CÁC YÊU CẦU VỀ THẢO LUẬN
LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Kính gửi: Sinh viên các lớp chính quy
1. Điểm thảo luận: Chiếm 30% trong tổng điểm của môn học Luật TTDS. Điểm này do giảng viên (GV) chấm từ kết quả làm việc của sinh viên (SV) bao gồm: phát biểu ý kiến trong buổi thảo luận, làm bài kiểm tra và làm bài tập nhóm (bình luận bản án).
2. Phát biểu trong buổi thảo luận: SV trả lời câu hỏi lý thuyết và bình luận bản án đã được GV gửi trước, các SV khác có ý kiến thảo luận để cùng nắm rõ bài học.
3. Bài kiểm tra: GV cho SV làm bài kiểm tra ngắn trong buổi thảo luận.
4. Bài tập nhóm (bình luận bản án): SV đánh máy chính xác nội dung bản án, cuối mỗi bản án trình bày ý kiến bình luận của nhóm về các nội dung sau:
a. Tòa án xét xử vụ án đúng thẩm quyền không?
b. Tòa án xác định tư cách đương sự đúng không?
c. Việc thu thập, đánh giá chứng cứ, chứng minh như thế nào?
d. Thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm đúng không?
e. Các ý kiến khác.
f. Các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật?
Vào đầu buổi thảo luận, mỗi nhóm SV nộp cho GV nội dung bài làm đã đóng thành cuốn, yêu cầu trình bày ngắn gọn, đủ ý, sạch đẹp, theo mẫu đính kèm.
5. Tài liệu thảo luận (bao gồm bản án, quyết định, tình huống sử dụng trong thảo luận): Chỉ được sử dụng vào mục đích học tập. SV tuyệt đối không được sao chụp, phát tán, đăng tin, viết báo hay sử dụng vào các mục đích khác đối với các tài liệu này; SV phải chịu trách nhiệm cá nhân nếu vi phạm quy định này.
6. Yêu cầu đối với Lớp trưởng: Trong tuần học đầu tiên, Lớp trưởng cung cấp cho GV danh sách SV trong lớp; theo dõi, đôn đốc các bạn SV chuẩn bị tốt nội dung thảo luận; đại diện lớp liên hệ với GV để nhận đề cương thảo luận, tài liệu thảo luận và nộp bài làm của lớp cho GV; tiếp nhận ý kiến của GV và thông báo ngay lại cho lớp;…
7. Yêu cầu chung đối với SV: Phải nắm bài giảng, giáo trình, văn bản pháp luật; chuẩn bị tốt các nội dung thảo luận, tham gia đầy đủ các buổi thảo luận với thái độ nghiêm túc.
8. Căn cứ danh sách SV do Lớp trưởng cung cấp, GV phân nhóm và chỉ định nhóm trưởng.
9. Đính kèm theo văn bản này gồm có:
a. Danh mục tài liệu bắt buộc
b. Danh mục tài liệu tham khảo
c. Mẫu bìa bài tập nhóm (bình luận bản án)
d. Danh sách các nhóm nộp bài tập nhóm (bình luận án)
e. Câu hỏi lý thuyết để thảo luận của môn học Luật tố tụng dân sự
GIẢNG VIÊN
CÂU HỎI THẢO LUẬN
LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Chương 1: Khái niệm và các nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng dân sự
1. Khái niệm vụ án dân sự? Khái niệm việc dân sự?
2. Trình tự giải quyết vụ án dân sự? Trình tự giải quyết việc dân sự?
3. Luật Tố tụng dân sự: Khái niệm? Đối tượng điều chỉnh? Phương pháp điều chỉnh?
4. Phân biệt luật Tố tụng dân sự với một số ngành luật có liên quan (tố tụng hành chính, tố tụng hình sự,…)?
5. Khái niệm và ý nghĩa của nguyên tắc của Luật Tố tụng dân sự?
6. Phân loại các nguyên tắc của Luật Tố tụng dân sự?
7. Nội dung các nguyên tắc của Luật Tố tụng dân sự?
8. Luật Tố tụng dân sự và việc bảo vệ quyền con người?
Chương 2: Địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự
1. Cơ quan tiến hành tố tụng: Khái niệm? Thành phần?
2. Người tiến hành tố tụng: Khái niệm? Thành phần?
3. Quyền, nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng?
4. Thay đổi người tiến hành tố tụng: Căn cứ chung thay đổi người tiến hành tố tụng? Căn cứ thay đổi người tiến hành tố tụng cụ thể? Thủ tục từ chối hoặc bị thay đổi người tiến hành tố tụng?
5. Khái niệm và đặc điểm của đương sự?
6. Năng lực chủ thể của đương sự?
7. Quyền và nghĩa vụ của đương sự?
8. Thành phần đương sự?
9. Người tham gia tố tụng khác: Khái niệm? Thành phần? Quyền và nghĩa vụ?
10. Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự?
Chương 3: Thẩm quyền của Tòa án
1. Khái niệm thẩm quyền của tòa án? Các loại thẩm quyền của tòa án? Ý nghĩa của thẩm quyền?
2. Thẩm quyền tòa án theo vụ việc: Khái niệm? Ý nghĩa? Nội dung?
3. Thẩm quyền của tòa án các cấp: Tòa án nhân dân tối cao? Tòa án nhân dân cấp tỉnh? Tòa án nhân dân cấp huyện?
4. Thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ: nội dung?
5. Nội dung của thẩm quyền của tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn và người yêu cầu?
6. Tranh chấp thẩm quyền tòa án, nhập tách vụ án?
Chương 4: Án phí – Lệ phí trong Tố tụng dân sự
1. Khái niệm án phí và ý nghĩa của án phí?
2. Mức án phí (sơ thẩm, phúc thẩm) và chủ thể chịu án phí?
3. Khái niệm tạm ứng án phí và ý nghĩa của tạm ứng án phí?
4. Mức tạm ứng án phí (sơ thẩm, phúc thẩm) và chủ thể phải nộp tạm ứng án phí?
5. Xử lý tiền tạm ứng án phí?
6. Khái niệm lệ phí (sơ thẩm, phúc thẩm) và mức lệ phí?
7. Các trường hợp miễn, không phải nộp tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí và lệ phí tòa án?
8. Các loại chi phí tố tụng và người phải nộp?
Chương 5: Chứng cứ và chứng minh trong Tố tụng dân sự
1. Khái niệm và đặc điểm của chứng cứ?
2. Phân biệt chứng cứ và nguồn chứng cứ?
3. Phân loại và ý nghĩa của phân loại chứng cứ?
4. Nguyên tắc xác định chứng cứ
5. Khái niệm chứng minh?
6. Quá trình chứng minh?
7. Chủ thể, phạm vi chứng minh?
Chương 6: Thủ tục sơ thẩm giải quyết vụ án dân sự
1. Khởi kiện: Khái niệm? Ý nghĩa của khởi kiện? Phạm vi khởi kiện? Cách thức thực hiện quyền khởi kiện?
2. Các trường hợp trả lại đơn khởi kiện? Khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện?
3. Thụ lý vụ án: Khái niệm và thời điểm thụ lý vụ án? Quyền tố tụng của bị đơn và người liên quan khi nhận được thông báo thụ lý vụ án dân sự?
4. Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự: Khái niệm, ý nghĩa của việc quy định thời hạn chuẩn bị xét xử? Nội dung quy định thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm? Các hoạt động trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm?
5. Hòa giải vụ án dân sự: Khái niệm? Ý nghĩa của hòa giải trong tố tụng dân sự? Nguyên tắc tiến hành hòa giải? Phạm vi hòa giải? Thành phần và trình tự hòa giải? Kết quả hòa giải? Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự?
6. Tạm đình chỉ: Khái niệm, căn cứ, hậu quả pháp lý?
7. Đình chỉ: Khái niệm, căn cứ, hậu quả pháp lý?
8. Biện pháp khẩn cấp tạm thời: Khái niệm, các biện pháp, thủ tục áp dụng và hiệu lực thi hành?
9. Khái niệm và ý nghĩa của phiên tòa sơ thẩm?
10. Những chủ thể phải tham gia phiên tòa sơ thẩm? Hoãn phiên tòa sơ thẩm?
11. Trình tự phiên tòa sơ thẩm: Thủ tục bắt đầu phiên tòa? Thủ tục hỏi tại phiên tòa? Tranh luận tại phiên tòa? Nghị án và tuyên án?
12. Bản án sơ thẩm?
13. Những thủ tục tiến hành sau phiên tòa sơ thẩm?
Chương 7: Thủ tục phúc thẩm giải quyết vụ án dân sự
1. Xét xử phúc thẩm: Khái niệm? Đặc điểm? Ý nghĩa?
2. Quyền kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm và ý nghĩa?
3. Chủ thể kháng cáo, kháng nghị? Thời hạn kháng cáo, kháng nghị? Hình thức kháng cáo, kháng nghị? Hậu quả của kháng cáo, kháng nghị?
4. Thụ lý vụ án xét xử phúc thẩm?
5. Chuẩn bị xét xử phúc thẩm: Thời hạn chuẩn bị? Các hoạt động tố tụng?
6. Phiên tòa phúc thẩm: Thủ tục bắt đầu phiên tòa? Hỏi tại phiên tòa? Tranh luận tại phiên tòa? Nghị án và tuyên án?
7. Quyền hạn của Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm?
8. Thủ tục phúc thẩm các quyết định sơ thẩm?
Chương 8: Thủ tục xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
1. Khái niệm, ý nghĩa của thủ tục xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật?
2. Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm?
3. Căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm?
4. Chủ thể kháng nghị? Thời hạn kháng nghị?
5. Hậu quả của việc kháng nghị?
6. Thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm?
7. Quyền hạn của Hội đồng giám đốc thẩm?
8. Quyền hạn của Hội đồng tái thẩm?
Chương 9: Thủ tục giải quyết việc dân sự
1. Khái niệm, ý nghĩa của thủ tục giải quyết việc dân sự?
2. Thủ tục sơ thẩm việc dân sự?
3. Thủ tục phúc thẩm việc dân sự?
4. Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự?
5. Thủ tục giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú?
6. Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích, một người là đã chết?
7. Thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài?
DANH SÁCH CÁC NHÓM NỘP BÀI TẬP
Lớp:……………- Bài số:………….
STT Tên nhóm Tên nhóm trưởng Ký tên
TP.HCM, ngày……/…./2013
LỚP TRƯỞNG
Mẫu bìa bài tập nhóm:
ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ
-------------------------------------
BÀI TẬP NHÓM
MÔN: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Điểm số:……………..GV chấm:…………………………..
NHÓM SỐ: ……(Lớp:……………..)
Thành viên:
1- …………………….MSSV:…………..(Nhóm trưởng)
2-……………………..MSSV:…………..
3-……………………..MSSV:…………..
4-……………………...MSSV:………….
5-………………………MSSV:………...
………
TP.HCM, ngày……/……./2013
DANH MỤC TÀI LIỆU BẮT BUỘC
1/ Văn bản pháp luật Việt Nam:
- Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001;
- Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011;
- Bộ luật Dân sự năm 2005;
- Bộ luật Lao động năm 1994, sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007, 2012;
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000;
- Luật Thương mại năm 2005;
- Luật Doanh nghiệp năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009;
- Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2002;
- Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002;
- Luật Trọng tài thương mại năm 2010;
- Nghị quyết số 02/2005/NQ- HĐTP ngày 27/4/2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định tại chương VIII “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời” của Bộ luật tố tụng dân sự;
- Nghị quyết 02/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết 60/2011/QH12 ngày 29/3/2011 của Quốc hội về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự;
- Nghị quyết 60/2011/QH12 ngày 29/3/2011 của Quốc hội về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự;
- Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự;
- Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định về “Chứng minh và chứng cứ” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự;
- Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự;
- Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ ba “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự;
- Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 01/8/2012;
2/ Giáo trình
- Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam; NXB Hồng Đức, 2012.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Giáo trình
- Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2012;
- Học viện Tư pháp, Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2007.
2/ Sách
- Mai Hồng Quỳ (Chủ biên), Phạm Trí Hùng, Nguyễn Thị Phương Hoa, Hành trình của quyền con người, NXB Tri thức, 2010;
- Nguyễn Thị Hoài Phương, Pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng tài phán tòa án, NXB Chính trị quốc gia, 2010
- Nguyễn Thị Hoài Phương, Khởi kiện và giải quyết tranh chấp tại tòa án, trọng tài - cơ chế hữu hiệu bảo đảm quyền dân sự, NXB Lao Động, 2011;
- Trường đào tạo các chức danh tư pháp, Kỹ năng hành nghề luật sư, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2001;
- Trường đào tạo các chức danh tư pháp, Sổ tay thẩm phán, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2001;
- Trường đào tạo các chức danh tư pháp, Giáo trình kỹ năng giải quyết các vụ án dân sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2004;
- Nguyễn Thị Hoài Phương, Tìm hiểu Luật Tố tụng dân sự, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, năm 1996;
- Nguyễn Thị Hoài Phương, Hướng dẫn soạn thảo Hợp đồng dân sự và Hợp đồng kinh tế, NXB Chính trị quốc gia, năm 1994;
- Nguyễn Thị Hoài Phương, Pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng tài phán ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia năm 1994, năm 2010;
- Nguyễn Văn Tiến, Thẩm quyền xét xử của tòa án nhân dân đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB Đại học quốc gia TPHCM, năm 2010;
- Đỗ Văn Đại, Nguyễn Văn Tiến, Tuyển tập các bản án, quyết định của tòa án Việt Nam về tố tụng dân sự, NXB Lao động, năm 2010;
- Nguyễn Văn Cường, Trần Anh Tuấn, Đặng Thanh Hoa (Chủ biên), Bình luận khoa học Bộ Luật tố tụng dân sự sửa đổi, Nxb Lao động xã hội, năm 2011;
- Nguyễn Văn Tiến, Bành Quốc Tuấn, Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài và việc bảo vệ quyền dân sự tại cơ quan tư pháp Việt Nam, NXB Lao động, 2011.
- Bộ Luật Tố tụng dân sự của nước Cộng hoà Pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998;
- Bộ Luật Tố tụng dân sự của Cộng hoà liên bang Nga, Nxb Tư pháp, Hà Nội năm 2005.
3/ Bài viết đăng trên tạp chí và các tài liệu khác
- Các bài viết về Luật Tố tụng dân sự trên Tạp chí Luật học;
- Các bài viết về Luật Tố tụng dân sự trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật
- Các bài viết về Luật Tố tụng dân sự trên Tạp chí Toà án
- Các bài viết về Luật Tố tụng dân sự trên Tạp chí kiểm sát
- Đặc san chuyên đề về Bộ luật Tố tụng dân sự, Tạp chí Toà án nhân dân tối cao, Hà Nội tháng 8/2004;
- Đặc san chuyên đề về Bộ luật Tố tụng dân sự, Tạp chí Luật học, Hà Nội tháng 6/2004;
- Kỷ yếu dự án VIE/ 95/ 017 về Luật Tố tụng dân sự, Toà án nhân dân tối cao, Hà nội năm 2001;
- Nguyễn Thị Hoài Phương, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, “Thời hiệu khởi vụ việc dân sự - những vấn đề lý luận và thực tiễn”, 1996 (cùng các tác giả khác);
- Nguyễn Thị Hoài Phương, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, “Bảo đảm quyền con người trong pháp luật dân sự, lao động và hôn nhân gia đình ở Việt Nam hiện nay”, 2009 (cùng các tác giả khác);
- Nguyễn Thị Hoài Phương, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, “Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định giám đốc thẩm và nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử giám đốc thẩm dân sự”, 2000 (cùng các tác giả khác);
- Nguyễn Thị Hoài Phương, “Về các giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ tố tụng Trọng tài thương mại”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 2006, số 3;
- Nguyễn Thị Hoài Phương, “Thủ tục bán đấu giá tài sản kê biên trong giai đoạn thi hành án dân sự”, Tạp chí Khoa học pháp lý, 1999, số 1;
- Nguyễn Thị Hoài Phương, “Một số điểm mới trong dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự”, Tạp chí Khoa học pháp lý, 2003, số 1;
- Nguyễn Thị Hoài Phương, “Một số điểm mới về thẩm quyền, thủ tục tố tụng giải quyết các tranh chấp của Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong Bộ luật tố tụng dân sự”, Tạp chí Khoa học pháp lý, 2004, số 4;
- Nguyễn Thị Hoài Phương, “Lưu Tuyết Vân – người có quyền lợi liên quan trong vụ án”, Tạp chí Tòa án nhân dân, 1994, số 6;
- Nguyễn Thị Hoài Phương, “Sự tham gia của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự và những vấn đề đặt ra cho việc sửa đổi Bộ luật Tố tụng dân sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân, 2009, số 24;
- Nguyễn Thị Hoài Phương, “Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp về kinh doanh thương mại tại tòa án – những vấn đề đặt ra cho việc hoàn thiện Bộ luật Tố tụng dân sự”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 2010, số 3;
- Nguyễn Thị Hoài Phương, “Bàn về phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và thương nhân trong Dự thảo Luật bảo vệ người tiêu dung”, Tạp chí Tòa án nhân dân, 2010, số 10;
- Nguyễn Thị Hoài Phương, “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự của nhà nước ở Việt Nam – nhìn từ góc độ bảo đảm quyền con người”, Tạp chí Khoa học pháp lý, 2010, số 2.
- Nguyễn Thị Hoài Phương, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Bảo đảm quyền con người trong pháp luật dân sự, lao động và hôn nhân gia đình ở Việt Nam hiện nay, năm 2009;
- Nguyễn Văn Tiến, Thực tiễn xác định cha, mẹ, con và những vấn đề pháp lý cần trao đổi, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 8/2010;
- Nguyễn Văn Tiến, Quyền con người đối việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tại tòa án, Hội thảo khoa học Khoa Luật Dân sự 2010;
- Nguyễn Văn Tiến, Thẩm quyền của Tòa án nhân dân đối với các tranh chấp về quyền sử dụng đất đất trong việc bảo vệ quyền công dân tại cơ quan tư pháp và việc sửa đổi Hiến pháp liên quan đến quyền sử dụng đất, Tạp chí Khoa học pháp lý, 2012, số 1;
- Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Trường Đại học Luật Hà nội, Nxb CAND, năm 1999;
- Đặng Thanh Hoa, Có cần thiết phân biệt “tranh chấp dân sự” với “tranh chấp kinh doanh, thương mại” trong quá trình giải quyết tại Tòa án?, Tạp chí Dân chủ & Pháp Luật, số tháng 9 năm 2011;
- Đặng Thanh Hoa, Bảo vệ quyền lợi của người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật dân sự và tố tụng dân sự, Tạp chí Dân chủ & Pháp Luật, số tháng 12 năm 2010;
- Đặng Thanh Hoa, Về bài viết: “Một số vấn đề khi giải quyết việc hôn nhân gia đình”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 24/2007;
- Đặng Thanh Hoa, Về bài viết: “Đình chỉ xét xử phúc thẩm hay đình chỉ giải quyết vụ án”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 22/2007;
- Đặng Thanh Hoa, Đôi nét về đổi mới phương pháp đào tạo pháp luật, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 11/2007
- Đặng Thanh Hoa, Một số vấn đề về thủ tục sơ thẩm giải quyết việc dân sự trong Bộ luật tố tụng dân sự, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 6/2007;
- Đặng Thanh Hoa, Một số ý kiến về hoạt động hòa giải vụ án dân sự ở thủ tục sơ thẩm, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 4/2005;
- Đặng Thanh Hoa, Xác định thẩm quyền của Tòa án giải quyết đối với các tranh chấp phát sinh về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất: Một số vướng mắc và đôi điều kiến nghị, Hội nghị khoa học về “Giao dịch và giải quyết tranh chấp giao dịch về quyền sử dụng đất”, Khoa Luật Dân sự Trường Đại học Luật TP. HCM, ngày 29/11/2011;
- Đặng Thanh Hoa, Nhìn từ góc độ pháp luật tố tụng: Có và cần thiết hay không sự phân biệt giữa hợp đồng dân sự với hợp đồng kinh doanh thương mại?, Hội nghị khoa học “Kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Trường Đại học Luật TP HCM”, Trường ĐH Luật TP.HCM 29/03/2011;
- Đặng Thanh Hoa & Hà Đăng Quảng, Giải thích pháp luật trong đào Luật tại Việt Nam – Thực tiễn và những vướng mắc, Hội thảo “Giải thích pháp luật tại Việt Nam”, Dự án Jopso, Hà Nội, ngày 21-22/02/2008;
- Nguyễn Văn Tiến, “Kỹ năng tư vấn pháp luật trong trợ giúp pháp lý”, Đặc san Trợ giúp pháp lý, 2006, số 12;
- Nguyễn Văn Tiến, “Quyền con người đối việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tại tòa án”, Kỷ yếu hội thảo khoa Luật Dân sự, 2010;
- Nguyễn Văn Tiến, “Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở thông qua Ban Thanh tra nhân dân trong các trường đại học, cao đẳng tại địa bàn TPHCM”, Kỷ yếu hội thảo khoa Cơ bản, 2010;
- Nguyễn Văn Tiến, “Những hạn chế của pháp luật tố tụng dân sự trong việc giải quyết các tranh chấp từ hợp đồng kinh doanh, thương mại và giải pháp hoàn thiện”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Trường Đại học Luật TPHCM, 2011;
- Nguyễn Văn Tiến, “Thẩm quyền của tòa án nhân dân đối với quyền sử dụng đất trong việc bảo vệ quyền công dân tại cơ quan tư pháp”, Tạp chí Khoa học pháp lý, 2012, số 1;
4/ Địa chỉ website tham khảo
- www.moj.gov.vn
- www.hcmulaw.edu.vn
- www.nclp.org.vn
- www.vi.wikipedia.org
- www.vnca.cand.com.vn
- www.vietbao.vn
- www.vnexpress.net
- www.tienphong.vn
- www.mofahcm.gov.vn
- www.phapluattp.vn
- www.ledinhnghi.net
- -www.docbao.com.vn
5/ Học liệu Tiếng Anh
- Helen Fenwick, Civil Liberties And Human Rights, 3rd E, Cavendish Publishing Limited, London, 2002;
- Helen M. Stacy, Human Rights for the 21st Century - Sovereignty, Civil Society, Culture, Stanford University Press, Stanford, California, 2009;
- K. Lee Lerner, Brenda Wilmoth Lerner, and Adrienne Wilmoth Lerner (Editors), Human and Civil Rights - Essential Primary Sources, Thomson Gale, USA, 2006;
- Katja S Ziegler (Editor), Human Rights and Private Law: Privacy as Autonomy (Studies of the Oxford Institute of European and Comparative Law), Hart Publishing, USA, 2007.