TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1.Tên học phần: THI HÀNH ÁN DÂN SỰ (30 tiết)
2.Số đơn vị học trình: Hai (2)
3.Trình độ cho sinh viên: Năm thứ 4
4.Phân bổ thời gian:
-Lên lớp: 70 % (21 tiết)
+Giảng: 18 tiết
+Thảo luận: 3 tiết
-Đi thực tiễn: 30% (9 tiết)
5.Điều kiện tiên quyết:
Học phần này học sau Luật Tố tụng dân sự
6.Mục tiêu của học phần:
-Giúp sinh viên nhận biết quy định của pháp luật về hoạt động thi hành án.
-Giúp sinh viên nhận biết được hệ thống cơ quan thi hành án, chức năng nhiệm vụ của cơ quan thi hành án các cấp.
-Giúp sinh viên nhận biết được thủ tục thi hành án, hoạt động cưỡng chế thi hành án
-Giúp sinh viên thực hành một số hoạt động trong thủ tục thi hành án
7.Mô tả tóm tắt nội dung học phần:
Học phần được cấu trúc thành các chương: Những vấn đề chung về thi hành án dân sự, Thủ tục thi thành án, Cưỡng chế thi hành án, Khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong thi hành án dân sự
8.Tài liệu học tập
Văn bản pháp luật
- Luật thi hành án dân sự ngày 14.11.2008
- Nghị định 58 ngày 13/7/2009 về thủ tục thi hành án
- Nghị định 74 ngày 13/7/2009 về cơ quan quản lý, cơ quant hi hành án
- Nghị định 61 ngày 24.7.2009 về Thừa phát lại
- Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước
- Các văn bản pháp luật khác
Sách tham khảo
-Kỹ năng thi hành án dân sự-Học viện tư pháp, Nhà xuất bản Thống kê tháng 08/2005
-Khác
9.Phương pháp giảng dạy
-Giảng lý thuyết
-Đi thực tiễn
-Khác
10.Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên
10.1 Hình thức đánh giá bộ phận
-Dự lớp
-Thái độ tham gia thảo luận
-Viết báo cáo thu hoạch
-Khác
10.2 Hình thức thi kết thúc học phần
-Thi viết
10.3 Điểm học phần: 80% điểm thi kết thúc học phần 20% các điểm đánh giá bộ phận
11.Nội dung chi tiết học phần:
Chương 1: Những vấn đề chung về thi hành án dân sự (6 tiết)
1.Khái niệm, bản chất, ý nghĩa của thi hành án dân sự
1.1 Khái niệm
Thi hành án dân sự là giai đoạn kết thúc của tố tụng dân sự mà trong đó cơ quan thi hành án đưa các bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành ra thi hành nhằm bảo vệ quyền lợi của cá nhân, cơ quan, tổ chức
1.2.Bản chất của hoạt động thi hành án
-Thi hành các quyết định của Tòa án tuyên trong bản án, quyết định, không giảI quyết lạI nộI dung vụ án
-Là giai đoạn bảo vệ quyền lợi cho các đương sự về mặt thực tế
1.3.Ý nghĩa
-Bảo đảm bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực thực tế trong cuộc sống
-Bảo đảm quyền lợi của đương sự
-Thông qua việc thi hành án, Cơ quan thi hành án phát hiện sai sót của Tòa án trong việc áp dụng pháp luật từ đó kiến nghị Tòa án có thẩm quyền kịp thời chỉ đạo công tác xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật và kiến nghị trong việc lập pháp
2. Các nguyên tắc thi hành án dân sự
-Bảo đảm hiệu lực bản án, quyết định
-Bảo đảm quyền, lợI ích hợp pháp của ngườI liên quan đến thi hành án
-Quyền tự định đoạt của đương sự trong thi hành án
3.Những bản án, quyết định được thi hành
4.Quyền yêu cầu thi hành án dân sự
4.1 Khái niệm
Là quyền tố tụng quan trọng của đương sự trong hoạt động thi hành án. Các đương sự căn cứ vào bản án, quyết định do Tòa án tuyên có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án tổ chức thi hành nhằm bảo đảm quyền lợi của họ. Trách nhiệm của Cơ quan thi hành án là phải tổ chức thi hành theo yêu cầu của đương sự.
4.2 Chủ thể và thủ tục yêu cầu thi hành án
-Chủ thể có quyền yêu cầu thi hành án: Người được thi hành án và người phải thi hành án
-Thủ tục yêu cầu: Khi yêu cầu thi hành án đương sự phải có văn bản yêu cầu đính kèm trích lục bản án, quyết định và các giấy tờ cần thiết khác gửI cho Cơ quan thi hành án.
5.Thời hiệu yêu cầu thi hành án
5.1 Khái niệm, ý nghĩa
5.1.1 Khái niệm
Là thời hạn mà pháp luật quy định đương sự có quyền yêu cầu thi hành án. Hết thời hạn đó, đương sự không có quyền yêu cầu thi hành án nữa
5.1.2 Ý nghĩa
-Bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự
-Là căn cứ để Cơ quan thi hành án áp dụng các biện pháp nghiệp vụ về thi hành án
5.2 Thời hiệu yêu cầu thi hành án
-ThờI hiệu yêu cầu thi hành án là 5 năm
-ThờI hạn không tính vào thờI hiệu: do trở ngại khách quan, do sự kiện bất khả kháng, thời hạn hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án
6.Biện pháp thi hành án
Là những cách thức do luật định mà Cơ quan thi hành án có quyền áp dụng nhằm thi hành các bản án, quyết định án đã có hiệu lực thi hành
Theo pháp luật thi hành án dân sự có 2 biện pháp thi hành án:
-Tự nguyện
-Cưỡng chế thi hành án
7. Phí thi hành án
7.1 Khái niệm
Là số tiền mà đương sự phảI nộp khi được thi hành án. Số tiền này đương sự phảI nộp căn cứ vào giá trị tài sản hoặc số tiền thực nhận
7.2 Mức phí thi hành án
7.3 Miễn, giảm phí thi hành án
8. Hệ thống Cơ quan quản lý thi hành án dân sự và Cơ quan thi hành án dân sự
8.1 Hệ thống Cơ quan quản lý thi hành án
8.1.1 Vị trí, vai trò của công tác quản lý thi hành án dân sự
-Là cơ quan tác động đến hoạt động thi hành án
-Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định
8.1.2 Nội dung của công tác quản lý thi hành án dân sự
8.1.3 Các cơ quan quản lý thi hành án dân sự
8.2 Hệ thống Cơ quan thi hành án
8.2.1 Các cơ quan thi hành án dân sự
8.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của các Cơ quan thi hành án
9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên
9.1 Chấp hành viên
9.1.1 Khái niệm
Chấp hành viên là người được Nhà nước giao trách nhiệm thi hành các bản án, quyết định dân sự
9.1.2 Tiêu chuẩn và việc bổ nhiệm Chấp hành viên
Chương 2: Thủ tục thi hành án dân sự (6 tiết)
1. Khái niệm và ý nghĩa của thủ tục thi hành án dân sự
1.1 Khái niệm
Là trình tự thi hành án các bản án, quyết định theo quy định của pháp luật thi hành án
1.2 Ý nghĩa
-Bảo đảm tuân thủ pháp luật trong thi hành án dân sự
-Bảo vệ quyền lợI của đương sự
2.Trình tự thi hành án
2.1 Cấp bản án, quyết định
-Sau khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật Tòa án nhân dân có trách nhiệnm cấp cho đương sự trích lục bản án , quyết định có ghi “để thi hành” và giải thích cho đương sự về quyền yêu cầu thi hành án, thời hiệu yêu cầu và nghĩa vụ thi hành
-GiảI thích bản án, quyết định
Khi bản án, quyết định mà Tòa án tuyên không rõ hoặc không thể thi hành thì Cơ quan thi hành án, các đương sự, người liên quan đến việc thi hành có quyền yêu cầu Tòa án đã ra bản án, quyết định giải thích
Chủ thể có trách nhiệm giải thích Chánh án Tòa án, Thẩm phán
2.2 Ra quyết định thi hành án
2.2.1 Thẩm quyền ra quyết định thi hành án
-Thủ trưởng Cơ quan thi hành án
-Phó thủ trưởng Cơ quan thi hành án được phân công
2.2.2 Các hình thức ra quyết định thi hành án
-Cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án
-Ra quyết định thi hành án theo yêu cầu của đương sự
2.3 Thông báo thi hành án
-Thông báo trực tiếp
-Niêm yết
-Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng
2.4 Xác minh điều kiện thi hành án
2.5 Ủy thác thi hành án
2.5.1 Khái niệm
Là hoạt động tố tụng của Cơ quan thi hành án chuyển giao việc thi hành các bản án, quyết định từ Cơ quan thi hành án này sang Cơ quan thi hành án khác theo trình tự, thủ tục do luật định nhằm thi hành các bản án, quyết định của Tòa án tuyên
2.5.2 Nguyên tắc ủy thác thi hành án
2.5.3 Thủ tục ủy thác thi hành án
2.6 Hoãn thi hành án
2.6.1 Khái niệm
Là hành vi tố tụng của Cơ quan thi hành án tạm dừng việc thi hành án khi có căn cứ theo quy định của pháp luật
2.6.2 Căn cứ
2.7 Tạm đình chỉ thi hành án
2.7.1 Khái niệm
2.7.2 Căn cứ
2.8 Đình chỉ thi hành án
2.8.1 Khái niệm
Là hành vi tố tụng của Cơ quan thi hành án dừng việc thi hành án khi có căn cứ theo quy định của pháp luật
2.8.2 Căn cứ
2.9 Trả lại đơn yêu cầu thi hành án
3.Kết thúc thi hành án
Chương 3: Cưỡng chế thi hành án (6 tiết)
1. Những vấn đề chung về cưỡng chế thi hành án
1.1 Khái niệm
Là biện pháp cưỡng bức bắt buộc của Cơ quan thi hành án do Chấp hành viên quyết định nhằm buộc ngườI phảI thi hành án thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định do Tòa án tuyên
1.2 Ý nghĩa
-Bảo vệ pháp luật
-Bảo vệ quyền lợi đương sự
1.3 Nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế
-Chấp hành viên chỉ được áp dụng các biện pháp cưỡng chế đã được quy định trong pháp luật thi hành án dân sự.
-Chỉ được áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án sau khi đã hết thời hạn tự nguyện thi hành án, trừ trường hợp cần áp dụng biện pháp cưỡng chế ngay
-Không được tổ chức cưỡng chế trong khong thời gian mười lăm ngày trước và sau tết Nguyên đán; các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách, nếu họ là người phải thi hành án
-Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế phải tưng ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án.
-Chấp hành viên căn cứ vào nội dung bản án, quyết định; tính chất, mức độ của nghĩa vụ thi hành án; điều kiện của người phải thi hành án; đề nghị của đương sự và tình hình thực tế ở địa phương để áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án thích hợp
2. Các biện pháp cưỡng chế thi hành án
2.1 Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
2.2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
2.3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
2.4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
2.5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
2.6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.
Chương 4: Khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về thi hành án dân sự (tự học)
1. Khiếu nại về thi hành án
1.1 Khái niệm khiếu nạI về thi hành án
Là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức theo trình tự do pháp luật quy định yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định, hành vi của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên mà cá nhân, cơ quan, tổ chức khiếu nại cho rằng quyết định hành vi đó là trái pháp luật, vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
1.2 Chủ thể khiếu nại, người bị khiếu nại và đối tượng của khiếu nại thi hành án
-Chủ thể khiếu nại: Người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án
-Chủ thể bị khiếu nại: Thủ trưởng Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên
-ĐốI tượng của khiếu nại thi hành án: Các quyết định, hành vi của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên
1.3 ThờI hạn khiếu nại
1.3 Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại về thi hành án
2.Tố cáo trong thi hành án dân sự
2.1 Khái niệm
Là việc công dân có quyền báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án, Chấp hành viên, cán bộ thi hành án gây thiệt hạI hoặc đe dọa gây thiệt hạI lợI ích của Nhà nước, quyền, lợI ích hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức
2.2 Quyền, nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo
2.3 Thẩm quyền giải quyết tố cáo
3. Xử lý vi phạm về thi hành án dân sự
3.1 Xử lý về hành chính
3.2 Xử lý về hình sự
11.Thảo luận: 3 tiết
12. Ngày phê duyệt:
13. Cấp phê duyệt:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN TỰ CHỌN
1.Tên học phần : HOẠT ĐỘNG CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ (30 tieát)
2.Số đơn vị học trình: 02
3.Trình độ cho sinh viên: năm thứ 4
4.Phân bổ thời gian:
- Lên lớp: 70 % (21 tiết)
+ Giảng: 18 tiết
+ Thảo luận: 3 tiết
- Đi thực tiễn: 30% (9 tiết)
5.Điều kiện tiên quyết:
Học phần này học sau các học phần: Luật tố tụng dân sự
6.Mục tiêu của học phần :
-Giúp sinh viên nhận biết về vị trí của chứng cứ và chứng minh trong hoạt động tố tụng
-Giúp sinh viên biết được và hiểu được về chứng cứ, chứng minh trong tố tụng dân sự
-Giúp sinh viên phân biệt hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự và các hoạt động chứng minh trong các tố tụng khác tố tụng khác (hành chính, hình sự)
-Giúp sinh viên thực hành một số vấn đề về chứng cứ và chứng minh và có thể áp dụng trong thực tiễn
7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Học phần được cấu trúc thành các chương: Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự và nội dung của hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự
8.Tài liệu học tập
Văn bản pháp luật:
A- Văn bản quan trọng:
1. -Bộ luật Tố tụng dân sự ngày 15/06/2004
2. -Luật Luật sư
3. - NQ số 04 của HĐTP TATC về chứng minh và chứng cứ ngày 17/09/2005
B- Văn bản bổ sung:
1. -Bộ luật dân sự ngày 14/06/2005
2. -Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động ngày 29/11/2006
3. -Luật hôn nhân và gia đình 2000
4. -Luật Quốc tịch Việt Nam 20/05/1998
5. -Luật Thương mại ngày 14/06/2005
8.2 Sách, Giáo Trình:
1. Đại học Luật Hà nội, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB Tư pháp (2006)
2. Quyết định giám đốc thẩm của HộI đồng Thẩm phán Tóa án tốI cao quyển 1, 2 của Tòa án nhân dân tốI cao 2004
8.3 Các tạp chí
- Tạp chí Tòa án nhân dân
- Tạp chí Khoa học pháp lý
- Tạp chí nghiên cứu pháp luật
- Tạp chí Kiểm sát
- Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
- Tạp chí Luật học
- Tạp chí Dân chủ và pháp luật
- Tạp chí Nghề luật
- Tạp chí nghiên cứu lập pháp
-Đề cương bài giảng
-Sách tham khảo
-Khác
9.Phương pháp giảng dạy
-Giảng lý thuyết
-Đi thực tiễn
-Khác
10.Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên
10.1 Hình thức đánh giá bộ phận
-Dự lớp
-Thái độ tham gia thảo luận
-Viết báo cáo thu hoạch
-Khác
10.2 Hình thứcthi kết thúc học phần
-Thi viết
10.3 Điểm học phần: 80% điểm thi kết thúc học phần 20% các điểm đánh giá bộ phận
11. Nội dung chi tiết học phần
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ (9 tiết)
1. Khái niệm, đặc điểm của họat động chứng minh trong tố tụng dân sự
1.1 Bản chất của họat động chứng minh trong tố tụng dân sự
Nhiệm vụ của Tòa án trong tố tụng dân sự là làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ việc dân sự: có hay không không có, tồn tại hay không tồn tại các sự kiện, tình tiết mà các bên nêu ra làm cơ sở cho yêu cầu của mình trước Tòa án. Chỉ trên cơ sở các tình tiết sự kiện của vụ việc dân sự đã được làm rõ, Tòa án mới có thể áp dụng pháp luật phù hợp để giải quyềt vụ việc: chấp nhận hay bác bỏ yêu cầu của các bên. Tòa án làm sáng tỏ sự thật khách quan của việc dân sự bằng các chứng cứ do các bên thu thập, đề xuất và được kiểm tra đánh giá theo trình tự do luật định.
Họat động thu thập, đề xuất, kiểm tra và đánh giá chứng cứ nhằm làm sáng tỏ các tình tiết sự kiện cụ thể để làm cơ sở cho việc giải quyềt đúng đắn vụ việc dân sự của Tòa án và những người tham gia tố tụng khác được gọi là họat động chứng minh trong tố tụng dân sự.
Chứng minh là hoạt động tố tụng do Tòa án và các chủ thể tham gia tố tụng tiến hành, làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án và yêu cầu, phản bác yêu cầu của các bên tham gia tố tụng
- Họat động chứng minh trong tố tụng dân sự một dạng của họat động nhận thức thế giới khách quan. Họat động chứng minh trong tố tụng dân sự là một quá trình nhận thức đi từ thấp đến cao, là sự thống nhất biện chứng của nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
- Họat động chứng minh trong tố tụng dân sự bao gồm hoạt động tư duy và họat động tố tụng của những người tiến hành tố tụng, đương sự và người tham gia tố tụng khác đại diện hợp pháp của họ. Họat động chứng minh là một quá trình bao gồm các giai đọan: thu thập chứng cứ, kiểm tra chứng cứ và đánh giá chứng cứ.
- Họat động chứng minh bắt đầu từ khi khởi kiện cho đến khi vụ án được giải quyết bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật
- Họat động chứng minh phải tuân thủ quy định của pháp luật
- Họat động chứng minh là hoạt động sử dụng chứng cứ
1.2 Đối tượng chứng minh
1.2.1 Khái niệm đốI tượng chứng minh
Tổng hợp các sự kiện pháp lý mà Tòa án cần phải làm sáng tỏ để làm cơ sở cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự. Những tình tiết, sự kiện này cần phải làm sáng tỏ trong quá trình tố tụng dân sự
Đối tượng chứng minh căn cứ vào:
- Theo yêu cầu của đương sự
- Xác định theo pháp luật nội dung
1.2.2 Những tình tiết, sự kiện không cần phảI chứng minh
- Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Toà án thừa nhận;
- Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong các bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật;
- Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp.
- Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện mà bên đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đó không phải chứng minh.
- Đương sự có người đại diện tham gia tố tụng thì sự thừa nhận của người đại diện được coi là sự thừa nhận của đương sự.
1.1 Chủ thể chứng minh
- Đương sự đưa ra yêu cầu
Đương sự có yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp.
Cá nhân, cơ quan tổ chức khởi kiện bo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước hoặc yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho việc khởi kiện, yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
-Đương sự phản đối yêu cầu
Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh.
-Đại diện đương sự
-Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
-Người làm chứng
-Người giám định
-Tòa án nhân dân
- Viện kiểm sát nhân dân
1.2 Phạm vi chứng minh
- Phạm vi chứng minh của Tòa án nhân dân: Toàn bộ nội dung vụ án thể hiện tập trung ở hoạt động đánh giá chứng cứ và kết luận về nộI dung vụ việc
- Phạm vi chứng minh của đương sự: yêu cầu hoặc phản đối yêu cầu
- Phạm vi chứng minh của ngườI đạI diện: Trong phạm vi đại diện
- Phạm vi chứng minh của ngườI làm chứng: Những gì mà họ biết
- Phạm vi chứng minh của ngườI giám định: Căn cứ vào đốI tượng giám định
- Phạm vi chứng minh của ngườI bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự: Theo yêu cầu của đương sự
2. Chứng cứ-công cụ của hoạt động chứng minh
2.1.Khái niệm
Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án thu thập được theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định mà Toà án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.
2.2. Đặc điểm của chứng cứ:
-Tính khách quan
Chứng cứ hình thành và tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người.
-Tính liên quan
Chứng cứ là những thông tin này làm cơ sở cho việc khẳng định sự tồn tại hoặc không tồn tại của những sự kiện có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ việc dân sự. Các sự kiện, tình tiết được coi là chứng cứ khi nó chứa đựng những nội dung gắn liền vớI việc giảI quyết của vụ án.
-Tính hợp pháp.
Không phải bất kỳ thông tin thực tế nào liên quan đến các tình tiết sự kiện của vụ án đều có thể làm căn cứ cho Tòa án giải quyềt vụ án mà chỉ có những thông tin thực tế được thu thập, kiểm tra và đánh giá theo trình tự do luật định. Mặt khác, chỉ có những thông tin thực tế thu thập từ những nguồn do luật định mới có thể được coi là chứng cứ.
2.3 Phân loại chứng cứ.
Phân loại chứng cứ vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn Chứng cứ có thể phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau.
- Theo nguồn gốc chứng cứ:
Chứng cứ được chia thành chứng cứ theo người và chứng theo vật.
Chứng cứ theo ngườI: Là những chứng cứ được rút ra từ con ngườI như: lời khai của đương sự, nhân chứng, kềt luận của giám định.
Chứng cứ theo vật: Là những chứng cứ được rút ra từ các vật khác nhau của thế giớI vật chất (vật chứng)
Vật chứng: vật hoặc tài liệu chứa đựng những thông tin thực tế về sự việc và tình tiềt của vụ việc dân sự. Những thông tin thực tế được thể hiện thông qua những ký hiệu( ký tự ) và biểu đạt những ý nghĩ, ý tưởng nhất định. Sự biểu đạt ý nghĩ, ý tưởng gắn liền với những con người cụ thể là tác giả của nó.
Ý nghĩa:
+Tùy thuộc vào từng vụ án mà chứng cứ có thể thu thập ở ngườI hoặc vật hoặc ở cả ngườI và vật
+Nếu xác định sai nguồn sẽ không thu thập được chứng cứ
- Theo tính chất hình thành chứng cứ:
Chứng cứ được chia thành chứng cứ gốc và chứng cứ thuật lại.
Chứng cứ gốc là những sự kiện thực tế đầu tiên về sự kiện cần chứng minh
Chứng cứ thuật lạI là những chứng cứ được sao chép lạI từ những chứng cứ khác
Chứng cứ thuật lại là chứng cứ được hình thành, phản ánh không phải do tác động trực tiếp của những tình tiềt sự kiện cần phải chứng minh đến nguồn chứng cứ mà tác động qua một khâu trung gian nhầt định.
Ý nghĩa
+ Chứng cứ càng xa gốc mức độ tin cậy càng kém
+ Ưu tiên thu nhập chứng cứ gốc.
-Theo hình thức liên hệ giữa thông tin thực tế với những tình tiết sự kiện cần phải chứng minh:
Chứng cứ được chia thành chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp.
Chứng cứ trực tiếp là những chứng cứ mà dựa vào đó Tòa án rút ra được một kết luận xác thực là có hay không có những tiết làm căn cứ để giảI quyết vụ án
Chứng cứ gián tiếp là những chứng cứ mà dựa vào đó Tòa án không rút ra được một kết luận xác thực mà rút ra được nhiều giả thiết, những giả thiết này so sánh, đốI chiếu vớI những chứng cứ khác mớI rút ra được một kết luận xác thực.
Ý nghĩa:
+Chứng cứ trực tiếp có giá trị chứng minh cao hơn chứng cứ gián tiếp
+Ưu tiên thu thập chứng cứ trực tiếp
2.2. Nguồn chứng cứ
2.2.1. Khái niệm về nguồn chứng cứ
Nguồn chứng cứ là hình thức tồn tại của chứng cứ, hình thức chứa đựng chứng cứ. Chứng cứ chỉ có thể hình thaønh và thu thập từ những nguồn được pháp luật quy định.
2.2.2. Các nguồn chứng cứ
-Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được;
-Các vật chứng;
-Lời khai của đương sự;
-Lời khai của người làm chứng;
-Kết luận giám định;
-Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ;
-Tập quán;
-Kết quả định giá tài sản;
-Các nguồn khác mà pháp luật có quy định
2.2.3 Nguyên tắc xác định chứng cứ
-Các tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
-Các tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
-Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.
-Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình hoặc khai bằng lời tại phiên toà.
-Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
-Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định và có chữ ký của các thành viên tham gia thẩm định.
-Tập quán được coi là chứng cứ nếu được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận.
+Cộng đồng là tập thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội tại nơi có tập quán;
+Tập quán là thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt thường ngày, được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận và làm theo như một quy ước chung của cộng đồng;
+Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại;
+Tập quán thương mại quốc tế là thông lệ, cách làm lặp đi, lặp lại nhiều lần trong buôn bán quốc tế và được các tổ chức quốc tế có liên quan thừa nhận;
+Chỉ chấp nhận tập quán không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Đối với những vấn đề mà đương sự viện dẫn tập quán nhưng đã có văn bản quy phạm pháp luật quy định, thì Toà án phải áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó để giải quyết mà không áp dụng tập quán.
-Kết quả định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định hoặc văn bản do chuyên gia về giá cả cung cấp
CHƯƠNG 2: NỘI DỤNG HOẠT ĐỘNG CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ (9 tiết)
2.1. Hoạt động cung cấp chứng cứ
2.1.1. Khái niệm
2.1.2. Thủ tục cung cấp chứng cứ
- Giai đoạn khởi kiện
- Giai đoạn chuẩn bị xét xử
- Tại phiên tòa
- Cung cấp chứng cứ tại thủ tục phúc thẩm
- Cung cấp chứng cứ tại thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
2.2. Hoạt động thu thập chứng cứ
2.2.1. Khái niệm
2.2.2. Thu thập chứng cứ của Tòa án và phương pháp thu thập
Các hình thức Tòa án thu thập chứng cứ:
+Lấy lờI khai của đương sự: Thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Đương sự phải tự viết bn khai và ký tên của mình. Trong trường hợp đương sự không thể tự viết được thì Thẩm phán lấy lời khai của đương sự. Việc lấy lời khai của đương sự chỉ tập trung vào những tình tiết mà đương sự khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Thẩm phán tự mình hoặc Thư ký Toà án ghi lại lời khai của đưng sự vào biên bản. Thẩm phán lấy lời khai của đương sự tại trụ sở Toà án, trong trường hợp cần thiết có thể lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Toà án.
+Lấy lờI khai của ngườI làm chứng: Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán tiến hành lấy lời khai của người làm chứng tại trụ sở Toà án hoặc ngoài trụ sở Toà án.
Thủ tục lấy lời khai của người làm chứng được tiến hành như việc lấy lời khai của đương sự
Việc lấy lời khai của người làm chứng chưa đủ mười tám tuổi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải được tiến hành với sự có mặt của người đại diện theo pháp luật hoặc người đang thực hiện việc quản lý, trông nom người đó.
+ĐốI chất
+Xem xét, thẩm định tạI chỗ: Việc xem xét, thẩm định tại chỗ phải do Thẩm phán tiến hành với sự có mặt của đại diện Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định và phải báo trước việc xem xét, thẩm định tại chỗ để đương sự biết và chứng kiến việc xem xét, thẩm định đó.
+Trưng cầu giám định: Theo sự thoả thuận lựa chọn của các bên đương sự hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, những vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.
+Định giá tài sản: Toà án ra quyết định định giá tài sản đang tranh chấp trong các trường hợp sau đây:
Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự;
Các bên thoả thuận theo mức giá thấp nhằm mục đích trốn thuế hoặc giảm mức đóng án phí.
Hội đồng định giá do Toà án quyết định thành lập gồm Chủ tịch Hội đồng và các thành viên là đại diện c quan tài chính và các cơ quan chuyên môn có liên quan. Hội đồng định giá chỉ tiến hành định giá khi có mặt đầy đủ các thành viên của Hội đồng. Trong trường hợp cần thiết, đại diện Uỷ ban nhân dân cấp xã ni có tài sản định giá được mời chứng kiến việc định giá. Các đương sự được thông báo trước về thời gian, địa điểm tiến hành định giá, có quyền tham dự và phát biểu ý kiến về việc định giá. Quyền quyết định về giá đối với tài sản định giá thuộc Hội đồng định giá.
+Ủy thác thu thập chứng cứ: Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, Toà án có thể ra quyết định uỷ thác để Toà án khác hoặc cơ quan có thẩm quyền lấy lời khai của đương sự, của người làm chứng, thẩm định tại chỗ, định giá tài sản hoặc các biện pháp khác để thu thập chứng cứ, xác minh các tình tiết của vụ việc dân sự.
Toà án có thể trực tiếp hoặc bằng văn bản yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ cung cấp cho mình chứng cứ.
2.2.3. Bảo quản, bảo vệ chứng cứ
2.2.4. Những nội dung cần xác minh, thu thập chứng cứ
- Quan hệ pháp luật tranh chấp giữa các đương sự
- Thành phần tư cách đương sự
- Những vấn đề cần phải chứng minh
2.3 Hoạt động nghiên cứu chứng cứ
2.3.1. Khái niệm
Là việc xác định các thuộc tính của chứng cứ, mốI liên hệ của chứng cứ
Nghiên cứu chứng cứ là một phần không thể thiếu được của quá trình chứng minh, là sự nhận thức trực tiếp của chủ thể họat động chứng minh về chứng cứ ở những góc độ sau đây: tính liên quan, tính hợp pháp, tính tòan diện, tính đầy đủ của chứng cứ.
Chủ thể nghiên cứu chứng cứ là Tòa án nhân dân. Việc nghiên cứu chứng cứ có thể diễn ra trước phiên tòa hoặc tại phiên tòa
Việc nghiên cứu chứng cứ có thể chứng cứ tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau như trực tiếp nghe lời khai của các bên đương sự, lời khai của nhân chứng, trình bày kết luận của giám định viên, nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, trực tiếp đọc các tài liệu, bằng cách xem xét trực tiếp vật chứng, xem các băng hình đĩa hình, hỏI những ngườI tham gia tố tụng. Phương pháp nghiên cứu có thể là so sánh, phân tích, đối chiếu, đối chất, xem xét thẩm định tại chỗ, trưng cầu giám định, định giá tài sản….
Kiểm tra chứng cứ có ý nghĩa: kiểm tra kết quả của giai đọan cung cấp chứng cứ và là tiền đề cho giai đọan tiếp theo, đánh giá chứng cứ.
2.3.2. Yêu cầu của việc nghiên cứu chứng cứ
2.3.3. Nội dung của hoạt động nghiên cứu chứng cứ
2.3.4. Trình tự nghiên cứu chứng cứ
2.4. Đánh giá chứng cứ
2.4.1. Khái niệm
2.4.2. Nguyên tắc đánh giá chứng cứ
Là giai đọan cuối cùng của quá trính chứng minh. Trên cơ sở keát quả kiểm tra, các chủ thể họat động chứng minh đi đến kềt luận về các thuộc tính cũng như tính xác thực của các chứng cứ, mối liên hệ giữa chúng với nhau, về sự tồn tại hay không tồn tại của các sự kiện, tình tiết thuộc đối tượng chứng minh. Bản chất của đánh giá chứng cứ là hoạt động tư duy logic diễn ra dưới hình thức các hành vi tố tụng, chịu sự tác động của pháp luật. Đánh giá chứng chứ là quá trình hai mặt: mặt nội dung (tư duy logic) và mặt hình thức (mặt pháp luật )
2.4.2. Nguyên tắc đánh giá chứng cứ
2.4.3. Phương pháp đánh giá chứng cứ
12. Thảo luận: 3 tiết
13. Ngày phê duyệt
14. Cấp phê duyệt
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
KHOA LUẬT DÂN SỰ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
**********
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
1. Tên học phần: Luật hôn nhân và gia đình
2. Số đơn vị học trình: hai đơn vị học trình (45 tiết)
3. Trình độ cho sinh viên: Năm thứ 3
4. Phân bổ thời gian:
-Lên lớp: 60%
-Thảo luận: 10%
-Tự học có hướng dẫn: 30%
5. Điều kiện tiên quyết: Học phần này học sau các học phần:
- Giới thiệu chung về hệ thống pháp luật Việt Nam
- Luật Dân sự HP1, HP2, HP3
6. Mục tiêu của học phần :
- Giúp sinh viên nhận biết về vị trí của Luật hôn nhân và gia đình trong hệ thống pháp luật Việt Nam
- Giúp sinh viên nhận biết quan hệ hôn nhân và gia đình vớI ác quan hệ pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam
- Giúp sinh viên nhận biết và thực hành về một số vấn đề pháp lý liên quan đến hôn nhân và gia đình.
- Giúp sinh viên biết vận dụng các kiến thức pháp luật hôn nhân và gia đình vào thực tiễn cuộc sống.
7. Mô tả tóm tắt nội dung học phần: (Gồm 9 chương)
Học phần được cấu trúc thành các chương:
- Khái niệm và các nguyên tắc cơ bản của LHN&GĐ VN;
- Quan hệ pháp luật HN & GĐ;
- Sự phát triển của LHN&GĐ VN;
- Kết hôn;
- Quan hệ vợ chồng;
- Quan hệ cha mẹ và con;
- Quan hệ cấp dưỡng;
- Chấm dứt hôn nhân;
- Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
8. Tài liệu học tập:
- Tập bài giảng Trường Đại học Luật TPHCM
- Giáo trình: Giáo trình luật Hôn nhân và gia đình Đại học luật Hà Nội
- Đề cương bài giảng
- Sách tham khảo
- Các loại tạp chí
- Tạp chí Tòa án nhân dân
- Tạp chí Khoa học pháp lý
- Tạp chí nghiên cứu pháp luật
- Tạp chí Kiểm sát
- Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
- Tạp chí Luật học
- Tạp chí Dân chủ và pháp luật
- Tạp chí Nghề luật
- Văn bản pháp luật:
(1) Thông tư số 60/ TATC ngày 22.2.1978 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết các việc tranh chấp về hôn nhân và gia đình của cán bộ, bộ đội đã có vợ, có chồng trong Nam tập kết ra Bắc lấy vợ, lấy chồng khác.
(2) Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
(3) Nghị quyết số 35/2000/QH 10 ngày 9.6.2000 của Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 7 "về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000"
(4) Chỉ thị số 15/2000/CT-TTG ngày 9.8.2000 của Thủ tướng Chính phủ " Về việc tổ chức thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000"
(5) Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23.12.2000 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
(6) Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 3.1.2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH 10 ngày 9.6.2000 của Quốc hội " Về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000"
(7) Công văn số 112/2001/KHXX ngày 14.9.2001 của Toà án nhân dân Tối cao hướng dẫn việc xác định thời điểm thụ lý vụ án về hôn nhân và gia đình.
(8) Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3.10.2001 của chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
(9) Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22.10.2001 của Chính phủ " Quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH 10 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000".
(10) Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21.11.2001 của Chính phủ về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
(11) Thông tư Số 07/2001/TT-BTP ngày 10.12.2001 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số qui định của Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22.10.2001 của Chính phủ qui định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH 10 ngày 9.6.2000 của Quốc hội.
(12) Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27.3.2002 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số.
(13) Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10.7.2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có Yếu tố nước ngoài.
(14) Thông tư số 07/2002/TT-BTP ngày 16.12.2002 của Bộ tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10.7.2002 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
(15) Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12.2.2003 của Chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học.
(16) Pháp lệnh dân số số 06/2003/PL-UBTVQH 11 có hiệu lực ngày 1.5.2003.
(17) Chỉ thị số 3/2005/CT-TTG ngày 25.2.2005 của Thủ tướng chính phủ về tăng cường quản lý nhà nước đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
(18) Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
(19) Nghị định 69/2006/NĐ - CP ngày 21.7.2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 68/2002/NĐ - CP.
(20) Sắc lệnh 97-SL ngày 22.5.1950 của Chủ tịch nước Việt nam dân chủ cộng hoà sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật.
(21) Sắc lệnh số 159-SL ngày 17.11.1950 của Chủ tịch nước Việt nam dân chủ cộng hoà qui định về vấn đề ly hôn.
(22) Luật Hôn nhân gia đình năm 1959
(23) Luật Hôn nhân gia đình năm 1986.
(24) Luật quốc tịch Việt nam năm 1998.
(25) Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991.
(26) Hiến pháp năm 1992 (Đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001): Chương 5
(27) Bộ luật Dân sự 2005
(28) Bộ luật Hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(29) Bộ luật Tố tụng dân sự.
(30) Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em
(31) Công ước Liên hiệp quốc về loại trừ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ.
(32) Tuyên bố của Liên hiệp quốc về loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ.
(33) Quyết định số 15/2003/QĐ-BTP ngày 12.2.2003 của Bộ Tư pháp về việc ban hành biểu mẫu, sổ hộ tịch có yếu tố nước ngoài. .
9. Phương pháp giảng dạy
- Giảng lý thuyết: Giảng viên lên lớp trình bày những vấn đề lý luận về môn học, kết hợp với việc đưa ra tình huống để sinh viên trao đổi, đưa ra quan điểm của mình ngay trong buổi học.
- Phần tự học có hướng dẫn: Giảng viên định hướng cho Sinh viên những vấn đề cốt lõi trong bài học, cách nghiên cứu, nguồn tài liệu.
- Thảo luận
10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên
- Đánh giá bộ phận:
+ Chuyên cần
+ Kiểm tra thường xuyên
+ Phát biểu có chất lượng từ việc học tập và nghiên cứu
- Thi kết thúc học phần: Thi vấn đáp hoặc viết
11. Tên Giảng viên giảng dạy
-Ts Nguyễn Văn Tiến
-Ths Trần Thị Hương
-Ths Lê Vĩnh Châu
-Ths Lê Thị Mận
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
Môn: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ (HPI)
1. Tên học phần : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM
2. Số đơn vị học trình: Hai (2)
3. Trình độ cho sinh viên: Năm thứ 3 và năm thứ 4
4. Phân bổ thời gian:
- Lên lớp: 60 % (18 tiết)
- Thảo luận: 10% (3 tiết)
- Tự học có hướng dẫn: 30% (9 tiết)
5. Điều kiện tiên quyết:
Học phần này học sau các học phần:
- Giới thiệu chung về hệ thống pháp luật Việt Nam
- Luật Dân sự
- Luật lao động
- Luật Thương mại
- Luật đất đai
- Luật hôn nhân và gia đình
6. Mục tiêu của học phần :
- Truyền đạt những kiến thức cơ bản của tố tụng dân sự cho sinh viên như khái niệm, các nguyên tắc cơ bản, vấn đề thẩm quyền xét xử của Tòa án, vấn đề về chứng cứ và chứng minh, án phí và các chi phí tố tụng.
- Xây dựng phương pháp tư duy cho sinh viên về mặt khoa học cho những nội dung kiến thức đã truyền đạt nêu trên để từ đó sinh viên tự nghiên cứu, đánh giá, phê bình về các quy định của pháp luật hiện hành so với những kiến thức khoa học đã lĩnh hội được.
- Sinh viên tự so sánh, nhận xét về những đặc thù trong những kiến thức chung đó với các thủ tục tố tụng khác như tố tụng hình sự, tố tụng hành chính và rộng hơn, so sánh với pháp luật tố tụng dân sự của một số mô hình tố tụng trên thế giới.
7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Học phần được cấu trúc thành các chương: Khái niệm và các nguyên tắc của luật tố tụng dân sự Việt Nam, quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân, chứng cứ và hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự và án phí, lệ phí trong tố tụng dân sự
8. Tài liệu học tập:
8.1. Văn bản pháp luật:
- Bộ luật Tố tụng dân sự ngày 15/06/2004
- Nghị quyết 742/NQ-UBTVQH11 ngày 24/12/2004 về việc giao thẩm quyền cho tòa án nhân dân cấp huyện theo điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự
- NQ của HĐTP TATC hướng dẫn phần những quy định chung của Bộ luật TTDS ngày 31/03/2005
- NQ số 04 của HĐTP TATC về chứng minh và chứng cứ ngày 17/09/2005
- NQ số 1036 của UBTVQH về giao thẩm quyền xét xử ngày 27/07/2006
- Luật tổ chức TAND 02/04/2002
- Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân ngày 04/10/2002
- Pháp lệnh Kiểm sát viên ngày 04/10/2002
- Luật Luật sư
8.2. Giáo Trình:
- Tập bài giảng TTDS Trường Đại học Luật TPHCM
- Đại học Luật Hà nội, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB Tư pháp (2006)
8.3. Các nguồn tài liệu khác
- Tạp chí Tòa án nhân dân
- Tạp chí Khoa học pháp lý
- Tạp chí nghiên cứu pháp luật
- Tạp chí Kiểm sát
- Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
- Tạp chí Luật học
- Tạp chí Dân chủ và pháp luật
- Tạp chí Nghề luật
- Tạp chí nghiên cứu lập pháp
9. Phương pháp giảng dạy
- Giảng lý thuyết
- Thảo luận
- Tự học có hướng dẫn
10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên
10.1. Hình thức đánh giá bộ phận
- Dự lớp
- Thái độ tham gia thảo luận
- Kiểm tra thường xuyên
10.2. Hình thức thi kết thúc học phần
- Thi viết
- Thi vấn đáp
10.3. Điểm học phần: 80% điểm thi kết thúc học phần 20% các điểm đánh giá bộ phận
11. Tên Giảng viên giảng dạy
-Ts Nguyễn Văn Tiến
-PGS.Ts Nguyễn Thị Hoài Phương
-Ths Đặng Thanh Hoa
-CN Nguyễn Thị Hoài Trâm
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
MÔN: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ (HP2)
1. Tên học phần: CÁC THỦ TỤC TỐ TỤNG DÂN SỰ
2. Số đơn vị học trình: Hai (2)
3. Trình độ cho sinh viên: Năm thứ 3 và năm thứ 4
4. Phân bổ thời gian:
- Lên lớp: 60 % (18 tiết)
- Thảo luận: 10% (3 tiết)
- Đi thực tiễn: 30%(9 tiết)
5. Điều kiện tiên quyết:
Học phần này học sau các học phần:
Luật tố tụng dân sự học phần 1
6. Mục tiêu của học phần:
- Truyền đạt những kiến thức cho người học về quy trình, thủ tục tố tụng theo từng giai đoạn từ khởi kiện đến thi hành án. Trong đó bao gồm cả sự phân biệt giữa thủ tục giải quyết vụ án dân sự và thủ tục giải quyết việc dân sự trong tố tụng dân sự.
- Giúp cho người học ứng dụng kiến thức lý luận để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn
7. Mô tả tóm tắt nội dung học phần:
Học phần được cấu trúc thành các chương: Thủ tục sơ thẩm vụ án dân sự, thủ tục phúc thẩm; thủ tục xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; thủ tục giải quyết việc dân sự, thủ tục thi hành án
8. Tài liệu học tập
8.1. Văn bản pháp luật
- Bộ luật Tố tụng dân sự ngày 15/06/2004
- Nghị quyết số 02 ngày 12/05/2006 của Hội đồng Thẩm phán TATC về giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm
- Nghị quyết số 05 ngày 04/08/2006 của Hội đồng Thẩm phán TATC về giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm
- Nghị quyết số 02 ngày 27/04/2005 của Hội đồng Thẩm phán TATC về các biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Luật Thi hành án dân sự
8.2. Giáo trình
- Tập bài giảng TTDS Trường Đại học Luật TPHCM
- Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB Tư pháp (2006)
8.3. Các nguồn tài liệu khác
- Tạp chí Tòa án nhân dân
- Tạp chí Khoa học pháp lý
- Tạp chí nghiên cứu pháp luật
- Tạp chí Kiểm sát
- Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
- Tạp chí Luật học
- Tạp chí Dân chủ và pháp luật
- Tạp chí Nghề luật
- Tạp chí nghiên cứu lập pháp
9. Phương pháp giảng dạy
- Giảng lý thuyết
- Thảo luận
- Tự học có hướng dẫn và đi thực tiễn
10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên
10.1. Hình thức đánh giá bộ phận
- Dự lớp
- Thái độ tham gia thảo luận
- Viết báo cáo thu hoạch hoặc diễn án
- Kiểm tra thường xuyên
10.2. Hình thức thi kết thúc học phần
- Thi viết
- Thi vấn đáp
10.3. Điểm học phần:
80% điểm thi kết thúc học phần 20% các điểm đánh giá bộ phận
11.Tên Giảng viên giảng dạy
-Ts Nguyễn Văn Tiến
-PGS.Ts Nguyễn Thị Hoài Phương
-Ths Đặng Thanh Hoa
-Cn Nguyễn Thị Hoài Trâm
:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét