Thứ Ba, 23 tháng 11, 2010

ĐỀ CƯƠNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH




ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN


1.Tên học phần: THI HÀNH ÁN DÂN SỰ (30 tiết)
2.Số đơn vị học trình: Hai (2)
3.Trình độ cho sinh viên: Năm thứ 4
4.Phân bổ thời gian:
-Lên lớp: 70 % (21 tiết)
+Giảng: 18 tiết
+Thảo luận: 3 tiết
-Đi thực tiễn: 30% (9 tiết)
5.Điều kiện tiên quyết:
Học phần này học sau Luật Tố tụng dân sự
6.Mục tiêu của học phần:
-Giúp sinh viên nhận biết quy định của pháp luật về hoạt động thi hành án.
-Giúp sinh viên nhận biết được hệ thống cơ quan thi hành án, chức năng nhiệm vụ của cơ quan thi hành án các cấp.
-Giúp sinh viên nhận biết được thủ tục thi hành án, hoạt động cưỡng chế thi hành án
-Giúp sinh viên thực hành một số hoạt động trong thủ tục thi hành án
7.Mô tả tóm tắt nội dung học phần:
Học phần được cấu trúc thành các chương: Những vấn đề chung về thi hành án dân sự, Thủ tục thi thành án, Cưỡng chế thi hành án, Khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong thi hành án dân sự
8.Tài liệu học tập
Văn bản pháp luật
- LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009)
- NGHỊ ĐỊNH SỐ 58/2009/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ NGÀY 13 THÁNG 07 NĂM 2009
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VỀ THỦ TỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
- NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 74/2009/NĐ-CP NGÀY 09 THÁNG 09 NĂM 2009
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VỀ CƠ QUAN QUẢN LÝ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ, CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
- NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 61/2009/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 07 NĂM 2009
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THỪA PHÁT LẠI THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

- QUYẾT ĐỊNH Phê duyệt Đề án “Thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh” ngày 19 tháng 02 năm 2009- THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
- NghÞ ®Þnh cña chÝnh phñ sè 05/2005/N§-CP ngµy 18 th¸ng 1 n¨m 2005 vÒ b¸n ®Êu gi¸ tµi s¶n
Sách tham khảo
-Kỹ năng thi hành án dân sự-Học viện tư pháp, Nhà xuất bản Thống kê tháng 08/2005
-Khác
9.Phương pháp giảng dạy
-Giảng lý thuyết
-Đi thực tiễn
-Khác
10.Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên
10.1 Hình thức đánh giá bộ phận
-Dự lớp
-Thái độ tham gia thảo luận
-Viết báo cáo thu hoạch
-Khác
10.2 Hình thức thi kết thúc học phần
-Thi viết
10.3 Điểm học phần: 80% điểm thi kết thúc học phần 20% các điểm đánh giá bộ phận

11.Nội dung chi tiết học phần:

Chương 1: Những vấn đề chung về thi hành án dân sự (6 tiết)
1.Khái niệm, bản chất, ý nghĩa của thi hành án dân sự
1.1 Khái niệm
Thi hành án dân sự là giai đoạn kết thúc của tố tụng dân sự mà trong đó cơ quan thi hành án đưa các bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành ra thi hành nhằm bảo vệ quyền lợi của cá nhân, cơ quan, tổ chức
1.2.Bản chất của hoạt động thi hành án
-Thi hành các quyết định của Tòa án tuyên trong bản án, quyết định, không giảI quyết lạI nộI dung vụ án
-Là giai đoạn bảo vệ quyền lợi cho các đương sự về mặt thực tế
1.3.Ý nghĩa
-Bảo đảm bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực thực tế trong cuộc sống
-Bảo đảm quyền lợi của đương sự
-Thông qua việc thi hành án, Cơ quan thi hành án phát hiện sai sót của Tòa án trong việc áp dụng pháp luật từ đó kiến nghị Tòa án có thẩm quyền kịp thời chỉ đạo công tác xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật và kiến nghị trong việc lập pháp
2. Các nguyên tắc thi hành án dân sự
-Bảo đảm hiệu lực bản án, quyết định
-Bảo đảm quyền, lợI ích hợp pháp của ngườI liên quan đến thi hành án
-Quyền tự định đoạt của đương sự trong thi hành án
3.Những bản án, quyết định được thi hành
-Những bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động và kinh doanh thương mại có hiệu lực pháp luật
-Quyết định cho thi hành ngay được tuyên trong bản án sơ thẩm
-Quyết định của Trọng tài thương mại Việt Nam
-Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
-Quyết định về dân sự, phạt tiền, tịch thu tài sản, xử lý vật chứng, tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí trong bản án, quyết định của Tòa án về hình sự
-Quyết định về phần tài sản trong bản án, quyết định của Tòa án về hành chính
-Quyết định tuyên bố phá sản
4. Quyền yêu cầu thi hành án dân sự
4.1 Khái niệm
Là quyền tố tụng quan trọng của đương sự trong hoạt động thi hành án. Các đương sự căn cứ vào bản án, quyết định do Tòa án tuyên có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án tổ chức thi hành nhằm bảo đảm quyền lợi của họ. Trách nhiệm của Cơ quan thi hành án là phải tổ chức thi hành theo yêu cầu của đương sự.
4.2 Chủ thể và thủ tục yêu cầu thi hành án
-Chủ thể có quyền yêu cầu thi hành án: Người được thi hành án và người phải thi hành án
-Thủ tục yêu cầu: Khi yêu cầu thi hành án đương sự phải có văn bản yêu cầu đính kèm trích lục bản án, quyết định và các giấy tờ cần thiết khác gửI cho Cơ quan thi hành án.
5. Thời hiệu yêu cầu thi hành án
5.1 Khái niệm, ý nghĩa
5.1.1 Khái niệm
Là thời hạn mà pháp luật quy định đương sự có quyền yêu cầu thi hành án. Hết thời hạn đó, đương sự không có quyền yêu cầu thi hành án nữa
5.1.2 Ý nghĩa
-Bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự
-Là căn cứ để Cơ quan thi hành án áp dụng các biện pháp nghiệp vụ về thi hành án
5.2 Thời hiệu yêu cầu thi hành án
-ThờI hiệu yêu cầu thi hành án là 5 năm
-ThờI hạn không tính vào thờI hiệu: do trở ngại khách quan, do sự kiện bất khả kháng, thời hạn hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án
6.Biện pháp thi hành án
Là những cách thức do luật định mà Cơ quan thi hành án có quyền áp dụng nhằm thi hành các bản án, quyết định án đã có hiệu lực thi hành
Theo pháp luật thi hành án dân sự có 2 biện pháp thi hành án:
-Tự nguyện
-Cưỡng chế thi hành án
7. Phí thi hành án
7.1 Khái niệm
Là số tiền mà đương sự phảI nộp khi được thi hành án. Số tiền này đương sự phảI nộp căn cứ vào giá trị tài sản hoặc số tiền thực nhận
7.2 Mức phí thi hành án
7.3 Miễn, giảm phí thi hành án

Chương 2: Hệ thống Cơ quan quản lý thi hành án dân sự và Cơ quan thi hành án dân sự
1.1 Hệ thống Cơ quan quản lý thi hành án
1.1.1 Vị trí, vai trò của công tác quản lý thi hành án dân sự
-Là cơ quan tác động đến hoạt động thi hành án
-Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định
1.1.2 Nội dung của công tác quản lý thi hành án dân sự
-Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án dân sự;
-Quản lý các Cơ quan thi hành án dân sự
-Hướng dẫn nghiệp vụ, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong công tác thi hành án dân sự; giải quyết khiếu nại, tố cáo
-Thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với Chấp hành viên, công chức làm công tác thi hành án dân sự;
-Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Chấp hành viên, công chức làm công tác thi hành án dân sự;
-Quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh phí, phương tiện cần thiết cho công tác thi hành án
-Hợp tác quốc tế về thi hành án dân sự.
-Chỉ đạo công tác thi hành án dân sự, yêu cầu Cơ quan thi hành án báo cáo công tác thi hành án
-Chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành án
-Yêu cầu Cơ quan thi hành án tổ chức kiểm tra, thanh tra công tác thi hành án dân sự

1.1.3 Các cơ quan quản lý thi hành án dân sự
-Cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp
-Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng
-Sở Tư pháp
-Phòng tư pháp
2.1. Hệ thống Cơ quan thi hành án
2.1.1. Các cơ quan thi hành án dân sự
-Thi hành án cấp tỉnh
-Thi hành án cấp huyện
2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Cơ quan thi hành án
-Chỉ đạo hoạt động thi hành án
-Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định khác theo quy định của pháp luật.
-Tổng kết thực tiễn thi hành án dân sự, thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác thi hành án dân sự
-Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự
-Quản lý cán bộ, công chức, kinh phí, cơ sở vật chất, phưng tiện hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự
2.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên
Chấp hành viên
Khái niệm
Chấp hành viên là người được Nhà nước giao trách nhiệm thi hành các bản án, quyết định dân sự
Tiêu chuẩn và việc bổ nhiệm Chấp hành viên
-Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, đã được đào tạo về nghiệp vụ thi hành án, có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định, có sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Chấp hành viên.
-Có thời gian làm công tác pháp luật từ bốn năm trở lên, có năng lực thi hành những vụ việc thuộc thẩm quyền của Cơ quan thi hành án cấp huyện thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Chấp hành viên Cơ quan thi hành án cấp huyện.
-Đã làm Chấp hành viên Cơ quan thi hành án cấp huyện từ năm năm trở lên, có năng lực thi hành những vụ việc thuộc thẩm quyền của Cơ quan thi hành án cấp tỉnh thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Chấp hành viên Cơ quan thi hành án cấp tỉnh.
-Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chấp hành viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định theo đề nghị của Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên
-Thi hành đúng nội dung bản án, quyết định của Toà án; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án
-Triệu tập đương sự, người có liên quan đến việc thi hành án đến trụ sở Cơ quan thi hành án hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thi hành án để thực hiện việc thi hành án
-Ấn định thời hạn để người phải thi hành án tự nguyện thi hành án
-Xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan hữu quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác có liên quan đến việc thi hành án;
-Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án
-Xử lý vi phạm pháp luật trong khi thi hành án đốI vớI ngườI vi phạm

Chương 3: Thủ tục thi hành án dân sự (6 tiết)
1.1. Khái niệm và ý nghĩa của thủ tục thi hành án dân sự
1.1.1 Khái niệm
Là trình tự thi hành án các bản án, quyết định theo quy định của pháp luật thi hành án
1.1.2 Ý nghĩa
-Bảo đảm tuân thủ pháp luật trong thi hành án dân sự
-Bảo vệ quyền lợI của đương sự
2.1. Trình tự thi hành án
2.1.1 Cấp bản án, quyết định
-Sau khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật Tòa án nhân dân có trách nhiệnm cấp cho đương sự trích lục bản án , quyết định có ghi “để thi hành” và giải thích cho đương sự về quyền yêu cầu thi hành án, thời hiệu yêu cầu và nghĩa vụ thi hành
2.1.2 Ra quyết định thi hành án
2.1.3, Thẩm quyền ra quyết định thi hành án
-Thủ trưởng Cơ quan thi hành án
-Phó thủ trưởng Cơ quan thi hành án được phân công
-Thẩm quyền ra quyết định thi hành án của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
+Các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét xử sơ thẩm;
+Bản án, quyết định thuộc thẩm quyền của Cơ quan thi hành án cấp huyện mà Cơ quan thi hành án cấp tỉnh lấy lên để thi hành
+Bản án, quyết định của Tòa án tối cao gửi cho Cơ quan thi hành án cấp tỉnh;
+Bản án, quyết định do Cơ quan thi hành khác ủy thác
+Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, Trọng tài nước ngoài được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành
+Quyết định của Trọng tài thương mại Việt Nam
-Thẩm quyền ra quyết định thi hành án của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp huyện
+Các bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện
+Các bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
+Bản án, quyết định do Cơ quan thi hành khác ủy thác
+Bán, quyết định của Tòa án nhân dân tối cao gửi cho Cơ quan thi hành án cấp huyện
2.1.4. Các hình thức ra quyết định thi hành án
-Cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án
-Ra quyết định thi hành án theo yêu cầu của đương sự
2.1.5. Thông báo thi hành án
-Thông báo trực tiếp
-Niêm yết
-Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng
2.1.6. Xác minh điều kiện thi hành án
Cơ quan thi hành án có trách nhiệm xác minh điều kiện thi hành của người phải thi hành án. Chính quyền địa phương, cơ quan đăng ký quyền sở hữu, sử dụng, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và các tổ chức, cá nhân liên quan phải tạo điều kiện, cung cấp các thông tin cần thiết theo quy định của pháp luật cho cơ quan thi hành án trong việc xác minh điều kiện thi hành án của đưng sự.
Nếu người phi thi hành án không có tài sản để thi hành thì phải làm đơn trình bày, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc tổ chức nơi công tác, nơi quản lý thu nhập về việc người đó không có tài sản để thi hành án. Người được thi hành án có quyền chứng minh việc người phải thi hành án có tài sản để thi hành án
2.1.7. Ủy thác thi hành án
Khái niệm
Là hoạt động tố tụng của Cơ quan thi hành án chuyển giao việc thi hành các bản án, quyết định từ Cơ quan thi hành án này sang Cơ quan thi hành án khác theo trình tự, thủ tục do luật định nhằm thi hành các bản án, quyết định của Tòa án tuyên
Nguyên tắc ủy thác thi hành án
-Chỉ được ủy thác thi hành án cho cơ quan thi hành án nơi người phải thi hành án cư trú, làm việc, có tài sản hoặc trụ sở.
-Trường hợp có nhiều người phải thi hành án ở các địa phưng khác nhau hoặc tài sản, thu nhập của họ ở những địa phương khác nhau thì được ủy thác từng phần cho cơ quan thi hành án ở các địa phương đó, trừ trường hợp thi hành nghĩa vụ liên đới.
-Việc ủy thác thi hành án được thực hiện giữa các cơ quan thi hành án không phân biệt địa bàn hoạt động, cơ quan thi hành án dân sự hay cơ quan thi hành án trong quân đội.
-Cơ quan thi hành án cấp huyện không được ủy thác cho cơ quan thi hành án cấp tỉnh của địa phưng mình.
Thủ tục ủy thác thi hành án
-Trước khi ủy thác, cơ quan thi hành án phi xử lý xong các tài sn tạm giữ, vật chứng do Toà án chuyển giao, tài sản kê biên có liên quan trực tiếp đến phần ủy thác để thi hành án.
-Quyết định ủy thác phải ghi rõ nội dung ủy thác, khoản đã thi hành xong, khoản cần tiếp tục thi hành và các thông tin cần thiết cho việc thực hiện ủy thác.
-Quyết định ủy thác phi kèm theo bản án, quyết định, bản sao biên bản kê biên, tạm giữ tài sản. Trong trường hợp phải ủy thác cho nhiều nơi thì cơ quan thi hành án có thể sao chụp bản án, quyết định thành nhiều bản, có đóng dấu của cơ quan thi hành án nơi ủy thác để gửi cho cơ quan thi hành án nơi nhận ủy thác.
2.1.8. Hoãn thi hành án
Khái niệm
Là hành vi tố tụng của Cơ quan thi hành án tạm dừng việc thi hành án khi có căn cứ theo quy định của pháp luật
2.1.8 Tạm đình chỉ thi hành án
Khái niệm
Căn cứ
2.1.9. Đình chỉ thi hành án
Khái niệm
Là hành vi tố tụng của Cơ quan thi hành án dừng việc thi hành án khi có căn cứ theo quy định của pháp luật
Căn cứ
2.1.10 Trả lại đơn yêu cầu thi hành án
Thủ trưởng Cơ quan thi hành án có thẩm quyền ra quyết định thi hành án có quyền trả lại đơn yêu cầu thi hành án và bản án, quyết định cho người được thi hành án trong trường hợp có quyết định đình chỉ việc thi hành án hoặc có căn cứ xác định người phải thi hành án không có tài sản để thi hành án.
2.1.11. Kết thúc thi hành án
Thủ trưởng Cơ quan thi hành án ra quyết định kết thúc việc thi hành án khi người phải thi hành án, người được thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đã thực hiện xong quyền, nghĩa vụ của mình theo bản án, quyết định.
Việc thi hành án đương nhiên kết thúc khi có quyết định đình chỉ thi hành án của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án có thẩm quyền.


Chương 4: Cưỡng chế thi hành án (6 tiết)
1.1 Những vấn đề chung về cưỡng chế thi hành án
1.1.1. Khái niệm
Là biện pháp cưỡng bức bắt buộc của Cơ quan thi hành án do Chấp hành viên quyết định nhằm buộc ngườI phảI thi hành án thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định do Tòa án tuyên
1.1.2. Ý nghĩa
-Bảo vệ pháp luật
-Bảo vệ quyền lợi đương sự
1.1.3 Nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế
-Chấp hành viên chỉ được áp dụng các biện pháp cưỡng chế đã được quy định trong pháp luật thi hành án dân sự.
-Chỉ được áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án sau khi đã hết thời hạn tự nguyện thi hành án, trừ trường hợp cần áp dụng biện pháp cưỡng chế ngay
-Không được tổ chức cưỡng chế trong khong thời gian mười lăm ngày trước và sau tết Nguyên đán; các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách, nếu họ là người phải thi hành án
-Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế phải tưng ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án.
-Chấp hành viên căn cứ vào nội dung bản án, quyết định; tính chất, mức độ của nghĩa vụ thi hành án; điều kiện của người phải thi hành án; đề nghị của đương sự và tình hình thực tế ở địa phương để áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án thích hợp
1.2. Các biện pháp cưỡng chế thi hành án
1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.


Chương 4: Khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về thi hành án dân sự (tự học)
1. Khiếu nại về thi hành án
1.1 Khái niệm khiếu nạI về thi hành án
Là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức theo trình tự do pháp luật quy định yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định, hành vi của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên mà cá nhân, cơ quan, tổ chức khiếu nại cho rằng quyết định hành vi đó là trái pháp luật, vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
1.2 Chủ thể khiếu nại, người bị khiếu nại và đối tượng của khiếu nại thi hành án
-Chủ thể khiếu nại: Người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án
-Chủ thể bị khiếu nại: Thủ trưởng Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên
-ĐốI tượng của khiếu nại thi hành án: Các quyết định, hành vi của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên
1.3 ThờI hạn khiếu nại
Thời hạn khiếu nại là chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên.
Trong trường hợp do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng đó không tính vào thời hạn khiếu nại.
1.3 Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại về thi hành án
Đối với khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Chấp hành viên Cơ quan thi hành án cấp huyện thì Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp huyện nơi có khiếu nại giải quyết và trả lời cho người khiếu nại trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, nếu không đồng ý với nội dung giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp tỉnh. Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp tỉnh phải giải quyết khiếu nại trong thời hạn ba mưi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp tỉnh không quá bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp tỉnh có hiệu lực thi hành.
Đối với khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Chấp hành viên Cơ quan thi hành án cấp tỉnh thì Thủ trưởng C quan thi hành án cấp tỉnh nơi có khiếu nại giải quyết và trả lời cho người khiếu nại trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, nếu không đồng ý với nội dung giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp. Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp phải giải quyết khiếu nại trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành.
Đối với khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp huyện thì Thủ trưởng C quan thi hành án dân sự cấp tỉnh nơi có khiếu nại giải quyết và trả lời cho người khiếu nại trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, nếu không đồng ý với nội dung giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp. Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp phải giải quyết khiếu nại trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp không quá bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành.
Đối với khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp tỉnh thì Thủ trưởng C quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Tư pháp giải quyết và trả lời cho người khiếu nại trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, nếu không đồng ý với nội dung giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Bộ trưởng Bộ Tư pháp phải giải quyết khiếu nại trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp là quyết định giải quyết cuối cùng.
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án tạm ngừng thi hành án trong thời gian giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành án nh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự hoặc ảnh hưởng đến việc giải quyết khiếu nại.

Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại về thi hành án trong quân đội
Đối với khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Chấp hành viên Cơ quan thi hành án cấp quân khu thì Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp quân khu nơi có khiếu nại giải quyết và trả lời cho người khiếu nại trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, nếu không đồng ý với nội dung giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng. Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng giải quyết khiếu nại trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng có hiệu lực thi hành.
Đối với khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp quân khu thì Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng giải quyết và trả lời cho người khiếu nại trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, nếu không đồng ý với nội dung giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phải giải quyết khiếu nại trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là quyết định giải quyết cuối cùng.
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án tạm ngừng thi hành án trong thời gian giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành án sẽ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đưng sự hoặc ảnh hưởng đến việc giải quyết khiếu nại.
2.Tố cáo trong thi hành án dân sự
2.1 Khái niệm
Là việc công dân có quyền báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án, Chấp hành viên, cán bộ thi hành án gây thiệt hạI hoặc đe dọa gây thiệt hạI lợI ích của Nhà nước, quyền, lợI ích hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức
2.2 Quyền, nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo
-Người tố cáo có các quyền
+Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
+Yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của mình;
+Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo;
+Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trù dập, trả thù.
-Người tố cáo có các nghĩa vụ:
+Trình bày trung thực về nội dung tố cáo;
+Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;
+Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật.
-Người bị tố cáo có các quyền:
+Được thông báo về nội dung tố cáo;
+Đưa ra bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;
+Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được phục hồi danh dự, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo không đúng gây ra;
+Yêu cầu c quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai sự thật.
-Người bị tố cáo có các nghĩa vụ:
+Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
+Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
+Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.






2.3 Thẩm quyền giải quyết tố cáo
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà người bị tố cáo thuộc thẩm quyền qun lý của cơ quan, tổ chức nào thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.
Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người thuộc cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.
Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.
Tố cáo hành vi phạm tội do các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền; trong trường hợp cần thiết thì giao cho cơ quan Thanh tra hoặc cơ quan có thẩm quyền khác tiến hành thẩm tra, xác minh, kết luận và kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo.
Chánh thanh tra các cấp có thẩm quyền:
Xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền gii quyết của thủ trưởng c quan cùng cấp khi được giao;
Xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà thủ trưởng cơ quan cấp dưới trực tiếp của thủ trưởng cơ quan cùng cấp đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật; trong trường hợp kết luận việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại.
Tổng Thanh tra có thẩm quyền:
Xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ khi được giao;
Xem xét, kết luận về nội dung tố cáo mà Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật; trong trường hợp kết luận việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại.
Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc giải quyết những tố cáo có nội dung đặc biệt phức tạp; quyết định xử lý tố cáo mà Tổng Thanh tra đã kết luận, kiến nghị
3. Xử lý vi phạm về thi hành án dân sự
3.1 Xử lý về hành chính
-Hành vi và mức phạt vi phạm hành chính
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của người phải thi hành án:
+Cố tình không nhận giấy báo, giấy triệu tập của cơ quan thi hành án;
+Đã nhận giấy báo, giấy triệu tập lần thứ hai nhưng không đến địa điểm ghi trong giấy báo, giấy triệu tập để thực hiện việc thi hành án mà không có lý do chính đáng.
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của người phải thi hành án:
+Cố tình không thực hiện quyết định khẩn cấp tạm thời của Toà án hoặc bản án, quyết định phải thi hành ngay;
+Không thực hiện công việc buộc phải làm hoặc không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định của Toà án;
+Có điều kiện thi hành án nhưng trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ thi hành án;
+Phân tán hoặc làm hư hại tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản để thi hành án;
+Không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên về việc giao các giấy tờ liên quan đến tài sản xử lý để thi hành án mà không có lý do chính đáng.
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sử dụng trái phép, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc thay đổi tình trạng tài sản đã kê biên nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+Chống đối, cản trở hay xúi giục người khác chống đối, cản trở; có lời nói, hành động lăng mạ, xúc phạm người thi hành công vụ trong khi tiến hành việc thi hành án; gây rối trật tự nơi thi hành án hoặc có hành vi vi phạm khác gây trở ngại cho hoạt động thi hành án mà chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+Phá hủy niêm phong hoặc hủy hoại tài sản đã kê biên nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+Không chấp hành quyết định của Chấp hành viên về việc khấu trừ tài khoản, trừ vào thu nhập, thu hồi giấy tờ có giá của người phi thi hành án.
-Thẩm quyền xử phạt vi phạm
+Chấp hành viên đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 200.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính
+Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp huyện có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 500.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính
+Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính
+Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 100.000 đồng
3.2 Xử lý về hình sự

11.Thảo luận: 3 tiết
12. Ngày phê duyệt:
13. Cấp phê duyệt:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét