Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

NHỮNG ƯỚC MƠ XANH

Những ước mơ xanh
________________________________________
Ước mơ của người Thanh Hoá
Lá rau má to bằng lá sen
Ước mơ của người Thái Nguyên
Búp chè xanh to bằng bắp chuối
Ước mơ của người Hà Nội
Giờ cao điểm không bị tắc đường
Ước mơ của người Hải Dương
Bánh đậu xanh to bằng cái ghế
Ước mơ của người xứ Huế
Nước sông Hương trở thành nước hoa
Ước mơ của người Khánh Hoà
Quả nho to bằng quả bóng
.......
Ước mơ của người Ninh Thuận
Con cá trắm bằng con cá Cơm
Ước mơ của người Nghệ An
Nhà của Choa ở gần lăng Bác
Ước mơ của người Đắc Lắc
Giá cà phê càng ngày càng lên
Ước mơ của người Hưng Yên
Cả Nàng ta không còn Lói ngọng
Ước mơ của người Nam Định
Mỗi tháng có 1 phiên chợ Viềng
Ước mơ của người Thái Bình
Xoong nấu cháo là xoong chống dính
Ước mơ của người Hà Tĩnh
Có đèo Nghếch(ĐẾCH NGHÈO)(*) thay cho đèo Ngang(ĐANG NGHÈO)
Ước mơ của người Bắc Giang
Vải Lục Ngạn không còn vị chát
Ước mơ của người Vĩnh Phúc
Đi tắm không phải xin xà phòng
Ước mơ của người Hải Phòng
Cầu bê tông thay cho cầu đất
Bao giờ xong lọc dầu Dung Quất
Là ước mơ của người Quảng Ngai (**)
Ước mơ của người Hà Tây
Món thịt cầy xuất ra thế giới
Ước mơ của người Đồng Hới
Kẹo Cu Đơ càng ngày càng giòn
Ước mơ của người Sài Gòn
Bọn Năm Cam đem đi xử bắn
Mỗi năm 1 lần tập huấn
Là ước mơ của cán bộ đoàn
Còn bây giờ thì cứ hô vang
Ba lần "dô" thì uống cho hết

(*) Đèo nghếch = Đ_e_c_h nghèo (Hết nghèo)
(**) Quảng Ngai = Quảng Ngãi đấy J


Yến Vi ơi!
Em là ai, cô gái hay nàng tiên?
Em có tuổi hay không có tuổi?
Với thằng Võ Tòng là lần đầu hay lần cuối
Em thích thổi kèn hay bị dụ em ơi?
Khổ thân em mới chập chững vào đời
Ðã bị cả nhân gian kia đầy đọa.
Nước mắt nào tuôn trong đêm lã chã
Tay kiểm tiền mà nghe dạ bâng khuâng
Trời xanh ghen đầy đọa kiếp phong trần
Lúc người ngủ em phải đi làm việc
Giọt buồn nào vương đầy lên mắt biếc
Tiễn Phan An đi Tống Ngọc đã alô
Xót thương thay cho phận liễu Thanh Bồ
Ðịnh gieo xuống sông Sài gòn cho lãng mạng
Nỗi tủi hờn đong đầy theo ngày tháng
Rồi chất chồng trong tài khoản Việtcombank
Muốn chết ư? Em yên phận đã đành
Còn cha mẹ ai thay em dưỡng dục
Sông Sài gòn một dòng bao nhiêu khúc
Vãi luật sư xót cảnh đoái thương em.
Chết làm chi cho phí tấm thân mềm
Ðể chị kiện, may ra thêm chút vốn
Em cứ vui, cứ yêu đời hơn hớn
Giả khổ đau lừa nhân thế em ơi
Thằng Tòng kia rồi nó sẽ toi đời
Em lại mới như chưa biết gì kèn sáo
Sẵn chùa đây em tu cho sắc sảo
Luyện Kama tụng Tố nữ chân kinh
Và trong đêm vang vọng tiếng chày kình
Em giã mãi, như sóc Bom Bo hồi trước
Trần thị Phố thương hoa trôi dòng nước
Mới đưa em vào hàng ngũ call girl
Ðời bất công ta phải biết căm hờn
Lấy tiền chúng, để tái phân chia thu nhập
Làm cách mạng đừng sợ đau sợ vấp
Quần chúng bảo kê rồi em cứ việc xông pha
Ðem yêu thương cho tới khắp vạn nhà
Thổi mãi khúc quân hành vì tươi sáng
Nhưng thương thay đời như men chuếnh choáng
Họ bắt em rồi, báo vừa viết sáng nay
Chỉ tại con kia, ôi con Phố mặt dày
Quên tiết khí, khai em ra hòng giảm tội
Tình đồng chí nó vứt đi không hối
Ðể thân em lại sa chốn cùm gông
Cố lên hỡi trái tim hồng
Phục xong Nhân Phẩm, lấy chồng cho ngon
Anh nghe trong tiếng nước non
Tên em mãi mãi vẫn còn lưu danh.
(Bài thơ này không phải của tui)

MƯỜI ĐIỀU PHỞ HƠN CƠM
1. Đàn ông thèm "phở" vì ít được ăn “phở”. Muốn ăn "phở" nhất là "phở" đặc biệt, phải có tiền, xe hoặc vừa có tiền vừa có xe. Trong khi cơm ngày nào cũng được ăn và phải ăn.
2. Đàn ông dùng "cơm" ở nhà trong không khí quen thuộc ấm áp đến nhàm chán, còn dùng “phở” ở xa nhà trang trí lạ mắt, đôi khi đẹp mắt và có cả… âm nhạc.
3. No thì rất khó ăn thêm "cơm", còn "phở" no tới mấy cũng có thể làm thêm một “tô” cũng chẳng sao.
4. Ăn “phở” xong là đứng dậy, đi ngay hoặc ngồi, nằm một chút là tuỳ. Còn ăn "cơm" xong nhiều khả năng phải “thu dọn” và xử lý “tàn dư” sau bữa ăn.


5. "Phở" không quán nào giống quán nào, thậm chí là không “tô” nào giống “tô” nào. Còn “cơm” thì có khi bao nhiêu năm vẫn thế, chỉ có nguội hơn.
6. "Phở” có thể ăn chung với bạn bè. "Cơm" thì rất ít, phần lớn là ăn chung với... bà nấu cơm.
7. Lúc ăn “phở”, dễ dàng yêu cầu thêm tý “hành”, tý “bánh” hoặc thêm tý “ớt" cho mặn nồng. Còn "cơm" có gì trên mâm hãy xơi nấy, yêu sách lôi thôi còn bị mắng hoặc bị gắt gỏng "không ăn thì thôi". Ai gắt xin tự hiểu.
8. “Phở” tuy cùng một chỗ nhưng có thể “tái, chín, nạm, gân…” tuỳ ta quyết định. "Cơm" thì do người nấu cơm quyết định, đàn ông chỉ có chấp hành.
9. Nếu ăn "phở" nhiều tới mức độ trở thành khách quen, ta có thể ăn... thiếu. Còn nếu không đưa tiền lương và nộp ,"cơm" sẽ dừng ngay.
10. Cuối cùng bỏ tiệm "phở" này dễ dàng tìm tiệm "phở" khác. Còn bỏ "cơm" thì phức tạp vô cùng.




Cơm khoe: tớ nhất trên đời

Phở rằng: tớ cũng tuyệt vời đấy nha!

Cơm là từ gạo mà ra

Phở cũng từ gạo nhưng mà... ngon hơn.

Cơm nhờ hương gạo mà thơm

Phở nhiều "nguyên liệu" nên thơm đủ mùi

Cơm ăn no bụng là thôi

Phở vừa no, lại muốn đòi ăn thêm

Cơm ăn hàng bữa nên quen

Phở thì thỉnh thoảng nên thèm, đương nhiên.

Cơm ngon, chẳng lọ mất tiền

Phở "thiu", cũng phải bỏ tiền mà mua.

Cơm chân chất, chẳng đẩy đưa

Phở trang trí đẹp, dễ lừa mắt ai!

Cơm ngoan chẳng sợ tiếng tai

Phở tuy đẹp đẽ nhưng đầy hoài nghi

Cơm quen chẳng ngại ngần gì

Phở ăn dăm bữa tức thì ngán thôi

Phụ "cơm", chớ phụ người ơi!

Cho dù thua "phở", nhưng thời... an tâm.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét