Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

BÀI TẬP TỐ TỤNG DÂN SỰ 2013

BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ BỘ MÔN TỐ TỤNG DÂN SỰ-HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH A. HỆ THỐNG CÂU HỎI Chương 1: Khái niệm và các nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng dân sự 1. Khái niệm Luật Tố tụng dân sự. Phân biệt luật Tố tụng dân sự với một số ngành luật có liên quan? 2. Nguồn của Luật Tố tụng dân sự? 3. Phân loại các nguyên tắc của Luật Tố tụng dân sự? 4. Nội dung các nguyên tắc của Luật Tố tụng dân sự? 5. Luật Tố tụng dân sự và việc bảo vệ quyền con người? Chương 2: Địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự 1. Cơ quan tiến hành tố tụng? 2. Người tiến hành tố tụng? 3. Quyền nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng? 4. Thay đổi người tiến hành tố tụng? 5. Năng lực chủ thể của đương sự? 6. Các đương sự: Khái niệm, quyền và nghĩa vụ? 7. Người tham gia tố tụng khác: Khái niệm, quyền và nghĩa vụ? 8. Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự và việc bảo vệ quyền con người tại cơ quan tư pháp? Chương 3: Thẩm quyền của Tòa án 1. Khái niệm thẩm quyền, thẩm quyền theo vụ việc, các cấp, lãnh thổ và theo sự lựa chọn? Ý nghĩa của thẩm quyền? 2. Thẩm quyền của Tòa án và việc bảo vệ quyền con người tại cơ quan tư pháp? 3. Nội dung thẩm quyền theo vụ việc? 4. Nội dung thẩm quyền của Tòa án các cấp? 5. Nội dung thẩm quyền theo lãnh thổ? 6. Nội dung thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn và người yêu cầu? 7. Tranh chấp thẩm quyền và cách giải quyết? Chương 4: Án phí – Lệ phí trong Tố tụng dân sự 1. Khái niệm án phí và ý nghĩa của án phí? 2. Mức án phí (sơ thẩm, phúc thẩm) và chủ thể chịu án phí? 3. Khái niệm tạm ứng án phí và ý nghĩa của tạm ứng án phí? 4. Mức tạm ứng án phí (sơ thẩm, phúc thẩm) và chủ thể phải nộp tạm ứng án phí? 5. Xử lý tiền tạm ứng án phí? 6. Khái niệm lệ phí (sơ thẩm, phúc thẩm) và mức lệ phí? 7. Các loại chi phí tố tụng và người phải nộp? Chương 5: Chứng cứ và chứng minh trong Tố tụng dân sự 1. Khái niệm và đặc điểm của chứng cứ? 2. Phân biệt chứng cứ và nguồn chứng cứ? 3. Phân loại và ý nghĩa của phân loại chứng cứ? 4. Nguyên tắc xác định chứng cứ 5. Khái niệm chứng minh? 6. Quá trình chứng minh? 7. Chủ thể phạm vi chứng minh? 8. Chứng cứ và chứng minh và việc bảo vệ quyền con người tại Tòa án? Chương 6: Thủ tục sơ thẩm giải quyết vụ án dân sự 1. Quyền khởi kiện và ý nghĩa của quyền khởi kiện? 2. Quyền khởi kiện và việc bảo vệ quyền con người tại Tòa án? 3. Điều kiện khởi kiện? 4. Thủ tục khởi kiện? 5. Thụ lý và thủ tục thụ lý vụ án dân sự? 6. Trả lại đơn khởi kiện? 7. Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự 8. Hòa giải: Khái niệm, nguyên tắc, phạm vị, thủ tục hòa giải? 9. Tạm đình chỉ: Khái niệm, căn cứ, hậu quả pháp lý? 10. Đình chỉ: Khái niệm, căn cứ, hậu quả pháp lý? 11. Biện pháp khẩn cấp tạm thời: Khái niệm, các biện pháp, thủ tục áp dụng và hiệu lực thi hành? 12. Khái niệm và ý nghĩa của phiên tòa sơ thẩm? Phiên tòa sơ thẩm và việc bảo vệ quyền con người? 13. Trình tự phiên tòa sơ thẩm? 14. Bản án sơ thẩm? Chương 7: Thủ tục phúc thẩm giải quyết vụ án dân sự 1. Khái niệm, ý nghĩa của thủ tục phúc thẩm giải quyết vụ án dân sự? 2. Quyền kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm và ý nghĩa? 3. Quyền kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm và việc bảo vệ quyền con người? 4. Trình tự kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm? 5. Chuẩn bị xét xử phúc thẩm? 6. Phiên tòa phúc thẩm? 7. Quyền hạn của Hội đồng xét xử? 8. Thủ tục phúc thẩm các quyết định? Chương 8: Thủ tục xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật 1. Khái niệm, ý nghĩa của thủ tục xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật? 2. Thủ tục xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và việc bảo vệ quyền con người? 3. Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm? 4. Căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm? 5. Chủ thể kháng nghị? Thời hạn kháng nghị? 6. Hậu quả của việc kháng nghị? 7. Thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm? 8. Quyền hạn của Hội đồng giám đốc thẩm? 9. Quyền hạn của Hội đồng tái thẩm? Chương 9: Thủ tục giải quyết việc dân sự 1. Khái niệm, ý nghĩa của thủ tục giải quyết việc dân sự? 2. Bảo vệ quyền con người trong thủ tục giải quyết việc dân sự? 3. Thủ tục sơ thẩm việc dân sự? 4. Thủ tục phúc thẩm việc dân sự? 5. Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự? 6. Thủ tục giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú? 7. Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích, một người là đã chết? 8. Thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài? B. HỆ THỐNG BÀI TẬP I. Bài tập cá nhân BÀI TẬP CÁ NHÂN SỐ 1 – TUẦN 3 Chủ đề: Những nguyên tắc chung trong hoạt động tố tụng dân sự. - Mục tiêu đánh giá: • Xác định được những nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng dân sự và nội dung của các nguyên tắc này đối với việc đảm bảo quyền con người trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự. • So sánh các nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng dân sự với các nguyên tắc cơ bản của các ngành luật hình thức khác như Luật Tố tụng hành chính, tố tụng hình sự,... • Đánh giá được vai trò và ý nghĩa của các nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng dân sự và sự tác động của các nguyên tắc này đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia vào quá trình tòa án giải quyết vụ việc dân sự. - Cấu trúc bài tập: A. Trả lời theo câu hỏi cấu trúc: • Thế nào là nguyên tắc cơ bản của LTTDS? 100 từ 1 điểm • Đặc điểm của nguyên tắc cơ bản LTTDS? 100 từ 1 điểm • Nội dung cơ bản thể hiện tính nhân quyền trong các nguyên tắc của LTTDS? 100 từ đến 150 từ 1 điểm • Phân biệt tính nhân quyền trong các nguyên tắc của LTTDS với tính nhân quyền trong các nguyên tắc của các ngành luật tố tụng khác? 200 từ đến 300 từ 1 điểm B. Trả lời tự do hoặc bài tập tình huống: Chứng minh nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự là một trong những nguyên tắc hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong tố tụng dân sự. 500 từ đến 550 từ 6 điểm Tổng cộng 1000 từ 6 điểm BÀI TẬP CÁ NHÂN SỐ 2 – TUẦN 7 Chủ đề: Hoạt động thu thập chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự . - Mục tiêu đánh giá: • Nhận diện những nội dung cơ bản của Luật Tố tụng dân sự đối với hoạt động thu thập chứng cứ và chứng minh trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự. • Tổng hợp và so sánh các biện pháp thu thập chứng cứ do Luật Tố tụng dân sự quy định,... • Đánh giá được vai trò và ý nghĩa của các quy định của Luật Tố tụng dân sự đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. - Cấu trúc bài tập: A. Trả lời theo câu hỏi cấu trúc: • Các biện pháp thu thập chứng cứ và hoạt động chứng minh của LTTDS? 100 từ 1 điểm • Đặc trưng của hoạt động thu thập chứng cứ và chứng minh trong LTTDS? 100 từ 1 điểm • Đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua hoạt động thu thập chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự như thế nào? 100 từ đến 150 từ 1 điểm • Phân biệt những biện pháp Tòa án thu thập chứng cứ do đương sự yêu cầu với những biện pháp thu thập chứng cứ do Tòa án tự mình chủ động thực hiện? Phân biệt nghĩa vụ chứng minh của các chủ thể tham gia tố tụng dân sự? 200 từ đến 300 từ 1 điểm B. Trả lời tự do hoặc bài tập tình huống: Trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng (HĐ) thuê nhà giữa chủ nhà là bà X và người thuê nhà là Công ty Y về việc điều chỉnh giá thuê nhà theo HĐ (HĐ quy định sau mỗi năm giá thuê nhà sẽ điều chỉnh theo giá thị trường), Tòa án đã yêu cầu cơ quan hữu quan cho ý kiến về giá thuê nhà tại thời điểm gỉai quyết tranh chấp để làm căn cứ giải quyết vụ án. Tòa án đồng thời cũng gửi công văn đến một số Doanh nghiệp kinh doanh nhà ở yêu cầu cung cấp thông tin với nội dung tương tự. Đại diện viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm phản đối các hành vi tố tụng nêu trên của tòa án với lý do tòa án tiến hành thu thập chứng cứ mà không có yêu cầu của đương sự. Tuy nhiên các đương sự đã không có sự phản đối các hành vi nêu trên của Tòa án. Nhận xét về hành vi tố tụng nêu trên của Tòa và nêu quan điểm, cơ sở pháp lý về việc có chấp nhận những chứng cứ mà tòa đã thu thập nêu trên hay không? 500 từ đến 550 từ 6 điểm Tổng cộng 1000 từ 6 điểm II. Bài tập nhóm tháng (theo nhóm nhỏ) BÀI TẬP NHÓM SỐ 1 – TUẦN 5 Chủ đề: Phân tích và cho ví dụ tình huống minh họa các tiêu chí xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Ý nghĩa của cách xác định thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện nay với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. - Mục tiêu đánh giá: • Nắm vững cách làm việc nhóm, trao đổi ý kiến; • Có khả năng hùng biện trước đám đông; • Nhận diện và có khả năng tổng hợp phân tích lý giải các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thẩm quyền của Tòa án trong tố tụng dân sự - Sản phẩm đánh giá: • Biên bản làm việc nhóm: Ghi rõ nội dung trao đổi, thảo luận và ý kiến của các thành viên trong nhóm; • Danh mục công việc, bản phân công nhiệm vụ cho các thành viên thực hiện chủ đề bài tập nhóm; • Các tài liệu nhóm thu thập được (nếu có) hồ sơ vụ án,... • Báo cáo của nhóm về nội dung của chủ đề cần chuẩn bị để thuyết trình trước lớp (Nếu có thời gian và lớp ít sinh viên). - Hướng dẫn và tiêu chí đánh giá (10 điểm): • Nộp đúng thời gian và đầy đủ các yêu cầu của chủ đề; 1 điểm • Sản phẩm hình thành thể hiện sự đầu tư nghiêm túc, cẩn thận; 1 điểm • Tinh thần làm việc nhóm có sự hợp tác, hỗ trợ và trách nhiệm thực hiện công việc của các thành viên; 2 điểm • Có ý tưởng sáng tạo trong giải quyết nhiệm vụ; • Báo cáo trình bày mạch lạc, rõ ràng, lập luận logic; • Hình thức trình bày rõ ràng và sáng tạo, khả năng hùng biện thuyết phục (nếu có) 2 điểm 3 điểm 1 điểm BÀI TẬP NHÓM SỐ 2 – TUẦN 11 Chủ đề: Xây dựng bộ hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự. - Mục tiêu đánh giá: • Nắm vững cách làm việc nhóm, trao đổi ý kiến; • Khả năng tổng hợp và vận dụng lý luận với thực tiễn; • Nhận diện và có khả năng tổng hợp phân tích lý giải các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về các điều kiện thực hiện quyền khởi kiện, đảm bảo cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại cho các chủ thể. - Sản phẩm đánh giá: • Biên bản làm việc nhóm: Ghi rõ nội dung trao đổi, thảo luận và ý kiến của các thành viên trong nhóm; • Danh mục công việc, bản phân công nhiệm vụ cho các thành viên thực hiện chủ đề bài tập nhóm; • Toàn bộ hồ sơ khởi kiện: gồm đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện,... - Hướng dẫn và tiêu chí đánh giá (10 điểm): • Nộp đúng thời gian và đầy đủ các yêu cầu của chủ đề; 1 điểm • Sản phẩm hình thành thể hiện sự đầu tư nghiêm túc, cẩn thận; 1 điểm • Tinh thần làm việc nhóm có sự hợp tác, hỗ trợ và trách nhiệm thực hiện công việc của các thành viên; 2 điểm • Có ý tưởng sáng tạo trong giải quyết nhiệm vụ; • Hồ sơ khởi kiện, các tài liệu chứng cứ cần thiết phải nộp ở tại thời điểm nộp đơn; • Hình thức trình bày rõ ràng và sáng tạo trong đơn khởi kiện. 2 điểm 3 điểm 1 điểm III. Bài tập lớn học kỳ (theo nhóm lớn) BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ – TUẦN 15 Dự án: Tổ chức phiên tòa tập sự sơ thẩm giải quyết vụ án dân sự - Mục tiêu đánh giá: • Nắm vững cách làm việc nhóm, trao đổi ý kiến; • Khả năng tổng hợp và vận dụng lý luận với thực tiễn; • Nhận diện và có khả năng thể hiện tốt các vị trí vai trò chủ thể tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng. - Sản phẩm đánh giá: • Biên bản làm việc nhóm: Ghi rõ nội dung trao đổi, thảo luận và ý kiến của các thành viên trong nhóm; • Danh mục công việc, bản phân công nhiệm vụ cho các thành viên thực hiện chủ đề bài tập nhóm; • Báo cáo tổng kết quá trình chuẩn bị các công việc tổ chức phiên tòa tập sự (giữa các thành viên trong nhóm, và sự tương tác với các nhóm khác..); • Khả năng trình diễn và tổ chức phiên tòa tập sự. - Hướng dẫn và tiêu chí đánh giá (10 điểm): • Xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ và phân công chức năng nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể của các thành viên của nhóm; 2 điểm • Tính hiệu quả của công việc nhóm; 2 điểm • Giải quyết nhiệm vụ đầy đủ, đúng yêu cầu; 2 điểm • Có ý tưởng sáng tạo, sử dụng đa dạng các công cụ, thiết bị trong giải quyết nhiệm vụ của nhóm (nếu có); • Có ý tưởng sáng tạo, khả năng diễn xuất sinh động, uyển chuyển; • Có tổ chức, liên kết với các nhóm khác khi tiến hành phiên tòa tập sự. 2 điểm 3 điểm 1 điểm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét