Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CAO HỌC

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TÀI SẢN TRONG HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Mã số: Số đvht: 2 Giảng viên môn học: Khoa phụ trách: Khoa luật Dân sự MÔ TẢ MÔN HỌC Môn học Chế độ pháp lý về tài sản trong hôn nhân và gia đình có vị trí quan trọng trong pháp luật về chế độ tài sản-một phạm trù thuộc quyền con người. Môn học này là tiền đề lý luận và thực tiễn xác định chế độ sở hữu giữa vợ chồng, quyền của các chủ sở hữu về tài sản và là căn cứ để giải quyết các tranh chấp liên quan như quyền thừa kế, sở hữu chung, riêng..... Việc nghiên cứu và làm sáng tỏ chế độ pháp lý về tài sản trong hôn nhân và gia đình xác định được quan điểm của nhà nước ta về chế độ sở hữu trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình và trên tinh thần đó so sánh chế độ sở hữu trong các ngành luật khác và là căn cứ để giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản giữa các thành viên trong gia đình. Môn học này là tiền đề để các học viên có thêm kỹ năng cũng như nhận thức trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản giữa các thành viên trong gia đình. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC Yêu cầu học viên nắm được cơ sở lý luận của chế độ tài sản trong pháp luật hôn nhân và gia đình, phân biệt được chế độ tài sản trong hôn nhân với chế độ tài sản trong các ngành luật khác, có kiến thức cơ bản về quan điểm lập pháp về chế độ tài sản trong hôn nhân và gia đình nói riêng và chế độ tài sản trong pháp luật nói chung, nhận biết và giải thích được về những đặc thù của chế độ tài sản trong hôn nhân và gia đình. Môn học này còn giúp học viên có kỹ năng phân tích, bình luận, đánh giá và so sánh về chế độ tài sản trong hôn nhân và gia đình Việt Nam với các chế độ tài sản của một số nước trên thế giới và có khả năng vận dụng những thông tin, kiến thức đã học vào việc nghiên cứu khoa học pháp lý chuyên ngành và ứng dụng thực tiễn hành nghề luật NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC Mở đầu: Giới thiệu tổng quan về môn học và các tài liệu cần đọc (2 tiết hướng dẫn và 1 tiết hướng dẫn học tập, nghiên cứu khoa học) Tài liệu: Các tài liệu giới thiệu trong đề cương môn học 1. CHƯƠNG 1: NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ TÀI SẢN TRONG HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (9 tiết) 1.1. Các quan điểm về chế độ tài sản trong hôn nhân và gia đình (3 tiết) 1.1.1.Chế độ tài sản trong hôn nhân và gia đình là bộ phận của chế độ tài sản trong pháp luật dân sự 1.1.2.Chế độ tài sản trong hôn nhân và gia đình là chế độ tài sản độc lập và có mối liên hệ với các chế độ tài sản khác 1.2.Sự phát triển của chế độ tài sản trong pháp luật hôn nhân và gia đình (3 tiết) 1.2.1.Sự phát triển của chế độ tài sản trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 1.2.2.Sự phát triển của chế độ tài sản trong pháp luật hôn nhân và gia đình của một số nước 1.3 Vai trò, vị trí của của chế độ tài sản trong pháp luật hôn nhân và gia đình (3 tiết) Tài liệu học tập: - Tập bài giảng môn Luật hôn nhân và gia đình của trường đại học luật Tp.HCM - Giáo trình luật Luật hôn nhân và gia đình của trường Đại học luật Hà Nội - Bộ dân luật 1972 - Bộ luật dân sự Liên bang Nga - Bộ luật dân sự Pháp - Quốc triều hình luật - Sắc lệnh 97-SL ngày 22.5.1950 của Chủ tịch nước Việt nam dân chủ cộng hoà sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật. - Sắc lệnh số 159-SL ngày 17.11.1950 của Chủ tịch nước Việt nam dân chủ cộng hoà qui định về vấn đề ly hôn. - Luật Hôn nhân gia đình năm 1959 - Luật Hôn nhân gia đình năm 1986. - Luật quốc tịch Việt nam năm 1998. - Hiến pháp năm 1992 - Bộ luật Dân sự 1995, 2005 Viết chuyên đề: Vị trí của chế độ tài sản trong hôn nhân và gia đình 2. CHƯƠNG 2: CĂN CỨ XÁC LẬP CHẾ ĐỘ TÀI HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (9 tiết) 2.1. Khái niệm căn cứ xác lập chế độ tài sản trong hôn nhân và gia đình (1 tiết) 2.1.1. Khái niệm 2.1. 2. Các đặc trưng của căn cứ xác lập chế độ tài sản trong hôn nhân và gia đình 2.2. Các căn cứ xác lập (4 tiết) 2.2.1. Theo quy định của pháp luật 2.2.2. Theo ý chí của các chủ thể 2.2.3.Theo ý chí của chủ thể thứ ba 2.3. Các hình thức xác lập (4 tiết) 2.3.1.Theo trình tự do pháp luật quy định 2.3.2.Theo sự tự nguyện Tài liệu học tập: - Giáo trình luật Luật hôn nhân và gia đình của trường Đại học luật Hà Nội - Thông tư số 60/ TATC ngày 22.2.1978 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết các việc tranh chấp về hôn nhân và gia đình của cán bộ, bộ đội đã có vợ, có chồng trong Nam tập kết ra Bắc lấy vợ, lấy chồng khác. - Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. - Nghị quyết số 35/2000/QH 10 ngày 9.6.2000 của Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 7 "về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000" - Chỉ thị số 15/2000/CT-TTG ngày 9.8.2000 của Thủ tướng Chính phủ " Về việc tổ chức thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000" - Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23.12.2000 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. - Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 3.1.2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH 10 ngày 9.6.2000 của Quốc hội " Về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000" - Công văn số 112/2001/KHXX ngày 14.9.2001 của Toà án nhân dân Tối cao hướng dẫn việc xác định thời điểm thụ lý vụ án về hôn nhân và gia đình. - Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3.10.2001 của chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. - Thông tư Số 07/2001/TT-BTP ngày 10.12.2001 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số qui định của Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22.10.2001 của Chính phủ qui định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH 10 ngày 9.6.2000 của Quốc hội. - Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27.3.2002 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số. - Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10.7.2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có Yếu tố nước ngoài. - Thông tư số 07/2002/TT-BTP ngày 16.12.2002 của Bộ tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10.7.2002 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. - Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12.2.2003 của Chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học. - Pháp lệnh dân số số 06/2003/PL-UBTVQH 11 có hiệu lực ngày 1.5.2003 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung. - Chỉ thị số 3/2005/CT-TTG ngày 25.2.2005 của Thủ tướng chính phủ về tăng cường quản lý nhà nước đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. - Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch. - Nghị định 69/2006/NĐ - CP ngày 21.7.2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 68/2002/NĐ - CP. Viết chuyên đề: So sánh chế độ tài sản trong hôn nhân và gia đình với chế độ tài sản trong dân sự 3. CHƯƠNG 3: CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI TÀI SẢN TRONG HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (9 tiết) 3.1.Quyền chiếm hữu tài sản (3 tiết) 3.1.1.Chủ thể chiếm hữu 3.1.2.Cách thức chiếm hữu 3.1.3.Quyền, nghĩa vụ của chủ thể chiếm hữu 3.2.Quyền sử dụng tài sản (3 tiết) 3.2.1.Nguyên tắc thực hiện quyền sử dụng tài sản 3.2.2.Mục đích và nội dung của việc thực hiện quyền sử dụng tài sản 3.2.3.Các trường hợp hạn chế quyền quyền sử dụng tài sản 3.3.Quyền định đoạt tài sản (3 tiết) 3.3.1.Chủ thể định đoạt tài sản 3.3.2.Mục đích và nội dung của việc thực hiện quyền định đoạt tài sản 3.3.3.Các trường hợp hạn chế quyền quyền định đoạt tài sản Tài liệu học tập: - Tập bài giảng môn Luật Hôn nhân và gia đình của trường đại học luật Tp.HCM - Giáo trình luật Hôn nhân và gia đình trường Đại học luật Hà Nội - Bộ dân luật 1972 - Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. - Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23.12.2000 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. - Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3.10.2001 của chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. - Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10.7.2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có Yếu tố nước ngoài. - Thông tư số 07/2002/TT-BTP ngày 16.12.2002 của Bộ tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10.7.2002 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. - Hiến pháp năm 1992 - Bộ luật Dân sự 2005 - Bộ luật Tố tụng dân sự. - Westlaw.com - Toaan.gov.vn - Moj.gov.vn - Nclp.org.vn - na.gov.vn - tand.hochiminhcity.gov.vn - Luatvietnam.com.vn -vietlaw.gov.vn Viết chuyên đề: So sánh chế độ pháp lý đối với tài sản trong hôn nhân và gia đình với chế độ pháp lý đối với tài sản do các ngành luật khác điều chỉnh YÊU CẦU VÀ ĐÒI HỎI CỦA MÔN HỌC Để kiểm tra và đánh giá quá trình học tập của học viên, quá trình học học viên phải làm một chuyên đề sau mỗi chương. Các chuyên đề này thực hiện theo đề tài do giảng viên đưa ra hoặc học viên chọn nhưng phải được giảng viên đồng ý. Kiểm tra hết môn là thi. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC Kết quả học tập sẽ dựa vào kết quả viết chuyên đề và thi hết môn với cơ cấu: Chuyên đề 20% Bài thi cuối kỳ 80% KẾ HOẠCH TƯ VẤN MÔN HỌC Để học tốt môn học này các học viên thực hiện các cách sau: Đến thư viện Trường Đại học Luật TPHCM nghiên cứu các chủ đề, tài liệu liên quan đến môn học; trực tiếp trao đổi với các giảng viên giảng dạy hoặc các giảng viên trong trường; đặt câu hỏi, vấn đề qua email; liên hệ trực tiếp với Khoa Luật Dân sự. TRANG THIẾT BỊ CẦN CHO VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN HỌC Yêu cầu phòng học có máy chiếu, có bảng mica và kết nối internet

1 nhận xét:

Đăng nhận xét