Chủ Nhật, 19 tháng 12, 2010

HỒ SƠ MÔN HỌC HNGD

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TPHCM
KHOA LUẬT DÂN SỰ
TỔ BỘ MÔN TỐ TỤNG DÂN SỰ-HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH












ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
LUẬT HÔN NHÂN &GIA ĐÌNH











TPHCM- 2010


ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

1. Thông tin về giảng viên :
- TS .GVC Nguyễn Văn Tiến (Trưởng bộ môn)
+ E-mail: tienklds@yahoo.com
+ Điện thoại: 0903860909
- Ths. Lê Vĩnh Châu
+ E-mail: chaudhl@yahoo.com.vn
+ Điện thoại: 0909 787787
- Ths. Trần Thị Hương
+ E-mail: tranthihuongdhl@gmail.com
+ Điện thoại: 0909 516151
- Ths. Lê Thị Mận:
+ E-mail: man021068@yahoo.com;
+ Điện thoại: 08.3.9856.501/0983.02.10.68.
2. Thông tin chung về môn học:
- Tên môn học: Luật Hôn nhân và gia đình ( môn học bắt buộc)
- Mã môn học: HN004; số tín chỉ: 02 (45 tiết )
- Các môn học tiên quyết: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật; Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam; Luật Hiến pháp; Luật dân sự; Luật Hình sự; Luật hành chính; Luật đất đai
- Chuyên đề tự chọn : Chế độ tài sản của vợ chồng ; Quyền lợi của của phụ nữ và trẻ em trong LHN&GĐ ; Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động: 30 giờ tín chỉ - 45 tiết :
+ Nghe giảng lý thuyết: 24 giờ tín chỉ ( 24 tiết )
+ Thảo luận, làm việc nhóm : 6 giờ tín chỉ ( 12 tiết )
+ Tự học xác định: 3 giờ ( 9 tiết )
- Địa chỉ : Khoa Luật Dân sự, phòng 302, số 2 Nguyễn Tất Thành, phường 11, quận 4, TPHCM.
3. Mục tiêu chung của môn học
- Về kiến thức
+ Giúp sinh viên hiểu vị trí của LHN&GĐ cũng như mối quan hệ giữa pháp luật hôn nhân gia đình với các quan hệ pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam;
+ Giúp sinh viên nhận biết các vấn đề pháp lý liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình như kết hôn, quan hệ vợ chồng, quan hệ cha, mẹ, con, cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình, ly hôn … từ đó có thể đói chứng với thực trạng các vấn đề đó trong đời sống xã hội;
+ Giúp sinh viên biết vận dụng một số quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình để giải quyết các tình huống liên quan trong thực tiễn.
- Về kỹ năng:
+ Sinh viên được rèn luyện kỹ năng phát hiện và phân tích những vấn đề mang tính pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình;
+ Sinh viên được rèn luyện kỹ năng so sánh, nhận định và đánh giá các vấn pháp lý cũng như tình huống trong thực tiễn ;
+ Trau dồi thói quen nghe, đọc, và phân tích các vấn đề và bước đầu đầu hình thành cho sinh viên phương pháp tư duy phê phán, phản biện các vấn đề.
4. Tóm tắt nội dung môn học
Hôn nhân và gia đình là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học trong đó có luật học. Cùng với nhiều môn học khác, Luật Hôn nhân và gia đình là một trong những môn học truyền thống mang tính bắt buộc trong chương trình đào tạo Cử nhân luật tại Việt Nam, môn khoa học pháp lý chuyên ngành nghiên cứu các vấn đề lý luận và pháp lý cơ bản về hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình.
Là một môn khoa học có tính ứng dụng cao và gắn với cuộc sống của mỗi cá nhân trong đời sống xã hội, môn học LHN&GĐ gồm 10 vấn đề với hai phần nội dung chính.
Phần lý luận giới thiệu các hình thái HN&GĐ trong lịch sử; các khái niệm cơ bản như khái niệm hôn nhân, khái niệm gia đình, khái niệm luật HN&GĐ, quan hệ pháp luật HN&GĐ; nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của luật HN&GĐ Việt Nam.
Phần các chế định pháp lý cụ thể nghiên cứu những quy định của pháp luật hiện hành về kết hôn và hủy kết hôn trái pháp luật; Quan hệ vợ chồng; Quan hệ cha mẹ và con; Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình; Chấm dứt hôn nhân; Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Ngoài nội dung chương trình cơ bản như trên, đối với hệ đào tạo chính quy, việc dạy – học môn LHN&GĐ còn có thể được thực hiện qua ba chuyên đề tự chọn: Chế định tài sản của vợ chồng; Quyền lợi của phụ nữ và trẻ em trong LHN&GĐ ; Quan hê HN&GĐ có yếu tố nước ngoài.
5. Nội dung chi tiết môn học
Chương trình môn học luật HN&GĐ bao gồm 10 vấn đề:
Vấn đề 1. Lý luận chung về hôn nhân và gia đình
1.1. Các hình thái HN&GĐ trong lịch sử
1.2. Khái niệm và các đặc điểm của hôn nhân
1.3. Khái niệm và các chức năng cơ bản của gia đình
1.4. Khái niệm luật HN&GĐ Việt Nam
1.4.1. Khái niệm
1.4.2. Đối tượng điều chỉnh
1.4.3. Phương pháp điều chỉnh
1.5. Nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của Luật HN&GĐ
1.5.1.Nhiệm vụ của Luật HN&GĐ
1.5.2. Các nguyên tắc cơ bản của Luật HN&GĐ
1.6. Quan hệ pháp luật HN&GĐ
1.6.1 Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật HN&GĐ
1.6.2 Các yếu tố của quan hệ pháp luật HN&GĐ
1.6.3. Căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt, quan hệ pháp luật HN&GĐ
1.7. Khái quát sự phát triển của Luật HN&GĐ Việt Nam
1.7.1. Pháp luật HN&GĐ thời kỳ Phong kiến
1.7.2. Pháp luật HN&GĐ thời kỳ Pháp thuộc
1.7.3. Pháp luật HN&GĐ từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay.
Vấn đề 2. Kết hôn
2.1. Khái niệm kết hôn
2.2. Các điều kiện kết hôn
2.2.1. Điều kiện tuổi kết hôn
2.2.2. Điều kiện ý chí chủ thể trong kết hôn
2.2.3. Các trường hợp cấm kết hôn
- Người đang có vợ hoặc có chồng
- Người mất năng lực hành vi dân sự
- Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời
- Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi, giữa những người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng
- Giữa những người cùng giới tính
2.3. Đăng ký kết hôn
-.Thẩm quyền đăng ký kết hôn
- Thủ tục đăng ký kết hôn
- Nghi thức kết hôn
Vấn đề 3. Hủy kết hôn trái pháp luật và không công nhận quan hệ vợ chồng
3.1. Khái niệm kết hôn trái pháp luật
3.2. Huỷ kết hôn trái pháp luật
3.2.1. Căn cứ hủy kết hôn trái pháp luật
3.2.2. Quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật
3.2.3. Thẩm quyền và đường lối xử lý kết hôn trái pháp luật
- Thẩm quyền giải quyết
- Đường lối xử lý
+ Tảo hôn
+ Bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn
+ Vi phạm các trường hợp cấm kết hôn
3.2.3. Hậu quả pháp lý của hủy việc kết hôn trái pháp luật
- Quan hệ nhân thân
- Quan hệ tài sản
- Quyền lợi của con chung
3.3. Không công nhận quan hệ vợ chồng
3.3.1 Các trường hợp không công nhận quan hệ vợ chồng
3.3.2 Hậu quả pháp lý của việc không công nhận quan hệ vợ chồng.
- Quan hệ nhân thân
- Quan hệ tài sản
- Quyền lợi của con chung
Vấn đề 4. Quan hệ vợ chồng
4.1. Khái niệm quan hệ vợ chồng
4.2. Nội dung quan hệ vợ chồng
4.2.1. Nghĩa vụ và quyền về nhân thân giữa vợ và chồng
- Nghĩa vụ và quyền nhân thân mang tính tình cảm riêng tư
- Nghĩa vụ và quyền nhân thân mang tính tự do dân chủ
- Vấn đề đại diện giữa vợ và chồng
4.2.1. Nghĩa vụ và quyền về tài sản giữa vợ và chồng
- Quyền sở hữu tài sản giữa vợ và chồng
+ Tài sản chung của vợ, chồng.
 Tính chất và căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng
 Chế độ pháp lý đối với tài sản chung
 Quyền yêu cầu chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân
+ Tài sản riêng của vợ, chồng.
 Xác định tài sản riêng của vợ chồng
 Chế độ pháp lý đối với tài sản riêng
- Quyền thừa kế tài sản giữa vợ và chồng
- Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng.
Vấn đề 5 : Căn cứ phát sinh quan hệ cha, mẹ và con
5.1. Quan hệ cha, mẹ và con phát sinh do sinh đẻ
5.1.1. Một số khái niệm cơ bản
5.1.2. Xác định cha mẹ cho con trong giá thú
5.1.3.Xác định cha mẹ cho con ngoài giá thú
5.1.4.Xác định cha mẹ cho con trong trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học
5.1.5. Thủ tục xác định quan hệ cha, mẹ và con
5.2. Quan hệ cha, mẹ và con phát sinh do việc nhận nuôi con nuôi
5.2.1. Khái niệm nuôi con nuôi
5.2.2.Mục đích, ý nghĩa của việc nuôi con nuôi
5.2.3. Điều kiện để việc nuôi con nuôi hợp pháp
5.2.4. Hậu quả pháp lý của việc nhận nuôi con nuôi
5.2.5. Chấm dứt việc nuôi con nuôi.
1.3. Quan hệ cha, mẹ, con phát sinh do sự việc sống chung giữa bố dượng, mẹ kế với con riêng
Vấn đề 6. Nghĩa vụ và quyền giữa cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình
6.1. Nghĩa vụ và quyền về nhân thân giữa cha mẹ và con
6.2. Nghĩa vụ và quyền về tài sản giữa cha mẹ và con
6.3. Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên
6.3.1. Căn cứ hạn chế quyền của cha mẹ đối với con
6.3.2. Phạm vi hạn chế quyền của cha mẹ đối với con
6.3.3. Quyền yêu cầu hạn chế quyền của cha mẹ đối với con
6.3.4.Hậu quả pháp lý của việc hạn chế quyền của cha mẹ đối với con.
6.4.Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình
6.4.1. Khái niệm về quan hệ giữa các thành viên trong gia đình
6.4.2 Nội dung nghĩa vụ và quyền giữa các thành viên trong gia đình
Vấn đề 7. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên gia đình
7.1 Khái niệm và đặc điểm của nghĩa vụ cấp dưỡng
7.2. Các qui định chung về nghĩa vụ cấp dưỡng.
7.2.1. Mức cấp dưỡng
7.2.2. Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
7.2.3.Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
7. 3.Các trường hợp phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng
7.3.1. Cấp dưỡng giữa cha mẹ và con
7.3.2. Cấp dưỡng giữa vợ và chồng
7.3.3. Cấp dưỡng giữa anh chị em với nhau
7.3.4. Cấp dưỡng giữa ông bà - cháu
7. 4. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
7. 5. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng.
Vấn đề 8. Các trường hợp chấm dứt hôn nhân
8.1. Chấm dứt hôn nhân do sự kiện chết của vợ chồng
8.2 Chấm dứt hôn nhân bằng ly hôn
8.2.1. Khái niệm ly hôn
8.2.2.Quyền yêu cầu ly hôn và hạn chế quyền yêu cầu ly hôn
8.2.3. Căn cứ cho ly hôn
- Tình trạng hôn nhân mâu thuẫn trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt
- Quyết định tuyên bố mọt bên vợ hoặc chồng mất tích
8.2.4. Các trường hợp ly hôn
- Thuận tình ly hôn
- Ly hôn do một bên vợ, chồng yêu cầu
- Ly hôn theo yêu cầu của vợ hoặc chồng cuả người bị Tòa án tuyên bố mất tích
Vấn đề 9: Hậu quả pháp lý của ly hôn
9.1. Quan hệ nhân thân
9.2. Quan hệ tài sản
9.2.1. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn
9.2.2. Thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản khi ly hôn
9.2.3. Giải quyết việc cấp dưỡng cho vợ, chồng khi ly hôn
9.3. Giải quyết quyền lợi con chung
9.3.1. Xác định bên trực tiếp nuôi con và thay đổi người trực tiếp nuôi con
9.2.2. Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con cha mẹ khi ly hôn
9.2.3. Quyền thăm nom con sau ly hôn
Vấn đề 10. Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
10..1. Khái niệm quan hệ HN&GĐ có yếu tố nước ngoài
10.2.Thẩm quyền giải quyết quan hệ HN&GĐ có yếu tố nước ngoài
10.2.1. Thẩm quyền đăng ký các quan hệ HN&GĐ có yếu tố nước ngoài
10.2.2.. Thẩm quyền giải quyết các vụ việc về HN&GĐ có yếu tố nước ngoài
10.3. Nguyên tắc áp dụng luật
10.4. Một số quan hệ HN&GĐ có yếu tố nước ngoài
10.4.1. Kết hôn có yếu tố nước ngoài
10.4.2. Ly hôn có yếu tố nước ngoài
10.4.3. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
10.4.4. Giám hộ có yếu tố nước ngoài.

6. Học liệu
6.1. Học liệu bắt buộc
* Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
* Nghị quyết số 35/2000/QH 10 ngày 9.6.2000 của Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 7 "về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000"
* Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23.12.2000 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
* Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3.10.2001 của chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
* Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22.10.2001 của Chính phủ " Quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH 10 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000".
* Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21.11.2001 của Chính phủ về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
* Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27.3.2002 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số.
* Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10.7.2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có Yếu tố nước ngoài.
* Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của CPhủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
* Nghị định 69/2006/NĐ - CP ngày 21.7.2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 68/2002/NĐ - CP.
* Thông tư số 60/ TATC ngày 22.2.1978 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết các việc tranh chấp về hôn nhân và gia đình của cán bộ, bộ đội đã có vợ, có chồng trong Nam tập kết ra Bắc lấy vợ, lấy chồng khác.
* Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 3.1.2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH 10 ngày 9.6.2000 của Quốc hội " Về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000"
* Thông tư Số 07/2001/TT-BTP ngày 10.12.2001 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số qui định của Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22.10.2001 của Chính phủ qui định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH 10 ngày 9.6.2000 của Quốc hội.
* Thông tư số 07/2002/TT-BTP ngày 16.12.2002 của Bộ tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10.7.2002 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
* Giáo trình Luật HN&GĐVN ( Đại học Luật Hà Nội, 2008 )
* Tập bài giảng Luật HN&GĐ ( Khoa LDS, Đại học Luật TPHCM, 2009 – 2010 )
Học liệu tham khảo:
* Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, NXB Lao động 2008
* Hiến pháp năm 1992 (Đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001): Chương 5
* Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, năm 1986.
* Bộ luật Dân sự 2005
* Bộ luật Hình sự năm 1999 ( sửa đổi bổ sung 2009 )
* Bộ luật Tố tụng dân sự 2004.
* Pháp lệnh dân số 06/2003/PL-UBTVQH 11 có hiệu lực ngày 1.5.2003.
* Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh dân số năm 2008 ( hiệu lực 1/2/2009 )
* NĐ20/2010/NĐ – CP qui định chi tiết sửa đổi Điều 10 PLDS
* Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2009 qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình
* Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04/02/2009 qui địnhchi tiết và hường dẫn thi hành một số điều của Luật phòng chống bạo lực gia đình
* Nghị định 88/2008/NĐ –CP ngày 5.8.08 về xác định lại giới tính
* Luật Bình đẳng giới ngày 29.11.2006
* Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991.
* Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ngày 21.11.2007
* Luật Quốc tịch ngày 13 tháng 11 năm 2008 ( hiệu lực 1/7/2009 )
* Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em
* Công ước Liên hiệp quốc về loại trừ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ.
* Tuyên bố của Liên hiệp quốc về loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ.
* Luật HN&GĐVN, 120 câu hỏi và tình huống, văn bản áp dụng
8. Chính sách đối với môn học
Nhiệm vụ của sinh viên:
- Phải nghiên cứu trước giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng
- Sưu tầm, nghiên cứu các các tài liệu có liên quan đến nội dung của từng phần, từng chương, mục hay chuyên đề theo sự hướng dẫn của giảng viên;
- Tham dự đầy đủ các giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng dẫn và điều khiển của giảng viên. Đi học đầy đủ ( nghỉ không quá 20% tổng số giờ )
9. Hình thức kiểm tra, đánh giá
6.1 . Kiểm tra, đánh giá thường xuyên
Tiến hành trong suốt thời gian dạy – học nhằm định hướng cho hoạt động học, nghiên cứu môn học và điều chỉnh hoạt động giảng dạy của giảng viên.
6.2. Kiểm tra, đánh giá định kỳ
HÌNH THỨC, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KỲ
Hình thức Tiêu chí Nội dung T. gian/ tỷ lệ
Bài tập cá nhân/tuần:
Bài từ 3 - 4 trang; khổ giấy A4; cỡ chữ 14; font: Times New Roman.. Không giới hạn số trang các bản phụ lục kèm theo nếu có.

o Xác định đúng vấn đề cần phân tích, bình luận, nghiên cứu;
o Bài viết đảm bảo tính trung thực, có liên hệ thực tiễn;
o Ngôn ngữ trong sáng, chuẩn theo tiếng Việt;
o Tài liệu tham khảo hợp lệ.
( Bài sao chép nội dung của nhau hoặc sao chép tài liệu khác; nộp không đúng hạn: tính 0 điểm )
Kiểm tra thái độ tự học, tự nghiên cứu




10%
Bài tập nhóm/tháng:

Nhóm trình bày báo cáo từ 15 – 18 trang; khổ giấy A4; cỡ chữ 14; font: Times New Roman; Không giới hạn số trang các bản phụ lục kèm theo nếu có.
o Xác định đúng vấn đề cần phân tích, bình luận, nghiên cứu;
o Bài viết đảm bảo tính trung thực, có liên hệ thực tiễn;
o Ngôn ngữ trong sáng, chuẩn theo tiếng Việt;
o Tài liệu tham khảo hợp lệ.
o Có báo cáo kết quả làm việc nhóm ( xem mẫu )
Thông qua kết quả giải quyết bài tập được giao, kiểm tra thái độ và khả năng phối hợp làm việc của các thành viên nhóm.





10%
Bài kiểm tra giữa kỳ :
Bài tiểu luận từ 15 - 20 trang hoặc bài kiểm tra nhóm .
o Xác định vấn đề rõ ràng, hợp lý;
o Phân tích lập luận logic sâu sắc, có liên hệ thực tiễn hoặc nhằm giải quyết một vấn đề mà thực tế đặt ra
o Ngôn ngữ trong sáng, chuẩn theo tiếng Việt;
o Tài liệu tham khảo hợp lệ.
Giải quyết chuyên đề do giảng viên cung cấp




10%
Thi kết thúc học phần:

Thi viết.

Bài thi gồm hai phần:
o Lý thuyết: Phân tích tính đúng/ sai nhận định.Thang điểm: 6
o Bài tập: Giải quyết tình huống . Thang điểm: 4
10 nội dung đã được thể hiện trong đề cương môn học



70%
TỔNG CỘNG 100%

( Trung bình của điểm bài tập cá nhân, bài tập nhóm tháng và kiểm tra giữa kỳ là điểm bộ phận hoặc giảng viên có thể quyết định rút ngẫu nhiên một trong các bài tập cá nhân hoặc bài tập nhóm tháng hay bài kiểm tra giữa kỳ để chấm lấy điểm bộ phận )

Trường ĐH Luật TP.HCM
Khoa Luật DÂN SỰ Báo cáo kết quả nghiên cứu nhóm
Vấn đề nghiên cứu: .........................
1. Danh sách nhóm và các nhiệm vụ được phân công.

STT Họ và tên Nhiệm vụ được phân công Đánh giá kết quả được phân công Ghi chú
1. Nguyễn Văn A Nhóm trưởng
2. ... ...

2. Quá trình làm việc của nhóm (miêu tả các buổi họp, có thể có biên bản kèm theo).
3. Tổng hợp kết quả làm việc nhóm.
4. Kiến nghị, đề xuất ( nếu có ).
Nhóm trưởng (Kí tên)


Tp.HCM, ngày10 tháng 06 năm2010
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC


TỔ TTDS - HNGĐ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét