Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2011

ĐỀ THI TTDS THAM KHAO 3

1. Mọi tranh chấp về kinh doanh thương mại đều thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án dân sự.
2. Không phải mọi tranh chấp giữa các thành viên công ty, giữa thành viên công ty với công ty với nhau đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.
3. Chủ thể tiến hành tố tụng dân sự là những người có quyền tham gia, giải quyết vụ việc dân sự.
4. Trong một số trường hợp Tòa án có quyền quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
5. Trong một số trường hợp nếu đương sự được Tòa án cấp sơ thẩm triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn không đến thì phải hoãn phiên toà.
6. Thẩm phán có quyền ra quyết định áp dụng thủ tục giám định.


Bài tập:


Anh A kiện đòi nhà cho thuê của anh B. Tòa án sơ thẩm tuyên anh B phải trả lại nhà cho anh A. Anh B kháng cáo kiện lên cấp phúc thẩm. Anh chị hãy cho biết Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ giải quyết như thế nào nếu:
1. Tại phiên tòa phúc thẩm anh A và Anh B thỏa thuận được với nhau là anh B sẽ trả nhà cho anh A vào ngày 09/01/2009?
2. Trong quá trình xét xử phúc thẩm, anh A bị chết và ko có người thừa kế tài sản.

. Câu hỏi trắc nghiệm - Đúng, sai, giải thích
a. Trong 1 số trường hợp, mặc dù sự việc được TA giải quyết bằng bản án có Hiệu lực pháp luật nhưng tòa án vẫn có thể thụ lý giải quyết mà không phải trả lại đơn khởi kiện cho đương sự
b. Trong mọi trường hợp, người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải gửi một khoản tiền do tòa án ấn định tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện (hình như thế)
c. Trong một số trường hợp, tòa án có thể thụ lý vụ án khi nhận đơợc đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ kèm theo.

2. A kiện B yêu cầu thực hiện hợp đồng mua bán nhà giao kết giữa A và B. TA sơ thẩm hòa giải việc tranh chấp thì A, B thỏa thuận được về việc giải quyết HĐ nhưng không thỏa thuận được với nhau về án phí dân sự sơ thẩm.
Trong trường hợp này TA cấp sơ thẩm phải đưa vụ án ra XXST để giải quyết vấn đề án phí hay ra quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các bên đương sự. Tại sao?

3. So sánh quyền hạn của Hội đồng giám đốc thẩm và Hội đồng tái thẩm.

Câu 1: 14 câu Trắc nghiệm đúng sai ko phải giải thích
1, LTTDS chỉ điều chỉnh quan hệ giữa Toà án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, người tham gia TTDS bằng phương pháp mệnh lệnh.
2, Thẩm phán ra quyết định trưng càu giám định trên cơ sở thoả thuận lựa chọn của các đương sự hoặc theo yêu cầu của một trong các bên đương sự
3, Thẩm phán phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu là người thân thích của người đại diện đương sự
4, Trong mọi trường hợp, nếu tranh chấp không liên quan đến bất động sản đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc
5, Toà án có thể tự mình đối chất khi có sự mâu thuẫn lời khai
6, Người chưa thành niên có thể tự mình tham gia tố tụng khi xét thấy cần thiết
7, Sau khi thụ lý vụ án nếu phát hiện vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết cuả Toà án khác theo lãnh thổ thì Toà án đã thụ lý vụ án phải chuyển hồ sơ vụ án và xoá sổ thụ lý
8, Toà án đã thụ lý vụ án phải ra quyết định đình chỉ vụ án nếu có Toà án khác thụ lý đơn yêu cầu mở thụ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến doanh nghiệp, hợp tác xã
9, Mọi tranh chấp có tài sản hoặc đương sự ở nước ngoài đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án cấp tỉnh
10, Thành viên Hội đồng xét xử có ý kiến thiểu số không có nghĩa vụ phải ghi ý kiến bằng văn bản riêng và đưa vào hồ sơ vụ án....
Câu 2: Bài tập
A, B có tranh chấp. Ngày...Thẩm phán tiến hành hoà giải, các bên thoả thuận đựoc về toàn bộ nội dung tranh chấp, kể cả án phí
1. Toà án phải thực hiện thủ tục tố tụng nào
2. Nếu trong quá trinh fgiải quyết vụ án, A chết, Toà án phải thực hiện những thủ tục tố tụng nào

________________________________________


ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ LUẬT SƯ
(DÀNH CHO LỰC LƯỢNG PA25 CÔNG AN HÀ NỘI)
Môn thi: Pháp luật dân sự và tố tụng dân sự
Thời gian làm bài: 180 phút
Ngày thi: 16/04/2006

Ông Đào Xuân Hòe và vợ chồng anh Bùi Văn Cương và Ma Thị Minh Hà là hàng xóm. Chị Hà và anh Cương làm nghề lao động tự do, có đặt vấn đề vay tiền của ông Hòe. Ngày 4/3/2005, anh Cương viết một “Giấy vay tiền”, nội dung như sau:

“Tôi tên là Bùi Văn Cương, sinh ngày 12/08/1979, quê quán huyện G, tỉnh N..., cùng vợ là Ma Thị Minh Hà. Hiện hai vợ chồng tôi cùng cư trú tại số 94, ngõ 102, quận Đ. Hà Nội.

Hôm nay chúng tôi cùng nhất trí viết giấy vay tiền ông Đào Xuân Hòe, sinh năm 1939, cư trú tại số 45, ngõ 102, quận Đ. Hà Nội, tổng số tiền hai vợ chồng chúng tôi xin vay là 42.000.000 đồng (bốn hai triệu đồng chẵn). Lãi suất vay là 30.000 đ/1 triệu/1tháng. Tổng số tiền lãi hàng tháng là 1.260.000 đồng. Ngày trả lãi là ngày 25 hàng tháng.

Số tiền hai vợ chồng tôi xin vay ông Đào Xuân Hòe là ba tháng, kể từ ngày 4/3/2005. Hai bên cùng thỏa thuận nhất trí với ý kiến trên.
Chúng tôi xin cam đoan những lời hứa trên, nếu có gì sai trái tôi xin chịu trách nhiệm.

Ngoài khoản này chúng tôi không còn khoản nào nợ ông Hòe”

Cuối Giấy vay tiền là chữ ký của người viết đơn là anh Bùi Văn Cương và Ma Thị Minh Hà, chữ ký của người cho vay là ông Đào Xuân Hòe.

Câu hỏi 1: Căn cứ những quy định của Bộ luật dân sự, hãy cho biết quan hệ giữa ông Hòe và vợ chồng anh Cương, chị Hà là quan hệ gì?

Tình tiết bổ sung:
Sau khi vay tiền, vợ chồng anh Cương, chị Hà có trả tiền lãi hàng tháng cho ông Hòe theo đúng thỏa thuận. Số tiền lãi hàng tháng là 1.260.000 đồng. Tổng số tiền lãi ba tháng, vợ chồng anh Cương đã trả cho ông Hòe là 3.780.000 đồng.
Được biết trong thời gian này, ngân hàng nhà nước quy định các mức lãi cơ bản như sau;
- Lãi suất tiết kiệm là 0,6%/tháng;
- Lãi suất cho vay ngắn hạn là 0,75%/tháng;
- Lãi suất cho vay trung hạn là 0,72%/tháng.

Câu hỏi 2: Hãy cho biết, việc trả lãi của vợ chồng anh Cương cho ông Hòe có đúng quy định của pháp luật hay không?

Tình tiết bổ sung:
Đến hạn trả nợ, vợ chồng anh Cương đề nghị ông Hòe ra thêm hạn một tháng nữa để vợ chồng anh thu xếp công việc. Vợ chồng anh Cương cũng đề nghị được trả lãi với mức 3%/ tháng như đã thỏa thuận trước đây. Ông Hòe đồng ý.
Đến hạn trả lãi (ngày 25), không thấy vợ chồng anh Cương trả lãi, ông Hòe có yêu cầu vợ chồng anh Cương sang gặp nhưng hẹn mãi không thấy sang. Đến hạn trả nợ (ngày 4/7), vợ chồng anh Cương sang gặp ông Hòe và trình bày, do có khó khăn trong làm ăn nên xin ông Hòe một thời gian nữa thì vợ chồng anh Cương mới có thể thu xếp được tiền cả gốc và lãi trả cho ông Hòe. Ông Hòe không đồng ý gia hạn và yêu cầu vợ chồng anh Cương phải thu xếp trả nợ. Ông Hòe đã tìm cách gặp vợ chồng anh Cương, có lần gặp được trực tiếp tại nhà anh Cương, nhưng cũng có nhiều lần đến nhà anh Cương, ông Hòe chỉ gặp mẹ vợ anh Cương là bà Lý. Ông Hòe có viết giấy nhắn để lại cho vợ chồng anh Cương, yêu cầu phải thanh toán ngay số nợ gốc cũng như số tiền lãi như đã thỏa thuận. Tuy nhiên, đã hết năm 2005 mà vợ chồng anh Cương vẫn chưa trả được nợ cho ông Hòe. Sự việc buộc ông Hòe quyết định khởi kiện ra Tòa án.

Câu hỏi 3: Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án đòi nợ của ông Hòe.

Câu hỏi 4: Căn cứ quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, hãy cho biết đơn kiện của ông Hòe phải gửi kèm theo những giấy tờ, tài liệu nào?

Tình tiết bổ sung:
Thời điểm ông Hòe khởi kiện là tháng 2/2006, thời điểm Bộ luật dân sự năm 2005 có hiệu lực pháp luật (Bộ luật dân sự năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14/6/2005, được Chủ tịch nước công bố ngày 27/6/2005, có hiệu lực từ 1/1/2006).
Có ý kiến cho rằng vụ án của ông Hòe được giải quyết theo Bộ luật dân sự năm 1995; có ý kiến lại cho rằng vụ án của ông Hòe được giải quyết theo Bộ luật dân sự năm 2005.

Câu hỏi 5: Ý kiến của anh, chị về vấn đề trên.

Tình tiết bổ sung:
Lời khai chị Hà thừa nhận có khoản nợ ông Hòe số tiền 42.000.000 đồng đúng như ông Hòe đã trình bày. Tuy nhiên việc vay tiền làm gì và đã dùng số tiền ra sao thì chị Hà không biết cụ thể mà toàn bộ là do anh Cương sử dụng. Khi đi vay tiền, theo yêu cầu của ông Hòe, anh Cương đưa chị Hà đi cùng để cùng ký vào giấy vay nợ. Sau khi nhận được tiền từ ông Hòe, anh Cương đã đưa toàn bộ số tiền này đi làm ăn. Chị Hà không được cầm tiền và cũng không được sử dụng số tiền đó. Hiện tại anh Cương đang đi làm ăn xa. Theo ý kiến chị Hà thì chị không có khả năng trả nợ cũng như không có trách nhiệm trả nợ mà anh Cương phải có trách nhiệm trả nợ cho ông Hòe.

Câu hỏi 6: Anh, chị có đồng ý với ý kiến của chị Hà hay không?

Tình tiết bổ sung:
Về anh Cương, anh có một “Đơn xin vắng mặt” gửi Tòa án. Trong đơn, anh Cương thừa nhận “vợ chồng tôi có vay của ông Đào Xuân Hòe với số tiền là 42.000.000 đồng (bốn hai triệu đồng). Do điều kiện còn quá khó khăn nên chưa thể trả cho ông Đào Xuân Hòe số tiền trên.
Nay ông Hòe có đơn kiện ra tòa về việc đòi lại tài sản. Vì điều kiện ở xa tôi không thể có mặt tại Tòa. Vậy tôi viết đơn này xin quý tòa cho phép tôi vắng mặt tại tòa trong thời gian diễn ra vụ kiện, kể cả ngày xét xử”.

Câu hỏi 7: Tòa án có thể giải quyết vắng mặt theo yêu cầu của anh Cương được hay không?

Tình tiết bổ sung:
Trong đơn khởi kiện của ông Hòe cũng như trong suốt quá trình Tòa án giải quyết vụ án, ông Hòe giữ nguyên yêu cầu đòi toàn bộ số tiền nợ gốc, toàn bộ số tiền lãi chưa trả theo thỏa thuận là 3%/tháng. Ông Hòe cũng yêu cầu vợ chồng anh Cương phải trả toàn bộ nợ ngay một lần.
Tòa án mở phiên tòa sơ thẩm vào tháng 3 năm 2006.
Ông Hòe muốn mời luật sư tham gia tố tụng.

Câu hỏi 8: Theo quy định của pháp luật hiện hành, luật sư có thể tham gia tố tụng theo yêu cầu của ông Hòe với tư cách gì?

Câu hỏi 9: Trình bày hướng giải quyết vụ án.

(Thí sinh được phép sử dụng Bộ luật dân sự; Bộ luật tố tụng dân sự)

ề thi môn : Luật Tố Tụng Dân Sự 1 (Phần chung)
Khoa: Luật dân sự - Đại học Luật TP.HCM
Thời gian làm bài: 60 phút
Được sử dụng tài liệu

I. Lý thuyết (6 điểm)
Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? Nêu căn cứ pháp lý.
1. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ nếu phản đối yêu cầu của đương sự khác
2. Chánh án tòa án có quyền quyết định việc thay đổi người tiến hành tố tụng.
3. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cũng phải nộp án phí khi yêu cầu của họ không được tòa án chấp nhận.
4. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người đại diện cho đương sự để tham gia tố tụng tại tòa án.
5. Đương sự có thể lựa chọn tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp dân sự.
6. Bị đơn có quyền thay đổi và bổ sung yêu cầu trong vụ án.

II. Bài tập (4 điểm)
Trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà giữa chủ nhà là bà X và người thuê nhà là Cty Y về việc điều chỉnh giá thuê nhà theo HĐ (HĐ quy định sau mỗi năm gía thuê nhà sẽ điều chỉnh theo giá thị trường), Tòa án đã yêu cầu cơ quan hữu quan cho ý kiến về giá thuê nhà tại thời điểm gỉai quyết tranh chấp để làm căn cứ giải quyết vụ án. Tòa án đồng thời cũng gửi công văn đến một số DN kinh doanh nhà ở yêu cầu cung cấp thông tin với nội dung tương tự.
Đại diện VKS tham gia phiên tòa sơ thẩm phản đối các hành vi tố tụng nêu trên của tòa án với lý do tòa án tiến hành thu thập chứng cứ mà không có yêu cầu của đương sự. Tuy nhiên, các đương sự không có phản đối các hành vi nêu trên của tòa.
Anh (chị) nhận xét gì về hành vi tố tụng nêu trên của Tòa và nêu quan điểm, cơ sở pháp lý của mình về việc có chấp nhận những chứng cứ mà tòa đã thu thập nêu trên hay không.



LÝ THUYẾT
Nhận định đúng sai? Giải thích?
a. Tòa án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm khi tòa án sơ thâm áp dụng không đúng pháp luật tố tụng?
b. Tòa án có quyền tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?
c. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu khi tham gia tố tụng.
d. Thủ tục phúc thẩm các quyết định sơ thẩm phải tuân thủ nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục?
e. Nếu đương dự được triệu tâp tham gia phiên tòa giám đốc thẩm thì họ có quyền tham gia tranh luận?
f. Khi đương sự yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì họ phải thực hiện biện pháp bảo đảm?

2. Bài tập
Anh A và chị B xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp ngày 18/9/2003. Hai người chung sống hạnh phúc và có một con chung là M. Ngày 20/8/2008, do mâu thuẫn, anh A đã yêu cầu Tòa án Quận X cho ly hôn. Tòa án đã thụ lý vụ án và sau khi hòa giải không thành đã ra bản án cho anh A ly hôn với chị B. Tài sản chung anh A sở hữu một căn nhà, Chị B sở hữu một căn nhà và các tài sản khác. Cháu M chị B nuôi và không yêu cầu cấp dưỡng.
Chị B đã kháng cáo về việc tòa án quận X cho chị ly hôn với anh A, nhưng đồng thời chị B cũng yêu cầu thi hành án quận X thi hành về tài sản mà chị được sở hữu theo bản án.
Có ý kiến cho rằng bản án nêu trên chưa có hiệu lực pháp luật toàn bộ nên yêu cầu thi hành án của chị B là không đúng, nhưng cũng có ý kiến cho rằng chị B yêu cầu thi hành án là đúng với quy định của pháp luật tố tụng.
Theo anh (chị) yêu cầu thi hành án của chị B là đúng hay sai? Tại sao?

Ề THI MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ - HP2
Thời gian: 60 Phút
Chỉ được sử dụng Bộ luật TTDS

1. LÝ THUYẾT
Nhận định đúng sai? Giải thích?
a. Đình chỉ là hình thức tòa án giải quyết vụ án dân sự.
b. Đương sự vắng mặt lần thứ 1 thì HĐXX sơ thẩm ra quyết định hoãn phiên tòa
c. Các tài liệu của vụ án phải được công khai tại phiên tòa.
d. Khi người kháng cáo chết thì tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm
e. Nếu kháng cáo, kháng nghị không có căn cứ thì HĐXX phúc thẩm giữ nguyên bản án , quyết định sơ thẩm
f. Phạm vi tái thẩm căn cứ vào nội dung kháng nghị của người có thẩm quyền

2. Bài tập
Anh A và chị B xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp ngày 18/9/2003. Hai người chung sống hạnh phúc và có một con chung là M. Ngày 20/8/2008, do mâu thuẫn, anh A đã yêu cầu Tòa án Quận X cho ly hôn. Tòa án đã thụ lý vụ án và sau khi hòa giải không thành đã ra bản án cho anh A ly hôn với chị B. Tài sản chung anh A sở hữu một căn nhà, Chị B sở hữu một căn nhà và các tài sản khác. Cháu M chị B nuôi và không yêu cầu cấp dưỡng.
Chị B đã kháng cáo về việc tòa án quận X cho chị ly hôn với anh A, nhưng đồng thời chị B cũng yêu cầu thi hành án quận X thi hành về tài sản mà chị được sở hữu theo bản án.
Có ý kiến cho rằng bản án nêu trên chưa có hiệu lực pháp luật toàn bộ nên yêu cầu thi hành án của chị B là không đúng, nhưng cũng có ý kiến cho rằng chị B yêu cầu thi hành án là đúng với quy định của pháp luật tố tụng.
Theo anh (chị) yêu cầu thi hành án của chị B là đúng hay sai? Tại sao?


LÝ THUYẾT
Nhận định đúng sai? Giải thích?
1. Nguyên đơn là người thực hiện hành vi khởi kiện.
2. Tòa án chỉ thụ lý đơn khởi kiện nếu vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.
3. Hòa giải chỉ được tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm.
4. Hội đồng xét xử sơ thẩm có quyền hoãn phiên tòa để nghị án trong thời hạn 5 ngày làm việc.
5. Tòa phúc thẩm có quyền phúc thẩm bản án , quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án quận huyện bị kháng cáo, kháng nghị.
6. Chỉ có hội đồng xét xử giám đốc thẩm mới có quyền giữ nguyên bản án, quyết định đã bị hủy hoặc bị sửa.

II. BÀI TẬP ( 4 điểm)
Do việc chi Nguyễn Bích N. (cư trú tại thành phố Biên hòa tỉnh Đồng nai) thường xuyên nghỉ việc không lý do chính đáng nên công ty Dosen, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, trụ sở tại huyện X, tỉnh Đồng nai, đã quyết định kỷ luật chị N bằng hình thức sa thải. Chị N làm đơn khởi kiện yêu cầu tòa án nhân dân hủy quyết định kỷ luật trên với lý do ban lãnh đạo công ty đã không tiến hành phiên họp xét kỷ luật mà chỉ xin ý kiến các thành viên ban lãnh đạo thông qua phiếu thăm dò ý kiến, từ đó GĐ công ty là ông Kim đã ra quyết định kỷ luật chị N.

Hãy trả lời đúng sai và giải thích:
1. Tòa án huyện X có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên.
2. Đây là loại tranh chấp cần phải qua hòa giải cơ sở thì tòa án mới giải quyết.
3. Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa chị N và ông Kim vì 2 bên đạt được thoả thuận Công ty Dosen sẽ nhận chị N trở lại làm việc.

. Lý thuyết (6 điểm)
Trả lời đúng hoặc sai và giải thích các nhận định sau:
1. Tất cả các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đều được đưa ra thi hành án.
2. Người yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải làm đơn gởi đến tòa án yêu cầu giải quyết.
3. Chủ thể tiến hành tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm giống Chủ thể tiến hành tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm
4. Chủ thể kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm có nghĩa vụ chứng minh.
5. Tại tại phiên tòa sơ thẩm, Hội đồng xét xử có nghĩa vụ nghe lời trình bày của đương sự
6. Việc hòa giải trước khi mở phiên tòa sơ thẩm là nghĩa vụ của tòa án

II. Bài tập (4 điểm)
A cho B vay 1.000 usd, thời hạn vay là 05 tháng, có làm hợp đồng bằng giấy tay. Do B không trả theo thời hạn thỏa thuận, A đã kiện B tại tòa án quận X, thành phố H. Tại tòa án, B thừa nhận nghĩa vụ của mình nhưng đề nghị Tòa án cho B được trả số tiền trên trong thời hạn một năm. A không nhất trí và yêu cầu Tòa án buộc B phải trả một lần sau khi án có hiệu lực pháp luật.
Để các bên có phương hướng giải quyết tranh chấp, tòa án quận X đã tiến hành hòa giải về phương thức trả nợ giữa A, B và các bên đã thống nhất được là B trả A số tiền tương ứng 1.000usd trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày án có hiệu lực pháp luật. Xét thấy các bên đã thống nhất được về việc giải quyết vụ việc, nên tòa án quận X đã lập biên bản hòa giải thành và sau 7 ngày kể từ ngày lập biên bản, các bên đương sự không thay đổi ý kiến nên tòa án quận X đã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Có ý kiến cho rằng tòa án quận X đã vi phạm pháp luật tố tụng về hòa giải. Ý kiến anh (chị)?

ĐỀ THI TTDS HP 1 lớp QT32A :thời gian 60p đc sử dụng tài liệu

A. Phần lý thuyết ( 6 điểm ) trả lời ngắn gọn

1. Vụ án dân sự có đương sự là Việt kiều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Tỉnh thành phố trực thuộc trung ương.
2. Đương sự có quyền cung cấp chứng cứ trong mọi giai đoạn của quá trình tố tụng.
3. Đại diện ủy quyền của đương sự là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong vụ án đó.
4. Thư kí tòa án có thể lấy lời khai của đương sự theo sự ủy quyền của thẩm phán.
5. Hãy cho 1 ví dụ và phân tích rò nguyên tắc " Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự" trong ví dụ đó.

B. Phần bài tập: 4 điểm

Tháng 10 năm 2005 Tòa án quận X thụ lý vụ tranh chấp hợp đồng thuê nhà giữa 2 bên đương sự A và B ( gọi tắt là vụ án Y ). Chánh án tòa án đã phân công thẩm phán M và thư ký N chịu trách nhiệm giải quyết vụ án Y. Thư ký N đã thực hiện các công việc theo trách nhiệm của thư ký tòa án do BLTTDS quy định ( Ghi biên bản lời khai, biên bản hòa giải và các biên bản tố tụng khác...) Tháng 12 năm 2005, thẩm phán M chuyển công tác sang Tòa án khác, thư ký N có quyết định bổ nhiệm Thẩm phán. Nhằm thuận lợi cho việc giai quyết vụ án Y, chánh án tòa quận X tiếp tục phân công N là thẩm phán phụ trách giải quyết vụ án Y. Câu nhận định nào sau đây là đúng nhất ? Tại sao ?
1. N không thể tiếp tục tham gia giải quyết vụ án Y.
2. N có thể tiếp tục giải quyết vụ án Y với tư cách Thẩm phán.
3. N có thể tiếp tục giải quyết vụ án Y.

Giáo viên ra đề: cô Ths. Đặng Thanh Hoa

ĐỀ THI TTDS HP 2 lớp QT32A thời gian 60 phút CHỈ ĐC SỬ DỤNG BỘ LUẬT TTDS 2005

A. Phần lý thuyết : 6 điểm : trả lời ngắn gọn

1. Đại diện của đương sự có quyền kháng cáo thay cho đương sự.
2. Thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án không tính vào thời hạn chuẩn bị xét xử.
3. Tòa Dân sự tòa án tối cao có quyền giám đốc thẩm các quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án Tình thành phố.
4. Đương sự ko có nghĩa vụ tham gia phiên toà Giám đốc thẩm.
5. Liệt kê các quyết định sơ thẩm và giá trị pháp lý của các quyết định đó.

B. Phần bài tập: 4 điểm

Nguyễn Thị A. làm đơn yêu cầu Tòa án cho ly hôn với Trần Văn B. A và B có 1 con chung là C ( 4 tuổi ). Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án ly hôn nói trên, A và B đã ko thỏa thuận đc với nhau về khoản tiền cấp dưỡng nuôi con. Theo đó, A yêu cầu B cấp dưỡng nuôi con khoản tiền 5 triệu/ tháng. B ko đồng ý và chỉ chấp nhận cấp dưỡng nuôi con khoản tiền 1 triệu/ tháng với điều kiện C là con của B và yêu cầu Tòa án giám định để xác định C có phải là con của B hay ko? Hãy trả lời các câu hỏi sau đây và giải thích tại sao?
1. Tòa án ko thể giải quyết yêu cầu ly hôn khi chưa xác định đc việc cấp dưỡng cháu C ?
2. Tòa án ko thể giải quyết yêu cầu giám định của B ?
3. Tòa án phải tách yêu cầu xác định con của B thành một vụ án khác ?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét