Lang; ông Thăng, bà Lang phải thanh toán trị giá các tài sản này cho ông Tiến để ông Tiến trả tiền cho các chủ nợ, nhưng phải xem xét thứ tự ưu tiên trả nợ cho Nhà nước, thanh toán khoản nợ có bảo đảm theo quy định của pháp luật. Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 297 và Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự; QUYẾT ĐỊNH: 1. Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 366/DS-PT ngày 06-10-2005 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 04/2005/DS-ST ngày 27-5-2005 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp về vụ án “tranh chấp về quyền sở hữu tài sản” giữa nguyên đơn là ông Huỳnh Văn Thăng và bà Huỳnh Thị Lang với vị đơn là ông Trần Thanh Tiến. 2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật. Bài 5: Nhận xét của anh, chị về: - Quan hệ pháp luật về nội dung trong vụ án - Thành phần, tư cách đương sự trong vụ án - Chứng cứ và sử dụng chứng cứ trong vụ án Quyết định giám đốc thẩm Dân sự số 11/2012/DS-GĐT ngày 14/3/2012 của Hội đồng thẩm phán TANDTC Về việc “ Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” Ngày 14 tháng 3 năm 2012, tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao mở phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án dân sự tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa: Nguyên đơn: 1. Ông Vũ Xuân Đạt, sinh năm l943, trú tại thôn Nà Sảo, xã Chu Trinh, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng; uỷ quyền cho anh Vũ Văn Tiến (con trai ông Đạt) trú tại Chợ Gạo, phường An Tảo, thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. 2. Bà Vũ Thị Nhiên (vợ ông Đạt) sinh năm 194l; trú tại Chợ Gạo, phường An Tảo, thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Bị đơn: Bà Đào Thị Bình sinh năm l953; trú tại số 02, cổng Chợ phố Hiến, phường Lê Lợi, thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Bà Đào Thị Tuyết (em bà Bình) sinh năm 1968, trú tại chợ Gạo, phường An Tảo thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. NHẬN THẤY: Theo đơn khởi kiện đề ngày 22-8-2005 và quá trình giải quyết tại Toà án, bà Vũ Thị Nhiên trình bày: bà và ông Vũ Xuân Đạt được thừa kế của bố mẹ đẻ bà quyền sử dụng 407m2 đất tại chợ Gạo, phường An Tảo, thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Năm 1984, ông Đạt kê khai và đứng tên đối với diện tích đất nêu trên tại bản đồ số 299, thửa 79, tờ bản đồ số 5. Thời gian sau đó, ông Đạt bỏ nhà đi làm ăn ở đâu, bà không rõ nên ngày 21-12-1990 bà đã bán 57,75m2 đất trong tổng diện tích 407m2 cho bà Đào Thị Bình với giá l.250.000đồng, việc mua bán chỉ viết giấy biên nhận và không có xác nhận của chính quyền địa phương. Đến năm 2004, ông Đạt mới biết bà bán đất cho bà Bình nên không đồng ý và buộc bà phải đổi lại đất. Vì vậy bà yêu cầu huỷ hợp đồng chuyển nhượng quyển sử dụng đất giữa bà với bà Bình, bà sẽ bồi thường thiệt hại cho bà Bình theo quy định của pháp luật. Theo đơn khởi kiện để ngày 22-8-2005 và các tài liệu bổ sung, anh Vũ Văn Tiến (do ông Đạt uỷ quyền) trình bày: Khi thấy bà Bình ở trên đất của gia đình, anh có hỏi thì bà Nhiên nói là cho bà Bình mượn. Cuối năm 2003, anh từ Cao Bằng về thăm bà Nhiên, khi đó bà Bình yêu cầu bà Nhiên làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất thì lúc đó anh mới biết việc bà Nhiên bán đất cho bà Bình. Khi biết chuyện ông Đạt không đông ý và yêu cầu bà Nhiên đòi lại đất. ông Đạt đề nghị huỷ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà Nhiên với bà Bình. Bà Đào Thị Bình trình bày: có việc mua bán đất như bà Vũ Thị Nhiên trình bày. Tuy nhiên khi bán đất, bà Nhiên có bàn với ông Vũ Xuân Đạt không thì bà không biết vì nhiều năm ông Đạt không ở nhà. Sau khi nhận chuyển nhượng đất, bà đã xây dựng nhà và công trình phụ hết thửa đất và sử dụng đến nay. Năm 1997, bà đã đứng tên trong sổ mục kê, tờ bản đồ số 327 và đã đóng thuế đất đầy đủ. Năm 1997, bà có đề nghị bà Nhiên hoàn tất thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng bà Nhiên không đồng ý. Nay bà không đồng ý với yêu cầu của bà Nhiên, ông Đạt và đề nghị Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật. Người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan, bà Đào Thị Tuyết ( em bà Đào Thị Bình) trình bày: tháng 02-2004, bà trông nom, quản lý nhà đất hộ bà Đào Thị Bình, bà thống nhất với quan điểm của bà Bình là không đồng ý trả nhà đất cho ông Vũ Xuân Đạt, bà Vũ Thị Nhiên. Tại bản án dân sự sơ thẩm số 11/DSST ngày 22-8-2006, Tòa án nhân dân thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên đã quyết định: Bác yêu câu khởi kiện của bà Vũ Thị Nhiên và ông Vũ Xuân Đạt (do anh Vũ Văn Tiến được uỷ quyền) về việc huỷ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà Vũ Thị Nhiên và bà Đào Thị Bình. Buộc bà Vũ Thị Nhiên và ông Vũ Xuân Đạt phải có trách nhiệm hoàn tất thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bà Đào Thị Bình. Ngoài ra Toà án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí, quyền kháng cáo của đương sự theo quy định của pháp luật. Ngày 01-9-2006 bà Vũ Thị Nhiên, anh Vũ Văn Tiến có đơn kháng cáo không đồng ý với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm. Tại bản án dân sự phúc thẩm số 72/DSPT ngày 13-l0-2006,Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên quyết định (sửa án sơ thẩm): Tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà Vũ Thị Nhiên và bà Đào Thị Bình vô hiệu. Buộc bà Đào Thị Bình phải trả vợ chồng ông Vũ Xuân Đạt, bà Vũ Thị Nhiên mảnh đất có diện tích 59,16m2 (theo biên bản xác minh hiện trạng sử dụng đất BL61 và biên bản định giá tài sản BL66) thửa 327 tại Chợ Gạo, phường An Tảo, thị xã Hưng Yên và toàn bộ công trình do bà Bình đã xây dựng trên đất của vợ chồng ông Đạt, bà Nhiên cho vợ chồng ông Đạt, bà Nhiên sử dụng, sở hữu nhưng bà Nhiên phải thanh toán trả bà Đào Thị Bình số tiền tương ứng với 3/4 lỗi giá trị tài sản (gồm đất) và toàn bộ giá trị công trình xây dựng tổng giá trị là 275.741.000 đồng. Bà Đào Thị Bình phải chịu ¼ lỗi tương ứng với số tiền 88.740.000 đồng. Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí, lãi suất nợ quá hạn đối với khoản tiền chậm thi hành án theo quy định của pháp luật. Tại Quyết định số 25/QĐ-KNGĐT-V5 ngày 27-3-2007, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị bản án phúc thẩm số 72/2006/DSPT ngày 13-l0-2006 của Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên và đề nghị Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, hủy bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và giữ nguyên quyết định của bản án dân sự sơ thẩm số 11/DSST ngày 22-8-2006 của Toà án nhân dân thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Tại quyết định giám đốc thẩm số 143/2007/DS-GĐT ngày 29-5-2007 Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao đã hủy bản án dân sự phúc thẩm số 72/2006/DSPT ngày 13-10-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân Hưng Yên xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật. Tại bản án dân sự phúc thẩm số 78/2007/DS-PT ngày 30-1l- 2007, Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên quyết định: “ Chấp vận yêu cầu kháng cáo của bà Vũ Thị Nhiên và ông Vũ Xuân Đạt (do anh Vũ Văn Tiến được ủy quyền). Sửa bản án số 11/2006/DSST ngày 22-8- 2006/DSST của Tòa án nhân dân thị xã Hưng Yên như sau: Tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà Vũ Thị Nhiên và bà Đào Thị Bình vô hiệu. Buộc bà Đào Thị Bình phải trả vợ chồng ông Vũ Xuân Đạt, bà Vũ Thị Nhiên mảnh đất có diện tích 59,16m2 (theo biên bản xác minh hiện trạng sử dụng đất BL 6l và biên bản xác minh định giá tài sản BL 66) thửa 327 tại Chợ Gạo, phường An Tảo, thị xã Hưng Yên và toàn bộ công trình do bà Bình đã xây dựng trên đất của vợ chồng ông Đạt, bà Nhiên cho vợ chồng ông Đạt, bà Nhiên sử dụng, sở hữu nhưng bà Nhiên phải thanh toán trả bà Đào Thị Bình số tiền tương ứng 3/4 mỗi trị giá tài sản (đất và toàn bộ giá trị công trình xây dựng, tổng cộng là 275.741.700 đồng. Bà Đào Thị Bình phải chịu 1/4 lỗi tương ứng số tên là 88.740.000đồng). Ngoài ra Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí, lãi suất nợ quá hạn đối với khoản tiền chậm thi hành án theo quy định của pháp luật. Sau khi xét xử phúc thẩm, bà Đào Thị Bình có đơn khiếu nại không đồng ý với quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm. Tại Quyết định số 63/QĐ-KNGĐT-V5 ngày 29-04-2008, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm số 78/2007/DS-PT ngày 30-ll-2007 của Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên theo thủ tục giám đốc thẩm; đề nghị Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao hủy bản án dân sự phúc thẩm nêu trên giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên xét xử phúc thẩm lại theo hướng giữ nguyên quyết định của bản án dân sự sơ thẩm số 11/2006/DSST ngày 22-8-2006 của Tòa án nhân dân thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên với nhận định (tóm tắt): Việc chuyển nhượng đất giữa bà Vũ Thị Nhiên với bà Đào Thị Bình là hoàn toàn tự nguyện, có hai người làm chứng. Bà Nhiên thừa nhận vào thời điểm chuyển nhượng đất cho bà Bình, ông Vũ Xuân Đạt bỏ đi nhiều năm, bà không biết địa chỉ của ông Đạt lúc đó kinh tế quá khó khăn nên bà phải bán đất lấy tiền nuôi con. Hơn nữa, diện tích đất bà Nhiên chuyển nhượng cho bà Bình 59,16m2/tổng diện tích 407m2 chưa ảnh hưởng đến phần quyền lợi của bà Nhiên được hưởng. Tại Quyết định giám đốc thẩm số 304/2008/DS-GĐT ngày 30-902008 Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao quyết định; không chấp nhận kháng nghị số 63/QĐ-KNGĐT-V5 ngày 29-04-2008 của Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữ nguyên hiệu lực của bản án dân sự phúc thẩm số 78/2007/DS-PT ngày 30-11-2007 của Tòa ân nhân dân tỉnh Hưng Yên. Sau thi có quyết định giám đốc thẩm nêu trên, cụ Vũ Thị Cúc có nhiều đơn khiếu nại với nội dung cụ Đào Thị Nhạn không phải là mẹ đẻ của bà Đạo Thị Bình và không đồng ý với Quyết định giám đốc thẩm số 304/2008/DS-GĐT ngày 30-9-2008 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao. Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Hưng Yên có công văn chuyển đơn khiếu nại của cụ Vũ Thị Cúc và yêu cầu được thông báo kết qủa giải quyết. Tại Công văn số 400/CV-THA ngày 25-5-2009, Thi hành án dân sự thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên đề nghị Toà án nhân dân tối cao giải thích những nội dung chưa rõ tại Quyết định giám đốc thẩm số 304/QĐ-GĐT ngày 30-9-2008 của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao. Theo công văn này thì sau khi nhận được Quyết định giám đốc thẩm Thi hành án dân sự thành phố Hưng Yên phối hợp cùng chính quyền địa phương tiến hành xác minh thì thấy bà Đào Thị Bình là người phải thi hành án đã chết, bà Bình không có chồng, con, bố bà Bình là cụ Đào Văn Nhạn đã chết, hàng thừa kế thứ nhất còn lại duy nhất là cụ Vũ Thị Cúc sinh năm 1930 (hộ khẩu thường trú tại 63 Bãi Sậy, Lê Lợi, thị xã Hưng Yên) là mẹ đẻ của bà Bình. Ngày 07-11-2008,Thi hành án dân sự thị xã Hưng Yên ra Quyết định thi hành án đối với cụ Vũ Thị Cúc. Trong quá trình tổ chức thi hành án ngày 12-01-2009 anh Vũ Văn Tiến đã nộp đủ số tiền 275.741.700 đồng tại Thi hành án dân sự thị xã Hưng Yên để trả cho cụ Cúc nhưng cụ Cúc kiên quyết không tự nguyện thi hành án. Tuy nhiên 05-3-2009, Trưởng ban chỉ đạo Thi hành án dân sự thành phố Hưng Yên yêu cầu tạm thay đổi thời gian cưỡng chế thi hành án để xem xét, xác minh chủ thể thi hành án vì gia đình cụ Cúc có nhiều đơn khiếu nại cho rằng cụ Cúc không phải là người thi hành án theo Quyết định giám đốc thẩm (theo quyết định giám đốc thẩm người phải thi hành án là cụ Đào Thị Nhạn). Tại Quyết định kháng nghị số 616/2011/KN-DS ngày 23-9-2011, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị Quyết định giám đốc thẩm số 304/2008/DS-GĐT ngày 30-9-2008 của Toà dân sự Tòa án nhân dân tối cao; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm huỷ quyết định giám đốc thẩm nêu trên, huỷ bản án dân sự phúc thẩm số 78/2007/DS-PTngày 30-11-2007 của Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên và bản án dân sự sơ thẩm số 11/2006/DSST ngày 22-8-2006 của Tòa án nhân dân thị xã Hưng Yên (nay là thành phố Hưng Yên), tỉnh Hưng Yên; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên xét xử sơ thẩm lại vụ án theo đúng quy định của pháp luật. Tại phiên tòa giám đốc thẩm, Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán TANDTC chấp nhận kháng nghị của Chánh án TANDTC. XÉT THẤY: Bà Đào Thị Bình đã chết ngày 09-8-2008, như vậy tại thời điểm xét xử giám đốc thẩm bà Bình đã chết nhưng Quyết định giám đốc thẩm “Giữ nguyên hiệu lực của bản án dân sự phúc thẩm số 78/2007/DS-PT ngày 30-11-2007 của Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên” trong khi tại bản án dân sự phúc thẩm này quyết định buộc bà Đào Thị Bình phải thực hiện quyền và nghĩa vụ về tài sản khi Tòa án giải quyết hậu quả của hợp đồng chuyển nhượng đất giữa bà Vũ Thị Nhiên và bà Bình vô hiệu và buộc bà Bình phải chịu án phí là không đúng và không thể thi hành án được. Quá trình thi hành bản án, tại Biên bản xác minh hộ khẩu ngày 05-11-2008, biên bản ngày 05-1l-2008 của Thi hành án dân sự thị xã Hưng Yên; biên bản xác minh ngày 09-9-2010 của Tàa án nhân dân tỉnh Hưng Yên; Công văn số 400/CV-THA ngày 25-5-2009 của Thi hành án dân sự thành phố Hưng Yên đã xác định bà Đào Thị Bình đã chết, không có chồng con, bố của bà Bình là cụ Đào Văn Nhạn đã chết, hàng thừa kế thứ nhất của bà Bình chỉ còn cụ Vũ Thị Cúc là mẹ đẻ bà Bình nhưng trong Quyết định giám đốc thẩm của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao lại nhận định cụ Đào Thị Nhạn là mẹ đẻ bà Bình, là người thừa kế quyền và nghĩa vụ thi hành án về tài sản của bà Bình là không chính xác, do đó khi thi hành án cụ Cúc đã không thi hành và cho rằng cụ Cúc không phải là người thi hành án theo quyết định giám đốc thẩm. Trong đơn ngày 04-9-2009 của cụ Vũ Thị Cúc có xác nhận của Ủy ban nhân dân phường An Tảo, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên thì bà Vũ Thị Nhiên chết ngày 29-8-2009. Như vậy đến thời điểm này cả bà Bình và bà Nhiên là đương sự trong các bản án trước đây đều đã chết. Do đó, khi xét xử lại vụ án cần xác định lại đương sự trong vụ án theo qui định của pháp luật. Khi xảy ra tranh chấp về mặt pháp lý ông Vũ Xuân Đạt và bà Vũ Thị Nhiên vẫn tồn tại quan hệ hôn nhân, nhưng trên thực tế thì khoảng năm l980 ông Đạt đã bỏ nhà đi lên tỉnh Cao Bằng và chung sống với người phụ nữ khác, từ năm l982 ông Đạt và bà Nhiên đã sống ly thân, những điều này chính ông Đạt cũng đã thừa nhận trong khi bà Nhiên phải nuôi 07 người con chung của hai người, vì kinh tế khó khăn nên bà đã phải bán 59,16m2 đất trong tổng số 407m2 đất thổ cư thuộc sở hữu chung của vợ chồng ông Đạt, bà Nhiên cho bà Đào Thị Bình từ năm 1990 để giải quyết khó khăn chung của gia đình và chưa vượt quá phần bà Nhiên được hưởng là phù hợp với qui định tại Điều 15 Luật hôn nhà và gia đình năm l987. Sau khi nhận chuyển nhượng đất bà Bình đã xây dựng nhà và các công trình lên đất sử dụng ổn định không xảy ra tranh chấp cho đến năm 2004 ông Đạt mới khiếu nại, lẽ ra trong trường hợp này phải căn cứ vào hướng dẫn tại điểm b.3 tiểu mục b, mục 2.2 phần II Nghị quyết số 02/2004/HĐTP ngày 10-08-2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để công nhận hợp đồng chuyển nhượng đất giữa bà Nhiên và bà Bình nhưng Tòa án cấp phúc thẩm xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 21-12-1990 giữa bà Nhiên và bà Bình bị vô hiệu hủy hợp đồng này và Hội đồng giám đốc thẩm Tòa dân sự Toà án nhân dân tối cao giữ nguyên quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm là không đúng. Bởi các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 29l, khoản 3 Điều 297, Điều 299 Bộ luật Tố tụng dân sự; QUYẾT ĐỊNH: Huỷ quyết định giám đốc thẩm số 304/2008/DS-GĐT ngày 30-9-2008 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tôi cao, huỷ bản án dân sự phúc thẩm số 78/2007/DS-PT ngày 30-11-2007 của Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên và bản án dân sự sơ thẩm số 11/2006/DSST ngày 22-8-2006 của Toà án nhân dân thị xã Hưng Yên (nay là thành phố Hưng Yên), tỉnh Hưng Yên; giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên xét xử sơ thẩm lại vụ án theo đúng quy định của pháp luật. Bài 7: Nhận xét của anh, chị về: - Quan hệ pháp luật về nội dung trong vụ án - Thành phần, tư cách đương sự trong vụ án - Chứng cứ và sử dụng chứng cứ trong vụ án Ngày 13 tháng 3 năm 2012, tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao mở phiên Tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án dân sự “Tranh cấp chia tài sản chung và chia thừa kế tài sản”giữa các đương sự: Nguyên đơn: 1. Ông Nguyễn Văn Hai sinh năm 1952; 2. Ông Nguyễn Văn Ba sinh năm 1954; (ông Hai, ông Ba cùng trú tại nhà số 1/3 ấp 4, phường Bình Hưng Hoà, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh). 3. Bà Nguyễn Thị Tư sinh năm 1957; trú tại nhà số 5 Long Bình, phường Bình Hưng Hoà, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. 4. Bà Nguyễn Thị Thu Phương sinh năm 1965; trú tại nhà số 45/22 Thạch Lam, phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. Đại diện theo ủy quyền của các nguyên đơn tại Tòa án cấp sơ thẩm là ông Trần Hữu Lộc sinh năm 1961; trú tại nhà số 227 Điện Biên Phủ, phường 6, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh và tại Tòa án cấp phúc thẩm là ông Đặng Văn Cường; trú tại thôn Nhân Vũ, xã Nguyễn Trãi, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Bị đơn: Ông Trà Anh Kiệt sinh năm 1959; trú tại nhà số 9/1 Đặng Văn Ngữ, phường 10, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. Đại diện theo uỷ quyền là bà Lâm Thị Gái; trú tại nhà số 150/18 Huỳnh Văn Bánh, phường 12, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: 1. Bà Lê Quang Ty (vợ của ông Kiệt) sinh năm 1961; trú tại cùng địa chỉ với ông Kiệt. Đại diện theo uỷ quyền là bà Lâm Thị Gái; trú tại nhà số 150/18 Huỳnh Văn Bánh, phường 12, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. 2. Ông Trà Anh Tuấn (anh ruột của ông Kiệt) sinh năm 1953; hiện định cư tại Mỹ Đại diện theo uỷ quyền là ông Dương Đức Thiện sinh năm 1964, trú tại nhà số 18/B410 chung cư Huỳnh Văn Chính, phường Phú Trung, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. 3. Bà Trà Thị Tuyết (em ruột của ông Kiệt) sinh năm 1969; hiện định cư tại Mỹ. Đại diện theo uỷ quyền là bà Đặng Thi Cẩm Vân sinh năm 1955; trú tại nhà số 29 Trương Công Định, phường 14, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. 4. Cụ Trà Thị Út sinh năm 1937; hiện định cư tại Canada. 5 . Ông Võ Chánh Trung sinh năm 1940; hiện định cư tại Mỹ. 6. Bà Võ Hoa Liêng sinh năm 1945; hiện định cư tại Mỹ. 7. Bà Võ Kim Oanh sinh năm 1948; hiện định cư tại Mỹ. 8 . Bà Võ Ngọc Thanh sinh năm 1951 ; hiện định cư tại Mỹ. 9. Chị Võ Thanh Tuyền sinh năm 1974; hiện định cư tại Mỹ. Cụ Út, ông Trung, bà Liêng, bà Oanh, bà Thanh và chị Tuyền cùng uỷ quyền cho ông Trần Hữu Lộc sinh năm 1961; trú tại nhà số 227 Điện Biên Phủ, phường 6, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. 10. Bà Võ Thị Rê sinh năm 1943; hiện định cư tại Mỹ. Đại diện theo ủy quyền tại Tòa án cấp sơ thẩm là ông Trần Hữu Lộc sinh năm 1961; trú tại nhà số 227 Điện Biên Phủ, phường 6, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Đại diện theo ủy quyền tại Tòa án cấp phúc thẩm là ông Đặng Hoàng Tuấn; trú tại nhà số 72/13 Nguyễn Thị Nhỏ, phường 9, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. 11. Bà Phạm Thi Hạnh sinh năm 1957; 12. Chị Võ Thị Mai Thi sinh năm 1978; (Bà Hạnh, chị Thi cùng trú tại nhà số 988/3D ấp 3, phường An Phú Đông, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh). 13 . Anh Võ Thanh Tùng sinh năm 1969 ; 14. Chị Võ Thanh Thuỷ sinh năm 1971; 15. Chị Võ Thị Thanh Loan sinh năm 1976; (Anh Tùng, chị Thủy, chị Loan cùng trú tại nhà số 13/8 Đặng Văn Ngữ, phường 10, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh) 16. Bà Nguyễn Trung Thu sinh năm 1962; 17. Anh Nguyễn Hữu Hưng sinh năm 1986; (Bà Thu, anh Hưng cùng trú tại nhà số 7 Long Bình, tố 340, phường Bình Hưng Hoà, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh). 18. Công ty TNHH một thành viên Cam Ly. Đại diện theo uỷ quyền là anh Trương Ngọc Hoà Sinh năm 1985; trú tại nhà số 10/14 Nguyễn Công Trứ, phường 4, thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên. 19. Anh Phạm Trường Giang sinh năm 1972; tạm trú tại nhà số 9/1 Đặng Văn Ngữ, phường 10, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. NHẬN THẤY: Tại “Đơn khởi kiện" ngày 22/01/2008 và quá trình tham gia tố tụng, nguyên đơn là các ông bà Nguyễn Văn Hai, Nguyễn Văn Ba, Nguyễn Thị Tư, Nguyễn Thị Thu Phương và người đại diện theo ủy quyền thống nhất trình bày: Vợ chồng cố Lê Thị Láng (chết năm 1977), cụ Trà Văn Tiếu (chết năm 1982) có 5 người con là: Cụ Trà Thị Buộn (chết năm 1994); cụ Trà Thị Rớt (chết năm 2006); cụ Trà Thị Sanh (chết năm 2007); cụ Trà Văn Tám (chết năm 2004) và cụ Trà Thị Út. Sinh thời, cố Tiếu, cố Láng là chủ sở hữu căn nhà số 11/5 dường Huỳnh Quang Tiên (nay là số 9/1 Đặng Văn ngữ), phường 10, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. Khi qua đời, cố Láng, cổ Tiếu đều không để lại di chúc. Sau khi hai cố chết cụ Tám là người trực tiếp quản lý, sử dụng căn nhà. Ngày 13/4/2004, cụ Tám được Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở với tư cách là đại diện các thừa kế của cố Tiếu, cố Láng. Sau khi cụ Tám qua đời, ông Kiệt là người quản lý, sử dụng căn nhà. Như vậy căn nhà nêu trên là tài sản chung của cụ Buộn, cụ Rớt, cụ Sanh, cụ Tám và cụ Út. Nay các con của cụ Sanh là ông Nguyễn Văn Hai, ông Nguyễn Văn Ba, bà Nguyễn Thị Tư và bà Nguyễn Thị Thu Phương yêu cầu Tòa án chia tài sản chung là căn nhà nêu trên cho các thừa kế của cố Tiếu, cố Láng. Cụ Trà Thị Út yêu cầu được hưởng 1/5 giá trị căn nhà là phần di sản mà cổ Tiếu, cố Láng để lại cho cụ sau khi qua đời. Ngoài ra, do cụ Rớt không có chồng con và đã chết trước cụ Sanh nên yêu cầu Tòa án chia phần tài sản của cụ được hưởng cho cụ và các đồng thừa kế của cụ Sanh mỗi bên 1/2. Tổng phần tài sản cụ yêu cầu được hưởng là 3/10 giá trị căn nhà. Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đứng về phía nguyên đơn gồm các ông bà Võ Chánh Trung, Võ Thị Rê, Võ Hoa Liêng, Võ Kim Oanh, Võ Ngọc Thanh (các con của cụ Buộn); các anh chị Võ Thanh Tùng, Võ Thanh Thủy, Võ Thanh Tuyền và Võ Thị Thanh Loan (thừa kế của ông Võ Văn Tốt, con của cụ Buộn); bà Phạm Thị Thanh và chị Võ Thị Mai Thi (thừa kế của ông Võ Tấn Xuân, con của cụ Buộn nhất trí với lời trình bày và yêu cầu của các nguyên đơn và xin nhận thừa kế đối với phần tài sản được thừa hưởng của cụ Buộn. Bị đơn là ông Trà Anh Kiệt thừa nhận nguồn gốc căn nhà số 9/1 Đặng Văn Ngữ, phường 10, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh, quan hệ huyết thống gia tộc như các nguyên đơn đã trình bày; đồng thời ông Kiệt và người đại diện theo ủy quyền trình bày bổ sung: Ngày 16/02/1993, cụ Buộn, cụ Sanh và cụ Rớt đã làm “Giấy khước từ di sản" có nội dung để lại toàn bộ quyền sở hữu căn nhà cho cụ Tám. Từ khi làm văn bản nhường cho cụ Tám quyền hưởng di sản cho đến khi qua đời, cụ Buộn, cụ Sanh và cụ Rớt đều không có ý kiến gì thay đổi. Năm 1997, cụ Út về nước và có lập giấy ủy quyền cho cụ Tám được toàn quyền định đoạt phần tài sản của cụ Út trong căn nhà nêu trên trong thời hạn 10 năm. Ngày 13/7/2004, cụ Tám được Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (500,5 m2) và quyền sử dụng đất ở (716,5 m2). Cụ Tám đã qua đời ngày 05/10/2004. Ông Kiệt không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn. Đối với phần của cụ Út, mặc dù năm 1997, cụ Út đã ủy quyền cho cụ Tám được toàn quyền quản lý, sử dụng, định đoạt phần nhà đất mà cụ Út được thừa kế; nhưng nay cụ út đòi lại thì ông Kiệt đồng ý trả giá trị theo kết quả định giá của Tòa án. Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đứng về phía bị đơn là ông Trà Anh Tuấn (con của cụ Tám), bà Lê Quang Ty (vợ của ông Kiệt) nhất trí với lời trình bày và quan điểm của ông Kiệt, không đồng ý yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn. Bà Trà Thị Tuyết trình bày: Bà là con của cụ Tám. Bà đồng ý chia tài sản chung là căn nhà của ông bà nội để lại. Phần tài sản cha bà được hưởng trong khối tài sản chung nêu trên, để lại cho ông Kiệt, ông Tuấn thì bà và ông Kiệt, ông Tuấn sẽ tự thương lượng, giải quyết. Anh Phạm Trường Giang xác nhận anh có thuê của ông Kiệt một phần nhà số 9/1 Đặng Văn Ngữ. Anh không có ý kiến gì đối với việc họ tộc ông Kiệt có tranh chấp căn nhà nêu trên và cam kết chấp hành quyết định của Tòa án. Anh Thương Ngọc Hòa đại điện cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cam Ly cũng xác nhận Công ty Cam Ly có thuê của ông Kiệt một phần nhà số 9/1 Đặng Văn Ngữ. Công ty Cam Ly không có ý liến gì đối với việc họ tộc ông Kiệt có tranh chấp căn nhà nêu trên, đồng thời cam kết chấp hàm quyết định của Tòa án. Tại bản án dân sự sơ thẩm số 3288/2009/DSST ngày 03/11/2009 , Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh căn cứ vào điểm c khoản 2 Điều 147 và Điều 305 Bộ luật dân sự năm 2005; điểm a khoản 2.4 Điều 2 Mục I Nghị quyết số 02/2004/NQ/HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, quyết định: Không chấp nhận yêu cầu của ông Nguyễn Văn Hai, bà Nguyễn Thị Ba (chính xác phải là ông Nguyễn Văn Ba), bà Nguyễn Thị Tư và bà Nguyễn Thị Thu Phương về việc yêu cầu chia tài sản chung đối với căn nhà số 9/1 Đặng Văn Ngữ (số cũ 11/5 đường Huỳnh Quang Tiên), phường 10, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. Chấp nhận yêu cầu của cụ Trà Thị Út về việc yêu cầu chia tài sản chung là 1/5 giá trị căn nhà số 9/1 Đặng Văn Ngữ, phường 10, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. ghi nhận việc ông Trà Anh Kiệt, bà Lê Quang Ty đồng ý hoàn lại cho cụ Trần Thị Út giá trị căn nhà số 9/1 Đặng Văn Ngữ, phường 10, quận Phú Nhuận bằng 6.161.900.000đ là tài sản chung và cụ Út được hưởng trong căn nhà nói trên. Việc giao trả trong thời hạn 1 tháng. Các thừa kế của cụ Trà Văn Tám được quyền sở hữu căn nhà số 9/1 Đặng Văn Ngữ, phường 10, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh ngay sau khi giao trả cho cô Trà Thị Út 6.161.900. 000đ là 1/5 giá trị của căn nhà nêu trên. Ghi nhận việc các thừa kế của cụ Trà Văn Tám là ông Trà Anh Tuấn, ông Trà Anh Kiệt, bà Trà Thị Tuyết tự giải quyết việc phân chia di sản của ông Trà Văn Tám là căn nhà số 9/1 Đặng Văn Ngữ (số cũ 11/5 Huỳnh Quang Tiên) phường 10, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi xét xử sơ thẩm, trong thời hạn luật định: Các nguyên đơn và những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đứng về phía các nguyên đơn có đơn kháng cáo cho rằng việc cụ Buộn, cụ Sanh, cụ Rớt khước từ quyền hưởng di sản vào năm 1993 là không có hiệu lực vì nằm ngoài thời hạn pháp luật cho phép; Tòa án cấp sơ thẩm định giá tài sản tranh chấp quá thấp, không phù hợp với giá thị trường. Tại bản án dân sự phúc thẩm số 73/2010/DSPT ngày 09/4/2010, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chi Minh quyết định sửa bản án sơ thẩm: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn vê việc chia tài sản chung của cha mẹ và chia di sản thừa kế của chị ruột để lại tài sản của cố Trà Văn Tiêú, cố Lê Thị Láng, di sản thừa kế của cụ Trà Thị Rớt) Xác định nhà, đất số 9/1 Đặng Văn Ngữ, phường 10, quận Phú Nhuận thành phố Hồ Chí Minh là tải sản chung của cố Tiếu và cô Láng chết để lại, đựơc chia đều các con. Xác định phần tài sản của cụ Rớt đựơc hưởng của cha mẹ là di sản thừa tế của 02 người em ruột là cụ Trà Thị Sanh và cụ Trà Thị Út. Cụ Trà Văn Tám đựơc hưởng 2/10 giá trị đất của căn nhà trên và 718.217. 500đ. Cụ Tám chế năm 2004. Hai con của cụ Tám là ông Trà Anh Kiệt, ông Trà Anh Tuấn được hưởng (ông Kiệt đại diện nhận, sau này từ chia lại ). Cụ Trà Thị Sanh hưởng 3/10 giá trị đất của căn nhà (Trong đó 2/10 tài sản của cha mẹ và 1/10 là di sản của cụ Rớt). Cụ Sanh chết năm 2007. Các con là ông Nguyễn Văn Hai, ông Nguyễn Văn Ba, bà Nguyễn Thị Tư, bà Nguyễn Thị Thị Thu Phương và ông Nguyễn Hữu Hùng được hưởng (ông Hai đại diện nhận, sau đó chia lại với nhau). Cụ Trà Thị Út được hưởng 3/10 giá trị đất của căn nhà kể trên (2/10 là tài sản của cha mẹ và 1/10 là di sản của cụ Rớt). Do ông Trần Hữu Lộc đại diện nhận. Cụ Trà Thị Buộn hưởng 2/10 giá trị đất của căn nhà trên. Cụ Buộn chết năm 1994. Các con được hưởng là: + Ông Võ Chánh Trung (đại diện và ông Trần Hữu Lộc). + Bà Võ Thị Rê (đại diện là ông Đặng Hoàng Tuấn). + Bà Võ Hoa Liêng (đại diện là ông Trần Hữu Lộc). + Bà Võ Kim Oanh (đại diện là ông Trần Hữu Lộc). + Bà Võ Ngọc Thanh (đại diện là ông Trần Hữu Lộc). + Ông Võ Văn Tốt (chết) các con là anh Võ Thanh Tùng, chị Võ Thanh Thủy, chị Võ Thị Thanh Loan và chị Võ Thanh Tuyền đại diện là ông Trần Hữu Lộc. Các con của ông Tốt từ chia lại với nhau. + Ông Võ Tấn Xuân (vợ là bà Phạm Thị Hạnh, con là chị Võ Thị Mai Thi). Các con, cháu cụ Buộn sau khi nhận kỷ phần, tự chia lại cho nhau. Khi có đơn yêu cầu, cơ quan thi hành án phát mãi nhà, đất kể trên. Giá trị thực tế được trừ 718.217.500đ tiền xây dựng của cụ Tám, trừ các chi phí phục vụ việc phát mãi, số còn lại chia theo kỷ phần nêu trên. Các phần khác của quyết định án sơ thẩm tiếp tục có hiệu lực pháp luật. Sau khi bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật, tại “Đơn đề nghị" ngày 26/7/2010, ông Trà Anh Kiệt cho rằng. Khi còn sống, cụ Buộn, cụ Sanh và cụ Rớt đã khước từ quyền hưởng di sản thừa tế của cha mẹ, đồng thời để lại toàn bộ quyền sở hữu căn nhà cho cụ Tám. Tòa án cấp phúc thẩm xác định căn nhà và quyền sử dụng đất có tranh chấp là di sản thừa kế chưa chia, từ đó chấp nhận yêu cầu của các nguyên đơn, chia giá trị nhà đất cho 5 thừa kế của cố Tiếu, cố Láng là không đúng. Tại Quyết định kháng nghị số 161/QĐ/KNGĐT-V5 ngày 27/l0/2010, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định: Kháng nghị đối với bản án dân sự phúc thẩm số 73/2010/PTDS ngày 09/4/2010 của Toà phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh theo thủ tục giám đốc thẩm. Đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm theo hướng: Huỷ bản án dân sự phúc thẩm 73/2010/PTDS ngày 09/4/2010 của Toà phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm xét xử lại theo đúng quy định của pháp luật. XÉT THẤY: Tại Quyết định số 880/QĐUB ngày 22/11/1981, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã cho phép vợ chồng cố Trà Văn Tiếu (Trà Văn Tiến), cố Lê Thị Láng được giữ lại sở hữu căn nhà số 11/5 Huỳnh Quang Tiên (nay là số 9/1 Đặng Văn Ngữ), phường 10, quận Phú Nhuận) thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy căn nhà này các đương sự tranh chấp có nguồn gốc là tài sản của vợ chồng cố Tiếu, cố Láng. Cố Láng chết năm 1977; cố Tiếu chết năm 1982 đều không để lại di chúc. Ngày 16/02/1993, cụ Buộn, cụ Sanh và cụ Rớt lập văn bản khước từ quyền hưởng thừa kế đồng thời thống nhất nhượng quyền hưởng di sản cho cụ Tám. Văn bản này được các chính quyền địa phương nơi cụ Buộn, cụ Sanh, cụ Rớt cư trú xác nhận đúng là chữ ký, dấu tay điểm chỉ của các cụ. Việc cụ Buộn, cụ Sanh và cụ Rớt khước từ quyền nhận di sản thừa kế tuy không nằm trong thời hạn quy định của pháp luật (6 tháng kể từ khi biết thời điểm mở thừa kế), nhưng song song với việc khước từ thì cụ Buộn, cụ Sanh, cụ Rớt lại nhường quyền hưởng di sản cho cụ Tám; điều này phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 31 Pháp lệnh thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại mục 8 Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Sau khi cụ Buộn, cụ Sanh và cụ Rớt có văn bản nhượng quyền hưởng đi sản cho cụ Tám tại “Tờ khai chuyển dịch tài sản nộp thuế trước bạ” ngày 15/4/1993 (Phòng thu lệ phí trước bạ thuộc Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra và tính thuế ngày 27/4/993), ở mục “Những người thừa kế di sản", cụ Tám đã kê khai rõ cụ Buộn, cụ Sanh và cụ Rớt “khước tìm di sản có chứng từ”, phần kê khai này đã được cơ quan kiểm tra và tính thuế đóng dấu xác nhận. Đến ngày 21/02/1997, cụ Út làm "Giấy ủy quyền” cho cụ Tám được thay mặt cụ Út quản lý sử dụng và định đoạt phần thừa kế của cụ Út đối với căn nhà trên trong thời hạn 10 năm. Nội dung ủy quyền của cụ Út cho cụ Tám không đồng nghĩa là cụ Út đã chuyển quyền sở hữu phần tài sản cụ được thừa kế trong căn nhà của cha mẹ sang cho cụ Tám. Tại “Tờ đăng ký nhà đất” ngày 09/8/1999 , cụ Tám đã kê khai nguồn gốc nhà, đất là: nhà của cha mẹ được thừa kế”, đồng thời liệt kê danh mục các tài liệu nộp kèm, trong đo có “Giấy khước từ di sản" ngày l6/02/1993 của cụ Buộn, cụ Sanh, cụ Rớt. Tuy nhiên, quá trình giải quyết vụ án, Tòa án các cấp chưa thu thập hồ sơ đăng ký kê khai và cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho cụ Tám đúng tên để xác minh làm rõ Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận có xem xét giá trị của giấy khước từ di sản nêu trên hay không? là chưa thu thập đầy đủ các chứng cứ để giải quyết vụ án. Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ vào việc cụ Tám xác nhận cụ là đồng thùa kế trong bản “Di chúc" ngày 13/02/1996 “Đơn tường trình" về nguồn gốc nhà đất ngày 14/4/2004 và Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở ngày 13/7/2004 của Ủy ban nhân quận Phú Nhuận cấp cho cụ Tám là đại diện thừa kế của cố Tiếu, cố Láng để xác định nhà đất là di sản thừa kế chưa chia của cụ Buộn, cụ Sanh, cụ Rớt, cụ Tám và cụ Út là chưa đủ căn cứ. Cụ Buộn chết năm 1994. Cụ Rớt chết năm 2006. Cụ Sanh chết năm 2007. Trước khi chết cụ Buộn, cụ Sanh, cụ Rớt đều không có ý liến bằng văn bản thay đổi việc đã nhường quyền hưởng di sản cho cụ Tám. Tuy nhiên, trong hồ sơ vụ án còn có các tài liệu là "Tờ khai nộp tiền sử dụng đất" ngày 14/10/2004, có nội dung cụ Rớt “Đại diện cho các thừa kế”' nộp tiền sử dụng đất và “Tờ khai lệ phí trước bạ” ngày 22/10/2004, có nội dung cụ Rớt “Đại diện cho các thừa kế" nộp lệ phí trước bạ. Thời điểm này cụ Tám đã được cấp Giấy chứng nhân quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở. Tại phiên tòa sơ thẩm, ông Kiệt cho rằng đây là thủ tục để ông Kiệt xin phép sửa chữa nhà. Hơn nữa, các đương sự đều thừa nhận cụ Rớt bị mù lòa, không biết chữ. Nhưng quá trình giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm đều chưa xác minh làm rõ xem việc kê khai có đúng với ý chí của cụ Rớt không và ai đã giúp cụ Rớt kê khai văn bản trên? cơ quan nào đã yếu cầu cụ Rớt kê khai mục đích của việc kê khai (vì thực tế Chi cục thuế quận Phú Nhuận sau khi kiểm tra đã xác định không thu lệ phí trước bạ và không thu tiền sử dụng đất)?cũng là chưa thu thập đầy đủ chứng cứ để giải quyết vụ án. Tại phiên tòa phúc thẩm, các đương sự đều thống nhất kết quả định giá của Tòa án cấp sơ thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm không căn cứ vào kết quả định giá để xác định giá trị tài sản cụ Út được hưởng, mà lại chia theo phần và cho cụ Út được hưởng theo kết quả định giá khi phát mại tài sản thi hành án là không đúng. Ngoài ra, trong vụ án này có một số đương sự là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, gồm: cụ Út, bà Rê, bà Tuyết, ông Tuấn, ông Trung, bà Liêng, bà Oanh, bà Thành và chị Tuyền. Vì vậy, khi giải quyết lại vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm phải xác minh làm rõ thời điểm các đương sự xuất cảnh ra nước ngoài để làm cơ sở cho việc áp dụng pháp luật đối với giao dịch dân sự về nhà ở xác lập trước ngày 01/7/1991. Do đó, kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là có căn cứ. Tuy nhiên, cần phải hủy bản án phúc thẩm và hủy bản án sơ thẩm, giao hồ sơ cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại theo đúng quy định của pháp luật. Bởi các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 297 và Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 ngày 29/3/2011 của Quốc hội). QUYẾT ĐỊNH: 1. Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 73/2010/DSPT ngày 09/4/2010 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 3288/2009/DSST ngày 03/11/2009 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về vụ án “ Tranh chấp chia tài sản chung và chia thừa kế tài sản” giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Hai, ông Nguyễn Văn Ba, bà Nguyễn Thị Tư, bà Nguyễn Thị Thu Phương với bị đơn là ông Trà Anh Kiệt; những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm: cụ Trà Thị Út, bà Lê Quang Ty, ông Trà Anh Tuấn, bà Trà Thị Tuyết, ông Võ Chánh Trung, bà Võ Hoa Liêng, bà Võ Kim Oanh, bà Võ Ngọc Thanh, chị Võ Thanh Tuyền, chị Võ Thị Rê, bà Phạm Thị Hạnh, chị Võ Thị Mai Thi, chị Võ Thị Thanh Thủy, chị Võ Thị Thanh Loan, anh Võ Thanh Tùng, bà Nguyễn Trung Thu, anhNguyễn Hữu Hưng, Công ty trách nhiệm hũm hạn một thành viên Cam Ly (do anh Trương Ngọc Hòa đại diện theo ủy quyền) và anh Phạm Trường Giang. 2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật. Bài 7: Nhận xét của anh, chị về: - Quan hệ pháp luật về nội dung trong vụ án - Thành phần, tư cách đương sự trong vụ án - Chứng cứ và sử dụng chứng cứ trong vụ án Ngày 13 tháng 3 năm 2012, tại trụ sở Toà án nhân dân tối cao đã mở phiên toà giám đốc thẩm xét xử vụ án dân sự đòi bồi thường giá trị đất” giữa các đương sự: Nguyên đơn: Bà Trang Phù Dung sinh năm 1923 ủy quyền cho anh Trang Thanh Sơn sinh nam l960; trú tại số 18, đường Nguyễn Hữu Cảnh, khóm 5, phường Châu Phú A, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Bị đơn: Nhà nghỉ khách sạn Bưu điện Núi Sam; trụ sở khóm Vĩnh Đông 1, phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang do ông Phạm Thành Phương sinh năm l955 Giám đốc đại điện. Người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan. 1.Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang do ông Nguyễn Minh Lý sinh năm 1955 là dại diện theo ủy quyền. 2. Bưu điện tỉnh An Giang do ông Trịnh Thanh Trà sinh năm 1957 là đại diện theo ủy quyền. 3. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang do ông Nguyễn Thanh Vũ sinh năm 1960 là đại diện theo ủy quyền. NHẬN THẤY: Tại đơn khởi kiện ngày 15-10-2004 và quá trình tố tụng anh Trang Thanh Sơn (được bà Trang Phù Dung ủy quyền) trình bày: cụ Trang Ngẫu và cụ Đinh Thị Huê (là cha mẹ của bà Dung và là ông, bà nội của anh) là chủ sở hữu 3.160m2 đất tại làng Vĩnh Tế (nay là phường Núi Sam; thị xã Châu Đốc) theo bằng khoán điền thổ số 542 do chế độ cũ cấp năm 1940 cho cụ Huê. Trên đất có 2 căn nhà cấp 4 diện tích khoảng 130m2. Trước giải phóng miền Nam, cụ Huê cho hội chợ gia súc thuê. Năm 1973, Tỉnh trưởng Châu Đốc giao trả lại đất cho cụ Huê và bà Dung là người trực tiếp quản lý, sử dụng nhà đất nêu trên. Sau giải phóng miền Nam, bà Dung cho Phòng Lương thực thị xã Châu Đốc mượn làm trạm, kho thu mua lương thực. Người mượn nhà, đất của bà Dung là Trưởng phòng Lương thực thị xã Châu Đốc - bà Nguyễn Thị Minh Tâm (tức Tư Dựa). Năm 1982, Phòng Lương thực thị xã Châu Đốc giải thể, chính quyền địa phương đã tự ý chuyển giao cho Công an nhân dân xã Vĩnh Tế làm trụ sở mà không thông qua bà Dung, nên bà Dung có đơn yêu cầu chính quyền địa phương trả lại nhà, đất nhưng không được giải quyết. Năm 1996, Công an xã Vĩnh Tế bàn giao nhà, đất nêu trên cho Bưu điện tỉnh An Giang. Bưu điện tỉnh An Giang đã xây dựng nhà nghỉ khách sạn trên diện tích đất của bà Dung. Tại Quyết định 1743/QĐ-UB ngày 13-12-1996, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã thu hồi 784,3m2 đất và cho Bưu điện tỉnh An Giang thuê để sử dụng vào mục đích xây dựng Trung tâm Bưu điện và nhà nghỉ . Bà Dung khiếu nại Quyết định 1743/QĐ-UB ngày 13-12-1996 nêu trên. Tại Quyết định số 2555/QĐ.UB.KN ngày 23-11-2001, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang quyết định bác yêu cầu của bà Dung đòi bồi thường phần đất xây dựng kho lương thực năm 1977 tọa lạc tại ấp Vĩnh Đông, xã Vĩnh Tế. Bà Dung khởi kiện hành chính đối với Quyết định hành chính nêu trên. Tại bản án hành chính sơ thẩm số 14/HCST ngày 24-3-2004, Tòa án nhân dân tỉnh An Giang quyết định: Bác yêu cầu khởi kiện của anh Sơn (do bà Dung ủy quyền) đối với quyết định hành chính số 2555/QĐ.UB.KN ngày 23-11-2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc giải quyết khiếu nại của bà Dung đòi Nhà nước bồi thường phần đất xây dựng kho lương thực năm 1977 tại ấp Vĩnh Đông, xã Vĩnh Tế . Ngày 02-4-2004, anh Trang Tranh Sơn (được bà Dung ủy quyền) kháng cáo không đồng ý với bản án hành chính sơ thẩm. Tại bản án hành chính phúc thẩm số 27/HCPT ngày 15-7-2004, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố đồ Chí Minh quyết định: Hủy bản án hành chính số 14/HCST ngày 24-3-2004 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang và đình chỉ vụ án hành chính, với lý do: Qua xem xét nội dung vụ kiện và Quyết định 1743/QĐ-UB ngày 13-12-1996 nêu trên của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang là không thuộc thẩm quyển giải quyết của Tòa án. Ngày 15-10-2004, bà Dung có đơn khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu Phòng Lương thực thị xã Châu Đốc, Nhà nghỉ khách sạn Bưu điện Núi Sam và các hộ dân đang chiếm dụng đất của bà phải bồi hoàn thành quả lao động cho bà. Trong quá trình giải quyết vụ án bà Dung chỉ yêu cầu Nhà nghỉ khách sạn Bưu điện Núi Sam phải bồi thường giá trị đất và tài sản có trên đã là giá trị 2 căn nhà, bờ kè cho bà. - Bị đơn Nhà nghỉ Bưu điện khách sạn Núi Sam (sau đây gọi tắt là Nhà nghỉ Bưu điện) do ông Nguyễn Thành Phương là đại diện trình bày: về cơ sở vật chất Nhà nghỉ Bưu điện thuê của Bưu điện tỉnh An Giang từ tháng 12-l998. Khi thuê, Nhà nghỉ Bưu điện không rõ phía Bưu điện đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa và cũng không rõ nguồn gốc đất là của ai. Vì vậy, không đồng ý bồi hoàn thành quả lao động cho bà Dung. Đại điện Bưu điện tỉnh An Giang trình bày diện tích đất sử dụng xây Nhà nghỉ Bưu điện là thuê của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang với thời hạn 50 năm theo hợp đồng thuê đất số 02/HĐ.TĐ ngay 12-6-1997 giữa Bưu điện với Sở Địa chính (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường) tỉnh An Giang. Việc Bưu điện thuê đất có sự phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang nhằm mục đích kinh doanh phục vụ Bưu điện và nhà nghỉ. Sau khi xây dựng xong cơ sở hạ tầng thì Bưu điện cho ông Phạm Thành Phương thuê lại. Bưu điện tỉnh không biết nguồn gốc đất là của gia đình bà Dung mà chỉ biết Bưu điện thuê của Sở Địa chính (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường) theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang. Vì vậy, luông đồng ý bồi hoàn thành quả lao động cho bà Dung. - Đại diện Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh An Giang trình bày do có Quyết định 1743/QĐ.UB ngày 13-12-1996 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc thu hồi đất nên Sở Địa chính (cũ) để là hợp đồng cho thuê đất với Bưu điện tỉnh. Việc ký hợp đồng cho thuê đã là có sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh nên không đồng ý bồi thường theo yêu cầu của bà Dung. - Đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang trình bày diện tích đất mà Nhà nghỉ Bưu điện đang quản lý,sử dụng là do Nhà nước thu hồi theo quyết định 1743/QĐ.UB ngay 13-12-1996 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang nên thuộc sở hữu Nhà nước. Năm 1997, Ủy ban nhân dân tỉnh đã cho Bưu điện tỉnh An Giang thuê để xây dựng nhà nghỉ. Bà Dung khiếu nại yêu cầu bồi thường giá trị đất và tại Quyết định số 2555/QĐ.UB.KN ngày 23-11-2001, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã bác yêu cầu của bà Dung, vì nhà đất của bà Dung là do chính quyền Cách mạng tiếp quản từ cơ sở cũ của ngụy quyền Sài Gòn và đã liên tục bố trí sử dụng từ sau giải phóng đến nay. Sự việc khiếu nại của bà Dung đã được giải quyết. Nay Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang vẫn giữ nguyên theo quan điểm của Quyết định số 2555/QĐ.UB.KN không chấp nhận yêu cầu của bà Dung. Tại bản án dân sự sơ thẩm số 35/2006/DSST ngày 05-12-2006, Tòa án nhân dân tỉnh An Giang quyết định: bác yêu cầu khởi kiện về việc “đòi bồi hoàn giá trị đất” bà Trang Phù Dung do ông Trang Thanh Sơn đại diện. Ông Trang Thanh Sơn (được bà Dung ủy quyền) kháng cáo không đồng ý với bản án sơ thẩm. Tại bản án dân sự phúc thẩm số 150/2007/DSPT ngày 18-5-2007, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định: Sửa bản án sơ thẩm số 35/2006/DSST ngày 05-12-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang như sau: 1. Buộc sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Bưu điện An Giang và Nhà nghỉ khách sạn Bưu điện Núi Sam. Bốn đơn vị cơ quan nêu trên phải liên đới bồi thường cho bà Trang Phù Dung: - Tiền thiệt hại về chi phí vật tư xây dựng, tiền công của 2 căn nhà cấp 4; tiền vật tư, công xây dựng bờ kè ven sông của khu đất. Cộng 3 khoản là 363.364.000 đồng. - Tiền hỗ trợ sau khi thu hồi đất là: 136.636.000đồng. Tổng cộng là: 500.000.000 đồng. 2. Chia theo phần mỗi đơn vị cơ quan nêu ở điểm 1 của quyết định này phải bồi thường: 125. 000.000 đồng. Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí. Sau khi xét xử phúc thẩm, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang và bị Trang Phù Dung có đơn khiếu nại. Tại Quyết đinh số 315/2010/KN-DS ngày 17-5-2010, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm sô 150/2007/DS-PT ngày 18-5-2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòi án dân dân tối cao xét xử giảm đốc thẩm hủy bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và bản án dân sự sơ thẩm số 35/2006/DSST ngày 05-12-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang; giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân tỉnh An Giang xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật. Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; hủy bản án dân sự phúc thẩm số 150/2007/DSPT ngày 18-5-2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và bản án dân sự sơ thẩm số 35/2006/DSST ngày 05-12-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh An Giang xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật. XÉT THẤY: Nguồn gốc nhà, đã có tranh chấp là của cụ Đinh Thị Huê (là mẹ bà Trang Phù Dung) đứng tên trên bằng khoán điền thổ do chính quyền cũ cấp. Ngày 16-12-1958 cụ Huê cho hội đồng xã Vĩnh Tế thuê để làm hội chợ gia súc. Ngày 02-8-1973, Tỉnh trường tỉnh Châu Đốc (cũ) có văn bản giao cả đất cho cụ Huê. Ba Trang Phù Dung cho rằng, sau khi được trả đất thì gia đình bà quản lý đến khi giải phóng miền Nam gia đình bà cho Phòng lương thực thị xã Châu Đốc mượn làm trạm, kho thu mua lương thực. Bà Nguyễn Thị Minh Tâm (tức Tư Dựa) là Trưởng Phòng lương thực thời điểm đó đã trực mượn nhà, đất của gia đình bà việc cho mượn chỉ thỏa thuận miệng không có văn bản nhưng có các nhân chứng biết và xác nhận. Đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang, Bưu điện tỉnh An Giang, Nhà nghỉ khách sạn Bưu điện Núi Sam thừa nhận diện tích đất tranh chấp có nguồn gốc là của gia đình bà Dung nhưng cho rằng sau khi giải phóng miền Nam, Nhà nước đã quản lý nhà, đã nêu trên là do tiếp quản từ chế độ cũ, đến năm 1996 thì Ủy ban nhân dân tỉnh giao Bưu điện tỉnh An Giang thuê. Như vậy, các bên đương sự đều thừa nhận nguồn gốc nhà, đã có tranh chấp là của gia đình bà Dung. Tuy nhiên lời khai của các đương sự có mâu thuẫn về người quản lý, sử dụng từ khi chính quyền cũ trả lại đất từ năm 1973. Tòa án các cấp chưa tiến hành xác minh làm rõ sau khi chính quyền cũ trả lại đất thì gia đình bà Dung có quản lý, sử dụng cho đến khi Phòng lương thực thị xã Châu Đốc mượn làm kho, trạm thu mua lương thực hay Nhà nước quản lý nhà, đất trên là do tiếp quản của chế độ cũ và chính quyền địa phương có văn bản thu hồi đất hợp pháp hay không. Trường hợp có đủ căn cứ xác định gia đình bà Dung vẫn có quyền sử dụng hợp pháp diện tích đất trên và chính quyền địa phương không có văn bản thu hồi đất hợp pháp những Nhà nước đã giao đất cho cơ quan quản lý và không thể trở lại được đất thì phải thanh toán giá trị đất cho bà Dung. Việc xác định tư cách pháp lý của người phải bồi thường theo quy định của Luật đất đai. Trường hợp nếu chính quyền địa phương có văn bản thu hồi đất hợp pháp thì phải bác yêu cầu của bà Dung. Tòa án các cấp chưa xác minh làm rõ các vấn đề nêu trên nhưng Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng sau khi chính quyền cũ trả đất, gia đình bà Dung chưa nhận lại mà đất vẫn do chính quyền cũ quản lý và Nhà nước đã tiếp quản từ chế độ cũ để từ đó bác yêu cầu của bà Dung; còn Tòa án cấp phúc thẩm chỉ căn cứ vào lời khai của bà Dung xác nhận của bà Nguyễn Thị Minh Tâm để công nhận gia đình bà Dung có quyền sử dụng hợp pháp diện tích nhà, đất tranh chấp, từ đó buộc Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang, Bưu điện tỉnh An Giang và Nhà nghỉ khách sạn Bưu điện Núi Sam phải liên đới bồi thường phần chi phí xây dựng 2 căn nhà, chi phí xây dựng bờ kè 363.364.000 đồng và hỗ trợ 136.636.000 đồng tiền thu hồi đất là không đúng. Ngoài ra, nếu xác định diện tích đất nêu trên là của bà Dung và văn bản thu hồi đất của chính quyền địa phương không họp pháp thì theo quy định tại Điều 32a Bộ luật tố tụng dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 ngày 29/3/2011 của Quốc hội) thì khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đó... Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 297 và Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 ngày 29/3/2011 của Quốc hội); QUYẾT ĐỊNH: 1. Huỷ bản án dân sự phúc thẩm số 150/2007/DSPT ngày 18-5-2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và bản án dân sự sơ thẩm số 35/2006/DSST ngày 05-12-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang về vụ an dân sự “đòi bồi thường giá trị đất” giữa nguyên đơn là bà Trang Phù Dung với bị đơn là Nhà nghỉ khách sạn Bưu điện Núi Sam, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Bưu điện tỉnh An Giang, Sở Tài nguyên về Môi trường tỉnh An Giang. 2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh An Ciang xét xử sơ thẩm đi theo đúng quy định của pháp luật. Bài 8: Nhận xét của anh, chị về: - Quan hệ pháp luật về nội dung trong vụ án - Thành phần, tư cách đương sự trong vụ án - Chứng cứ và sử dụng chứng cứ trong vụ án Ngày 14/02/2012, tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao mở phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án dân sự “Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản " (đòi lại tài sản là nhà gắn liền với quyền sử dụng đất) giữa: - Nguyên đơn: Bà Hàng Tuyết Phương sinh năm 1928; định cư ở nước Cộng hòa Pháp; tạm trú tại 115 Nguyễn Thái Học, phường Cầu Ông Lãnh quận 1, thành phố Hồ Chí Minh; Đại diện theo ủy quyền của bà Phương là ông Hàng Võ trú tại 109 Cách Mạng Tháng Tám, phường Hòa Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Bị đơn: Chị Huỳnh Thị Thu Hương sinh năm 1967; trú tại 17/1A, khu phố 2, phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. - Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: 1. Bà Nguyễn Thị Phẩm sinh năm 1952. 2. Ông Vũ Hồng Tăng sinh năm 1934. 3 . Anh Vũ Hồng Anh sinh năm 1979 4. Chị Vũ Lệ Anh sinh năm 1981. 5 . Chị Vũ Vân Anh sinh năm 1983. 6. Anh Vũ Nam Anh sinh năm 1987. Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cùng trú tại số nhà 111 đường Cách Mạng Tháng Tám, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. NHẬN THẤY: Tại đơn khởi kiện đề ngày 20/12/2006 và các lời khai trong quá trình tố tụng nguyên đơn là bà Hàng Tuyết Phương trình bày. Năm 1953, bà mua một căn nhà trên diện tích đất 0h11a45 tại số 49 đường Nguyễn Hữu Cảnh (nay là số 111 đường Cách Mạng Tháng Tám) thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai của vợ chồng “Nguyễn Xuân Bá và Maire Hélène Nguyen Van Yen”. Do nhà cũ xuống cấp nên ngày 9/11/1961 bà lập đồ án xây dựng căn nhà trên một phần đất diện tích 432,8m2 và được Tỉnh trưởng Biên Hòa cấp phép xây dựng ngày 29/12/1961. Do bận đi công tác ở xa nên bà giao nhà cho bà Huỳnh Thi Tư (là chị gái bà) quản lý và nuôi mẹ bà là cụ Huỳnh Sâm (chết năm 1993). Năm 1962, lấy danh nghĩa của bác sỹ Vương Tú Toàn, bà mở Nhà bảo sanh, lấy hiệu "Minh Đức" và giao cho bà Tư quản lý. Năm 1967, bà Tư nhận chị Huỳnh Thị Thu Hương làm con nuôi. Ngày 01/8/1971, bà làm “Tờ xác nhận cho đất cất nhà" có nội dung bà đứng tên làm chủ lô đất sổ địa bộ 47 số bản đồ 49 tờ thứ 4 tỉnh lỵ Biên Hòa số 89 Nguyễn Hữu Cảnh; bằng lòng và thỏa thuận để một phần đất của bà là 80m2 cho bà Tư xây cất một căn nhà để cho cụ Sâm ở. Năm 1976, bà xuất cảnh sang Pháp, bà giao nhà đất của bà cho mẹ bà và bà Tư quản lý, chị Hương ở cùng. Năm 1985 bà Tư chết bà tiếp tục cho chị Hương sử dụng. Năm 1987, chị Hương tự ý lập giấy tờ kê khai nhà đất do bà Tư chết để lại cho chị Hương thừa kế để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà vào ngày 19/6/1987, bà không biết. Năm 1997, chị Hương tiếp tục làm thủ tục đăng ký, kê khai nhà đất bà cũng không biết. Năm 1998, bà về nước, chị Hương lập "Tờ cam kết" ngày 6/5/1998 có nội dung: nguyên căn nhà 111 đường Cách Mạng Tháng Tám hiện chị Hương đang ở nguồn gốc nhà đất thuộc sở hữu của bà, nay bà đồng ý cho chị Hương đứng tên, nếu sau này có sự mua bán, cho thuê, chuyển đại nhà đất thì phải có sự đồng ý của bà và chị Hương. Ngày 12/3/2002, chị Hương được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất. Ngày 26/3/2002, chị Hương tự ý bán toàn bộ nhà và chuyển nhượng đất cho bà Nguyễn Thị Phẩm không được sự đồng ý của bà. Bà Phương yêu cầu Toà án hủy hợp đồng mua bán nhà đất giữa chị Hương với vợ chồng ông Vũ Hồng Tăng, bà Nguyễn Thị Phẩm, trả lại nhà đất cho bà. Bà đồng ý cho chị Hương 80m2 đất theo giấy cho đất lập năm 1971. - Bị đơn là chị Huỳnh Thị Thu Hương trình bày: Nhà tranh chấp do mẹ chị là bà Tư xây năm 1961, đất có thể do cụ Huỳnh Sâm cho mẹ chị. Năm 1963, mẹ chị mua lại những dụng cụ Nhà bảo sanh Minh Đức của bác sỹ Vương Tú Toàn. Năm 1971, bà Phương cho mẹ chị 80m2 đất và mẹ chị đã xây một căn nhà nhỏ năm 1985, mẹ chị chết không để lại di chúc, chị là con duy nhất nên được thừa kế toàn bộ và đất của mẹ chị để lại. Do sử dụng nhà đất ổn định nên năm 1987 chỉ làm thủ tục đăng ký và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà 111 đường Cách Mạng Tháng Tám. Năm 1976 , bà Phương xuất cảnh diện con bảo lãnh, bà Phương không làm thủ tục ủy quyền quản lý tài sản do thực tế bà không còn tài sản nào ở Việt nam và cũng không đăng ký, kê khai nhà đất theo quy định của pháp luật. Năm 1997, chị đăng ký, kê khai theo quy định của Nhà nước và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ngày 12/03/2002. Năm 1998, bà Phương về nước có lập sẵn một tờ cam kết, chị đã ký tên trong trạng thái tinh thần không minh mẫn và không có chứng thực của chính quyền địa phương. Ngày 26/3/2002, chị bán toàn bộ nhà đất cho bà Phẩm với giá 200 lượng vàng. Nay chị không đồng ý với yêu cầu của bà Phương. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là vợ chồng bà Nguyễn Thị Phẩm và ông Vũ Hồng Tăng trình bày: Ngày 26/3/2002, ông bà đã lập hợp đồng mua nhà 111 đường Cách Mạng Tháng Tám của chị Hương trên diện tích đất 432,8m2, đã được chứng thực của Ủy ban nhân dân phường và hồ sơ chuyển nhượng đã làm ở Ủy ban dân nhân thành phố Biên Hòa. Ông bà đã thanh toán xong số tiền mua bán như chị Hương trình bày, nhưng do bà Phương có tranh chấp nên việc sang tên quyền sở hữu nhà chưa thực hiện được. Nay ông bà yêu cầu chị Hương tiếp tục thực hiện hợp đồng. Tại bản án dân sự sơ thẩm số 08/2007/DS-ST ngày 12/7/2007, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai quyết định : Chị Hương được sở hữu căn nhà số 111 có diện tích 230,95m2 và được quyền sử dụng diện tích đất 432,8m2 thuộc thửa 36, tờ bản đồ số 07 phường Hòa Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (có căn nhà tọa lạc ở trên). Chị Hương có trách nhiệm thanh toán 1/2 giá trị diện tích nhà và đất cho bà Phương là 100 lương vàng SJC. Tách và dành quyền khởi kiện cho ông Tăng, bà Phẩm đốí với chị Hương bằng vụ kiện khác về hợp đồng chuyển nhượng nhà và quyền sử dụng đất nếu có yêu cầu và còn thời hiệu khởi kiện. Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí. Ngày 20/7/2007, đại diện của bà Hàng Tuyết Phương là ông Hàng Võ kháng cáo yêu cầu chị Huỳnh Thị Thu Hương trả là diện tích đất hoặc trả theo giá thị trường. Ngày 25/7/2007, chị Huỳnh Thị Thu Hương kháng cáo đề nghị được xem xét lại. Tại bản án dân sự phúc thẩm số 387/2007/DSPT ngày 29/1l/2007, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định: Bác yêu cần khơỉ kiện đòi tài sản và đất của bà Hàng Tuyết Phương (ủy quyền cho ông Hàng Võ) đối với chị Huỳnh Thị Thu Hương. Chị Huỳnh Thị Thu Hương được quyền sở hữu nhà và đất tại số 111 đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Hòa Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai theo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số 4701020384 ngày 12/3/2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai. Các phần quyết định khác của án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật. Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí. Ngày 20/1 2/2007, bà Hàng Tuyệt Phương khiếu nại đề nghị Tòa án chấp thuận yêu cầu đòi lại nhà đất của bà, hoặc trả giá trị 1/2 nhà đất theo giá thị trường. Tại Quyết định số 900/2010/KN-DS ngày 26/11/2010, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm số 387/2007/DSPT ngày 29/11/2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, hủy ban án phúc thẩm nêu trên và huỷ bản án dân sự sơ thẩm số 08/2007/DS-ST ngày 12/7/2007 của Toà án nhân dân tỉnh Đồng Nai; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm. Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. XÉT THẤY: Theo tài liệu trong hồ sơ vụ án có cơ sở xác định đất tranh chấp diện tích 432,8m2 tại số nhà 111 đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Hòa Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai do bà Hàng Tuyết Phương tạo lập năm 1953 và xây nhà năm 1961, có giấy tờ mua bán, xây dựng và được chính quyền chế độ cũ xác nhận. Sau khi xây nhà xong bà Phương để cho mẹ là cụ Huỳnh Sâm, chị gái là bà Huỳnh Thị Tư và chị Huỳnh Thị Thu Hương (được bà Tư nhận làm con nuôi vào năm 1967) sử dụng. Năm 1971, bà Phương viết giấy đồng ý coi một phần đất của bà thương cho bà Tư 80m2 (tại phần đất tranh chấp nêu trên) để bà Tư xây dựng nhà cho bà Tư và cụ Sâm ở; nay bà Phương vẫn đồng ý cho chị Hương phần đất này. Trước và sau khi xuất cảnh sang nước Pháp năm 1976 bà Phương không ủy quyền quản lý sử dụng, bán, tặng cho nhà đất cho ai, nên năm 1987 chị Hương tự kê khai và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà là không đúng quy định. Năm 1998, chị Hương đã ký “Tờ cam kết" với bà Phương, có nội dung thừa nhận nhà đất tranh chấp thuộc quyền sở hữu của bà Phương, bà Phương đồng ý để chị Hương đứng tên quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất nếu sau này có sự mua bán cho thuê, chuyển đổi nhà đất nói trên phải có sự đồng ý của bà phương và chị Hương. Ngày 12/3/2002, chị Hương được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất; chỉ hai ngày sau (ngày 14/3/2002), chị Hương ký hợp đồng bán toàn bộ nhà đất nêu trên cho vợ chồng ông Vũ Hồng Tăng và bà Nguyễn Thị Phẩm với giá 200 lượng vàng. Khi tranh chấp xảy ra (năm 2002) bà Phương yêu cầu hủy hợp đồng mua bán nhà đất giữa chị Hương với vợ chồng ông Tăng, bà Phẩm và được lấy lại nhà đất, đồng ý cho chị Hương 100 lượng vàng và 80m2 đất đã cho bà Tư năm 1971; còn chị Hương không đồng ý trả nhà đất, chỉ đồng ý trả bà Phương 66 lượng vàng (BL 91,92,93) Như vậy, nhà đất tranh chấp bà Phương chưa bán, tặng cho ai và không bị Nhà nước quản lý. Chị Hương không có chứng cứ chứng minh bà Phương đã cho bà Tư toàn bộ nhà đất này nên chị Hương không có quyền thừa kế tài sản tranh chấp. Chị Hương viết cam kết năm 1998 với bà Phương đã thừa nhận nhà đất tranh chấp vẫn thuộc quyền sở hữu và sử dụng của bà Phương. Từ sau khi có cam kết, bà phương không có văn bản nào bán, tặng cho chị Hương nhà đất của bà Phương. Vì vậy, nhà đất tranh chấp vẫn thuộc quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp của bà Phương, nhưng giao cho chị Hương 80m2 đất bà Phương cho bà Tư và giao cho chị Hương một phần đất do có công sức duy trì tài sản, tổng cộng tương đương là diện tích đất tranh chấp, như Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định là phù hợp. Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng bà Tư quản lý tài sản trong thời gian dài, chị Hương đã kê khai và đo được thừa kế của bà Tư, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, từ đó bác yêu cầu của bà Phương là không đứng. Khi đã xác định nhà đất tranh chấp vẫn thuộc quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp của bà Phương thì phải xác định chị Hương không có quyền bán. Lẽ ra, phải giải quyết đồng thời trong cùng vụ án này về việc có công nhận hay không công nhận hợp đồng mua bán nhà đất giữa chị Hương với vợ chồng ông Tăng, bà Phẩm; phải thu thập chứng cứ làm rõ nếu người mua là ngay tình thì xem xét công nhận quyền sở hữu nhà, sử dụng đất cho người mua theo quy định tại Điều 258 Bộ luật dân sự; nếu người mua biết rõ nguồn gốc nhà đất của bà Phương nhưng vẫn tiến hành mua thì xem xét lỗi của đôi bên và giải quyết hợp đồng vô hiệu theo quy định; phải định giá nhà đất theo thị trường để buộc chị Hương trả một phần giá trị nhà đất cho bà Phương. Tòa án cấp sơ thẩm không xem xét các nội dung trên, tách quan hệ mua bán nhà đất giữa chị Hương với ông Tăng, bà Phẩm để giải quyết trong vụ án khác nếu đương sự có yêu cầu là không giải quyết toàn diện vụ án. Bởi các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 297 và Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 ngày 29/3/2011 của Quốc hội). QUYẾT ĐỊNH: Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 387/2007/DSPT ngày 29/11/2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và bản án dân sự sơ thẩm số 08/2007/DS-ST ngày 12/7/2007 của Toà án nhân dân tỉnh Đồng Nai về vụ án “Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản” giữa nguyên đơn là bà Hàng Tuyết Phương với bị đơn là chị Huỳnh Thị Thu Hương; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn Thị Phẩm, ông Vũ Hồng Tăng, anh Vũ Hồng Anh, chị Vũ Lệ Anh, chị Vũ Vân Anh và anh Vũ Nam Anh; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật. Bài 9: Nhận xét của anh, chị về: - Quan hệ pháp luật về nội dung trong vụ án - Thành phần, tư cách đương sự trong vụ án - Chứng cứ và sử dụng chứng cứ trong vụ án Ngày 22-03-2011, tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao mở phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án dân sự về “tranh chấp đòi lại nhà, đất cho ở nhờ” giữa: Nguyên đơn: 1/ Bà Lâm Thị Sáu sinh năm 1943, trú tại nhà số 628/85 đường Hậu Giang, phường 12, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh. 2/ Bà Lâm Thị Túc sinh năm 1940; trú tại nhà số 96/65 đường Sơn Hùng, phường 12, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. 3/ Bà Lâm Kim Anh sinh năm 1950; trú tại ấp 1, xã Tân Tây, huyện Thạnh Hoá, tỉnh Long An. 4/ Chị Lâm Thị Mỹ Phượng (người thừa kế thế vị của ông Lâm Thành Xung) sinh năm 1970; trú tại nhà số 628/85 đường Hậu Giang, phường 12, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh. 5/ Ông Lâm Hữu Châu sinh năm 1947; định cư tại Mỹ. 6/ Ông Lâm Thành Chung sinh năm 1931; định cư tại Mỹ. Các đồng nguyên đơn ủy quyền cho bà Lâm Thị Sáu đại diện. Bị đơn: Bà Diệp Thị Đẹt sinh năm 1921. Bà Đẹt ủy quyền cho chị Nguyễn Thị Ngọc Hường, sinh năm 1962 đại diện. Bà Đẹt và chị Hường cùng trú tại nhà số 50 (số mới 88) Điện Biên Phủ, khóm 3, phường 6, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: 1/ Bà Dương Thị Mỹ Dung (vợ của ông Lâm Thành Xung), sinh năm 1948; trú tại nhà số 98 đường 3/2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Bà Dung ủy quyền cho bà Lâm Thị Sáu đại diện. 2/ Chị Nguyễn Thị Ngọc Hường sinh năm 1962 (con của bà Đẹt). 3/ Nguyễn Quốc Thông sinh năm 1986 (con của chị Hường). 4/ Nguyễn Quốc Thanh sinh năm 1990 (con của bà Hường). 5/ Chị Nguyễn Thị Ngọc Tuyết sinh năm 1956 (con của bà Đẹt). 6/ Anh Nhâm Muối sinh năm 1953 (chồng của chị Tuyết). 7/ Nhâm Nguyễn Hoàng Tuấn sinh năm 1979 (con của chị Tuyết) . 8/ Nhâm Nguyễn Khánh Trang sinh năm 1981 (con của chị Tuyết) . 9/ Nhâm Nguyễn Hoàng Tấn sinh năm 1984 (con của chị Tuyết) . 10/ Chị Nguyễn Thị Ngọc Anh sinh năm 1951 (con của bà Đẹt). 11/ Anh Nguyễn Hoàng Minh sinh năm 1973 (con của bà Đẹt). 12/ Chị Lê Thị Thu Cúc sinh năm 1982 (con dâu của bà Đẹt). Cùng trú tại nhà số 50 (số mới 88) Điện Biên Phủ, khóm 3, phường 6, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. 13/ Anh Nguyễn Việt Bình (chồng của chị Hường) sinh năm 1956; trú tại nhà số 1/1 Ngô Gia Tự, khóm 3, phường 6, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Các anh chị Nhâm Muối, Tuyết, Ngọc Anh, Hoàng Minh, Bình, Thông, Thanh, Tuấn, Trang, Tấn, Cúc đều ủy quyền cho chị Hường đại diện. NHẬN THẤY: Theo đơn khởi kiện ngày 25-01-1994, ngày 09-3-2008 và quá trình giải quyết vụ án bà Lâm Thị Sáu đại diện cho các đồng nguyên đơn trình bày: Nguồn gốc nhà đất tại số 50 Điện Biên Phủ, thị xã Sóc Trăng, (nay là thành phố Sóc Trăng), tỉnh Sóc Trăng là của cha mẹ bà là cụ Lâm Xạ Hương (chết năm 1981) và cụ Trương Thị Lý (chết năm 1990) nhận chuyển nhượng từ các ông Đội Nho, Ba Chúa, Bếp Bỗn, Hai Lục Lộ (giấy tờ nhà đất hiện đã bị mất). Cụ Hương và cụ Lý có 6 con chung gồm các ông bà: Lâm Thành Chung, Lâm Thành Xung (chết năm 1980, có con là Lâm Thị Mỹ Phượng), Lâm Thị Túc, Lâm Thị Sáu, Lâm Hữu Châu, Lâm Kim Anh. Năm 1954, cụ Hương, cụ Lý cho cụ Trương Thị Đạo (em ruột của cụ Lý) ở để chăm sóc cố Nguyễn Thị phúc (cố Phúc là mẹ của cụ Lý và cụ Đạo) đến năm 1960 cố Phúc chết, cụ Đạo vẫn ở đây. Năm 1968 bà Diệp Thị Đẹt (con dâu của cụ Đạo) vào ở nhà của cụ Hương, cụ Lý cùng cụ Đạo để buôn bán và bà Đẹt cùng gia đình ở trong nhà số 50 đường Điện Biên Phủ từ đó cho đến nay. Năm 1991, bà Đẹt dỡ nhà cũ để xây dựng nhà thì ông Lâm Thành Chung đã khiếu nại ra Ủy ban nhân dân xã nhưng không được giải quyết. Nay bà đại diện cho các anh em khởi kiện yêu cầu bà Đẹt trả lại nhà, đất của cha mẹ bà để lại. Sau đó, bà Sáu yêu cầu bà Đẹt trả nhà trên diện tích đo thực tế là 640,79m2 hoặc trả giá trị quyền sử dụng đất theo giá của Trung tâm thẩm định giá Miền nam với số tiền là 3 .783.865.000 đồng. Đại diện cho bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chị Nguyễn Thị Ngọc Hường trình bày: Năm 1950, cụ Trương Thị Đạo (bà nội của chị) được vợ chồng cụ Lý, cụ Hương cho căn nhà số 50 Điện Biên Phủ, tỉnh Sóc Trăng để ở và chăm sóc cố Nguyễn Thị Phúc (tại biên bản hòa giải ngày 07-4-1994 bà Đẹt khai nhà số 50 Điện Biên Phủ là của cụ Hương cho cụ Đạo ở nhờ). Năm 1960, cụ Đạo cùng con trai Nguyễn Văn Đức và con dâu là bà Đẹt sống trong căn nhà này và quản lý diện tích đất xung quanh cho đến nay. Năm 1991, căn nhà số 50 Điện Biên Phủ đã bị sập hết, bà Đẹt làm đơn xin chính quyền địa phương sửa chữa toàn bộ. Ngày 13-4-1991, Ủy ban nhân dân thị xã Sóc Trăng có giấy xác nhận chủ quyền căn nhà số 50 Điện Biên Phủ là của bà Đẹt, ông Đức. Nay chị đại diện cho bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không đồng ý với yêu cầu trả lại nhà và đất cho các nguyên đơn vì gia đình chị đã ở trên đất này hơn 50 năm, căn nhà đã được xây dựng mới. Tại bản án dân sự sơ thẩm số 07/2009/DSST ngày 24-4-2009, Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng quyết định: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của các đồng nguyên đơn về việc đòi bà Diệp Thị Đẹt trả lại nhà số 50 (số mới 88) đường Điện Biên Phủ, khóm 3, phường 6, thành phố Sóc Trăng và diện tích đất xung quanh 640,79m2 hoặc trả giá trị quyền sử dụng đất trị giá 3.783.865.000 đồng. Bản án còn quyết định về án phí và chi phí định giá tài sản. Ngày 06-5-2009, bà Lâm Thị Sáu kháng cáo với nội dung nhà đất tại số 50 đường Điện Biên Phủ là của cha mẹ bà để lại, yêu cầu gia đình bà Đẹt phải trả cho các anh chị em bà. Tại bản án dân sự phúc thẩm số 253/2009/DSPT ngày 25-8-2009 và thông báo sửa chữa bản án ngày 08-9-2009, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao lại thành phố Hồ Chí Minh quyết định: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của các đồng nguyên đơn bà Lâm Thị Sáu, Lâm Thị Túc, Lâm Kim Anh, Lâm Thị Mỹ Phương, ông Lâm Hữu Châu, Lâm Thành Chung do bà Lâm Thị Sáu đại diện về việc đòi bà Diệp Thị Đẹt trả lại giá trị quyền sử dụng đất tại số 50 (số mới 88) Điện Biên Phủ, khóm 3, phường 6, thành phố Sóc Trăng. Ghi nhận sự tự nguyện của các đồng nguyên đơn để lại diện tích đất 72.60m2 cho bị đơn Diệp Thị Đẹt sử dụng. Buộc bà Đẹt phải trả cho các đồng nguyên đơn do bà Lâm Thị Sáu đại diện số tiền 3.355.161.950 đồng. Bà Diệp Thị Đẹt có quyền liên hệ với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Bản án còn quyết định về án phí và chi phí định giá. Sau khi xét xử phúc thẩm, chị Nguyễn Thị Ngọc Hường đại diện cho bà Đẹt có đơn khiếu nại. Tại Quyết định số 11/QĐ-KNGĐT-V5 ngày 27-01-2010, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã kháng nghị bản án phúc thẩm nêu trên và đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xử hủy bản án phúc thẩm nêu trên và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 07/2009/DSST ngày 24-4-2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng; giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng xét xử sơ thẩm lại vụ án. XÉT THẤY: Bà Lâm Thị Sáu cho rằng nhà, đất tại số 50 đường Điện Biên Phủ khóm 3, phường 6, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng do cha mẹ bà là cụ Lâm Xạ Hương và Trương Thị Lý tạo lập từ năm 1936, giấy tờ mua bán với chủ cũ đã bị thất lạc. Theo đơn “Cớ mất giấy chủ quyền bất động sản” do cụ Lý viết ngày 02-6-1988, có xác nhận của chính quyền, với nội dung: năm 1936, vợ chồng cụ Lý đã tạo lập nhà đất tại số 50 Điện Biên Phủ, năm 1950 cụ Lý ủy quyền cho cụ Đạo là chị ruột sử dụng toàn bộ nhà đất, năm 1985 cụ Đạo chết và hiện do bà Diệp Thị Đẹt (con dâu cụ Đạo) tiếp tục coi sóc; mọi giấy tờ liên quan đến căn nhà này do Ủy ban quân quản thị xã Sóc Trăng thu giữ năm 1975, không lập biên bản giao cho gia đình, sự việc có ông Lê Kim Hòa, bà Đẹt biết rõ. Đơn của cụ Lý có chữ ký làm chứng của ông Hòa, bà Đẹt (BL 31). Bà Đẹt cũng thừa nhận nhà đất tranh chấp là của cụ Hương cụ Lý. Như vậy, có cơ sở xác định nhà đất tranh chấp thuộc quyền sở hữu và sử dụng của cụ Hương cụ Lý, cụ Lý chỉ cho cụ Đạo sau này là bà Đẹt được sử dụng và tiếp tục quản lý. Bà Đẹt cho rằng cụ Đạo được cụ Lý cho nhà, đất đó tù năm 1950 nhưng không có giấy tờ chứng minh. Theo nội dung “Thơ phúc đáp” ngày 15-11-1991 của Công ty Quản lý công trình đô thị thị xã Sóc Trăng gửi ông Lâm Thành Chung (con cụ Lý) thì đất của cụ Lý không bị Nhà nước quản lý (BL 32). Do đó, nhà, đất tranh chấp vẫn thuộc quyền sở hữu và sử dụng của cụ Lý, cụ Hương chưa chuyển dịch sở hữu cho cụ Đạo, bà Đẹt. Nay căn nhà của cụ Hương, cụ Lý do bà Đẹt tháo dỡ năm 1991, nhưng ngay khi đó ông Chung đã có đơn ngăn chặn nên đất tranh chấp không phải do nguyên đơn đã từ bỏ quyền sử dụng. Tuy nhiên, hồ sơ chưa xác minh tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có ý kiến như thế nào về việc nếu không có gia đình bà Đẹt ở đây nhà, đất có bị quản lý trong quá trình Nhà nước thực hiện chính sách cải tạo nhà đất không? Mặt khác, theo đơn khởi kiện bà Sáu yêu cầu trả 500m2 đất; trong đơn “Cớ mất giấy chủ quyền bất động sản” cụ Lý xác định đất có diện tích 8m x 40m; theo sơ đồ thẩm định ngày 22-8-2008 (BL 210) thì bà Đẹt quản lý 625,60m2 “phần đất tự khai của chủ tranh chấp 15,19m2”. Chị Hường (con bà Đẹt) khai diện tích đất 15,19m2 chị Tuyết (con bà Đẹt) nhận chuyển nhượng từ người khác. Lẽ ra trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án các cấp phải xác minh làm rõ có việc chị Tuyết nhận chuyển nhượng thêm đất hay không? Tứ cận lô đất do cụ Hương, cụ Lý tạo lập và hiện tại có thay đổi không? Diện tích đất chênh lệch do đâu mà có? Khi chưa làm rõ những nội dung nêu trên Tòa án cấp sơ thẩm bác yêu cầu của nguyên đơn, còn Tòa án cấp phúc thẩm xác định toàn bộ đất tranh chấp là di sản của cụ Hương, cụ Lý chỉ trừ 72,60m2 đất tương đương giá trị công sức quản lý nhà đất cho bà Đẹt và buộc gia đình bà Đẹt phải trả cho nguyên đơn giá trị diện tích đất 568,19m2 đều là chưa đủ căn cứ. Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 297 và khoản 1 Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự, QUYẾT ĐỊNH: 1. Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 253/2009/DSPT ngày 25-8-2009 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 07/2009/DSST ngày 24-4-2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng về vụ án “tranh chấp đòi lại nhà, đất cho ở nhờ” giữa nguyên đơn là các ông, bà Lâm Thị Sáu, Lâm Thị Túc, Lâm Kim Anh, Lâm Thị Mỹ Phượng, Lâm Hữu Châu, Lâm Thành Chung với bị đơn là bà Diệp Thị Đẹt; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là các ông, bà Dương Thị Mỹ Dung, Nguyễn Thị Ngọc Hường, Nguyễn Quốc Thông, Nguyễn Quốc Thanh, Nguyễn Thị Ngọc Tuyết, Nhâm Muối, Nhâm Nguyễn Hoàng Tuấn, Nhâm Nguyễn Khánh Trang, Nhâm Nguyễn Hoàng Tấn, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Nguyễn Hoàng Minh, Lê Thị Thu Cúc. 2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật. Bài 10: Nhận xét của anh, chị về: - Quan hệ pháp luật về nội dung trong vụ án - Thành phần, tư cách đương sự trong vụ án - Chứng cứ và sử dụng chứng cứ trong vụ án Ngày 22-03-2011, tại trụ sở Toà án nhân dân tối cao mở phiên toà giám đốc thẩm xét xử vụ án dân sự đòi quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất giữa: Nguyên đơn: Anh Hoàng Hữu Hương sinh năm 1965; trú tại nhà số 8C thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Bị đơn: Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang do ông Nguyễn Văn Minh, Chánh Thanh tra Nhà nước huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang làm đại diện theo giấy ủy quyền số 601/CV-UB ngày 24 -7 - 2002 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang. - Công ty Thương nghiệp huyện Lạng Giang do ông Nghiêm Xuân Lâm giám đốc đại diện. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: 1. Chị Nguyễn Thị Mậu 2. Chị Phạm Thị Hạnh 3 . Chị Chu Thị Nụ 4 . Anh Nguyễn Thanh Cao 5 . Anh Phạm Văn Hưởng 6. Anh Trịnh Văn Phước 7 . Anh Nguyễn Hồng Giang 8 . Anh Trần Đức Hùng. Chị Mậu, chị Hạnh, chỉ Nụ, anh Cao, anh Hưởng, anh Phước, anh Giang và anh Hùng đều trú tại thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. NHẬN THẤY: Theo đơn khởi kiện ngày 06-01-1994 và các lời khai trong quá trình tố tụng nguyên đơn là anh Hoàng Hữu Hương trình bày: Ngày 15-7-1968, gia đình anh nhận chuyển nhượng của ông Nguyễn Văn Thành một dinh cơ tại phố Vôi gồm một nhà ngói đã dỡ, một bếp, sân, giếng và cây cối trong vườn đứng tên anh trai anh là Hoàng Hữu Tăng. Ngày 24 - 4 - 1973, anh Tăng và Cửa hàng ăn uống Vôi, huyện Lạng Giang, tỉnh Hà Bắc (cũ) thỏa thuận ký "Biên bản thỏa thuận mua bán nhà và dùng nhờ đất”, do ông Lạc Như Vĩnh đại diện với nội dung: gia đình anh Tăng bán 4 gian nhà lợp ngói và sân gạch trên diện tích 78m2 đất cho Cửa hàng ăn uống Vôi, phần đất cỏn lại trên đất có một giếng gạch và công trình phụ bên cạnh là ao cá nhỏ, diện tích khu đất bỏ không khoảng 120m2 không tính diện tích ao, vườn, cho cửa hàng mượn. Ngày 15-9-1991, gia đình anh đòi quyền sử dụng khu đất cho Cửa hàng ăn uống Vôi mượn. Ngày 27-1-1992, Liên hiệp Công ty Thương nghiệp Hà Bắc (là cơ quan quản lý cấp trên của Cửa hàng ăn uống Vôi) có văn bản trả lại khu đất của Cửa hàng bán kem, phở cho Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang để giải quyết tranh chấp, phần còn lại một số hộ hiện đang sử dụng. Anh yêu cầu Công ty Thương nghiệp huyện Lạng Giang trả cho gia đình anh ba gian nhà và 485m2 đất (phiên tòa sơ thẩm ngày 9-4-1996). Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 30-11-2000, anh yêu cầu Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang trả lại đất mà Cửa hàng ăn uống Vôi mượn (không xác định diện tích cụ thể), còn giá trị nhà 4 gian Cửa hàng ăn uống đã trả bằng nguyên vật liệu. Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 18-5-2006, anh yêu cầu Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang trả cho gia đình anh 500m2 đất (có 8 hộ đang ở); tài sản trên đất không còn giá trị nên anh không yêu cầu. Bị đơn là Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang do người đại diện theo ủy quyền trình bày: Phần nhà trên diện tích 78m2 đất gia đình anh Hương đã chuyển nhượng cho Cửa hàng ăn uống Vôi; phần còn lại gia đình anh Hương đã được trả lại theo bản án số 07/DSST ngày 12-6-1991 của Toà án nhân dân tỉnh Hà Bắc (cũ); giấy thỏa thuận mua bán nhà và dùng nhờ đất được lập khi ông Lạc Như Vĩnh (người ký văn bản đại diện cơ quan mượn đất) đã nghỉ hưu và ông Vĩnh không có thẩm quyền ký văn bản thỏa thuận Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang yêu cầu anh Hương xuất trình bản gốc văn bản thỏa thuận mua bán nhà và dùng nhờ đất ngày 24-4-1973, nhưng anh không xuất trình được nên Ủy ban không chấp nhận yêu cầu của anh. Đồng bị đơn là Công ty Thương nghiệp huyện Lạng Giang do ông Nghiêm Xuân Lâm đại diện trình bày: Liên hiệp Công ty Thương nghiệp Hà Bắc đã bàn giao cho Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang giải quyết việc tranh chấp đất giữa anh Hương với Ủy ban nhân dân huyện. Tài sản trên đó vẫn thuộc Công ty Thương nghiệp huyện Lạng Giang quản lý. Khi nào Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang giải quyết dứt điểm thì Công ty sẽ giải quyết về tài sản với người được sử dụng đất trên. Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Chị Mậu, chị Hạnh, chị Nụ cho rằng các chị được Ban Tài chính huyện Lạng Giang cho thuê ki ốt từ những năm 1993 nên họ không có quyền quyết định về đất và tài sản trên đất. Anh Phước, anh Giang là người được thanh lý nhà nên không đồng ý với yêu cầu của anh Hương. Anh Nguyễn Thanh Cao cho rằng năm 1978, anh được Công ty Thương nghiệp thanh lý 2 gian nhà cấp 4. Anh đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1993 với diện tích 56m2 tờ bản đồ số 19, thửa số 580, nên không chấp nhận yêu cầu của anh Hương. Anh Trần Đình Hùng cho rằng vợ chồng anh làm cổng đi trên đất bờ ao có chiều ngang khoảng l,5m, chiều dài 19,7m được chính quyền địa phương cho phép, nên không đồng ý với yêu cầu của anh Hương. Anh Phạm Văn Hưởng khẳng định năm 1986 anh mua nhà của bà Dương Thị Bài là cán bộ Công ty Thương nghiệp huyện Lạng Giang. Bà Bài đã được Ủy ban nhân dân xã cấp đất năm 1979 là 150m2 nên không đồng ý trả đất cho anh Hương. Tại bản án dân sự sơ thẩm số 04/DSST ngày 9-4-1996, Toà án nhân dân tỉnh Hà Bắc (cũ) quyết định: Bác đơn kiện đòi tài sản của anh Hoàng Hữu Hương Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí và tuyên quyền kháng cáo của các đương sự. Sau khi xét xử sơ thẩm tại Quyết định kháng nghị số 503/DS ngày 19-4-1996, Viện trường Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Bắc kháng nghị bản án dân sự sơ thẩm số 04/DSST ngày 9-4-1996 theo thủ tục phúc thẩm, đề nghị Tòa án nhân dân tối cao xét xử phúc thẩm theo hướng chấp nhận hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên. Ngày 11-4-1996, anh Hoàng Hữu Hương kháng cáo không nhất trí bản án sơ thẩm. Ngày 19-4-1996, đại diện Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang kháng cáo yêu cầu Tòa án phúc thẩm buộc anh Hương phải chịu án phí vì yêu cầu anh Hương không được chấp nhận; làm rõ gia đình anh Hương kiện đòi những gì, vị trí đến đâu, giá trị bao nhiêu, ai đang quản lý sử dụng tài sản đó; Quyết định số 11/QĐ-UB ngày 4-2-1994, Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang đã bác đơn khiếu nại đòi đất của anh Hương vì không đủ cơ sở giải quyết. Tại Bản dân sự phúc thẩm số 16 ngày 13-12-1996, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội quyết định: Huỷ bản án sơ thẩm sổ 04/DSST ngày 9-4-1996 của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Bắc; giao hồ sơ về cho cấp sơ thẩm điều tra xét xử lại từ giai đoạn sơ thẩm. Tại bản án dân sự sơ thẩm số 04/DSST ngày 30-11-2000, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang quyết định: Bác đơn khởi kiện của anh Hương Ngày l-12-2000, anh Hương kháng cáo bản án sơ thẩm. Tại Quyết định số 1993/QĐKN ngày 11-12-2000, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang kháng nghị bản án sơ thẩm nêu trên, đề nghị Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm trả lại đất cho anh Hương. Tại bản án dân sự phúc thẩm số 92/DSPT ngày 06-7-2004, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội nhận định: Huỷ bản án dân sự sơ thẩm số 04/DSST ngày 30-11-2000 của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang xét xử sơ thẩm lại Tại bản án dân sự sơ thẩm số 03/DSST ngày 18-5-2006, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang quyết định: Xác nhận 148,5m2 đất Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang nhận bàn giao của Liên hiệp Thương nghiệp tỉnh Hà Bắc (cũ) thuộc quyền sử dụng của anh Hoàng Hữu Hương. Giao cho Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang quyền sử dụng 148,5m2 đất trên đây. Nhưng Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang phải thanh toán cho anh Hương 222.750. 000 đồng giá trị lô đất đó. Anh Hương có quyền sở hữu 222.750.000 đồng do Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang thanh toán. Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí, nghĩa vụ do chậm thi hành án và tuyên quyền kháng cáo của các đương sự. Ngày 26-5-2006 và ngày 29-5-2006, anh Hoàng Hữu Hương kháng cáo bản án sơ thẩm với các nội dung sau: Phần nhà trên diện tích 78m2 theo Biên bản thỏa thuận ngày 24 - 4 - 1973 gia đình anh nhượng bán cho Cửa hàng để Cửa hàng cho gia đình anh được mua nguyên vật liệu giá Nhà nước, nhưng gia đình anh chưa được mua nguyên vật liệu nên đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm buộc Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang thanh toán cho anh diện tích 78m2 đất của nhà 4 gian và sân gạch đã bán. Do Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang đã cấp sổ đỏ trái pháp luật cho anh Nguyễn Thanh Cao 81m2, anh Phạm Văn Hưởng 118,6m2 nên Ủy ban nhân dân phải thanh toán trả anh bằng tiền đối với diện tích đất trên. Đề nghị Tòa án buộc Ủy ban nhân dân huyện phải trả cho gia đình anh diện tích đất do các hộ đang sử dụng gồm : - Anh Nguyễn Hồng Giang : 65,1m2 - Anh Trịnh Văn Phước : 63 ,3m2 - Anh Trần Đức Hùng : 30m2 - Anh Nguyễn Thanh Cao : 81m2 - Anh Phạm Văn Hưởng : 118,6m2 - Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang: 188,9m2 - Tổng cộng là : 546,9m2 Nếu thanh toán bằng tiền thì anh yêu cầu áp giá 3.000.000 đồng/1m2. Ngày 24-5-2006, đại diện Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang kháng cáo cho rằng: Theo kết luận giám định và lời khai thì anh Tăng thừa nhận chữ viết và chữ ký trong Biên bản thỏa thuận mua bán nhà và dùng nhờ đất không phải của anh; ông Vĩnh không có thẩm quyền ký Biên bản thỏa thuận; Biên bản thỏa thuận có dấu hiệu bị làm giả; anh Tăng không xuất trình được bản gốc Biên bản thỏa thuận nên không có việc Cửa hàng mượn đất. Giấy chuyển nhượng đất giữa ông Thành và anh Tăng không nêu diện tích, không có vị trí, ranh giới; Bản án dân sự số 07/DSST ngày 12-6-1991 đã giải quyết về diện tích đất mà anh Tăng mua của ông Thành; không có căn cứ xác định 148,5m2 đất Liên hiệp Công ty Thương nghiệp Hà Bắc bàn giao cho Ủy ban nhân dân huyện là đất mượn của anh Tăng. Việc anh Hương kiện đòi đất nhưng không nêu diện tích cụ thể, lời khai trước sau không thống nhất; Biên bản thỏa thuận có hai nội dung là phần nhượng bán và phần cho mượn nhưng Tòa án không làm rõ hai phần này gồm những gì, diện tích, giá trị bao nhiêu; phần anh Hương được trả năm 1991 có nằm trong diện tích kiện đòi không; tình trạng tài sản trên đất hiện nay gồm những gì, ai đang sử dụng nhưng vẫn giải quyết là không đủ căn cứ. Tòa án không buộc anh Hương phải chịu án phí đối với phần yêu cầu bị bác là không đúng. Ủy ban nhân dân huyện không phải là bị đơn nhưng Tòa án lại xác định Ủy ban nhân dân huyện là bị đơn trong vụ án là không đúng. Tại bản án dân sự phúc thẩm số 50/2007/DSPT ngày 03 - 4 - 2007, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội quyết định sữa một phần án sơ thẩm như sau: Xác định 148,5m2 đất trên thừa đất số 1427, bản đồ năm 1978 của xã Yên Sơn cũ huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang do Liên hiệp Công ty Thương nghiệp tỉnh Hà Bắc bàn giao cho Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang thuộc quyền sử dụng của anh Hoàng Hữu Hương. Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang tiếp tục quản lý đất này nhưng phải trả anh Hương 297. 000. 000 đồng. Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí nghĩa vụ do chậm thi hành án. Sau khi xét xử phúc thẩm, Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang khiếu nại cho rằng: Tại Kết luận giám định số 1487/C21(P6) ngày 27-6-2007, Viện Khoa học hình sự khẳng định dấu đóng ở Biên bản thỏa thuận mua bán nhà và dùng nhờ đất là dấu giả; chữ ký và chữ viết trong biên bản không phải của anh Tăng; ông Cơ (người chứng thực vào Biên bản thỏa thuận) lúc đó không phải là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Yên Mỹ; ông Vĩnh không có thẩm quyền ký Biên bản thỏa thuận nên đây là văn bản giả. Anh Hương sử dụng văn bản giả nhưng lại khai mất bản gốc. Đất mà nguyên đơn kiện đòi không rõ ràng về ranh giới, diện tích nhưng Tòa án lại căn cứ vào tài liệu giả nêu trên và lời khai của anh Hương để công nhận anh Hương có quyền sử dụng đất, từ đó buộc Ủy ban nhân dân huyện trả giá trị quyền sử dụng đất cho anh Hương là không đúng vì bản án dân sự số 07/DSST ngày 12-6-1991 đã giải quyết xong diện tích đất mà anh Tăng mua của ông Thành Tại quyết định số 203/2010/KN-DS ngày 31-3-2010, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm nêu trên, đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy Bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và Bản án dân sự sơ thẩm số 03/2006/DSST ngày 18-5-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang xét xử sơ thẩm lại theo đúng qui định của pháp luật. Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; hủy bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm giao hồ sơ vụ án choTòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang giải quyết lại sơ thẩm theo đúng quy định của pháp luật. XÉT THẤY: Anh Hương cho rằng nguồn gốc đất tranh chấp là một phần trong diện tích đất mà gia đình anh mua của ông Nguyễn Văn Thành năm 1968. Ngày 24-4-1973, anh Hoàng Hữu Tăng (là anh trai của anh) ký “Biên bản thỏa thuận mua bán nhà và dùng nhờ đất" với đại diện Cửa hàng ăn uống Vôi, huyện Lạng Giang, tỉnh Hà Bắc (cũ) có nội dung: gia đình anh bán 4 gian nhà lợp ngói và sân gạch trên diện tích 78m2 đất; phần đất còn lại trên đó có công trình phụ, giếng ao, vườn cho Cửa hàng ăn uống Vôi mượn, khi nào gia đình sử dụng thì Cửa hàng trả. Sau khi mua và mượn đất, Cửa hàng ăn uống Vôi sử dụng để kinh doanh và cho một số hộ ở trên đất. Ngày 15-9-1991, anh yêu cầu Cửa hàng ăn uống Vôi trả lại diện tích đất đã mượn. Tuy nhiên, thục hiện Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Bắc vê việc sắp xếp lại các đơn vị kinh tế quốc doanh thì Liên hiệp Công ty Thương nghiệp tỉnh Hà Bắc (cũ) là cơ quan quản lý trực tiếp và nhận bàn giao tài sản của Công ty Thương nghiệp Tổng hợp huyện Lạng Giang (trong đó có tài sản của Cửa hàng ăn uống Vôi) nên trước khi khởi kiện tại Tòa án thì anh Hương đã có đơn gửi Liên hiệp Thương nghiệp và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Bắc (cũ) yêu cầu trả lại nhà đất mà Cửa hàng ăn uống Vôi đã mựợn cho gia đình anh. Tại Công văn số 271/LH-TN ngày 27-01-1992, Liên hiệp Thương nghiệp tỉnh Hà Bắc (cũ) đã đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận để Liên hiệp Công ty Thương nghiệp giao toàn bộ lô đất và tài sản của Cửa hàng bán kem phở ở phố Vôi cho Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang xem xét giải quyết trong đó xác định trên diện tích đất do Liên hiệp Thương nghiệp Hà Bắc quản lý (có tranh chấp) có hai hộ đang sử dụng một phần đất có tranh chấp. Tại Công văn số 79/HC-UB ngày 18-02-1992, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Bắc (cũ) yêu cầu Liên hiệp Công ty Thương nghiệp tiến hành bàn giao toàn bộ lô đất và tài sản trên đất của Cửa hàng bán kem, phở cho Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang theo nội dung Công văn 271/LH-TN ngày 27-1-1992 gửi Liên hiệp Công ty Thương nghiệp tỉnh Hà Bắc (cũ); Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang có trách nhiệm xem xét và giải quyết đơn đề nghị của anh Hương theo thẩm quyền. Tại Biên bản làm việc ngày 26-7-1992, Liên hiệp Thương nghiệp Hà Bắc bàn giao khu đất có diện tích 148,5m2 cạnh khu nhà bán kem Vôi cho Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang để giải quyết khiếu nại của anh Tăng. Thực hiện yêu cầu tại Công văn số 79/HC-UB ngày 18-2-1992 nêu trên của Ủy ban nhân dân tỉnh, tại Quyết định số 11/QĐ-UB ngày 4-2-1994, Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang đã giải quyết khiếu nại và bác đơn khiếu nại của anh Hương về việc đòi lại đất tại phố Vôi, xã Yên Mỹ vì anh Hương không xuất trình được những chứng từ gốc có giá trị pháp lý để làm cơ sở giải quyết; giao cho Phòng Nông nghiệp - TTCN, phòng Giao thông - XD quản lý và sử dụng đúng mục đích. Như vậy, việc đòi nhà, đất tại phố Vôi của gia đình anh Hương đã được giải quyết bằng Quyết định số 11/QĐ-UB ngày 4-2-1994 của Ủy ban nhân dân huyện, cho đến nay Quyết định nêu trên vẫn có hiệu lực và không bị hủy bỏ. Lẽ ra, trước khi giải quyết yêu cầu của anh Hương thì Tòa án phải trao đổi với Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang về Quyết định nêu trên. Trường hợp Ủy ban nhân dân huyện xác định việc giải quyết của Ủy ban nhân dân huyện là đúng thẩm quyền và Quyết định số 11/QĐ-UB nêu trên là đúng pháp luật thì phải hướng dẫn cho anh Hương khiếu nại yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết. Trường hợp Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang xác định việc giải quyết của Ủy ban nhân dân là không đúng thẩm quyền và Ủy ban nhân dân huyện rút hoặc hủy bỏ quyết định hành chính nêu trên thì phải hướng dẫn anh Hương khởi kiện yêu cầu những người đang quản lý sử dụng nhà, đất trả nếu anh Hương có chứng cứ chứng minh. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa yêu cầu Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang xem xét về Quyết định nêu trên, trong khi đó một số hộ đang quản lý sử dụng diện tích đất có tranh chấp những lại xác định Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang là bị đơn trong vụ án dân sự là không đúng. Mặt khác, theo lời khai của các đương sự thì thực tế chị Mậu, chị Hạnh, chị Nụ, anh Cao, anh Hương, anh Phước, anh Giang và anh Hùng đang quản lý sử dụng một phần đất mà anh Hương yêu câu trả. Đồng thời, theo lời khai của đại diện Công ty Thương nghiệp huyện Lạng Giang thì trên diện tích đất nói trên có một số tài sản của công ty. Khi giải quyết vụ án Tòa án cấp sơ thẩm đưa các anh chị có tên trên tham gia tố tụng nhưng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là không đúng và không đưa đại diện Liên hiệp Thương nghiệp tỉnh tham gia tố tụng cũng không đúng. Còn Tòa án cấp phúc thẩm không đưa các đương sự trên tham gia tố tụng là vi phạm thủ tục tố tụng. Ngoài ra, anh Hương đòi quyền sử dụng đất và tài sản trên đất vì cho rằng Cửa hàng ăn uống Vôi mượn của gia đình anh. Tuy nhiên trong quá trình giải quyết vụ án anh Hương có lời khai mâu thuẫn về diện tích và không xác định rõ ràng ranh giới, diện tích đất anh khởi kiện đòi. Còn tại "Biên bản thỏa thuận mua bán nhà và dùng nhờ đất" mà anh Hương xuất trình cũng không xác định ranh giới, vị trí đất mà đại diện của Cửa hàng ăn uống Vôi mượn của gia đình anh. Hơn nữa từ năm 1990 anh Hương đã khởi kiện đòi nhà đất và tại bản án dân sự sơ thẩm số 07/DS-ST ngày 12-6-1991, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Bắc đã giải quyết yêu cầu của anh Hương. Lẽ ra, phải xác minh làm rõ yêu cầu cụ thể của anh Hưong xem xét quyết định tại bản án dân sự số 07/DS-ST ngày 12-6-1991 của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Bắc (cũ). Trường hợp có căn cứ xác định ngoài phần nhà, đất mà Tòa án đã giải quyết cho anh Hương theo bản án nêu trên nhưng anh Hương vẫn có quyền sử dụng đối với phần đất khác thì chỉ giải quyết đối với phần tài sản mà Tòa án chưa giải quyết mới đúng. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa xác minh các vấn đề nêu trên mà chỉ căn cứ vào sơ đồ hiện trạng khu đất bàn giao giữa Liên hiệp Công ty Thương nghiệp tỉnh Hà Bắc (cũ) với Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang và Biên bản làm việc giữa đại diện hai cơ quan trên để xác định anh Hương vẫn còn quyền sử dụng 148,5m2 đất. Từ đó giao cho Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang sử dụng và buộc Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang thanh toán giá trị cho anh Hương là không có căn cứ và không đúng pháp luật. Vì các lẽ trên, Căn cứ khoản 3 Điều 297, Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự, QUYẾT ĐỊNH: 1. Huỷ bản án dân sự phúc thẩm số 50/2007/DSPT ngày 3-4-2007 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội và bản án dân sự sơ thẩm số 03/DSST ngày 18-5-2006 của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang về vụ án đòi nhà đất giữa nguyên đơn là anh Hoàng Hữu Hương với bị đơn là Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. 2. Giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang giải quyết lại theo đúng quy định của pháp luật.
2 nhận xét:
Mình xin góp yks là bài dài nên có mấy ảnh minh họa sẽ làm người đọc đỡ nhàn chán hơn.
p/s: Thông tin khuyen mai Viettel luôn được cập nhật,
Viettel khuyen mai thang 9 siêu khủng.
app iura ứng dụng tư vấn pháp luật tại nhà
Đăng nhận xét