Biên giới Việt Nam- Campuchia

Dây là biên giới Việt Nam-Campuchia ở Đồng Tháp

Nguyễn văn Tiến

Đại học Luật Tp.HCM

Hình đi hội thảo ở Nha trang

Tôi đang ngồi giữa một bên là một bên là biển và một bên là trường đại học Nha trang

đồng tháp quê hương miền Tây

mời bạn cùng uống cà phê với chúng tôi

Hình kỷ niệm 15 năm thành lập ĐH Luật TPHCM

Mời bạn tham khảo một thoáng về gian hàng trưng bày của khoa Luật Dân sự

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

THONG TU VE VKS 2012

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO - TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2012 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VỀ KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ Để thi hành đúng và thống nhất các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 (đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự số 65/2011/QH12 ngày 29 tháng 3 năm 2011) về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, bảo đảm tốt mối quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn thi hành một số điểm như sau: Chương I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư liên tịch này hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004, đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự số 65/2011/QH12 ngày 29 tháng 3 năm 2011 (sau đây viết tắt là BLTTDS) về thủ tục tiến hành một số nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự. Điều 2. Chuyển hồ sơ vụ việc dân sự 1.Toà án chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Viện kiểm sát cùng cấp để Viện kiểm sát tham gia phiên toà, phiên họp theo quy định của BLTTDS, trừ trường hợp Viện kiểm sát cùng cấp với Toà án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đã kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Việc chuyển hồ sơ vụ việc dân sự được thực hiện như sau: a) Trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên toà sơ thẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 21 BLTTDS và được hướng dẫn tại Điều 7 của Thông tư liên tịch này, Toà án cấp sơ thẩm gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp ngay sau khi Toà án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án cấp sơ thẩm phải chuyển hồ sơ vụ án dân sự cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ cho Toà án theo quy định tại khoản 2 Điều 195 BLTTDS để mở phiên tòa theo quy định tại khoản 3 Điều 179 BLTTDS. b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử,Toà án cấp phúc thẩm phải chuyển hồ sơ vụ án dân sự cùng với quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ cho Toà án theo quy định tại khoản 2 Điều 262 BLTTDS để mở phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 258 BLTTDS. c) Toà án gửi hồ sơ việc dân sự cùng với quyết định mở phiên họp sơ thẩm, phúc thẩm giải quyết việc dân sự cho Viện kiểm sát cùng cấp ngay sau khi Toà án ra quyết định mở phiên họp. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ cho Toà án để mở phiên họp theo quy định tại khoản 1 Điều 313 và Điều 318 BLTTDS. d) Toà án cấp phúc thẩm gửi hồ sơ vụ án cùng với quyết định mở phiên họp phúc thẩm đối với các quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Toà án cấp sơ thẩm cho Viện kiểm sát cùng cấp ngay sau khi Toà án ra quyết định mở phiên họp. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ cho Toà án để mở phiên họp. đ) Trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên họp xét kháng cáo quá hạn thì sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn(nếu có), Toà án cấp phúc thẩm gửi đơn kháng cáo quá hạn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Viện kiểm sát cùng cấp để nghiên cứu tham gia phiên họp. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, Viện kiểm sát phải trả lại đơn kháng cáo quá hạn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Tòa án để mở phiên họp theo quy định tại khoản 2 Điều 247 BLTTDS. e) Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, thì Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm gửi hồ sơ vụ việc dân sự cùng với quyết định kháng nghị cho Viện kiểm sát cùng cấp ngay sau khi Chánh án Toà án ra quyết định kháng nghị. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ cho Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 290 hoặc Điều 310 BLTTDS để mở phiên tòa theo quy định tại Điều 293 hoặc Điều 310 BLTTDS. 2. Việc chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Viện kiểm sát để xem xét kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm được thực hiện như sau: Sau khi nhận được bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật mà Viện kiểm sát cùng cấp (trong trường hợp Viện kiểm sát không tham gia phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự) hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xét thấy cần phải nghiên cứu hồ sơ vụ việc dân sự để xem xét việc kháng nghị phúc thẩm, thì Viện kiểm sát có văn bản yêu cầu Toà án cấp sơ thẩm chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Viện kiểm sát. Ngay sau khi nhận được yêu cầu của Viện kiểm sát, Toà án cấp sơ thẩm chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Viện kiểm sát có văn bản yêu cầu. Chậm nhất là ngay sau khi hết thời hạn kháng nghị phúc thẩm quy định tại Điều 252 và khoản 2 Điều 317 BLTTDS, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ vụ việc dân sự cho Toà án đã xét xử hoặc giải quyết sơ thẩm. 3. Khi Tòa án, Viện kiểm sát xét thấy cần thiết phải nghiên cứu hồ sơ vụ việc dân sự để báo cáo người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, thì việc chuyển hồ sơ vụ việc dân sự được thực hiện như sau: a) Tòa án cấp tỉnh, Viện kiểm sát cấp tỉnh có văn bản yêu cầu Tòa án cấp huyện đã ra bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật chuyển hồ sơ vụ việc dân sự đó cho Tòa án cấp tỉnh,Viện kiểm sát cấp tỉnh.Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có văn bản yêu cầu Tòa ánđang quản lý hồ sơ chuyển hồ sơ vụ việc dân sự đó cho Tòa án nhân dân tối cao,Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu chuyển hồ sơ, Toà án chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án, Viện kiểm sát có văn bản yêu cầu. b) Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị giám đốc thẩm hoặc kháng nghị tái thẩm, thì Viện kiểm sát chuyển ngay hồ sơ vụ việc cùng với quyết định kháng nghị cho Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo quy định tại Điều 290 hoặc Điều 310 BLTTDS để mở phiên tòa theo quy định tại Điều 293 hoặc Điều 310 BLTTDS; đồng thời thông báo cho Tòa án đã chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát biết. 4. Trường hợp Tòa án, Viện kiểm sát cùng có yêu cầu chuyển hồ sơ vụ việc dân sự để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thì việc chuyển hồ sơ được thực hiện như sau: a) Trường hợp cùng nhận được văn bản yêu cầu của Toà án và Viện kiểm sát hoặc trường hợp đã nhận được văn bản yêu cầu của Viện kiểm sát trước nhưng trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu, hồ sơ chưa được chuyển cho Viện kiểm sát mà lại nhận được yêu cầu của Tòa án, thì Toà án đang quản lý hồ sơ chuyển hồ sơ cho Tòa án có yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát có yêu cầu biết. b) Trường hợp Tòa án hoặc Viện kiểm sát là cơ quan nhận hồ sơ trước thì trong thời hạn 03 tháng (đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì thời hạn không quá 06 tháng) kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, nếu Tòa án, Viện kiểm sát không kháng nghị thì việc chuyển hồ sơ được thực hiện như sau: b.1) Trường hợp Tòa án là cơ quan nhận hồ sơ trước nhưng trong thời hạn được hướng dẫn tại điểm b khoản này mà Tòa án không kháng nghị, nếu Viện kiểm sát vẫn tiếp tục có yêu cầu chuyển hồ sơ thì Tòa án chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát đã có yêu cầu và thông báo ngay cho Tòa án đã chuyển hồ sơ cho mình biết; nếu Viện kiểm sát đã có yêu cầu không tiếp tục yêu cầu chuyển hồ sơ thì Tòa án trả lại hồ sơ cho Tòa án đã chuyển hồ sơ ban đầu. Trong thời hạn được hướng dẫn tại điểm b khoản này mà Viện kiểm sát có yêu cầu đã nhận được hồ sơ không kháng nghị, thì Viện kiểm sát chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án đã chuyển hồ sơ ban đầu. b.2) Trường hợp Viện kiểm sát là cơ quan nhận hồ sơ trước nhưng trong thời hạn được hướng dẫn tại điểm b khoản này mà Viện kiểm sát không kháng nghị, nếu Toà án vẫn tiếp tục có yêu cầu chuyển hồ sơ thì Viện kiểm sát chuyển hồ sơ cho Tòa án đã có yêu cầu và thông báo ngaycho Tòa án đã chuyển hồ sơ cho mình biết; nếu Tòa án đã có yêu cầu không tiếp tục yêu cầu chuyển hồ sơ thì Viện kiểm sát trả lại hồ sơ cho Tòa án đã chuyển hồ sơ ban đầu. Trong thời hạn được hướng dẫn tại điểm b khoản này mà Tòa án có yêu cầu đã nhận được hồ sơ không kháng nghị, thì Tòa án chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án đã chuyển hồ sơ ban đầu. c) Trường hợp thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm còn lại không quá 06 tháng hoặc trường hợp người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đã có văn bản yêu cầu hoãn thi hành bản án, quyết định của Tòa án hoặc để phục vụ hoạt động giám sát của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền, thì Tòa án và Viện kiểm sát phối hợp trong việc chuyển hồ sơ vụ việc dân sự để bảo đảm việc xem xét, giải quyết. 5.Trước khi mở phiên tòa, phiên họp, nếu hồ sơ vụ việc dân sự đã được chuyển cho Viện kiểm sát mà có chứng cứ do đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập bổ sung, thì Tòa án chuyển cho Viện kiểm sát bản sao chứng cứ đó. Việc chuyển bản sao chứng cứ cho Viện kiểm sát trong trường hợp này phải bảo đảm thời gian để Viện kiểm sát nghiên cứu, tham gia phiên tòa, phiên họp. 6. Việc chuyển hồ sơ vụ việc dân sự có thể được thực hiện theo cách thức chuyển bằng đường bưu chính hoặc chuyển trực tiếp. Tất cả tài liệu có trong hồ sơ vụ việc dân sự (bao gồm tài liệu cũ và tài liệu mới bổ sung, nếu có) đềuphải được đánh số thứ tự và có bản kê danh mục các tài liệu. Trước khi chuyển hồ sơ vụ việc dân sự từ Toà án sang Viện kiểm sát hoặc ngược lại, phải kiểm tra đầy đủ tài liệu trong hồ sơ vụ việc dân sự đó. Trường hợp gửi hồ sơ theo đường bưu chính, thì người trực tiếp nhận hồ sơ đầu tiên của Viện kiểm sát hoặc Tòa án phải kiểm tra niêm phong; nếu niêm phong không còn nguyên vẹn thì phải lập biên bản ngay xác nhận tình trạng hồ sơ, có xác nhận của nhân viên bưu chính và báo cáo lãnh đạo đơn vị trực tiếp phụ trách, đồng thời thông báo ngay cho cơ quan gửi hồ sơ để phối hợp giải quyết. Trường hợp niêm phong còn nguyên vẹn, nhưng qua kiểm tra phát hiện tài liệu có trong hồ sơ bị thiếu so với bản kê danh mục các tài liệu thì phảibáo cáo cho lãnh đạo đơn vị trực tiếp phụ trách để lập biên bản ngay và thông báo cho cơ quan chuyển hồ sơ biết để phối hợp giải quyết. Ngày nhận hồ sơ là ngày cơ quan nhận hồ sơ tiếp nhận hồ sơ do cơ quan bưu chính chuyển đến tại trụ sở của mình. Trường hợp hồ sơ vụ việc dân sự được chuyển trực tiếp thì thủ tục giao nhận hồ sơ do Tòa án chuyển cho Viện kiểm sát được thực hiện tại trụ sở Viện kiểm sát; thủ tục giao nhận hồ sơ do Viện kiểm sát chuyển trả cho Tòa án được thực hiện tại trụ sở Tòa án. Người nhận hồ sơ phải đối chiếu bản kê danh mục tài liệu với tài liệu đã được đánh số thứ tự trong hồ sơ. Việc giao nhận phải được lập biên bản, ghi rõ thời gian, địa điểm giao nhận hồ sơ, tình trạng hồ sơ, có chữ ký và họ tên của những người tiến hành giao nhận hồ sơ. Điều 3. Thông báo Kiểm sát viên tham gia phiên toà, phiên họp; thông báo thay đổi việc phân công Kiểm sát viên 1. Việc thông báo Kiểm sát viên tham gia phiên toà, phiên họp được thực hiện như sau: Trường hợp Viện kiểm sát phải tham gia phiên toà, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự, thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm thông báo việc thụ lý vụ việc dân sự theo quy định tại Điều 174, Điều 257 và Điều 311 BLTTDS, Viện kiểm sát phải gửi cho Tòa án văn bản phân công Kiểm sát viên, Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có) tham gia phiên tòa, phiên họp. Văn bản phân công Kiểm sát viên phải nêu rõ họ tên của Kiểm sát viên và Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có) được Viện trưởng phân công tham gia phiên toà, phiên họp. 2. Việc thông báo thay đổi việc phân công Kiểm sát viên tham gia phiên toà, phiên họp được thực hiện như sau: a) Sau khi thông báo cho Toà án biết việc phân công Kiểm sát viên, Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có) tham gia phiên toà, phiên họp, nếu thay đổi việc phân công Kiểm sát viên đó, thì Viện kiểm sát gửi cho Tòa án văn bản thông báo về việc phân công Kiểm sát viên khác thay thế. Trong văn bản thông báo ghi đầy đủ họ tên của Kiểm sát viên thay thế. b) Trước khi mở phiên toà, phiên họp, nếu Toà án nhận được đơn yêu cầu thay đổi Kiểm sát viên, thì Toà án chuyển ngay đơn yêu cầu đó cho Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định tại khoản 1 Điều 51 BLTTDS. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu thay đổi Kiểm sát viên, Viện kiểm sát phải thông báo bằng văn bản cho Toà án biết việc thay đổi hay không thay đổi Kiểm sát viên. Nếu thay đổi Kiểm sát viên, thì Viện kiểm sát thông báo họ tên của Kiểm sát viên thay thế.Trường hợpkhông thay đổi Kiểm sát viên, thì Viện kiểm sát thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do không thay đổi. Trường hợp Viện kiểm sát nhận được đơn yêu cầu thay đổi Kiểm sát viên trước khi mở phiên toà, phiên họp nhưng tính đến ngày mở phiên toà, phiên họp theo ấn định của Toà án, thời gian còn lại không quá bảy 07 ngày làm việc mà Viện kiểm sát chưa phân công được Kiểm sát viên khác thay thế, thì Viện kiểm sát thông báo cho Toà án. Việc thay đổi và thông báo về việc thay đổi Kiểm sát viên được thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a khoản 2 Điều này. c) Nếu tại phiên toà, Hội đồng xét xử ra quyết định thay đổi Kiểm sát viên theo quy định tại khoản 2 Điều 51 BLTTDS, thì Toà án gửi ngay quyết định thay đổi Kiểm sát viên cùng với quyết định hoãn phiên tòa cho Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 51 BLTTDS. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày hoãn phiên tòa, Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền phảiphân công Kiểm sát viên khác thay thế và thông báo bằng văn bảncho Toà án biết.Việc thông báo được thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a khoản 2 Điều này. d) Tại phiên họp giải quyết việc dân sự, phiên họp xét kháng cáo quá hạndo một tập thể gồm ba Thẩm phán giải quyết hoặc tại phiên họp phúc thẩm đối với quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án dân sự của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, thì việc thay đổi Kiểm sát viên được thực hiện theo hướng dẫn tại điểm ckhoản 2 Điều này. đ) Tạiphiên họp giải quyết việc dân sự do một Thẩm phán giải quyết, nếu có yêu cầu thay đổi Kiểm sát viên và xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ, thì Thẩm phán ra quyết định hoãn phiên họp và chuyển ngay yêu cầu thay đổi Kiểm sát viên cho Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều 51 BLTTDS. Việc thay đổi Kiểm sát viên và thông báo thay đổi Kiểm sát viên trong trường hợp này được thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều này. Điều 4. Viện kiểm sát tiến hành thu thập chứng cứ 1. Viện kiểm sát có quyền yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng theo quy định tại khoản 4 Điều 85 BLTTDS trong các trường hợp sau: a) Viện kiểm sát thu thập hồ sơ, tài liệu, vật chứng để bảo đảm thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm; b) Sau khi đã kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, Viện kiểm sát có quyền thu thập hồ sơ, tài liệu, vật chứng để bảo vệ quan điểm kháng nghị của Viện kiểm sát tại phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. 2. Viện kiểm sát yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ cung cấp cho mình hồ sơ, tài liệu, vật chứng theo quy định tại khoản 2 Điều 94 BLTTDS. Yêu cầu phải bằng văn bản, nêu rõ hồ sơ, tài liệu, vật chứng cần cung cấp. Cá nhân, cơ quan, tổ chức được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Viện kiểm sát trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Viện kiểm sát thì phải gửi văn bản cho Viện kiểm sát nêu rõ lý do. 3. Chứng cứ do đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp cho Viện kiểm sát theo yêu cầu của Viện kiểm sát được chuyển cho Tòa án để đưa vào hồ sơ vụ việc dân sự và bảo quản tại Tòa án theo quy định tại khoản 1 Điều 95 BLTTDS. Thủ tục giao nhận chứng cứ được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 2 Thông tư liên tịch này. Điều 5. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung biên bản phiên tòa, phiên họp Sau khi kết thúc phiên tòa, phiên họp, Kiểm sát viên có quyền kiểm tra biên bản phiên tòa, phiên họp. Nếu thấy cần thiết, Kiểm sát viên có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản. Yêu cầu của Kiểm sát viên được thực hiện ngay và Kiểm sát viên ký xác nhận vào những nội dung sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 211 BLTTDS. Điều 6. Trách nhiệm của Viện kiểm sát trong trường hợp Tòa án khởi tố vụ án hình sự 1.Trong trường hợp Toà án khởi tố vụ án hình sự khi có các căn cứtheo quy địnhtại khoản 1 Điều 385 và khoản 3 Điều 387 BLTTDS, thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố, Toà án phải căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự để chuyển quyết định khởi tố vụ án và tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội cho Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự. Trường hợp cần phải chuyển tài liệu cho Viện kiểm sát mà bản chính tài liệu đó phải lưu trong hồ sơ vụ việc dân sự, thì Toà án gửi bảo sao tài liệu đó (có đóng dấu xác nhận của Toà án) cho Viện kiểm sát. 2.Viện kiểm sát phải xem xét việc khởi tố, truy tố bị can trong thời hạn do Bộ luật tố tụng hình sự quy định; nếu Viện kiểm sát không quyết định khởi tố, truy tố bị can, thì Viện kiểm sát thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do của việc không khởi tố, truy tố bị can cho Toà án đã ra quyết định khởi tố vụ án biết theo quy định tại khoản 2 Điều 388 BLTTDS. Chương II VIỆN KIỂM SÁT THAM GIA PHIÊN TÒA, PHIÊN HỌP Điều 7. Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 BLTTDS,Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án dân sự sau đây: 1. Vụ án dân sự do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 85 và các điều 86, 87, 88, 89, 90, 92, 93 và 94 BLTTDS. Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, kể từ khi thụ lý đến khi xét xử sơ thẩm, nếu phát hiện vụ án dân sự thuộc một trong các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát biết để Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm. 2. Vụ án dân sự có đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng: a) Tài sản công là tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước tại các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, được hình thành từ nguồn do ngân sách nhà nước cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước. Ví dụ: Vụ án dân sự tranh chấp về tài sản của một cơ quan nhà nước mà tài sản đó được mua sắm từ nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp. Trong trường hợp này, Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa sơ thẩm. b) Lợi ích công cộng là những lợi ích vật chất hoặc tinh thần liên quan đến xã hội hoặc cộng đồng dân cư: Ví dụ: Vụ án dân sự do đương sự khởi kiện yêu cầu doanh nghiệp phải bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường.Trong trường hợp này, Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa sơ thẩm. 3. Vụ án dân sự có đối tượng tranh chấp là quyền sử dụng đất hoặc nhà ở, bao gồm: a) Tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng đất hoặc ai là người có quyền sở hữu nhà ở; Ví dụ: A và B tranh chấp với nhau về quyền sử dụng đất đối với một thửa đất có diện tích là 500 m2 hiện do B đang quản lý, sử dụng. A khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết để buộc B phải trả lại thửa đất đó cho A. Trong trường hợp này, đối tượng tranh chấp là quyền sử dụng đất, Viện kiểm sát có trách nhiệm tham gia phiên tòa sơ thẩm. b) Tranh chấp về hợp đồng có đối tượng của hợp đồng là quyền sử dụng đất hoặc nhà ở ( ví dụ: tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng mua bán nhà ở; tranh chấp về hợp đồng thuê quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê nhà ở; tranh chấp về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng tặng cho nhà ở; tranh chấp về hợp đồng góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng góp vốn bằng giá trị nhà ở…). Đối với tranh chấp về hợp đồng có liên quan đến quyền sử dụng đất hoặc nhà ở nhưng quyền sử dụng đất hoặc nhà ở đó không phải là đối tượng của hợp đồng, thì không thuộc trường hợp Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa sơ thẩm. Ví dụ : A vay ngân hàng B số tiền là 500 triệu đồng, đồng thời thế chấp cho ngân hàng một ngôi nhà và quyền sử dụng đất giá trị 1 tỷ đồng. Đến thời hạn trả nợ, A không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán, ngân hàng tiến hành xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ nhưng không xử lý được vì khu đất này đang trong diện quy hoạch, không được phép chuyển đổi, chuyển nhượng. Ngân hàng đã khởi kiện ra Tòa án yêu cầu Tòa án giải quyết buộc A phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Trong vụ án dân sự này, đối tượng tranh chấp là khoản tiền A vay ngân hàng chứ không phải là quyền sử dụng đất và nhà ở A dùng để thế chấp, do đó, không thuộc trường hợp Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa. c) Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất hoặc thừa kế nhà ở; d) Tranh chấp đòi lại quyền sử dụng đất hoặc đòi lại nhà ở đang cho mượn, cho sử dụng nhờ. e) Tranh chấp trong các giao dịch dân sự khác có đối tượng giao dịch là quyền sử dụng đất, nhà ở. 4. Vụ án dân sự có một bên đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần, thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Người có nhược điểm về tâm thần có giấy tờ, tài liệu được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận. b) Người có nhược điểm về thể chất thuộc một trong các trường hợp: bị mù hai mắt, bị câm, bị điếc có xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên. Điều 8. Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp sơ thẩm 1. Tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án dân sự, sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về các nội dung sau: a) Phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử trong quá trình giải quyết vụ án, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án; Trong trường hợp Kiểm sát viên yêu cầu Hội đồng xét xử khắc phục các vi phạm về thủ tục tố tụng, thì Hội đồng xét xử phải xem xét, quyết định và có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận; trường hợp không chấp nhận, thì phải nêu rõ lý do. Quyết định về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu của Kiểm sát viên được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng xử án và phải được ghi vào biên bản phiên toà. b) Phát biểu ý kiến về việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng dân sự, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án, không phát biểu về quan điểm giải quyết vụ án. 2. Tại phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự, sau khi những người tham gia tố tụng trình bày, giải thích, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết việc dân sự theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 314 BLTTDS. 3. Ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên phải thể hiện bằng văn bản, có chữ ký của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp và phải được gửi cho Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên tòa, phiên họp để lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự. Điều 9. Viện kiểm sát tham gia phiên họp xét kháng cáo quá hạn 1. Kiểm sát viên được phân công có nhiệm vụ tham gia phiên họp xét kháng cáo quá hạn. Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt, thì Hội đồng xét kháng cáo quá hạn phải hoãn phiên họp. 2. Tại phiên họp, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Tòa án cấp phúc thẩm, kể từ khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn cho đến trước thời điểm Hội đồng xét kháng cáo quá hạn ra quyết định; phát biểu quan điểm về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo quá hạn, phân tích làm rõ quan điểm của Viện kiểm sát. Điều 10. Trình bày, phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp phúc thẩm 1. Trường hợp chỉ có kháng cáo của đương sự, thì việc phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp được thực hiện như sau: a) Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về tính có căn cứ và hợp pháp của kháng cáo; b) Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn phúc thẩm; c) Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết đối với bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo. 2. Trường hợp chỉ có kháng nghị của Viện kiểm sát, thì việc trình bày, phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp được thực hiện như sau: a) Kiểm sát viên trình bày nội dung kháng nghị và căn cứ của việc kháng nghị; có quyền xuất trình bổ sung hồ sơ, tài liệu, vật chứng (nếu có) làm cơ sở cho việc kháng nghị; phân tích để làm rõ quan điểm kháng nghị của Viện kiểm sát đối với bản án, quyết định sơ thẩm; b) Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về các nội dung hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều này; c) Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết đối với bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng nghị. 3. Trường hợp vừa có kháng cáo của đương sự, vừa có kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, thì Kiểm sát viên phát biểu ý kiến theo trình tự sau đây: a) Phát biểu về kháng cáo của đương sự theo hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều này; b) Trình bày kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát theo hướng dẫn tại điểm a khoản 2 Điều này; c) Phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về các nội dung hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều này; d) Phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết đối với bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị. 4. Ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên phải thể hiện bằng văn bản, có chữ ký của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp và phải được gửi cho Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên tòa, phiên họp để lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự. Điều 11. Trình bày, phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp giám đốc thẩm, tái thẩm 1. Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát kháng nghị, thì việc trình bày, phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp được thực hiện như sau: a) Kiểm sát viên trình bày nội dung kháng nghị và căn cứ của việc kháng nghị; có quyền xuất trình bổ sung hồ sơ, tài liệu, vật chứng; phát biểu quan điểm kháng nghị và phân tích để làm rõ quan điểm kháng nghị của Viện kiểm sát đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật hoặc những tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; b) Phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ việc dân sự. 2. Trường hợp Chánh án Tòa án kháng nghị, thì việc trình bày, phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp được thực hiện như sau: a) Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về tính có căn cứ và hợp pháp của kháng nghị, nêu rõ lý do nhất trí hoặc không nhất trí với quan điểm kháng nghị của Chánh án Tòa án; b) Phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ việc dân sự. 3. Ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên phải thể hiện bằng văn bản, có chữ ký của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa và phải được gửi cho Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên tòa, phiên họp để lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự. Chương III KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO Điều 12. Quyền yêu cầu của Viện kiểm sát đối với Tòa án 1. Viện kiểm sát yêu cầu Toà án cùng cấp và Toà án cấp dưới ra văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định tại Chương XXXIII BLTTDS khi thuộc một trong những trường hợp sau đây: a) Viện kiểm sát nhận được đơn khiếu nại, tố cáo về việc Toà án, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo không ra văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời hạn quy định; b) Viện kiểm sát có căn cứ xác định việc Toà án, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo không ra văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời hạn quy định. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Viện kiểm sát theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, Toà án được yêu cầu phải xem xét, giải quyết và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát đã yêu cầu biết. Trường hợp vụ việc phức tạp, cần có thêm thời gian, thì Toà án phải có văn bản thông báo lý do cho Viện kiểm sát biết và trả lời cho Viện kiểm sát trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. 2. Viện kiểm sát yêu cầu Toà án cùng cấp kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Toà án cấp mình và Toà án cấp dưới khi thuộc một trong những trường hợp sau đây: a) Viện kiểm sát nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; b) Viện kiểm sát nhận được đơn khiếu nại, tố cáo về việc Toà án, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật trong khi giải quyết; c) Viện kiểm sát có căn cứ xác định việc Toà án, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong khi giải quyết. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Viện kiểm sát theo hướng dẫn tại các điểm a, b, và c khoản 2 Điều này, Toà án được yêu cầu phải xem xét, giải quyết và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát đã yêu cầu biết. Trường hợp vụ việc phức tạp cần có thêm thời gian, thì Toà án phải có văn bản thông báo lý do cho Viện kiểm sát biết và trả lời cho Viện kiểm sát trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Điều 13. Quyền kiến nghị của Viện kiểm sát đối với Tòa án 1. Trường hợp có căn cứ xác định việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Toà án, người có thẩm quyền là không đúng pháp luật, thì Viện kiểm sát kiến nghị với Toà án cùng cấp và Toà án cấp dưới khắc phục vi phạm pháp luật. 2. Trường hợp Viện kiểm sát có yêu cầu theo quy định tại Điều 12 của Thông tư liên tịch này hoặc có kiến nghị khắc phục vi phạm pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này mà Toà án không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ yêu cầu, kiến nghị của Viện kiểm sát, thì Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Toà án cấp trên. 3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị của Viện kiểm sát theo hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Toà án phải xem xét và trả lời bằng văn bản cho Viện kiểm sát đã kiến nghị biết. Trường hợp vụ việc phức tạp cần có thêm thời gian, thì Toà án phải có văn bản thông báo lý do cho Viện kiểm sát biết và trả lời cho Viện kiểm sát trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị. Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 14. Hiệu lực thi hành Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2012, thay thế cho Thông tư liên tịch số 03/2005/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 01 tháng 9 năm 2005 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao “Hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự và sự tham gia của Viện kiểm sát nhân dân trong việc giải quyết vụ việc dân sự”. Điều 15. Về quy định chuyển tiếp Áp dụng hướng dẫn của Thông tư liên tịch này đối với những vụ việc dân sự đã được thụ lý, giải quyết trước ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành như sau: 1. Đối với những vụ việc dân sự đã được Toà án thụ lý giải quyết và bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành, thì không áp dụng hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, trừ trường hợp bản án, quyết định của Toà án bị kháng nghị theo các căn cứ khác. 2. Đối với những vụ án dân sự thuộc các trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm quy định tại khoản 2 Điều 21 BLTTDS và được hướng dẫn tại Điều 7 của Thông tư liên tịch này mà đã được Toà án thụ lý trước ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành và Toà án chưa chuyển hồ sơ vụ án dân sự đó cho Viện kiểm sát nghiên cứu, tham gia phiên toà, nhưng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành mới có quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, thì Tòa án chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát để tham gia phiên toà sơ thẩm theo quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch này. 3. Đối với những vụ án dân sự đã được xét xử sơ thẩm trước ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành mà Viện kiểm sát không tham gia phiên toà sơ thẩm, nhưng kể từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành mới có quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm, thì Tòa án chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát để tham gia phiên toà phúc thẩm. 4. Đối với vụ án dân sự được xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm trước ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành, nhưng kể từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị Toà án cấp có thẩm quyền giám đốc thẩm hoặc tái thẩm tuyên huỷ để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc phúc thẩm, thì việc Viện kiểm sát tham gia phiên toà được thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch này. Điều 16. Về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc cần được giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung, thì các cơ quan, tổ chức có liên quan báo cáo với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao để có giải thích, hướng dẫn bổ sung kịp thời./. KT. VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO PHÓ VIỆN TRƯỞNG Nguyễn Thị Thủy Khiêm KT. CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO PHÓ CHÁNH ÁN Tống Anh Hào

NGHỊ QUYẾT VỀ ÁN PHÍ 6-2012

NGHỊ QUYẾT SỐ 01/2012/NQ-HĐTP NGÀY 13 THÁNG 6 NĂM 2012 HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ UQY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ÁN PHÍ, LỆ PHÍ TÒA ÁN –––––––––––––––––– HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Căn cứ Luật tổ chức Tòa án nhân dân; Để áp dụng đúng, thống nhất Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án (sau đây viết tắt là Pháp lệnh) và các quy định khác của pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án; Sau khi có ý kiến thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp, QUYẾT NGHỊ: CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Nguyên tắc chung 1. Khi giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hình sự, vụ án hành chính thì Tòa án căn cứ vào quy định của Pháp lệnh, Nghị quyết này và các quy định khác của pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án để xác định tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án mà đương sự, người bị kết án phải chịu. 2. Trường hợp đương sự, người bị kết án có đơn đề nghị miễn tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án thì Tòa án căn cứ vào quy định của Pháp lệnh, Nghị quyết này và các quy định khác của pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án để xem xét yêu cầu của họ. Điều 2. Nghĩa vụ nộp lệ phí Tòa án quy định tại Điều 4 của Pháp lệnh 1. Kể từ ngày Pháp lệnh có hiệu lực thi hành (ngày 01-7-2009) đến trước ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực thi hành (ngày 01-01-2012) thì lệ phí Tòa án được thực hiện theo quy định tại Điều 4 của Pháp lệnh. 2. Kể từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực thi hành (ngày 01-01-2012) thì theo khoản 6 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15-6-2004 (sau đây viết tắt là BLTTDS năm 2004) và khoản 6, khoản 7 Điều 26 BLTTDS năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29-3-2011 (sau đây viết tắt là BLTTDS sửa đổi năm 2011) thì ngoài các lệ phí Tòa án quy định tại Điều 4 Pháp lệnh, người yêu cầu Tòa án giải quyết các loại việc sau đây phải nộp lệ phí Tòa án: a) Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu; b) Yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Điều 3. Không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí quy định tại khoản 2 Điều 10 của Pháp lệnh Cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí bao gồm các cơ quan, tổ chức theo quy định tại khoản 3 Điều 162 BLTTDS năm 2004 và hướng dẫn tại mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12-5-2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm của Bộ luật tố tụng dân sự”. Điều 4. Miễn nộp toàn bộ tiền tạm ứng án phí, án phí, tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí quy định tại khoản 5 Điều 11 và Điều 13 của Pháp lệnh Được coi là cá nhân, hộ gia đình thuộc diện nghèo quy định tại khoản 5 Điều 11 và Điều 13 của Pháp lệnh, nếu vào thời điểm Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hình sự, vụ án hành chính thì họ thuộc diện nghèo theo quy định của Chính phủ. Ví dụ: Vào thời điểm người có đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự thì họ thuộc diện nghèo theo quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTG ngày 30-01-2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015. Điều 5. Miễn nộp một phần tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án quy định tại Điều 14 của Pháp lệnh 1. Người có khó khăn về kinh tế quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 14 của Pháp lệnh phải là người có quốc tịch Việt Nam hoặc người không có quốc tịch nhưng sinh sống và làm việc ở Việt Nam vào thời điểm Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hình sự, vụ án hành chính và phải được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận là họ có khó khăn về kinh tế. 2. Trường hợp Tòa án đã cho người có khó khăn về kinh tế được miễn nộp một phần tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí theo quy định tại Điều 14 của Pháp lệnh và hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, nhưng họ vẫn phải chịu toàn bộ án phí, lệ phí khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Tòa án đã cho miễn nộp một phần tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, nhưng sau đó chứng minh được người được miễn nộp đó không phải là người có khó khăn về kinh tế; b) Theo bản án, quyết định của Tòa án thì họ có tài sản để nộp toàn bộ án phí, lệ phí mà họ phải chịu (họ được chia tài sản chung, được hưởng di sản thừa kế,…). 3. Khi xem xét và quyết định mức tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án được miễn, thì Tòa án căn cứ khả năng tài chính của người đề nghị được miễn tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án và giá trị tài sản có tranh chấp mà quyết định mức được miễn nhưng không được vượt quá 50% mức tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án mà theo quy định của Pháp lệnh người đó phải nộp. 4. Trường hợp vụ án có nhiều người phải nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án thì cần phân biệt: a) Người thuộc trường hợp được miễn nộp một phần tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án thì được miễn; người không thuộc trường hợp được miễn nộp một phần tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án thì không được miễn; b) Trường hợp các đương sự thỏa thuận với nhau về việc nộp án phí, lệ phí để nhằm mục đích trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, nếu có người thỏa thuận nộp thay án phí, lệ phí và có đơn đề nghị miễn nộp một phần án phí, lệ phí thì Tòa án chỉ cho miễn nộp một phần án phí, lệ phí mà theo quy định người này phải chịu nếu họ có đủ điều kiện quy định tại Điều 14 của Pháp lệnh; còn phần án phí, lệ phí mà họ nhận nộp thay cho người khác thì Tòa án không cho miễn nộp. Điều 6. Xử lý tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án quy định tại Điều 18 của Pháp lệnh 1. Kể từ ngày Pháp lệnh có hiệu lực thi hành (ngày 01-7-2009) đến trước ngày Luật Tố tụng hành chính có hiệu lực thi hành (ngày 01-7-2011) thì áp dụng quy định tại Điều 18 của Pháp lệnh để xử lý tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án. 2. Kể từ ngày Luật Tố tụng hành chính có hiệu lực thi hành (ngày 01-7-2011) thì xử lý tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án trong một số trường hợp như sau: a) Trường hợp vụ án hành chính bị đình chỉ theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 120 của Luật Tố tụng hành chính thì số tiền tạm ứng án phí đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước; b) Trường hợp việc giải quyết vụ án hành chính bị đình chỉ theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 120 của Luật Tố tụng hành chính thì tiền tạm ứng án phí được trả lại cho người đã nộp tiền tạm ứng án phí. 3. Kể từ ngày Pháp lệnh có hiệu lực thi hành (ngày 01-7-2009) đến trước ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2004 có hiệu lực thi hành (ngày 01-01-2012) thì áp dụng quy định tại Điều 18 của Pháp lệnh để xử lý tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án. 4. Kể từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2004 có hiệu lực thi hành (ngày 01-01-2012) thì xử lý tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án như sau: a) Trường hợp việc giải quyết vụ việc dân sự bị đình chỉ theo quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và k khoản 1 Điều 192 của BLTTDS sửa đổi năm 2011 thì số tiền tạm ứng án phí đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước; b) Trường hợp việc giải quyết vụ việc dân sự bị đình chỉ theo quy định tại các điểm c, g, h và i khoản 1 Điều 192 của BLTTDS sửa đổi năm 2011 thì tiền tạm ứng án phí được trả lại cho người đã nộp tiền tạm ứng án phí. Điều 7. Cách thức tính tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm Để có cơ sở tính tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm thì tùy từng trường hợp Tòa án cần căn cứ vào một trong các yếu tố sau: 1. Giá tài sản theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 2. Bảng giá của các Tổ chức thẩm định giá. 3. Giá tài sản tại thị trường địa phương. 4. Trường hợp không thể căn cứ hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 của Điều này để xác định giá trị tài sản tranh chấp, thì Tòa án gửi văn bản đề nghị cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn khác có ý kiến về việc xác định giá tài sản. CHƯƠNG II ÁN PHÍ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ Điều 8. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí trong vụ án hình sự quy định tại Điều 21 của Pháp lệnh 1. Các đương sự trong vụ án hình sự quy định tại Điều 21 của Pháp lệnh bao gồm: người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự. 2. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí của các đương sự trong vụ án hình sự được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 21 của Pháp lệnh. 3. Trong mọi trường hợp, bị cáo kháng cáo về phần dân sự trong vụ án hình sự không phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm. Điều 9. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án hình sự quy định tại khoản 3 Điều 22 của Pháp lệnh 1. Trong vụ án hình sự, người không thuộc trường hợp được miễn nộp toàn bộ hoặc một phần tiền án phí thì về nguyên tắc chung họ phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo quy định tại Điều 27 của Pháp lệnh. 2. Khi áp dụng quy định tại Điều 27 của Pháp lệnh trong vụ án hình sự cần phân biệt: a) Trường hợp người bị hại khai báo tài sản bị xâm hại và có yêu cầu bị cáo bồi thường thiệt hại về tài sản nhưng thực tế chứng minh tài sản bị cáo xâm phạm có giá trị thấp hơn giá trị tài sản khai báo thì án phí dân sự sơ thẩm được tính đối với phần tài sản chứng minh được; Ví dụ 1: người bị hại khai báo tài sản bị xâm hại và có yêu cầu bị cáo bồi thường thiệt hại về tài sản là 03 chỉ vàng nhưng cơ quan chức năng chứng minh bị cáo chiếm đoạt của người bị hại 02 chỉ vàng, Tòa án buộc bị cáo phải bồi thường thiệt hại về tài sản cho người bị hại là 02 chỉ vàng thì bị cáo phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần tài sản là 02 chỉ vàng, người bị hại không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần tài sản là 01 chỉ vàng không được chấp nhận. Ví dụ 2: người bị hại khai báo tài sản bị xâm hại và có yêu cầu bị cáo bồi thường thiệt hại về tài sản là 03 chỉ vàng trị giá 12.000.000 đồng nhưng cơ quan chức năng chứng minh bị cáo chiếm đoạt của người bị hại 03 chỉ vàng trị giá 8.000.000 đồng ở thời điểm xét xử sơ thẩm, thì bị cáo phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với 03 chỉ vàng trị giá 8.000.000 đồng; người bị hại không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần 4.000.000 đồng không được chấp nhận. b) Trường hợp người bị hại khai báo tài sản bị xâm hại và có yêu cầu bị cáo bồi thường thiệt hại về tài sản nhưng cơ quan chức năng chứng minh tài sản bị cáo xâm hại có giá trị cao hơn giá trị tài sản khai báo thì án phí dân sự sơ thẩm được tính đối với phần tài sản chứng minh được; Ví dụ: Người bị hại khai báo tài sản bị xâm hại và có yêu cầu bị cáo bồi thường thiệt hại về tài sản là 03 chỉ vàng trị giá 8.000.000 đồng nhưng cơ quan chức năng chứng minh bị cáo chiếm đoạt của người bị hại 03 chỉ vàng trị giá 12.000.000 đồng ở thời điểm xét xử sơ thẩm, thì bị cáo phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với 03 chỉ vàng trị giá 12.000.000 đồng. c) Người bị hại yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản theo quy định của pháp luật, không yêu cầu một số tiền hoặc tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể thì không phải chịu án phí nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận. d) Người bị hại có yêu cầu bồi thường thiệt hại về những khoản không phù hợp với pháp luật thì Tòa án phải giải thích cho họ việc họ phải chịu án phí nếu yêu cầu bồi thường thiệt hại đó không được Tòa án chấp nhận. Nếu họ vẫn yêu cầu Tòa án giải quyết thì họ phải chịu án phí nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận. Ví dụ: Trường hợp người bị hại yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với khoản chi phí thuê luật sư không hợp lý thì Tòa án phải giải thích cho họ việc họ phải chịu án phí nếu yêu cầu bồi thường thiệt hại đó không được Tòa án chấp nhận. Nếu họ vẫn yêu cầu thì họ phải chịu án phí đối với khoản chi phí luật sư nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận. 3. Trước phiên tòa, đương sự, bị cáo thoả thuận được với nhau về việc bồi thường thiệt hại kể cả trường hợp họ tự thỏa thuận và đề nghị Tòa án ghi nhận việc bồi thường thiệt hại thì họ không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm. Tại phiên tòa, đương sự, bị cáo thoả thuận được với nhau về việc bồi thường thiệt hại thì họ phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp xét xử vụ án đó. Điều 10. Nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm trong vụ án hình sự quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 7 Điều 23 của Pháp lệnh 1. Trư�ng hợp cả bị cáo và người đại diện hợp pháp của bị cáo đều có kháng cáo quyết định về hình sự của bản án sơ thẩm mà Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định về hình sự của bản án sơ thẩm thì chỉ bị cáo phải chịu án phí hình sự phúc thẩm. 2. Trường hợp chỉ bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của bị cáo kháng cáo quyết định về hình sự của bản án sơ thẩm mà Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định về hình sự của bản án sơ thẩm thì người kháng cáo phải chịu án phí hình sự phúc thẩm. 3. Trường hợp bị cáo kháng cáo quyết định về hình sự và người đại diện hợp pháp của bị cáo kháng cáo quyết định về dân sự hoặc ngược lại mà Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm thì người nào kháng cáo về phần nào phải chịu án phí đối với yêu cầu của họ. 4. Trường hợp bị cáo kháng cáo quyết định về hình sự và người đại diện hợp pháp của bị cáo kháng cáo quyết định về dân sự hoặc ngược lại mà Tòa án quyết định sửa quyết định về hình sự hoặc sửa quyết định về dân sự hoặc sửa cả quyết định về hình sự và quyết định về dân sự thì không có người kháng cáo nào phải chịu án phí phúc thẩm. 5. Trường hợp chỉ có một người kháng cáo và yêu cầu kháng cáo của họ được Tòa án chấp nhận thì người kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm. CHƯƠNG III ÁN PHÍ TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ Điều 11. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm quy định tại Điều 25 của Pháp lệnh 1. Trường hợp vụ án dân sự có giá ngạch nhưng giá trị tài sản có tranh chấp mà Tòa án dự tính từ 4.000.000 đồng trở xuống thì mức án phí dân sự sơ thẩm là 200.000 đồng (điểm a mục 2 Phần I Danh mục mức án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Pháp lệnh). Trường hợp này thì tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm là 100.000 đồng. 2. Xác định nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án hôn nhân và gia đình như sau: a) Trường hợp vợ hoặc chồng có yêu cầu thì người yêu cầu phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm là 200.000 đồng; b) Trường hợp cả vợ và chồng cùng có yêu cầu thì mỗi người phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm là 100.000 đồng. 3. Trường hợp ngoài yêu cầu ly hôn, đương sự còn yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu chia 1/2 giá trị tài sản chung của vợ chồng thì người có yêu cầu phải nộp tiền tạm ứng án phí đối với 1/2 giá trị tài sản chung của vợ chồng. 4. Trường hợp ngoài yêu cầu ly hôn, đương sự còn yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng thì họ phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần họ yêu cầu chia trong giá trị tài sản mà Tòa án tạm tính theo hướng dẫn tại Điều 7 của Nghị quyết này. Điều 12. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp giải quyết chia tài sản chung, chia di sản thừa kế quy định tại khoản 7 Điều 27 của Pháp lệnh Khi các bên đương sự không xác định được phần tài sản của mình hoặc mỗi người xác định phần tài sản của mình trong khối tài sản chung, phần di sản của mình trong khối di sản thừa kế là khác nhau và có tranh chấp thì mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia, được hưởng trong khối tài sản chung hoặc trong khối di sản thừa kế. Đối với phần Tòa án bác đơn yêu cầu thì người yêu cầu chia tài sản chung, di sản thừa kế không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm. Ví dụ: A, B, C, D tranh chấp khối tài sản chung có giá trị 600.000.000 đồng và không xác định được phần tài sản của mình hoặc mỗi người xác định phần tài sản của mình trong khối tài sản chung là khác nhau và có tranh chấp. Tòa án quyết định A được chia là 100.000.000 đồng, B được chia là 150.000.000 đồng, C được chia là 200.000.000 đồng và D được chia là 150.000.000 đồng. Án phí dân sự sơ thẩm mỗi người phải nộp được tính như sau: A phải nộp án phí là 100.000.000 đồng x 5% = 5.000.000 đồng; B phải nộp án phí là 150.000.000 đồng x 5% = 7.500.000 đồng; C phải nộp án phí là 200.000.000 đồng x 5% = 10.000.000 đồng; D phải nộp án phí là 150.000.000 đồng x 5% = 7.500.000 đồng. Điều 13. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng 1. Các đương sự trong vụ án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 của Pháp lệnh, còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia. 2. Trường hợp vợ chồng yêu cầu người khác thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà Tòa án chấp nhận yêu cầu của vợ, chồng, thì người có nghĩa vụ về tài sản phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với giá trị phần tài sản mà họ phải chịu; nếu họ không thỏa thuận chia được với nhau mà gộp vào tài sản chung và có yêu cầu Tòa án giải quyết thì mỗi người phải chịu án phí dân sự tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia. 3. Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ về tài sản đối với người khác và người này có yêu cầu độc lập, yêu cầu vợ chồng phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà Tòa án chấp nhận yêu cầu độc lập đó thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm như sau: a) Người có yêu cầu độc lập không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng; b) Vợ chồng phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với giá trị phần tài sản mà họ có nghĩa vụ đối với người có yêu cầu độc lập; c) Vợ chồng phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần tài sản họ được chia sau khi trừ đi giá trị phần tài sản mà họ có nghĩa vụ đối với người có yêu cầu độc lập. Điều 14. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm của người có nghĩa vụ cấp dưỡng Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm của người có nghĩa vụ cấp dưỡng trong vụ án ly hôn, vụ án đòi bồi thường thiệt hại, vụ án hình sự có giải quyết vấn đề cấp dưỡng, vụ án riêng về cấp dưỡng như sau: 1. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng trước khi mở phiên tòa nhưng có yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu 50% mức án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch; trường hợp tại phiên tòa mới thỏa thuận được với nhau thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu mức án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch. 2. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về phương thức cấp dưỡng (kể cả một lần), nhưng không thỏa thuận được với nhau về mức cấp dưỡng thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch. 3. Trường hợp các đương sự không thỏa thuận được với nhau về phương thức cấp dưỡng nhưng thỏa thuận được với nhau về mức cấp dưỡng thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch. 4. Trường hợp các đương sự có tranh chấp về cấp dưỡng (tranh chấp về mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng) và Tòa án quyết định mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch. Điều 15. Về nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, nghĩa vụ chịu án phí trong vụ án hôn nhân và gia đình 1. Theo quy định tại khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh thì trong vụ án hôn nhân, gia đình, nếu có yêu cầu cấp dưỡng thì trong mọi trường hợp người yêu cầu cấp dưỡng không phải nộp tiền tạm ứng án phí, không phải chịu án phí đối với yêu cầu cấp dưỡng. 2. Trường hợp đối với yêu cầu ly hôn và tranh chấp chia tài sản mà các bên đương sự không thuộc trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí theo quy định tại Điều 10 của Pháp lệnh; được miễn nộp toàn bộ tiền tạm ứng án phí, án phí theo quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh và hướng dẫn tại Điều 4 Nghị quyết này thì họ phải nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định tại Điều 25 của Pháp lệnh và hướng dẫn tại Điều 11 Nghị quyết này; họ phải chịu tiền án phí theo quy định tại khoản 8, khoản 9 Điều 27 của Pháp lệnh và hướng dẫn tại Điều 13 Nghị quyết này. Điều 16. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm quy định tại khoản 11 Điều 27 của Pháp lệnh 1. Trường hợp đương sự tự thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng và yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định trước khi Tòa án tiến hành hòa giải thì đương sự không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm. 2. Trong vụ án ly hôn mà các bên đương sự thuận tình ly hôn theo quy định tại Điều 90 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì được xem là các bên đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án tiến hành hoà giải trước khi mở phiên tòa theo quy định tại khoản 11 Điều 27 của Pháp lệnh và các bên đương sự phải chịu 50% mức án phí quy định (mỗi bên phải chịu 25% mức án phí quy định). 3. Trường hợp Tòa án đã tiến hành hòa giải, tại phiên hòa giải đương sự không thỏa thuận việc phân chia tài sản chung của vợ chồng nhưng đến trước khi mở phiên tòa các bên đương sự tự thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng và yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định thì được xem là các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án hoà giải trước khi mở phiên tòa và phải chịu 50% mức án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia. 4. Trường hợp tại phiên tòa các bên đương sự mới thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì họ vẫn phải chịu 100% mức án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia. 5. Trường hợp các đương sự có tranh chấp về việc chia tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng, Tòa án tiến hành hòa giải, các đương sự thống nhất thỏa thuận được về việc phân chia một số tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung, còn một số tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung không thỏa thuận được thì các đương sự vẫn phải chịu án phí đối với việc chia toàn bộ tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng. Điều 17. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong một số loại việc cụ thể 1. Đối với tranh chấp về đòi tài sản cho mượn, cho ở nhờ thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch. Trường hợp ngoài tranh chấp về đòi tài sản cho mượn, cho ở nhờ, đương sự còn có tranh chấp về bồi thường thiệt hại và yêu cầu Tòa án giải quyết, thì đương sự phải chịu án phí không có giá ngạch đối với tranh chấp về đòi tài sản cho mượn, cho ở nhờ và án phí có giá ngạch đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại. 2. Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản thì cần phân biệt như sau: a) Trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu tài sản mà Tòa án không xem xét giá trị, chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản của ai thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch; b) Trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu tài sản mà Tòa án phải xác định giá trị của tài sản hoặc xác định quyền sở hữu theo phần thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp vụ án có giá ngạch đối với phần giá trị mà mình được hưởng. 3. Đối với tranh chấp về hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu thì cần phân biệt như sau: a) Trường hợp một bên yêu cầu công nhận hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và một bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu và đều không có yêu cầu gì khác; nếu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì bên yêu cầu công nhận hợp đồng phải chịu án phí như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch; nếu Tòa án tuyên bố công nhận hợp đồng thì bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu phải chịu án phí như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch; b) Trường hợp một bên yêu cầu công nhận hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và một bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu và có yêu cầu Tòa án giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu thì ngoài việc chịu án phí không có giá ngạch được hướng dẫn tại điểm a khoản 3 Điều này, người phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản hoặc bồi thường thiệt hại phải chịu án phí như trường hợp vụ án dân sự có giá ngạch đối với giá trị tài sản phải thực hiện. 4. Trường hợp tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, một bên yêu cầu trả lại tiền đặt cọc và phạt cọc, một bên chấp nhận trả số tiền cọc đã nhận và không chấp nhận phạt cọc, mà Tòa án chấp nhận phạt cọc thì bên không chấp nhận phạt cọc phải chịu án phí như trường hợp vụ án dân sự có giá ngạch đối với phần phạt cọc. Trường hợp Tòa án không chấp nhận phạt cọc thì bên yêu cầu phạt cọc phải chịu án phí như trường hợp vụ án dân sự có giá ngạch đối với phần phạt cọc. CHƯƠNG IV ÁN PHÍ TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH Điều 18. Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm 1. Kể từ ngày Pháp lệnh có hiệu lực thi hành (ngày 01-7-2009) đến trước ngày Luật Tố tụng hành chính có hiệu lực thi hành (ngày 01-7-2011), theo quy định tại Điều 33 của Pháp lệnh thì người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí. 2. Kể từ ngày Luật Tố tụng hành chính có hiệu lực thi hành (ngày 01-7-2011), theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Luật Tố tụng hành chính thì người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí. Điều 19. Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm trong vụ án hành chính 1. Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án tuyên chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện, một hoặc một số quyết định hành chính, hành vi hành chính đúng pháp luật; một hoặc một số quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật thì người bị kiện phải chịu án phí hành chính sơ thẩm. Ví dụ: Ông A khởi kiện đề nghị hủy 02 quyết định hành chính của Ủy ban nhân dân tỉnh C. Tòa án giải quyết và nhận định cho rằng 01 quyết định hành chính đúng pháp luật, 01 quyết định hành chính trái pháp luật nên đã quyết định chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông A. Trong trường hợp này, Ủy ban nhân dân tỉnh C phải chịu án phí hành chính sơ thẩm. 2. Trong vụ án hành chính, người không thuộc trường hợp được miễn nộp toàn bộ hoặc một phần tiền tạm ứng án phí, án phí Tòa án thì về nguyên tắc chung họ phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo quy định tại Điều 27 của Pháp lệnh. 3. Khi áp dụng quy định tại Điều 27 của Pháp lệnh trong vụ án hành chính cần phân biệt: a) Người khởi kiện có yêu cầu bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm được miễn nộp toàn bộ tiền tạm ứng án phí, án phí; b) Người khởi kiện có yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản theo quy định của pháp luật thì không phải chịu án phí nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận; c) Người khởi ki��n có yêu cầu bồi thường thiệt hại về những khoản không phù hợp thì Tòa án phải giải thích cho họ việc họ phải chịu án phí nếu yêu cầu bồi thường thiệt hại đó không được Tòa án chấp nhận. Nếu họ vẫn yêu cầu Tòa án giải quyết thì họ phải chịu án phí nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận; d) Trường hợp các bên đương sự đối thoại mà thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trước khi mở phiên tòa thì các bên đương sự phải chịu 50% mức án phí quy định. CHƯƠNG V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 20. Về hiệu lực thi hành quy định tại Điều 51 của Pháp lệnh 1. Kể từ ngày 01-7-2009, khi thụ lý các vụ việc dân sự, vụ án hình sự, vụ án hành chính để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm hoặc phúc thẩm, các vấn đề về tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí; án phí, lệ phí Tòa án phải được xem xét và quyết định theo đúng các quy định của Pháp lệnh. 2. Đối với các vụ việc đã được Tòa án thụ lý để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm hoặc theo thủ tục phúc thẩm trước ngày Pháp lệnh có hiệu lực thi hành (ngày 01-7-2009), nhưng sau ngày 01-7-2009 Tòa án mới giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, thì các quyết định về án phí, lệ phí Tòa án được thực hiện theo quy định của Nghị định số 70/CP ngày 12-6-1997 của Chính phủ “Về án phí, lệ phí Tòa án” và các văn bản trước đây về án phí, lệ phí Tòa án; trường hợp theo quy định của Nghị định số 70/CP ngày 12-6-1997 của Chính phủ “Về án phí, lệ phí Tòa án” mà đương sự, người bị kết án phải chịu án phí, lệ phí Tòa án, nhưng theo quy định của Pháp lệnh thì đương sự, người bị kết án không phải chịu hoặc được miễn, giảm án phí, lệ phí Tòa án, thì áp dụng quy định của Pháp lệnh đối với họ. Điều 21. Hiệu lực thi hành 1. Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 29-3-2012 và có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành. 2. Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực, những vụ việc mà Tòa án đã thụ lý nhưng chưa giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm thì áp dụng hướng dẫn tại Nghị quyết này để giải quyết. 3. Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực, đối với các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành thì không áp dụng hướng dẫn tại Nghị quyết này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, trừ trường hợp có những căn cứ kháng nghị khác. 4. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc cần phải giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung thì đề nghị phản ánh cho Tòa án nhân dân tối cao để có sự giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung kịp thời Nơi nhận: - Uỷ ban thường vụ Quốc hội; - Uỷ ban pháp luật của Quốc hội; - Uỷ ban tư pháp của Quốc hội; - Văn phòng Trung ương Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ 02 bản (để đăng Công báo); - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Bộ Tư pháp; - Các TAND và TAQS các cấp; - Các Thẩm phán và các đơn vị TANDTC; - Lưu VT: VP, Viện KHXX (TANDTC). TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN CHÁNH ÁN đã ký Trương Hoà Bình