Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

CHẾ ĐỘ TÀI SẢN 2 CHL

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TÀI SẢN TRONG HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CHƯƠNG 2: CĂN CỨ XÁC LẬP CHẾ ĐỘ TÀI HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 2.1. Khái niệm căn cứ xác lập chế độ tài sản trong hôn nhân và gia đình 2.1.1. Khái niệm Căn cứ xác lập là cơ sở pháp do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh chế độ tài sản căn cứ xác lập chế độ tài sản trong hôn nhân và gia đình. Là toàn bộ các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành điều chỉnh căn cứ xác lập quan hệ tài sản 2.1. 2. Các đặc trưng của căn cứ xác lập chế độ tài sản trong hôn nhân và gia đình - Nhà nước thống nhất quản lý tài sản bằng pháp luật - Chế độ tài sản trong hôn nhân và gia đình có tính tương đối và giao thoa với luật dân sự - Sự kiện làm hình thành chế độ tài sản xuất phát từ các sự kiện kết hôn, sinh đẻ, nuôi con nuôi 2.2. Các căn cứ xác lập 2.2.1. Theo quy định của pháp luật BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005 Điều 170. Căn cứ xác lập quyền sở hữu Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong các trường hợp sau đây: 1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp; 2. Được chuyển quyền sở hữu theo thoả thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 3. Thu hoa lợi, lợi tức; 4. Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến; 5. Được thừa kế tài sản; 6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên; 7. Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai phù hợp với thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này; 8. Các trường hợp khác do pháp luật quy định. Điều 171. Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu Quyền sở hữu chấm dứt trong các trường hợp sau đây: 1. Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác; 2. Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình; 3. Tài sản bị tiêu huỷ; 4. Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu; 5. Tài sản bị trưng mua; 6. Tài sản bị tịch thu; 7. Vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định; tài sản mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu theo quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này; 8. Các trường hợp khác do pháp luật quy định. XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU Điều 233. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản có được do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp Người lao động, người tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền sở hữu đối với tài sản do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, kể từ thời điểm có được tài sản đó. Điều 234. Xác lập quyền sở hữu theo thoả thuận Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay có quyền sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm chuyển giao tài sản, nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác. Điều 235. Xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật, kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó. Điều 236. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập 1. Trong trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với nhau tạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính hoặc vật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó; nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạo thành thuộc chủ sở hữu vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo thành; chủ sở hữu tài sản mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, nếu không có thoả thuận khác. 2. Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là động sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập có một trong các quyền sau đây: a) Yêu cầu người sáp nhập tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người sáp nhập giá trị tài sản của người đó; b) Yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại, nếu không nhận tài sản mới. 3. Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là bất động sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập có quyền yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại. Điều 237. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp trộn lẫn 1. Trong trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được trộn lẫn với nhau tạo thành vật mới không chia được thì vật mới là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó, kể từ thời điểm trộn lẫn. 2. Khi một người đã trộn lẫn tài sản của người khác vào tài sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải của mình và không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn thì chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn có một trong các quyền sau đây: a) Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người đã trộn lẫn phần giá trị tài sản của người đó; b) Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại, nếu không nhận tài sản mới. Điều 238. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp chế biến 1. Chủ sở hữu của nguyên vật liệu được đem chế biến tạo thành vật mới cũng là chủ sở hữu của vật mới được tạo thành. 2. Người dùng nguyên vật liệu thuộc sở hữu của người khác để chế biến mà ngay tình thì trở thành chủ sở hữu của tài sản mới nhưng phải thanh toán giá trị nguyên vật liệu, bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu nguyên vật liệu đó. 3. Trong trường hợp người chế biến không ngay tình thì chủ sở hữu nguyên vật liệu có quyền yêu cầu giao lại vật mới; nếu có nhiều chủ sở hữu nguyên vật liệu thì những người này là đồng chủ sở hữu theo phần đối với vật mới được tạo thành, tương ứng với giá trị nguyên vật liệu của mỗi người. Chủ sở hữu nguyên vật liệu bị chế biến không ngay tình có quyền yêu cầu người chế biến bồi thường thiệt hại. Điều 239. Xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được chủ sở hữu 1. Vật vô chủ là vật mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với vật đó. Người đã phát hiện vật vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó theo quy định của pháp luật; nếu vật được phát hiện là bất động sản thì thuộc Nhà nước. 2. Người phát hiện vật không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Việc giao nộp phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người giao nộp, người nhận, tình trạng, số lượng, khối lượng tài sản giao nộp. Uỷ ban nhân dân hoặc công an cơ sở đã nhận vật phải thông báo cho người phát hiện về kết quả xác định chủ sở hữu. Trong trường hợp vật không xác định được ai là chủ sở hữu là động sản thì sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai, mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu thì động sản đó thuộc sở hữu của người phát hiện theo quy định của pháp luật; nếu vật là bất động sản thì sau năm năm, kể từ ngày thông báo công khai vẫn chưa xác định được ai là chủ sở hữu thì bất động sản đó thuộc Nhà nước; người phát hiện được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật. Điều 240. Xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy Vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với vật đó được xác định như sau: 1. Vật được tìm thấy là di tích lịch sử, văn hoá thì thuộc Nhà nước; người tìm thấy vật đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật; 2. Vật được tìm thấy không phải là di tích lịch sử, văn hoá, mà có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu vật tìm thấy có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc Nhà nước. Điều 241. Xác lập quyền sở hữu đối với vật do người khác đánh rơi, bỏ quên 1. Người nhặt được vật do người khác đánh rơi hoặc bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại vật cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Uỷ ban nhân dân hoặc công an cơ sở đã nhận vật phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu. 2. Sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai về vật nhặt được mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận, nếu vật có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì vật đó thuộc sở hữu của người nhặt được; nếu vật có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc Nhà nước. 3. Vật bị đánh rơi, bị bỏ quên là di tích lịch sử, văn hoá mà sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai, không xác định được chủ sở hữu hoặc không có người đến nhận thì vật đó thuộc Nhà nước; người nhặt được vật đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật. Điều 242. Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc Người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Chủ sở hữu nhận lại gia súc bị thất lạc phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được. Sau sáu tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì gia súc đó thuộc sở hữu của người bắt được; nếu gia súc bắt được là gia súc thả rông theo tập quán thì thời hạn này là một năm. Trong thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc. Điều 243. Xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc Trong trường hợp gia cầm của một người bị thất lạc, mà người khác bắt được thì người bắt được phải thông báo công khai để chủ sở hữu gia cầm biết mà nhận lại. Chủ sở hữu nhận lại gia cầm bị thất lạc phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được. Sau một tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì gia cầm đó thuộc sở hữu của người bắt được. Trong thời gian nuôi giữ gia cầm bị thất lạc, người bắt được gia cầm được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia cầm. Điều 244. Xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước Khi vật nuôi dưới nước của một người di chuyển tự nhiên vào ruộng, ao, hồ của người khác thì thuộc sở hữu của người có ruộng, ao, hồ đó. Trong trường hợp vật nuôi dưới nước có dấu hiệu riêng biệt để có thể xác định vật nuôi không thuộc sở hữu của mình thì người có ruộng, ao, hồ đó phải thông báo công khai để chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau một tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì vật nuôi dưới nước đó thuộc sở hữu người có ruộng, ao, hồ đó. Điều 245. Xác lập quyền sở hữu do được thừa kế Người thừa kế có quyền sở hữu đối với tài sản thừa kế theo quy định tại Phần thứ tư của Bộ luật này. Điều 246. Xác lập quyền sở hữu theo bản án, quyết định của Toà án hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác Quyền sở hữu có thể được xác lập căn cứ vào bản án, quyết định của Toà án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác. Điều 247. Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu 1. Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Người chiếm hữu tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước không có căn cứ pháp luật thì dù ngay tình, liên tục, công khai, dù thời gian chiếm hữu là bao lâu cũng không thể trở thành chủ sở hữu tài sản đó. LUẬT ĐẤT ĐAI 1. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân) được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất 2. Điều 49. Những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 3. Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những trường hợp sau: 4. 1. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, trừ trường hợp thuê đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn; 5. 2. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; 6. 3. Người đang sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 của Luật này mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; 7. 4. Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, đượcnhận tặng cho quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ; tổ chức sử dụng đất là pháp nhân mới được hình thành do các bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất; 8. 5. Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành; 9. 6. Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; 10. 7. Người sử dụng đất quy định tại điều 90 91 92 của Luật này; 11. 8. Người mua nhà ở gắn liền với đất ở; 12. 9. Người được Nhà nước thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở. NGHỊ ĐỊNH Về việc xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Việt Nam XỬ LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI TÀI SẢN BỊ CHÔN GIẤU, BỊ CHÌM ĐẮM Điều 16. Chi thưởng 1. Tổ chức, cá nhân được thưởng trong các trường hợp sau đây: a) Ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia; b) Phát hiện và cung cấp thông tin chính xác về tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy. 2. Mức tiền thưởng đối với từng trường hợp cụ thể như sau: a) Trường hợp tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia thì mức tiền thưởng được tính theo phương pháp lũy thoái từng phần, cụ thể như sau: - Phần giá trị của tài sản đến 10 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 30%; - Phần giá trị của tài sản trên 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 15%; - Phần giá trị của tài sản trên 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 7%; - Phần giá trị của tài sản trên 1 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 1%; - Phần giá trị của tài sản trên 10 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 0,5%; Giá trị của tài sản để trích thưởng được xác định sau khi trừ các khoản chi phí theo quy định tại Điều 18 Nghị định này. b) Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin chính xác về tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia thì mức tiền thưởng bằng 50% của các mức thưởng tương ứng quy định tại điểm a khoản này. c) Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin chính xác về tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy không phải là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia thì mức tiền thưởng bằng 30% của các mức thưởng tương ứng quy định tại điểm a khoản này. 3. Mức tiền thưởng cụ thể do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (đối với tài sản được tìm thấy là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (đối với tài sản được tìm thấy thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với tài sản được tìm thấy khác) quyết định, tối đa không vượt quá 200 triệu đồng đối với mỗi gói thưởng. 4. Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng được chi thưởng và giá trị tài sản tìm thấy có giá trị đặc biệt thì các cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thưởng. 5. Bộ Tài chính hướng dẫn việc thành lập Hội đồng định giá, xác định giá trị tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy để làm căn cứ chi thưởng theo quy định tại Điều này. Trường hợp không xác định được giá trị của tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này quyết định mức tiền thưởng cụ thể, tối đa không vượt quá 200 triệu đồng. Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Điều 17. Thanh toán phần giá trị của tài sản cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy 1. Tổ chức, cá nhân trong quá trình sinh hoạt, sản xuất mà ngẫu nhiên tìm thấy tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm không phải là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia thì được hưởng toàn bộ hoặc một phần giá trị của tài sản được tìm thấy như sau: a) Nếu tài sản có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định (tại thời điểm tìm thấy và giao nộp tài sản) sau khi trừ các khoản chi phí hợp lý có liên quan thì xử lý theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 11 Nghị định này; b) Nếu tài sản có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định (tại thời điểm tìm thấy và giao nộp tài sản) sau khi trừ các khoản chi phí hợp lý có liên quan thì tổ chức, cá nhân tìm thấy tài sản được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu và 50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước. 2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này quyết định mức được hưởng của tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm. 3. Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện hoặc tìm thấy tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm mà không thông báo, không giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 5, Điều 9 Nghị định này thì không được thưởng, không được thưởng theo giá trị tài sản tìm thấy và bị xử lý theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định này. 4. Tổ chức, cá nhân được thưởng theo quy định tại Điều 16 Nghị định này thì không được hưởng toàn bộ hoặc một phần giá trị của tài sản theo quy định tại Điều này; tổ chức, cá nhân được hưởng toàn bộ hoặc một phần giá trị của tài sản theo quy định tại Điều này thì không được hưởng theo quy định tại Điều 16 Nghị định này. 2.2.2. Theo ý chí của các chủ thể LUẬT HNGĐ 2000 Điều 27. Tài sản chung của vợ chồng 1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung. NĐ 70 Điều 9. Khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng 1. Trong trường hợp vợ chồng đã chia tài sản chung và sau đó muốn khôi phục chế độ tài sản chung, thì vợ chồng phải thoả thuận bằng văn bản có ghi rõ các nội dung sau đây: a) Lý do khôi phục chế độ tài sản chung; b) Phần tài sản thuộc sở hữu riêng của mỗi bên; c) Phần tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng, nếu có; d) Thời điểm có hiệu lực của việc khôi phục chế độ tài sản chung; đ) Các nội dung khác, nếu có. 2. Văn bản thoả thuận phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập văn bản và phải có chữ ký của cả vợ và chồng; văn bản thoả thuận có thể có người làm chứng hoặc được công chứng, chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật. Điều 10. Thời điểm có hiệu lực của việc khôi phục chế độ tài sản chung 1. Trong trường hợp văn bản thoả thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng không xác định rõ thời điểm có hiệu lực của việc khôi phục chế độ tài sản chung, thì hiệu lực được tính từ ngày, tháng, năm lập văn bản. 2. Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng, thì văn bản thoả thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng cũng phải được công chứng hoặc chứng thực và việc khôi phục chế độ tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày xác định trong văn bản thoả thuận; nếu văn bản không xác định ngày có hiệu lực đó, thì hiệu lực được tính từ ngày văn bản đó được công chứng, chứng thực. 3. Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật, thì văn bản thoả thuận khôi phục chế độ tài sản chung cũng phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật và có hiệu lực kể từ ngày được công chứng, chứng thực. 2.2.3. Theo ý chí của chủ thể thứ ba Chuyển quyền sở hữu dưới các hình thức khác nhau Điều 27. Tài sản chung của vợ chồng 1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung. Những vấn đề cơ bản trong pháp luật của Cộng hòa Pháp về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận (Les régimes matrimoniaux conventionnels) 1.2.1. Nguyên tắc tự do lựa chọn chế độ tài sản trong hôn nhân Nguyên tắc này bắt nguồn từ việc thực hiện nguyên tắc tự do ký kết hợp đồng đã được thừa nhận ở Pháp từ thế kỷ XVI, khi mà những quan hệ kinh tế, thương mại phát triển mạnh. Từ thời kỳ đó, luật pháp và tập quán đã thừa nhận những sự thỏa thuận của vợ chồng về chế độ tài sản phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của họ, như là một quyền tự do cá nhân. Bộ luật dân sự 1804 ra đời đã kế thừa tinh thần này và duy trì nguyên tắc không thay đổi những thỏa thuận của vợ chồng về chế độ hôn sản[5]. Đạo luật ngày 13 tháng 7 năm 1965 về cải cách chế độ tài sản của vợ chồng đã hủy bỏ nguyên tắc này vì cho rằng nó hạn chế quyền quyết định của vợ chồng về chế độ tài sản. Hiện nay, nguyên tắc vợ chồng có quyền tự do lựa chọn chế độ tài sản được khẳng định ngay trong quy định đầu tiên của phần những quy định chung của Bộ luật dân sự về các chế độ tài sản của vợ chồng. Điều 1387 quy định : « Luật pháp chỉ điều chỉnh quan hệ vợ chồng về tài sản khi không có thỏa thuận riêng, mà vợ chồng có thể làm vì cho rằng điều đó là cần thiết, miễn sao những thỏa thuận đó không trái với thuần phong mỹ tục và những quy định sau đây ». Thực tế, nhà lập pháp của Pháp đã đưa ra một hệ thống các chế độ tài sản của vợ chồng, bao gồm chế độ tài sản pháp định và các chế độ tài sản ước định. Dưới ảnh hưởng của nguyên tắc tự do lựa chọn chế độ tài sản của vợ chồng, chế độ tài sản pháp định không có hiệu lực áp dụng một cách đương nhiên, trái lại, nó chỉ là một chế độ tùy nghi (facultatif). Những người kết hôn hoàn toàn có quyền tự do thỏa thuận một chế độ tài sản cho riêng mình. Nếu họ không thiết lập những thỏa thuận về vấn đề này, chế độ tài sản pháp định sẽ đương nhiên được áp dụng. Mặt khác, nguyên tắc tự do thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng còn giữ hiệu lực ngay cả trong những trường hợp chế độ tài sản đã được xác định, bằng việc vợ chồng có quyền thỏa thuận thay đổi. Sự thay đổi này có thể được thực hiện trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân. Theo quy định của điều 1394 BLDS, những thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng phải được tiến hành với sự tham gia của công chứng viên, theo những thể thức nhất định. 1.2.2. Nội dung của hôn ước Chứng thư thể hiện sự thỏa thuận của người kết hôn hay của vợ chồng về chế độ tài sản của họ trong hôn nhân được gọi là « Contrat de mariage » (tạm dịch là hôn ước)[6]. Về bản chất, hôn ước chỉ chứa đựng những thỏa thuận của vợ chồng về các cách thức thực hiện các quan hệ tài sản tài của họ mà không đề cập đến các vấn để nhân thân của họ. Các quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ và chồng, vì có liên quan đến đạo đức, trật tự chung nên đã được pháp luật ấn định, vợ chồng không thể có những thỏa thuận khác. Hôn ước hợp pháp sẽ là cơ sở cho việc thực hiện, giải quyết những tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng với nhau và giữa vợ, chồng với người thứ ba. Nói cách khác, hôn ước có hiệu lực như pháp luật. a. Quyền tự do xác định nội dung của hôn ước Việc thừa nhận chế độ hôn sản ước định nhằm tạo điều kiện cho những vợ chồng có thể thực hiện một chế độ hôn sản phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của họ. Vì vậy, người kết hôn có quyền đưa vào trong hôn ước những điều khoản mà họ cho là cần thiết để điều chỉnh các quan hệ tài sản trong suốt thời kỳ hôn nhân. Hôn ước được lập thông qua sự can thiệp của công chứng viên, vì vậy, các bên sẽ nhận được những hỗ trợ pháp lý để thiết lập nên một văn bản thỏa thuận hoàn chỉnh về một chế độ tài sản. Thứ nhất, trong hôn ước, các bên kết hôn tuyên bố một chế độ hôn sản sẽ áp dụng đối với họ. Đây là mục đích cơ bản nhất của việc lập hôn ước. Thông thường, người kết hôn lựa chọn một trong những chế độ tài sản đã được đề xuất trong BLDS, điều đó sẽ dễ dàng hơn cho họ khi cần thiết kế nội dung của chế độ tài sản, bởi vì luật đã dự liệu trong đó những điều khoản cơ bản. Ngoài ra, vợ chồng cũng có quyền tuyên bố về việc áp dụng một chế độ tài sản khác, tuy nhiên điều này rất hiếm xảy ra. Thứ hai, trong chế độ tài sản đã lựa chọn, các bên có quyền tự do đưa ra những điều khoản quy định về các vấn đề cụ thể. Nếu đó là một trong những chế độ tài sản được dự liệu trong BLDS, họ có quyền thiết lập những điều khoản bổ sung cho những quy định của luật hoặc sửa đổi những quy định đó. Chẳng hạn, vợ chồng tương lai có thể liệt kê những tài sản mà mỗi bên có trước khi kết hôn ; tặng cho nhau tài sản ; thỏa thuận về việc quản lý tài sản chung, riêng ; về việc đóng góp tài sản vì nhu cầu chung của gia đình ; thỏa thuận về việc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản… b. Những giới hạn về nội dung của hôn ước Tuy nhiên, quyền tự do thỏa thuận trong hôn ước của vợ chồng không phải là không có giới hạn. Gia đình trong xã hội Pháp, cũng giống như ở nhiều nước khác, phản ánh tính chất cộng đồng, vì thế chế độ tài sản pháp định của vợ chồng ở Pháp, từ khi có Bộ luật Napoléon đều là các chế độ cộng đồng tài sản [7]. Luật hiện hành của Cộng hòa Pháp về các chế độ tài sản của vợ chồng không phải chỉ quan tâm đến lợi ích của các bên vợ, chồng, mà trái lại, luôn đề cao những trật tự của gia đình. Điều đó thể hiện thông qua việc nhà làm luật thiết lập hệ thống những quy định, theo đó, tất cả những thỏa thuận của vợ chồng về tài sản phải tuân theo. Trong các điều 1388 và 1389 của BLDS, nhà lập pháp đã quy định rằng : vợ chồng không thể thỏa thuận phá bỏ những quy định về các nghĩa vụ và quyền của họ (phát sinh từ việc kết hôn), về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con, về quản lý theo pháp luật, về giám hộ, cũng như về trật tự thừa kế. Về nguyên tắc, những điều khoản của hôn ước trái với những quy định này sẽ bị tuyên bố vô hiệu. Những thỏa thuận của vợ chồng về chế độ tài sản chịu sự điều chỉnh trực tiếp nhất bởi các quy định về nghĩa vụ và quyền của họ. Tại các điều từ 212 đến 226, BLDS đã quy định những nghĩa vụ và quyền riêng biệt của vợ và chồng với một tinh thần chung nhất là : vợ chồng cùng nhau đảm bảo điều hành gia đình về tinh thần và vật chất, chăm lo việc dạy dỗ con cái và chuẩn bị tương lai của chúng (điều 213). Đặc biệt, các điều từ 214 đến 226 tập hợp nên một chế định pháp lý mà học thuyết của Pháp gọi là chế độ cơ sở của các chế độ tài sản của vợ chồng (Le régime primaire hoặc Le statut de base). Đây là những quy định về các quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng nhằm đáp ứng nhu cầu của cuộc sống gia đình. Đó là những vấn đề : đóng góp vào việc chi tiêu của gia đình ; bảo vệ chỗ ở của gia đình ; quyền tự chủ của mỗi bên vợ, chồng thực hiện các giao dịch vì nhu cầu của gia đình và trách nhiệm liên đới của bên kia, quyền tự chủ về nghề nghiệp, về việc sử dụng tài khoản (ngân hàng và chứng khoán) ; quyền một mình thực hiện giao dịch thông qua cơ chế đại diện hoặc cho phép của Tòa án…Theo quy định của điều 226, các quy định trên có hiệu lực áp dụng đối với tất cả các quan hệ vợ chồng, bất kể họ lựa chọn chế độ hôn sản nào. Trong bối cảnh thừa nhận nhiều chế độ tài sản của vợ chồng, chế độ cơ sở giữ vai trò chủ đạo, nhất là đối với các chế độ hôn sản ước định, nhằm đảm bảo những điều kiện vật chất cho sự ổn định của cuộc sống gia đình. Do có tầm quan trọng như vậy, tất cả các nghiên cứu về các chế độ tài sản của vợ chồng theo luật của Pháp đều bắt đầu từ chế độ cơ sở này. Như vậy, sự tổ chức các chế độ tài sản của vợ chồng trong luật của Cộng hòa Pháp dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền tự do thỏa thuận của vợ chồng nhưng không tách rời nghĩa vụ của họ đối với đời sống chung của gia đình. Điều đó tạo điều kiện cho vợ, chồng có thể thực hiện những quan hệ tài sản phù hợp với tình hình kinh tế của bản thân, mang lại lợi ích cho gia đình và cá nhân mỗi bên vợ chồng. Trong thực tế, mặc dù số lượng các cặp vợ chồng lập hôn ước chiếm tỉ lệ rất thấp (khoảng 20%), nhưng các chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng vẫn luôn tồn tại cùng với quan niệm về quyền tự do cá nhân và vì sự cần thiết của nó trong những trường hợp nhất định. 1.2.3. Những chế độ tài sản được dự liệu và những ưu, nhược điểm của nó a. Chế độ cộng đồng đối với động sản và những tạo sản Chế độ tài sản này xác định cộng đồng tài sản gồm những động sản mà mỗi bên có trước khi kết hôn và những tài sản mà vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, những động sản mà cần xác định là tài sản riêng do bản chất của nó theo quy định của điều 1404 BLDS và những tài sản mà vợ chồng được tặng cho riêng, được thừa kế riêng (do ý chí rõ ràng của người tặng cho, người để lại tài sản thừa kế) vẫn thuộc tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng. Phần nợ của cộng đồng tài sản gồm phần nợ của mỗi bên vợ chồng có trước khi kết hôn (theo tỉ lệ động sản đã đưa vào trong phần có của cộng đồng tài sản) và những khoản nợ phát sinh trong thời kỳ hôn nhân (gồm cả những khoản nợ liên quan đến tài sản mà cộng đồng có được do vợ chồng được tặng cho hoặc được thừa kế). Việc thực hiện chế độ tài sản này khá phức tạp. Nếu vợ chồng không có những thỏa thuận khác, họ phải tuân theo những quy định về quản lý tài sản và thanh toán tài sản được dự liệu trong chế độ hôn sản pháp định. Vì thế, đây là một chế độ tài sản không được khuyên dùng (không phải chỉ riêng ở Pháp), bởi tính phức tạp của nó, trong khi sự thỏa thuận của vợ chồng về tài sản thường hướng tới một sự đơn giản. b. Chế độ cộng đồng toàn sản Chế độ cộng đồng toàn sản xác định tất cả các tài sản mà vợ chồng có trước và sau khi kết hôn đều thuộc sở hữu chung, trừ những tài sản riêng do bản chất của nó theo quy định của điều 1404 BLDS. Tuy nhiên, vợ chồng có thể thỏa thuận những tài sản này thuộc về cộng đồng tài sản. Phần nợ của cộng đồng tài sản bao gồm tất cả những khoản nợ phát sinh trước và sau khi kết hôn. Chế độ cộng đồng toàn sản có ưu điểm là tính đơn giản trong việc xác định tính chất của tài sản cũng như những khoản nợ và mang đậm tính cộng đồng trong gia đình. Thực tiễn đã phản ánh rằng, khi thay đổi chế độ tài sản, chế độ cộng đồng toàn sản đứng ở vị trí thứ hai trong số những chế độ được lựa chọn thường xuyên (sau chế độ tách riêng tài sản)[8]. Chế độ này cũng thường được lựa chọn bởi những vợ chồng cao tuổi, không có con và được kết hợp với một điều khoản về trao toàn bộ cộng đồng tài sản cho người vợ (chồng) còn sống. Tuy nhiên, cũng giống như chế độ cộng đồng động sản, nếu vợ chồng không dự liệu những quy định riêng về quản lý tài sản và thanh toán tài sản, họ sẽ phải tuân theo những quy định của chế độ hôn sản pháp định, và trong trường hợp đó, thậm chí, vợ chồng có ít hơn những sự chủ động cần thiết về tài sản, vì hầu như họ không có tài sản riêng. Vì thế, đây không phải là sự lựa chọn hợp lý cho những vợ chồng trẻ. c. Chế độ tài sản riêng biệt Khác với những hình thức của chế độ cộng đồng tài sản, chế độ tài sản riêng biệt xác định vợ chồng không có tài sản chung. Chỉ có sự tồn tài của hai khối tài sản riêng của mỗi bên. Tuy nhiên, đối với phần nợ, ngoài những khoản nợ riêng của mỗi bên vợ chồng, còn có những khoản nợ chung phát sinh từ cuộc sống chung của gia đình. Đây là chế độ tài sản mà sự vận hành của nó là đơn giản nhất. Mỗi bên vợ chồng tự do quản lý và định đoạt các tài sản, thu nhập sau khi thực hiện nghĩa vụ đóng góp đối với đời sống chung. Chế độ tài sản riêng biệt trao cho vợ, chồng khả năng tự chủ rất cao về tài sản, là một sự lựa chọn hợp lý nhất cho những cặp vợ chồng có nhiều tài sản riêng mà họ đều có khả năng quản lý hoặc những vợ chồng tiến hành các công việc sản xuất, kinh doanh mà họ cần tránh những rủi ro có thể xảy ra đối với gia đình do những thất bại của việc kinh doanh. Tuy nhiên, chế độ tách riêng tài sản cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Nó bị đánh giá là chế độ « ích kỷ » nhất, vì thực chất đó là cơ chế bảo toàn tài sản của cá nhân. Do vậy, chế độ này không nên được áp dụng trong những trường hợp mà chỉ có một bên vợ (chồng) tham gia vào các hoạt động kiếm lợi ích, còn bên kia chỉ làm việc ở nhà. Khi chấm dứt chế độ tài sản, người không trực tiếp tạo ra lợi tức sẽ chịu nhiều bất lợi, mặc dù đã được tính toán đền bù công sức đóng góp. d. Chế độ đóng góp các tạo sản Chế độ đóng góp các tạo sản còn có tên gọi là chế độ hỗn hợp. Trong thời kỳ hôn nhân, chế độ này được vận hành như chế độ tách riêng tài sản, nhưng khi giải thể chế độ tài sản, các tạo sản sẽ được giải quyết như chế độ cộng đồng, tức là mỗi bên sẽ được nhận một nửa giá trị của những tạo sản trong gia sản của người kia. Chế độ này vừa tích lũy được những ưu điểm của chế độ tách riêng tài sản vừa phần nào khắc phục được những nhược điểm « ích kỷ » của nó. Thực tế, chế độ đóng góp các tạo sản đang được đánh giá cao ở nhiều nước, mà bằng chứng là nó đã trở thành chế độ tài sản pháp định (ở Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Đức, Áo và Thụy Sĩ). Ở Pháp, chế độ tài sản này được các học thuyết ca ngợi là có nhiều ưu điểm nhưng lại ít được sử dụng trong thực tế[9]. Tóm lại, không có một chế độ tài sản nào được coi là hoàn thiện cho tất cả các quan hệ vợ chồng, mà chỉ có chế độ tài sản thích hợp với hoàn cảnh của cặp vợ chồng nào đó mà thôi. Trong những trường hợp thấy cần lập hôn ước, với sự trợ giúp của công chứng viên, các bên kết hôn sẽ phải cân nhắc để quyết định một chế độ tài sản áp dụng và đưa vào trong đó những điều khoản cần thiết để điều chỉnh các quan hệ tài sản trong thời kỳ hôn nhân. [1] Xem: Bùi Tường Chiểu, Dân luật, Cuốn II, 1975 ; Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nhà xuât bản Tư pháp, 2008 ; Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, tập II, Các quan hệ tài sản giữa vợ chồng, Nhà xuất bản trẻ, 2004. [2] Jean PATARIN và Imre ZAJTAY, Chế độ tài sản của vợ chồng trong những pháp luật đương đại, 1974, page 20-21. Cuốn sách này tập hợp 40 bài viết của các tác giả đến từ 40 nước, đại diện cho các châu lục, về chế độ tài sản của vợ chồng. [3] Anita GRANDKE và Klauspeter ORTH, Chế độ tài sản của vợ chồng trong luật của Cộng hòa dân chủ Đức – Chế độ tài sản của vợ chồng trong những luật pháp đương đại, đã dẫn, trang 99. [4] Andrea Bonomi và Marco Steiner, Những chế độ tài sản của vợ chồng trong luật so sánh và trong luật tư pháp quốc tế, Geneve 2006. Tuy nhiên, những nghiên cứu so sánh này chỉ giới hạn trong phạm vi hẹp ở pháp luật của một vài nước Châu âu, Canada, Mỹ và một số nước hồi giáo. [5] Theo quy định của Điều 1395 Bộ luật Napoléon, sau khi kết hôn, vợ chồng không thể thỏa thuận để thay đổi chế độ tài sản mà họ đã lựa chọn khi kết hôn. Quy định này nhằm đảm bảo tính ổn định của gia đình và đồng thời bảo vệ quyền lợi cho người thứ ba. [6] Thực tiễn nghiên cứu về chế độ tài sản của vợ chồng đã phản ánh những cách gọi khác nhau về thuật ngữ này. Ở đây, chúng tôi chỉ muốn nêu lên bản chất của thỏa thuận về chế độ tai sản của vợ chồng mà không đề cập đến góc độ ngữ nghĩa của nó. [7] Trước đó, các chế độ tài sản của vợ chồng được thực hiện khác nhau ở Pháp. Những vùng theo truyền thống tập quán pháp áp dụng chế độ cộng đồng về động sản và tạo sản. Những vùng theo truyền thống luật thành văn áp dụng chế độ hồi môn-gần giống với chế độ tách riêng tài sản. [8] André Colomer, Các chế độ tài sản của vợ chồng, NXB Litec 1995, số 1094. [9] Jean Champion, Hôn ước và các chế độ tài sản, NXB DELMAS 2007, số 126. [10] Bùi Tường Chiểu, đã dẫn, trang 165. [11] Nguyễn Phương Lan, Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, Tạp chí Luật học số 6 năm 2002, trang 22 ; Bùi Thị Mừng, Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để một bên đầu tư kinh doanh –Trong đề tài khoa học « Tài sản của vợ chồng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh » của tổ bộ môn Luật hôn nhân và gia đình, năm 2007. [12] Ngô Thị Hường, Tổng thuật đề tài khoa học, đã trích dẫn, trang 36-37 ; Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân va gia đình Việt Nam, đã dẫn, trang 253-254. ĐẠO LUẬT THỐNG NHẤT VỀ HÔN ƯỚC CỦA HOA KỲ Điều 1. Định nghĩa Trong đạo luật này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: (1) “Hôn ước” là thỏa thuận giữa hai người sắp kết hôn được lập ra trong thời gian trước khi kết hôn và phát sinh hiệu lực trong thời kì hôn nhân. (2) “Tài sản” là khoản lợi ích, ở hiện tại hay trong tương lai, hợp pháp hoặc hợp lệ, tài sản riêng hay nằm trong tài sản chung với người khác, bất động sản hay tài sản của cá nhân, bao gồm cả thu nhập do lao động và các khoản thu nhập khác. Điều 2. Hình thức Hôn ước phải được làm bằng văn bản và được hai bên kí vào. Hôn ước có thể có hiệu lực thi hành mà không cần có thêm bất cứ một sự xem xét nào khác. Điều 3. Nội dung (a) Các bên tham gia lập hôn ước có thể thỏa thuận những nội dung sau: (1) Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đổi với tài sản của một bên hoặc cả hai bên ở bất kì thời điểm hay địa điểm nào do các bên sẵn có hoặc thu nhập được; (2) Quyền mua bán, sử dụng, chuyển nhượng, trao đổi, từ bỏ, cho thuê, tiêu dùng, dùng làm tài sản bảo đảm, thế chấp, cầm cố, tự định đoạt hay các quyền quản lí, kiểm soát khác đối với tài sản; (3) Định đoạt tài sản khi li thân, li hôn, khi qua đời, hoặc khi xảy ra bất kì sự biến nào khác ; (4) Sự thay đổi hay chấm dứt việc cấp dưỡng giữa vợ chồng; (5) Lập chúc thư, uỷ thác, hay các biện pháp khác để thực hiện các nội dung của hôn ước; (6) Quyền sở hữu và tuỳ ý sử dụng tiền bảo hiểm có được từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của một người; (7) Vấn đề lựa chọn luật điều chỉnh đối với hôn ước và; (8) Bất kì các vấn đề khác bao gồm quyền và nghĩa vụ cá nhân nhưng không được trái với chính sách công và vi phạm pháp luật; (b) Quyền được chu cấp của con cái không thể bị ảnh hưởng theo chiều hướng bất lợi bởi những nội dung trong hôn ước. Điều 4. Hiệu lực Hôn ước bắt đầu có hiệu lực khi kết hôn. Điều 5. Sửa đổi, hủy bỏ Sau khi kết hôn, hôn ước có thể được sửa đổi hoặc hủy bỏ bởi một văn bản được kí bởi cả hai vợ chồng. Thỏa thuận sửa đổi này sẽ có hiệu lực thi hành mà không cần một sự xem xét nào thêm. Điều 6. Thi hành (a) Hôn ước sẽ không được thi hành nếu bên chống lại việc thi hành đã chứng minh được rằng: (1) Một bên đã không tự nguyện thực hiện hôn ước; hoặc (2) Hôn ước không hợp lí trước khi nó được thực hiện và trước khi thực hiện hôn ước, một bên (i) Đã không được cung cấp thông tin một cách công bằng và hợp lí về tài sản và các nghĩa vụ tài chính của bên kia; (ii) Đã không tự nguyện từ bỏ một cách rõ ràng bằng văn bản bất cứ quyền được cung cấp thông tin về tài sản và các nghĩa vụ tài chính của bên kia ngoại trừ thông tin đã được cung cấp; và (iii) Đã không biết, hoặc đã không thể biết được một cách đầy đủ về tình trạng tài sản hoặc các nghĩa vụ tài chính của bên kia. (b) Nếu có qui định của hôn ước về thay đổi hoặc chấm dứt việc cấp dưỡng giữa vợ chồng và việc thay đổi hoặc chấm dứt đó khiến một bên trong hôn ước này có đủ điều kiện được hưởng cấp dưỡng theo một chương trình hỗ trợ công nào đó tại thời điểm li thân hoặc li hôn thì tòa án có thể yêu cầu bên kia thực hiện việc cấp dưỡng ở một mức độ cần thiết để có thể tránh được trường hợp các bên cố tình thỏa thuận về việc thay đổi hay chấm dứt điều kiện cấp dưỡng để đủ điều kiện hưởng cấp dưỡng theo chương trình hỗ trợ. (c) Tính không hợp lí của hôn ước sẽ theo phán quyết của tòa án. Điều 7. Thi hành khi hôn nhân vô hiệu Nếu việc kết hôn bị tuyên vô hiệu thì hôn ước chỉ được thi hành trong một phạm vi cần thiết để đảm bảo cho một hệ quả bất công không xảy ra. Điều 8. Giới hạn của hành vi Bất cứ qui định hạn chế nào áp dụng đối với hành động đòi cấp dưỡng theo hôn ước của các bên đều bị ngăn cản trong thời kì hôn nhân. Tuy nhiên, các bên có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ hợp lí nhằm hạn chế thời gian thi hành cho bên kia bao gồm trì hoãn và estoppel. Điều 9. Áp dụng và giải thích từ ngữ Luật này được áp dụng và giải thích để thực hiện với mục đích chung là áp dụng thống nhất giữa các tiểu bang. Điều 10. Tên của đạo luật Tên của đạo luật là đạo luật thống nhất về hôn ước Điều 11. Hiệu lực từng phần Nếu có bất cứ điều khoản nào của đạo luật này hoặc việc áp dụng đạo luật này đối với bất cứ người nào hoặc trường hợp nào bị vô hiệu thì sự vô hiệu đó sẽ không ảnh hưởng tới các điều khoản hoặc các áp dụng khác của đạo luật này. ĐIỀU 12: THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC ĐIỀU 13: HỦY BỎ. Các đạo luật và các phần của đạo luật sau đây sẽ bị hủy bỏ 2.3. Các hình thức xác lập 2.3.1.Theo trình tự do pháp luật quy định 2.3.2.Theo sự tự nguyện Tài liệu học tập: - Tập bài giảng môn Luật hôn nhân và gia đình của trường đại học luật Tp.HCM - Giáo trình luật Luật hôn nhân và gia đình của trường Đại học luật Hà Nội - Thông tư số 60/ TATC ngày 22.2.1978 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết các việc tranh chấp về hôn nhân và gia đình của cán bộ, bộ đội đã có vợ, có chồng trong Nam tập kết ra Bắc lấy vợ, lấy chồng khác. - Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. - Nghị quyết số 35/2000/QH 10 ngày 9.6.2000 của Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 7 "về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000" - Chỉ thị số 15/2000/CT-TTG ngày 9.8.2000 của Thủ tướng Chính phủ " Về việc tổ chức thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000" - Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23.12.2000 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. - Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 3.1.2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH 10 ngày 9.6.2000 của Quốc hội " Về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000" - Công văn số 112/2001/KHXX ngày 14.9.2001 của Toà án nhân dân Tối cao hướng dẫn việc xác định thời điểm thụ lý vụ án về hôn nhân và gia đình. - Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3.10.2001 của chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. - Thông tư Số 07/2001/TT-BTP ngày 10.12.2001 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số qui định của Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22.10.2001 của Chính phủ qui định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH 10 ngày 9.6.2000 của Quốc hội. - Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27.3.2002 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số. - Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10.7.2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có Yếu tố nước ngoài. - Thông tư số 07/2002/TT-BTP ngày 16.12.2002 của Bộ tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10.7.2002 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. - Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12.2.2003 của Chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học. - Pháp lệnh dân số số 06/2003/PL-UBTVQH 11 có hiệu lực ngày 1.5.2003 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung. - Chỉ thị số 3/2005/CT-TTG ngày 25.2.2005 của Thủ tướng chính phủ về tăng cường quản lý nhà nước đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. - Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch. - Nghị định 69/2006/NĐ - CP ngày 21.7.2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 68/2002/NĐ - CP. Viết chuyên đề: So sánh chế độ tài sản trong hôn nhân và gia đình với chế độ tài sản trong dân sự

0 nhận xét:

Đăng nhận xét