A là người phải thi hành án có quyền sử dụng đất, B có nhà trên đất của A (nhà không thể tách rời, phân chia). Như vậy B có phải là chủ sở hữu chung với A không? B có quyền ưu tiên mua lại tài sản khi A bị phát mại tài sản không?
Bản án tuyên: Buộc ông A trả cho ông B 200 triệu đồng. Chấp hành viên đã kê biên, bán đấu giá QSDĐ nhưng không có khách hàng đăng ký mua. Ông B đồng ý nhận tài sản với giá đã định là số tiền 200 triệu đồng, nhưng ông A không đồng ý giao tài sản. Vậy, trường hợp này Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế giao tài sản được không? Có trái với quy định tại Điều 100, 104 Luật Thi hành án dân sự 2008 hay không?
Trong trường hợp đương sự đồng ý để cơ quan THA phát mãi tài sản để đảm bảo THA thì CHV có cần tiến hành thủ tục kê biên hay không? Trình tự thủ tục áp dụng để thẩm định giá, bán đấu giá đối với trường hợp này nếu không phải kê biên sẽ như thế nào?
Thi hành án đối với người không có tài sản do đối tượng đã tẩu tán tài sản trước khi thi hành án. Xin hỏi việc lấy lại tài sản bằng cách nào?
Bản án số 85/DSST ngày 18/06/2010 của Toà án nhân dân quận C, thành phố Đ tuyên bà A, hộ khẩu thường trú tại phường T, quận C, thành phố Đ phải thi hành nộp 1.500.000đ tiền án phí DSST và nộp trả cho ông B số tiền 60.000.000 đồng tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất ở thuộc sở hữu của bà A có tại huyện H, thành phố Đ được xử lý để thu hồi nợ vay cho ông B. Cơ quan thi hành án quận C, thành phố Đ tiến hành xác minh nơi bà A đăng ký nhân khẩu, tại đây bà A chỉ đăng ký nhân khẩu vào hộ gia đình mẹ ruột, thực tế bà A không sinh sống và không có tài sản tại quận C. Cơ quan Thi hành án quận C đã uỷ thác khoản thu án phí đến cơ quan thi hành án huyện H, thành phố Đ nơi bà A có tài sản là quyền sử dụng đất ở đã thế chấp cho ông B để thi hành khoản án phí. Cơ quan Thi hành án huyện H, thành phố Đ tiến hành xác minh tài sản là quyền sử dụng đất ở của bà A, kết quả xác minh bà A đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở có trong Bản án vào ngày 24/06/2010 và tự thanh toán tiền cho ông B (các bên không yêu cầu thi hành án ). Từ kết quả xác minh, xác định bà A không còn tài sản tại huyện H, nên cơ quan Thi hành án huyện H uỷ thác ngược trở lại cho cơ quan thi hành án quận C nơi bà A đăng ký nhân khẩu để cơ quan Thi hành án quận C thi hành. Việc Cơ quan huyện H uỷ thác ngược trở lại hồ sơ cho cơ quan thi hành án quận C như trên có đúng không ?
Theo điểm b khoản 1 Điều 99 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 về Định giá lại tài sản kê biên quy định: Đương sự có yêu cầu định giá lại trước khi có thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản. Xin cho hỏi, đương sự có quyền được yêu cầu định giá lại bao nhiêu lần trước khi có thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản kê biên?
Tháng 11/1993, tôi mua của ông A lô đất 100m2, và 2 bên thỏa thuận với nhau là giữ lại 30 triệu đồng để khi ông A làm xong giấy tờ hợp thức hóa lô đất cho tôi thì tôi thanh toán tiếp số tiền còn lại đó. Thời gian trôi qua, không những ông A không làm giấy tờ đầy đủ cho tôi như đã cam kết mà vào cuối 2006 còn kiện tôi ra tòa, yêu cầu tôi phải trả hết tiền cho ông và không nói gì tới việc hợp thức hóa lô đất trên. Kết quả xét xử sơ thẩm và phúc thẩm đều phán quyết: ông A hợp thức hóa lô đất cho tôi đầy đủ, cùng lúc với việc nhận giấy tờ đó, tôi phải trả cho ông A số tiền trên theo giá thị trường. Kể từ ngày bản án có hiệu lực đến nay đã là 15 tháng, nhưng ông A không làm bất cứ việc gì để hợp thức hóa lô đất cho tôi ngoài việc gửi đơn yêu cầu thi hành án. Xin hỏi: Kết quả của bản án dân sự này sẽ giải quyết như thế nào nếu qua 3 năm, 5 năm hay nhiều hơn nữa, ông A không làm gì để hợp thức hóa lô đất trên như Tòa đã phán quyết?
Tôi có đơn khiếu nại hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm lên Tòa án tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cục THADS Hồ Chí Minh nay vẫn bị Cục THADS mời lên làm thủ tục phát mại với quyết định của bản án sơ thẩm. Vậy tôi có phải chấp hành không, trong khi chờ đựoc Giám đốc thẩm hai bản án nói trên. Nếu được Giám đốc thẩm quyết định hủy hai bản án trên thì tôi đã bị thi hành án phát mại căn nhà nói trên thì giải quyết tình huống này ra sao?
Theo điểm c khoản 01 Điều 51 Luật Thi hành án dân sự 2008 tài sản kê biên không bán được mà người được thi hành án không nhận thì trả đơn. Nhưng theo Điều 104 trong trường hợp bán đấu giá không thành mà đương sự không yêu cầu định giá lại thì CHV ra quyết định giảm giá. Như vậy trong hai điều trên thì tài sản kê biên không bán được và bán đấu giá không thành có giống nhau không? Trong trường hợp tài sản kê biên bán đấu giá không thành và người được thi hành án không nhận tài sản thì CHV có được trả đơn không?
Bản án tuyên: Buộc ông A phải có trách nhiệm trả cho ông B 200 giạ lúa. Cơ quan thi hành án xác minh được biết ông A canh tác 20.000m2 đất nông nghiệp chuẩn bị thu hoạch. Hỏi: Lúa có phải là vật cùng loại không? Trong trường hợp này Chấp hành viên áp dụng khoản 2 Điều 114 Luật Thi hành án dân sự 2008 được hay không? Hoặc xử lý như thế nào trong trường hợp này?
Tôi mua trúng đấu giá tài sản (gồm nhà và đất) do Cục Thi hành án dân sự tỉnh An Giang ủy quyền cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh An Giang bán. Tôi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính (nộp đủ tiền mua tài sản). Nhưng đến nay vẫn chưa nhận được tài sản mua. Hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá số 53/HĐ.MBTSBĐG lập ngày 14/04/2010. Nay đã hơn 05 (năm) tháng kể từ ngày mua. Vậy có quá hạn luật định về quyền của người mua tài sản không? Tôi phải khiếu nại yêu cầu bồi thường thiệt hại ở cơ quan nào?
Hiện nay Ngân hàng Nhà nước đã quy định lãi suất quá hạn (mức trần) để các ngân hàng thương mại áp dụng chưa? THA cho áp dụng mức lãi suất quá hạn trong giai đoạn thi hành án đối với các HĐTD là căn cứ vào mức lãi thỏa thuận trong hợp đồng vay tín dụng x 150% (cụ thể 1,75 x150%) có đúng không? Trong quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự ngân hàng cho hạn trả là 3 tháng, vậy trong 3 tháng này người phải THA có bị trả lãi nợ quá hạn trên vốn gốc không nếu trong 3 tháng này chưa trả được tiền vay cho ngân hàng?
Năm 2009 bản án tuyên A phải trả cho B 100.000.000 đồng. Án đã có hiệu lực pháp luật. A làm đơn yêu cầu thi hành án đối với khoản tiền 100.000.000 đồng mà chưa làm phần lãi chậm thi hành án. B đã thi hành cho A 50.000.000 đồng. Đến năm 2010 A tiếp tục làm đơn yêu cầu tính tiền lãi chậm thi hành án. Hỏi việc tính lãi chậm thi hành án được áp dụng mốc thời gian nào và lãi của số tiền gốc là bao nhiêu?
Xác định giá trị tài sản để thu phí thi hành án (tài sản là giá trị QSDĐ) dựa theo giá trị thị trường có đúng không?
Tôi là người bị thi hành án, cơ quan Thi hành án (THA) tại địa phương đã có quyết định cưỡng chế. Trước khi việc cưỡng chế xảy ra, tôi đem tiền (tương ứng 4% số tiền phải thi hành) đến cơ quan THA nộp thì bị từ chối vì 2 lý do:
1. Đã ra quyết định cưỡng chế;
2. Số tiền nộp không đủ bằng số tiền phải thi hành án.
Tôi xin hỏi cơ quan THA từ chối nhận tiền THA của tôi có đúng không?
Bản án của Toà án nhân dân tỉnh H đã tuyên ông Nguyễn Văn A phải trả cho bà Trần Thị B diện tích 1090m2 đất nông nghiệp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số LG ngày...tháng...năm..., nhưng không tuyên giá trị tài sản là bao nhiêu.
Hỏi : Khi thụ lý hồ sơ, ra Quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án có phải tạm ước tính giá trị tài sản để lập Bảng xác định không? Và sau khi giải quyết giao đất cho bà B xong cơ quan thi hành án có phải thành lập Hội đồng định giá, định giá tài sản để thu phí thi hành án không hay chỉ cần dựa vào Bảng quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh H do UBND tỉnh H quyết định ban hành để làm căn cứ xác định thu phí thi hành án?
Qui định về cưỡng chế trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. Người được và người phải thi hành án thỏa thuận khấu trừ 50% tiền lương để thi hành án, như vậy có trái với qui định tại khoản 3 Điều 78 Luật THADS năm 2008 hay không? (Ngoài tiền lương không còn khoản thu nhập nào khác)
Thời hiệu yêu cầu thi hành án đối với nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con trong Bản án hôn nhân gia đình tính như thế nào? Ví dụ: A phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con cho B 500.000 đồng/tháng. Án có hiệu lực pháp luật từ ngày 01/02/2005, nhưng đến ngày 01/8/2010 B mới có đơn yêu cầu thi hành án (không rơi vào trường hợp qui định tại khoản 3 Điều 30 Luật THADS năm 2008), vậy thì cơ quan thi hành án xử lý như thế nào?
Có hai quan điểm:
- Quan điểm thứ nhất:Từ chối nhận đơn yêu cầu do hết thời hiệu yêu cầu thi hành án theo qui định tại khoản 1 Điều 30 Luật THADS năm 2008.
- Quan điểm thứ hai: Vẫn nhận đơn và ra quyết định thi hành án theo qui định và trừ khoản thời gian từ tháng 01/2005 đến tháng 7/2005. Tức là ra quyết định thi hành án với nghĩa vụ cấp dưỡng từ ngày 01/8/2005.
Vậy quan điểm nào là đúng?
Ông A là người phải thi hành án, có tài sản là 01 ngôi nhà gắn liền với quyền sử dụng đất đứng tên hai vợ chồng ông A. Quá trình đôn đốc thi hành án, vợ ông A đã gửi đơn khởi kiện chia tài sản chung của 2 vợ chồng. Toà án đã thụ lý đơn nhưng chưa xét xử thì vợ ông A chết. Do vậy, Toà án đã đình chỉ việc khởi kiện chia tài sản chung. Nay cơ quan THA muốn kê biên tài sản chung của vợ chồng ông A thì có phải hướng dẫn các con của vợ chồng ông A khởi kiện ra Toà để chia di sản không?
Bản án tuyên ông A trả cho ông B số tiền cụ thể và lãi suất chậm thi hành án kể từ ngày ông A có đơn yêu cầu thi hành án. Cơ quan thi hành án đã thụ lý và ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu. Trong thời gian tổ chức thi hành, ông B đã trả được 1/2 số tiền, cơ quan thi hành án tiến hành xác minh điều kiện thi hành án của ông B, kết quả ông B chưa có điều kiện thi hành án và đã trả lại đơn yêu cầu thi hành án cho ông A từ tháng 3/2003 đến 12/2009 cơ quan thi hành án đã thụ lí lại vì ông B đã có điều kiện thi hành án trở lại. Trong thời gian từ 3/2003 đến 12/2009 cơ quan thi hành án có được tính lãi suất chậm trả đối với ông B không? Có được truy thu tiền cấp dưỡng nuôi con khi đứa bé đã trưởng thành? (trước đây thi hành án đã trả lại đơn yêu cầu và đến khi đứa bé đã trưởng thành bên phải thi hành án có điều kiện thi hành án trở lại, đồng thời thi hành án đã thụ lí trở lại - ra quyết định)
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 58 Luật Thi hành án dân sự 2008 thì thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định đình chỉ khi đương sự có thỏa thuận bằng văn bản hoặc người được thi hành án có văn bản yêu cầu không tiếp tục việc thi hành án. Tuy nhiên tại một số cơ quan thi hành án đã yêu cầu đương sự phải có cam kết từ bỏ quyền và lợi ích họ được hưởng theo BA,QĐ thì mới đình chỉ. Việc làm này đúng hay sai?
2. Trong pháp luật thi hành án dân sự không có điều luật quy định hậu quả pháp lý của việc đình chỉ THA. Như vậy, khi đương sự không yêu cầu tiếp tục việc thi hành án và cơ quan THA đã ra QĐ đình chỉ thì về sau đương sự có quyền yêu cầu THA trở lại tại cơ quan THA hay tại tổ chức TPL không?
Theo bản án số 05/HSST, ngày 12/3/2010 của Tòa án nhân dân huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp có hiệu lực thi hành, bị cáo Nguyễn Văn A có nghĩa vụ nộp án phí HSST là 200.000đ và án phí DSST là 3.900.000đ, bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tổn thất tinh thần cho ông B là 78.000.000đ, tiếp tục quản lý xe mô tô BS: 66K1 - 2671 để đảm bảo THA. Tòa án Lai Vung chuyển bản án sang cho Chi cục THADS để ra quyết định thi hành. Chi cục THADS Lai Vung ra quyết định phần chủ động giao CHV thi hành, CHV đã bán chiếc xe theo quy định và thu hết cho phần án phí, mãi đến khoảng 03 tháng sau thì người bị hại mới làm đơn để yêu cầu bị cáo bồi thường số tiền 78.000.000đ. Hỏi CVH bán xe của bị cáo đã thu hết cho phần án phí mà không thực hiện theo thứ tự ưu tiên như vậy có đúng không. Theo thứ tự ưu tiên thì tiền bồi thường sức khỏe, tổn thất tinh thần trước phần án phí, nhưng CHV giải thích là do người bị hại chưa làm đơn yêu cầu nên khi bán xe CHV kê biên cho quyết định chủ động thì chỉ thanh toán cho quyết định đó.
Ông Nguyễn Văn A phải thi hành án là 300.000 đồng. Cơ quan thi hành án B đã ra quyết định thi hành án, ông A có tiền tạm thu tại công an C ở địa phương khác. Cơ quan thi hành án B ra quyết định tạm giữ số tiền đó có đúng không?
Trường hợp hồ sơ thi hành án đang hoãn mà người phải thi hành án chết thì có phải ra quyết định tiếp tục trước khi ra quyết định đình chỉ thi hành án không?
Bản án của Tòa án tuyên ông A phải trả cho ông B số tiền nhất định. Khi cơ quan thi hành án dân sự kê biên, bán đấu giá tài sản ông A đã thế chấp cho ông C (tài sản này có giá trị cao gấp 3 lần số tiền ông A vay của ông C theo thế chấp) để vay tiền. Vậy, khi thu được tiền thì ông C có được thanh ưu tiên thanh toán toàn bộ tiền gốc và tiền lãi từ tiền bán tài sản thế chấp đó không ? hay chỉ được thanh toán tiền gốc ?
Tại Bản án số 24/2010/DSPT ngày 27/05/2010 của TAND tỉnh Bắc Ninh về việc ly hôn. Theo bản án chị Lê Thị Quýt được sở hữu, sử dụng 01 ngôi nhà cấp bốn nằm trên diện tích 60m2 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên anh Trần Văn Toàn, nhưng phải trích trả anh Trần Văn Toàn số tiền chênh lệch chia tài sản là: 217.328.000đ. Ngày 01/07/2010 anh Trần Văn Toàn có đơn đề nghị đến cơ quan thi hành án dân sự thi hành số tiền 217.328.000đ. Cơ quan thi hành án đã nhiều lần đôn đốc thuyết phục chị Quýt thi hành số tiền trên nhưng chị Quýt không tự nguyện thi hành. Vậy, cơ quan thi hành án có thể kê biên cưỡng chế thửa đất trên để đảm bảo cho việc thi hành án hay không?
Bản án số 01/DSPT ngày 18/10/2006 của Toà phúc thẩm TANDTC tại Đà Nẵng đã tuyên buộc tôi và một số người khác phải cho bà Hà Thị M số tiền 648.145.000 đồng. Mới đây, cơ quan thi hành án dân sự đã tiến hành cưỡng chế kê biên nhà của chúng tôi để thi hành án, mới ký hợp đồng định giá tài sản nhưng chưa tổ chức bán đấu giá nhà. Khi đó, chúng tôi và bà M thỏa thuận thống nhất với nhau chỉ trả 80.000.000 đồng tại cơ quan thi hành án, số tiền còn lại tự thanh toán với nhau và bà M rút đơn yêu cầu thi hành án đối với số tiền đó. Vậy, bà M phải nộp phí thi hành án dân sự như thế nào?
Tài sản sau khi kê biên, bán đấu giá không có người mua, sau nhiều lần giảm giá tài sản vẫn không bán được. Nay người được thi hành án đồng ý nhận tài sản kê biên với giá đã giảm lần cuối cùng nhưng người được thi hành án không đồng ý giao thì xử lý như thế nào? (Đây là trường hợp người phải thi hành án chỉ phải trả cho 1 người được thi hành án, tài sản không cầm cố thế chấp)
Cục Thi hành án ra thông báo giao tài sản cho 3 anh em chúng tôi để bảo quản, không được mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, thay đổi kết cấu nhà. Ba anh em chúng tôi có làm biên bản cùng cộng tác với thi hành án với mong muốn dùng tài sản kê biên của cha mẹ tôi để lại trả nợ cho cha mẹ tôi để sau này những khoản nợ đó không liên quan đến chúng tôi nữa. Trong khi đó Cục Thi hành án đã thụ lý 02 bản án đã ra quyết định, 01 bản án Cục Thi hành án chưa thụ lý đang làm xác minh tài sản của cha mẹ tôi. Xin cho hỏi trong thời gian thi hành án chấp hành viên có quyền bàn giao tài sản cho người khác không, khi chúng tôi đang đồng thừa kế do cha mẹ tôi để lại chưa khai nhận di sản thừa kế, chấp hành viên làm như vậy có đúng luật không?
Ngày 15/6/2010 Cục Thi hành án ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu của tôi đòi ông A phải trả 200 triệu. 10 ngày sau ông A được chấp hành viên mời lên làm việc, ông A có yêu cầu cho ông đến ngày 30/8/2010 sẽ thanh toán hết nợ, chấp hành viên ghi nhận trong Biên bản làm việc và nói với ông A sẽ hỏi ý kiến của tôi có đồng ý không. Ngày 05/07/2010 ông A đã thanh toán tiền cho tôi bên ngoài, không thông qua Cục THA, sau đó ông A yêu cầu tôi phải thông báo với cơ quan thi hành án vì đã ra công văn ngăn chặn nhà của ông A làm ông không bán được. Chấp hành viên yêu cầu tôi phải đóng tiền phí thi hành án là 3% của 200 triệu.
Vậy chấp hành viên thu phí là đúng hay sai?
Gia đình tôi có bản án đã có hiệu lực thi hành, nhưng người phải thi hành án không có mặt ở địa phương chỉ có tài sản. Bản án có từ năm 2007 đến nay vẫn không thi hành được lý do chấp hành viên cho rằng thông báo với người phải thi hành án không được. Xin tư vấn cho tôi về vấn đề này.
Tôi là người phải thi hành quyết định thi hành án của Cục THADS tỉnh A (theo đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án). Do tôi có hộ khẩu thường trú tại huyện B tỉnh B nên vụ việc được ủy thác thi hành án cho Chi cục THADS huyện B tỉnh B giải quyết. Năm 2008 tôi chưa có điều kiện thi hành nên Chi cục THADS huyện B tỉnh B đã trả lại đơn yêu cầu thi hành án cho người được thi hành án. Năm 2010 tôi có điều kiện thi hành và muốn tự nguyện thi hành án. Vậy tôi phải nộp đơn yêu cầu thi hành án và nộp tiền đến cơ quan nào (Cục THA tỉnh A hay Chi cục THA huyện B tỉnh B)?
Tôi là bị hại trong một vụ án, sau khi bản án có hiệu lực thi hành, tôi có đến yêu cầu Chi cục Thi hành án dân sự huyện thi hành án cho tôi theo như tuyên án. Tuy nhiên do bị cáo là người ở tỉnh Bạc Liêu nên Chi cục Thi hành án Tri Tôn đã uỷ thác hồ sơ thi hành án cho Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Bạc Liêu. Từ khi có quyết định uỷ thác đến nay đã gần 5 tháng mà tôi chưa nhận được một thông báo nào từ phía thi hành án thị xã Bạc Liêu. Để được thi hành án đúng thủ tục, xin chỉ cho tôi các thủ tục cần thiết.
Vào ngày 21.8.2009 toà án cấp sơ thẩm đã xét xử vụ án thừa kế cho gia đình tôi. Bên nguyên đơn là bà ngoại tôi và bị đơn là dượng (chồng dì của tôi). Bản án đó có nêu rõ số tiền mà bên bị đơn phải thanh toán cho nguyên đơn, nhưng đến bây giờ đã gần 8 tháng trôi qua mà thủ tục đó vẫn chưa xong. Khi gia đình tôi hỏi thi hành án thì họ bảo là từ từ. Vậy cho tôi xin hỏi thời gian làm việc của thi hành án như vậy có đúng với quy định của pháp luật hiện hành hay không?
Anh Nguyễn Văn H hiện đang là Chấp hành viên một cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện của một huyện đồng bằng. Anh H đã có trên 10 năm làm công tác pháp luật, đã có đủ các tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và các văn bằng chứng chỉ khác. Tuy nhiên, anh H đang ở nhóm công chức loại A1 mã ngạch Chấp hành viên 03.018, bậc 3, hệ số 3,00. Vậy anh H có đủ điều kiện để được xem xét bổ nhiệm làm Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh không ?
Theo quyết định của Tòa án thi ông A phải trả cho Ngân hàng B số tiền 1.200.000.000đ, tại thời điểm thi hành án thì nợ gốc và lãi chậm thi hành án lên tới.1.500.000.000đ. Tài sản định giá, thông báo bán đấu giá 2 lần không người mua (giá định lần 2 là 1.450.000.000đ) sau đó có người thỏa thuận mua tài sản với giá 800.000.000đ cả hai bên A & B đều đồng ý bán với giá trên. Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ thì bên A không còn tài sản và bên B đồng ý để cơ quan thi hành trả lại đơn yêu cầu.
Như vậy, cơ quan thi hành án có có chấp nhận thỏa thuận đó không hay phải tiếp tục định giá lại tài sản?
Theo bản án của tòa án, ông M. phải trả cho gia đình tôi 60 triệu đồng. Do ông M. hiện cư trú tại huyện Củ Chi, TP.HCM, tôi ở Q.4 nên Cơ quan thi hành án (THA) Q.4 đã ủy thác cho Cơ quan THA huyện Củ Chi thi hành bản án. Tôi đã già yếu nên không thể đến Củ Chi để yêu cầu THA. Vậy tôi phải làm thế nào?
1 nhận xét:
Thưa thầy, những bài tập này có đáp án ko ạ?
Đăng nhận xét