Biên giới Việt Nam- Campuchia

Dây là biên giới Việt Nam-Campuchia ở Đồng Tháp

Nguyễn văn Tiến

Đại học Luật Tp.HCM

Hình đi hội thảo ở Nha trang

Tôi đang ngồi giữa một bên là một bên là biển và một bên là trường đại học Nha trang

đồng tháp quê hương miền Tây

mời bạn cùng uống cà phê với chúng tôi

Hình kỷ niệm 15 năm thành lập ĐH Luật TPHCM

Mời bạn tham khảo một thoáng về gian hàng trưng bày của khoa Luật Dân sự

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013

TÀI LIỆU MÔN THI HÀNH ÁN

TÀI LIỆU HỌC MÔN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Văn bản quy phạm pháp luật 1. Hiến pháp năm 1992. 2. BLTTDS năm 2004. 3. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. 4. LTHADS năm 2008. 5. Luật thi hành án hình sự năm 2010. 6. Luật phá sản năm 2004. 7. Luật trọng tài năm 2010. 8. Luật cạnh tranh năm 2004. 9. Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 quy định chi tiết một số điều của Luật cạnh tranh. 10. Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/07/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của LTHADS về thủ tục thi hành án. 11. Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/07/2009 quy định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh. 12. Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 9/9/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của LTHADS về cơ quan quản lí THADS, cơ quan THADS và công chức làm công tác THADS. 13. Thông tư số 116/2009/TT-BTC ngày 18/08/2009 hướng dẫn xử lí một số tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước. 14. Thông tư số 04/2009/TTLT-BTP-BTC ngày 15/10/2009 hướng dẫn bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án. GIÁO TRÌNH 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thi hành án dân sự Việt Nam, Nxb Tư pháp. 2. Học viện tư pháp, Giáo trình luật tố tụng dân sự, Nxb. CAND, Hà Nội, 2007. 3. Học viện tư pháp, Giáo trình kĩ năng thi hành án dân sự, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2005. CÁC TÀI LIỆU KHÁC 1. Công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, Bình luận Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, Viện khoa học pháp lí - Bộ tư pháp, 2001. 2. Công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, Những cơ sở lí luận và thực tiễn của chế định thừa phát lại, Viện khoa học pháp lí Bộ tư pháp và Sở tư pháp thành phố Hồ Chí Minh, 2002. 3. Công trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, Luận cứ khoa học và thực tiễn của việc đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự ở Việt Nam trong giai đoạn mới, Viện khoa học pháp lí - Bộ tư pháp, 2003. 4. Công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, Mô hình quản lí thống nhất công tác thi hành án, Cục quản lí thi hành án dân sự thuộc Bộ tư pháp, 2001. 5. Nguyễn Việt Anh, “Giải quyết việc đương sự chiếm lại tài sản trong thi hành án như thế nào”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 05/2010, tr. 57 – 59. 6. Nguyễn Việt Anh, “Vấn đề giao tài sản kê biên qua hai vụ cưỡng chế thi hành án”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 06/2008, tr. 60 - 61. 7. Nguyễn Việt Anh, “Vấn đề yêu cầu thi hành án trở lại”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 09/2010, tr. 7 – 8. 8. Nguyễn Việt Anh, “Về quyền ưu tiên mua tài sản của chủ sở hữu chung theo luật thi hành án dân sự”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 05/2010, tr. 6, 32. 9. Đinh Duy Bằng, “Công tác cán bộ thi hành án dân sự một số vấn đề từ thực tiễn”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 09/2010, tr. 2 – 4. 10. Bùi Thái Bình, “Bàn về chế định thẩm định giá trong thi hành án dân sự”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 02/2010, tr. 44 – 45. 11. Trần Hoàng Đoán, “Cần xử lí triệt để hành vi chiếm lại đất sau khi cưỡng chế thi hành án”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 05/2010, tr. 23 – 27. 12. Lê Thu Hà, “Các bất hợp lí cơ bản từ những quy định về phí, lệ phí, chi phí THADS”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 6/2008, tr. 37 - 41. 13. Cù Hoàng Hạnh, “Cơ quan THADS cấp tỉnh có thể uỷ quyền cả những vụ việc có yếu tố nước ngoài”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số chuyên đề tháng 03/2009, tr. 8 - 10. 14. Trương Công Hoàng, “Phí thi hành án dân sự”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 05/2008, tr. 50 – 51, 53. 15. Lê Xuân Hồng, “Một vài suy nghĩ về xã hội hoá thi hành án”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 06/2008, tr. 18 - 21. 16. Vũ Hùng, “Công tác quản lí, chỉ đạo, điều hành hoạt động kiểm sát thi hành án trong ngành kiểm sát nhân dân”, Tạp chí kiểm sát, số 10/2008, tr. 26 - 29. 17. Phạm Văn Hưng, “Về nghĩa vụ của người được thi hành án trong trường hợp cơ quan thi hành án tiến hành áp dụng biện pháp cưỡng chế”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 02/2010, tr. 46 - 47. 18. Phạm Cao Khải, “Vướng mắc trong việc thi hành quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự”, Tạp chí toà án nhân dân, số 08/2010, tr. 27 - 28. 19. Nguyễn Thị Khanh, “Những vướng mắc từ thực tiễn thi hành luật thi hành án dân sự”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 05/2010, tr. 13 - 16. 20. Nguyễn Thị Khanh, “Về một bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng không được thi hành”, Tạp chí kiểm sát, số 07/2009, tr. 43 - 44. 21. Nguyễn Thị Khanh, “Vì sao bản án đã có hiệu lực nhưng không thi hành được”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số chuyên đề tháng 03/2009, tr. 7, 12. 22. Lưu Trùng Khánh, “Bàn thêm về chương VIII luật thi hành án dân sự năm 2008”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 05/2010, tr. 55 - 56. 23. Nguyễn Ngọc Kiện, “Bàn về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự và những vướng mắc, bất cập khi thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự”, Tạp chí toà án nhân dân, số 19/2009, tr. 15 – 19. 24. Chúc Linh, “Quản lí thi hành án các mô hình và kinh nghiệm quốc tế”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 2/2009, tr. 61 - 62. 25. Phạm Xuân Linh, “Một số vấn đề về nhận đơn yêu cầu thi hành án”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 05/2010, tr. 2 – 5. 26. Bùi Đức Long, “Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về công tác kiểm sát THADS”, Tạp chí kiểm sát, số 1/2008, tr. 21 - 26. 27. Nguyễn Công Long, “Trách nhiệm bồi thường nhà nước trong hoạt động thi hành án”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 04/2009, tr. 38 – 44. 28. Nguyễn Văn Luyện, “Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn thi hành Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 06/2008, tr. 2 – 7. 29. Nguyễn Thành Nam, “Những vướng mắc trong trường hợp người phải thi hành án làm đơn đề nghị thi hành án”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 04/2008, tr. 7 – 8. 30. Nguyễn Văn Nghĩa, “Thực hiện cải cách tư pháp trong lĩnh vực thi hành án dân sự”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 07/2009, tr. 33 – 41. 31. Phan Tấn Pháp, “Bàn về xác minh thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 07/2010, tr. 53 – 56. 32. Phan Tấn Pháp, “Về việc uỷ quyền thi hành án trong thi hành án dân sự”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 08/2009, tr. 50 – 51. 33. Nguyễn Tấn Phát, “Bàn về quyền yêu cầu thi hành án dân sự”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 04/2008, tr. 5 – 6. 34. Nguyễn Thị Phíp, “Phí THADS theo LTHADS năm 2008 - Một số vướng mắc cần được bổ sung và hướng dẫn thi hành”, Tạp chí nghề luật; số 2/2009 của Học viện tư pháp, tr. 49. 35. Lạc Phong, “Thẩm định giá tài sản để xử lí bảo đảm thi hành án một số vấn đề cần quan tâm”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 09/2010, tr. 14 – 15. 36. Đặng Đình Quyền, “Năng lực chấp hành viên – yếu tố quyết định thành công trong thi hành án dân sự”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 06/2009, tr. 16 – 21. 37. Bùi Văn Sơn, “Trao đổi về ra quyết định thi hành án”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 09/2010, tr. 5 – 6. 38. Trần Đại Sỹ, “Quy định về xác minh điều kiện thi hành án còn bất cập”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số chuyên đề tháng 03/2009, tr. 2 - 6. 39. Nguyễn Quang Thái, “Bàn về mô hình tổ chức cơ quan thi hành án dân sự”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 06/2008, tr. 12 – 17. 40. Nguyễn Quang Thái, “Đổi mới hệ thống cơ quan THADS đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam”, tr. 2. 41. Lại Anh Thắng - Nguyễn Quốc Toàn, “Những bất cập từ thực tiễn thi hành Luật thi hành án dân sự”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 10/2010, tr. 44 – 47. 42. Nguyễn Ngọc Thành, “Đình chỉ thi hành án hay trả đơn thi hành án theo Luật thi hành án dân sự”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 03/2010, tr. 47 – 47. 43. Đỗ Văn Thịnh, “Thống kê về giá trị và những vấn đề liên quan đến khoản lãi suất chậm thi hành án, khoản cấp dưỡng, khoản giao tài sản”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 05/2010, tr. 13 – 16. 44. Hoài Thuận, “Thi hành án liên quan đến đất đai – khó khăn do phần lớn các bản án tuyên chưa rõ”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 09/2009, tr. 58. 45. Nguyễn Thanh Thuỳ, “Thực trạng và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự”, Tạp chí kiểm sát, số 10/2008, tr. 11 – 17. 46. Vũ Văn Tiếu, “Một số ý kiến về xác định quyền sở hữu tài sản đối với người có liên quan khi thi hành án dân sự”, Tạp chí kiểm sát, số 10/2008, tr. 42 – 43. 47. Nguyễn Đức Trọng, “Một số vướng mắc trong công tác kiểm sát THADS”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số chuyên đề tháng 03/2009, tr. 13 - 16. 48. Nguyễn Đức Trọng, “Vì sao vẫn có ý kiến khác nhau về một dạng quyết định THADS”, Tạp chí kiểm sát, số 05/2009, tr. 40 – 43. 49. Lê Anh Tuấn, “Một số vấn đề về định giá tài sản trong thi hành án dân sự”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 09/2010, tr. 45 – 47. 50. Trần Anh Tuấn, “Bản chất pháp lí của biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân sự”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 16/2009, tr. 50 – 55. 51. Trịnh Văn Tuyên, “Xung quang trường hợp: Người phải thi hành án làm đơn yêu cầu tự nguyện thi hành án”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 04/2009, tr. 56 - 57. 52. Trịnh Văn Tuyên, “Xung quanh việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời về “cấm thế chấp, tặng cho, chuyển dịch tài sản””, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 09/2010, tr. 16 – 18. 53. Hoàng Quốc Vận, “Xác minh thi hành án những vấn đề đặt ra”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 03/2010, tr. 43 – 45. 54. Nguyễn Việt, “Vướng mắc liên quan đến quyền sử dụng đất trong thi hành án”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 09/2010, tr. 19, 29. 55. Trần Thị Hồng Việt, “Quyền yêu cầu và thời hiệu thi hành án”, Tạp chí toà án nhân dân, số 14/2009, tr. 29 – 30. 56. Trần Ngọc Đường (2004), “Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức thực hiện pháp luật - Nhiệm vụ trung tâm xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (7), tr.3-10. 57. Trần Đình Hảo (2003), "Về cải cách tư pháp và vấn đề thi hành án xét từ góc độ của luật kinh tế dân sự", Nhà nước và Pháp luật, (7), tr.19-28. 58. Nghị quyết số 08/NQTW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị về những nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, 59. Chỉ thị số 20/2001/CT-TTg ngày 11/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, 60. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020;

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

CÂU HỎI VÀ TÌNH HUỐNG TỐ TỤNG DÂN SỰ 5-2013

CÂU HỎI – BÀI TẬP ÁP DỤNG TTDS I. Câu hỏi Chương 1: Khái niệm và các nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng dân sự 1. Khái niệm Luật Tố tụng dân sự. Phân biệt luật Tố tụng dân sự với một số ngành luật có liên quan? 2. Nguồn của Luật Tố tụng dân sự? 3. Phân loại các nguyên tắc của Luật Tố tụng dân sự? 4. Nội dung các nguyên tắc của Luật Tố tụng dân sự? 5. Luật Tố tụng dân sự và việc bảo vệ quyền con người? Chương 2: Địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự 1. Cơ quan tiến hành tố tụng? 2. Người tiến hành tố tụng? 3. Quyền nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng? 4. Thay đổi người tiến hành tố tụng? 5. Năng lực chủ thể của đương sự? 6. Các đương sự: Khái niệm, quyền và nghĩa vụ? 7. Người tham gia tố tụng khác: Khái niệm, quyền và nghĩa vụ? 8. Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự? Chương 3: Thẩm quyền của Tòa án 1. Khái niệm thẩm quyền, thẩm quyền theo vụ việc, các cấp, lãnh thổ và theo sự lựa chọn? Ý nghĩa của thẩm quyền? 2. Thẩm quyền của Tòa án? 3. Nội dung thẩm quyền theo vụ việc? 4. Nội dung thẩm quyền của Tòa án các cấp? 5. Nội dung thẩm quyền theo lãnh thổ? 6. Nội dung thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn và người yêu cầu? 7. Tranh chấp thẩm quyền và cách giải quyết? Chương 4: Án phí – Lệ phí trong Tố tụng dân sự 1. Khái niệm án phí và ý nghĩa của án phí? 2. Mức án phí (sơ thẩm, phúc thẩm) và chủ thể chịu án phí? 3. Khái niệm tạm ứng án phí và ý nghĩa của tạm ứng án phí? 4. Mức tạm ứng án phí (sơ thẩm, phúc thẩm) và chủ thể phải nộp tạm ứng án phí? 5. Xử lý tiền tạm ứng án phí? 6. Khái niệm lệ phí (sơ thẩm, phúc thẩm) và mức lệ phí? 7. Các loại chi phí tố tụng và người phải nộp? Chương 5: Chứng cứ và chứng minh trong Tố tụng dân sự 1. Khái niệm và đặc điểm của chứng cứ? 2. Phân biệt chứng cứ và nguồn chứng cứ? 3. Phân loại và ý nghĩa của phân loại chứng cứ? 4. Nguyên tắc xác định chứng cứ 5. Khái niệm chứng minh? 6. Quá trình chứng minh? 7. Chủ thể phạm vi chứng minh? Chương 6: Thủ tục sơ thẩm giải quyết vụ án dân sự 1. Quyền khởi kiện và ý nghĩa của quyền khởi kiện? 2. Quyền khởi kiện? 3. Điều kiện khởi kiện? 4. Thủ tục khởi kiện? 5. Thụ lý và thủ tục thụ lý vụ án dân sự? 6. Trả lại đơn khởi kiện? 7. Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự 8. Hòa giải: Khái niệm, nguyên tắc, phạm vị, thủ tục hòa giải? 9. Tạm đình chỉ: Khái niệm, căn cứ, hậu quả pháp lý? 10. Đình chỉ: Khái niệm, căn cứ, hậu quả pháp lý? 11. Biện pháp khẩn cấp tạm thời: Khái niệm, các biện pháp, thủ tục áp dụng và hiệu lực thi hành? 12. Khái niệm và ý nghĩa của phiên tòa sơ thẩm? 13. Trình tự phiên tòa sơ thẩm? 14. Bản án sơ thẩm? Chương 7: Thủ tục phúc thẩm giải quyết vụ án dân sự 1. Khái niệm, ý nghĩa của thủ tục phúc thẩm giải quyết vụ án dân sự? 2. Quyền kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm và ý nghĩa? 3. Trình tự kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm? 4. Chuẩn bị xét xử phúc thẩm? 5. Phiên tòa phúc thẩm? 6. Quyền hạn của Hội đồng xét xử? 7. Thủ tục phúc thẩm các quyết định? Chương 8: Thủ tục xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật 1. Khái niệm, ý nghĩa của thủ tục xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật? 2. Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm? 3. Căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm? 4. Chủ thể kháng nghị? Thời hạn kháng nghị? 5. Hậu quả của việc kháng nghị? 6. Thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm? 7. Quyền hạn của Hội đồng giám đốc thẩm? 8. Quyền hạn của Hội đồng tái thẩm? Chương 9: Thủ tục giải quyết việc dân sự 1. Khái niệm, ý nghĩa của thủ tục giải quyết việc dân sự? 2. Thủ tục sơ thẩm việc dân sự? 3. Thủ tục phúc thẩm việc dân sự? 4. Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự? 5. Thủ tục giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú? 6. Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích, một người là đã chết? 7. Thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài? (Bài tập sử dụng trong: Đỗ Văn Đại, Nguyễn Văn Tiến, “Tuyển tập các bản án, quyết định của Tòa án Việt Nam về tố tụng dân sự”, NXB Lao động 2010 hoặc do Giảng viên cung cấp) BÀI TẬP 1: KIỆN ĐÒI SÍNH LỄ Theo hồ sơ, năm 19 tuổi, qua mai mối, cô N. gặp anh P. Sau đó hai gia đình đồng ý định ngày cưới cho đôi trẻ. Lúc đám hỏi, nhà trai mang sính lễ đến nhà gái theo đúng phong tục địa phương gồm 13,5 chỉ vàng 24K; 8,9 chỉ vàng 18K; 10 triệu đồng tiền mặt và mâm quà trà rượu. Ai nấy đều vui vẻ mong đến ngày thành hôn. Tuy nhiên, lúc chuẩn bị đám cưới, gia đình hai bên nảy sinh mâu thuẫn gay gắt. Trong một buổi gặp gỡ dàn xếp, cha chú rể bỗng đứng lên tuyên bố hủy hôn. Ông còn dứt khoát: “Không đòi toàn bộ vòng vàng, tiền bạc của lễ ăn hỏi mà để lại hết cho nhà gái, coi như… xui rủi”. Đám cưới đã không diễn ra đúng như lời tuyên bố của nhà trai. Chỉ có điều là sau đó cha chú rể lại kiện ra TAND huyện Giá Rai, yêu cầu phía nhà gái phải trả lại toàn bộ lễ vật. Xử sơ thẩm, TAND huyện Giá Rai đã chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, buộc gia đình cô N. phải hoàn trả đầy đủ lễ vật. Theo tòa, đây là hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện. Nguyên đơn dùng số tiền, vàng trên làm lễ vật tặng nhà gái là để đạt điều kiện hai trẻ cưới nhau. Thực tế không có đám cưới, nhà trai đòi lại lễ vật là hợp lý, cần chấp nhận. Cạnh đó, các bên không yêu cầu bồi thường thiệt hại do không thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho tài sản nên tòa không xem xét đến phần lỗi của các bên. “Chưa kể, tòa cũng không xét đến việc danh giá, nhân phẩm của phụ nữ khi bị từ hôn. Con gái tôi đã bị từ hôn, lại còn bị buộc trả lại toàn bộ lễ vật. Uy tín, danh dự của gia đình tôi sẽ ra sao khi cả làng, cả xã ai cũng biết tình trạng của nó như vậy” - người cha bức xúc. Còn cô N. thì rưng rưng nước mắt: “Họ chỉ nghĩ đến tiền mà không nghĩ đến uy tín, danh dự của tôi sau sự cố này”. BÀI TẬP 2: TRANH CHẤP GÌ? Theo đơn khởi kiện của ông Đ., trước đây ông đã mua hai mảnh đất có trồng cà phê và cây ăn trái. Trên hai mảnh đất còn có hai ngôi nhà gỗ, một ngôi nhà tạm và hai giếng nước. Sau đó, vì phải đi xa làm việc, ông đã nhờ gia đình người chị trông coi nhà cửa, vườn tược. Đầu năm 2007, ông nghe tin gia đình người chị đã đăng ký quyền sử dụng đất và tặng mảnh vườn cho con gái nên đã đòi gia đình người chị phải trả lại. Tuy nhiên, gia đình người chị đã không đồng ý… Do vậy, ông đã khởi kiện ra TAND huyện Krông Năng (Dăk Lăk) yêu cầu gia đình người chị phải trả lại số tài sản trên, bao gồm quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Trong quyết định đưa vụ án ra xét xử, tòa án huyện xác định tranh chấp trên là “tranh chấp quyền sử dụng đất”. Tuy nhiên, khi xét xử sơ thẩm (lần một), tòa lại nhận định đây là “tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản trên đất”. Sau khi án sơ thẩm bị kháng cáo, cấp phúc thẩm nhận định trong quyết định đưa vụ án ra xét xử là “tranh chấp quyền sử dụng đất”. Thế nhưng khi ra bản án, tòa lại xác định là “tranh chấp tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất”. Bản án phúc thẩm này đã hủy án sơ thẩm để đưa về cấp sơ thẩm xét xử lại theo thủ tục chung. Án quay về tòa án huyện thì Thẩm phán thụ lý cho rằng tranh chấp này là “tranh chấp hợp đồng gửi giữ tài sản” chứ không phải là tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản trên đất. Còn trong một số văn bản gửi cho cơ quan chức năng về những vấn đề liên quan đến vụ án, tòa lại nhận định đây là tranh chấp “kiện đòi lại tài sản”. BÀI TẬP 3: AI BỒI THƯỜNG? Tôi đang làm việc tại một công ty cổ phần trên địa bàn TP Cần Thơ. Công ty tôi có thuê bảo vệ tại cơ quan (có ký HĐLĐ). Ngày 15-5-2008, nhân viên công ty tôi bị mất xe gắn máy (honda) tại trụ sở công ty. Vào thời điểm mất xe, bảo vệ được người quản lý trực tiếp tại công ty phân công làm một công việc khác (không có lịch trực bảo vệ tại thời điểm mất xe). Xin hỏi: Nhân viên công ty bị mất xe tại công ty có được bồi thường không? Ai sẽ bồi thường chiếc xe bị mất (công ty hay bảo vệ)? Giá trị bồi thường là bao nhiêu phần trăm giá trị tài sản (chiếc xe)? BÀI TẬP 4: Tranh chấp “tách” và “cốc” Cái tách và cái cốc màu đỏ trên bao bì sản phẩm của hai công ty bị cho là sẽ gây nhầm lẫn. Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã phạt Công ty TNHH Gold Roast Việt Nam (Gold Roast) do dùng hình cái tách màu đỏ trên bao bì sản phẩm cà phê gây nhầm lẫn với cái cốc của một công ty khác. Tòa án tỉnh này cũng cho rằng Gold Roast đã vi phạm quyền sở hữu công nghiệp. Hiện công ty này đang kháng cáo phán quyết trên của tòa. Theo hồ sơ, trước năm 2006, Công ty Société des Produits Nestlé (Nestlé) đã tung ra thị trường sản phẩm cà phê sữa uống liền mang hình cái cốc đỏ có viền vàng. Ngay sau đó, công ty này phát hiện Gold Roast cũng có loại sản phẩm tương tự có in hình cái tách đỏ trên bao bì. Tháng 10-2006, Nestlé đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) thẩm định xem nhãn hiệu hình cái tách đỏ của Gold Roast có vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của Nestlé hay không. Nửa tháng sau, Cục phúc đáp Gold Roast sử dụng cái tách đỏ là gây nhầm lẫn với cái cốc đỏ đã được bảo hộ của Nestlé. Dựa vào kết luận trên, Nestlé yêu cầu Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ xử lý hành vi vi phạm của Gold Roast. Vì không thuộc thẩm quyền nên nơi này đã chuyển hồ sơ cho Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương xử lý. Cuối năm 2007, Thanh tra Sở kết luận Gold Roast đã có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đầu năm 2008, chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã phạt Gold Roast 100 triệu đồng và buộc công ty này “loại bỏ các yếu tố vi phạm” trên bao bì sản phẩm cà phê sữa uống liền. Cho rằng bị phạt oan và để chứng minh mình không sao chép hình ảnh trên của Nestlé, Gold Roast liền nhờ Viện Nghiên cứu sở hữu trí tuệ (thuộc Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) thẩm định lại. Một thời gian sau, viện này kết luận dấu hiệu tách cà phê màu đỏ trên sản phẩm của Gold Roast không có khả năng gây nhầm lẫn với cốc đỏ của Nestlé. Bởi theo viện này, người tiêu dùng nói rằng hình dáng giữa cái cốc và cái tách khác nhau (một cái hình trụ tròn, cái kia không tròn đều; một cái cao, một cái thấp...) cộng thêm các yếu tố chuyên môn nữa nên khó có thể gây ra sự nhầm lẫn. Có được kết luận của Viện Nghiên cứu sở hữu trí tuệ, Gold Roast đã kiện quyết định xử phạt của chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương ra Tòa hành chính. Gold Roast còn dẫn giải thêm từ năm 1996, sản phẩm của công ty này đã được nhập vào Việt Nam từ Singapore, có sử dụng hình ảnh cái tách màu đỏ trên bao bì. Đến năm 2001, Gold Roast có nhà máy sản xuất tại Việt Nam và tiếp tục sử dụng hình ảnh này. Nestlé chỉ đăng ký bảo hộ hình ảnh cái cốc đỏ tại Việt Nam từ năm 2004. Vì thế, Gold Roast sử dụng hình ảnh cái cốc đỏ là ngay tình, không hề vi phạm quyền sở hữu trí tuệ như văn bản của Cục Sở hữu trí tuệ. Gold Roast còn bảo nếu cho rằng công ty này vi phạm, tỉnh cũng không được quyền phạt tiền vì thời hiệu phạt tiền đã hết (vì họ sử dụng hình ảnh này gần 10 năm). Thụ lý vụ án, TAND tỉnh Bình Dương đã trưng cầu giám định vì kết luận của Cục Sở hữu trí tuệ và Viện Nghiên cứu sở hữu trí tuệ không phải là văn bản giám định. Đầu tiên, tòa trưng cầu ở một viện nghiên cứu nhưng nơi này bảo rằng mình không có chức năng giám định vụ việc trên. Tiếp đến, tòa nhờ Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh nhưng nơi này cũng “bó tay” vì nằm ngoài khả năng giám định của cấp tỉnh. Tòa nhờ Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) thì viện này cũng lắc đầu do không thuộc lĩnh vực của mình. Không có cơ quan nào giám định, trong khi hai cơ quan chuyên môn có ý kiến khác nhau, tòa án tỉnh quyết định lấy kết luận của Cục Sở hữu trí tuệ (cho rằng Gold Roast vi phạm) để làm căn cứ xử lý. Tòa nhận định công văn của Cục là kết luận về hành vi vi phạm của Gold Roast nên chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương xử phạt Công ty Gold Roast là có căn cứ. Vì thế, tòa bác đơn kiện, giữ nguyên quyết định xử phạt của chủ tịch tỉnh. BÀI TẬP 5: Không tòa nào chịu xử Tháng 7-2007, gia đình ông C. thế chấp tài sản cho Công ty D. để vay ít tiền. Sau đó, Công ty D. đề nghị ông C. dùng giấy tờ đã thế chấp cho công ty bảo lãnh cho công ty vay vốn tại ngân hàng. Tuy nhiên, quá trình lập hợp đồng bảo lãnh thế chấp thì bên được nhận bảo lãnh lại là Công ty H. Trên cơ sở đó, Công ty H. đã lập hợp đồng vay vốn. Ít lâu sau, ông C. phát hiện nên kiện ngân hàng ra TAND quận 1 (TP.HCM) để hủy hợp đồng bảo lãnh vay vốn trên. Sau khi nghiên cứu vụ án, TAND quận 1 cho rằng hợp đồng dân sự về thế chấp tài sản có liên quan chặt chẽ đến hợp đồng vay vốn kinh doanh giữa ngân hàng với Công ty H. Tranh chấp hợp đồng vay vốn lại thuộc thẩm quyền xét xử của TAND TP.HCM nên TAND quận 1 đã chuyển vụ án cho TAND TP xử lý. Ngày 13-10-2008, TAND TP thụ lý vụ án. Nhưng sau đó, tòa nhận định ông C. là một cá nhân, khởi kiện ngân hàng là một pháp nhân về hợp đồng thế chấp tài sản bảo lãnh cho một hợp đồng vay vốn khác mang tính chất lợi nhuận. Nhưng bản thân hợp đồng thế chấp lại không mang mục đích lợi nhuận. Cạnh đó, giao dịch thế chấp của ông C. không phải là hoạt động kinh doanh thương mại. Hợp đồng vay giữa Công ty H. với ngân hàng cũng không xảy ra tranh chấp nên chưa phát sinh tranh chấp về kinh doanh thương mại. Từ những lý do đó, cuối năm 2008, TAND TP đã chuyển trả vụ kiện lại cho TAND quận 1. Không đồng ý, ngày 20-5-2009, TAND quận 1 tiếp tục chuyển trả lại hồ sơ cho TAND TP với lý do tương tự như đã nêu trước đó. BÀI TẬP 6: TÒA XỬ CHÍNH MÌNH TAND TP Hải Phòng vừa mở phiên tòa phúc thẩm dân sự hy hữu mà trong đó bị đơn lại là chính... mình. Nguyên đơn của vụ kiện, ông Nguyễn Hồng Cầu (SN 1964, trú xã Đông Hưng, huyện Tiên Lãng) đã khởi kiện đòi bồi thường hơn 600 triệu đồng. Nội dung vụ kiện bắt nguồn từ năm 1994, ông Nguyễn Hồng Cầu được UBND huyện Tiên Lãng giao quyền sử dụng 3.040m2 đất để canh tác nông nghiệp với thời hạn 20 năm. Năm 1996, ông Cầu nợ đọng sản phẩm 97 kg thóc (gồm thóc thủy lợi phí, thóc dịch vụ nông nghiệp và thóc thổ cư nông nghiệp dư thừa). Cho rằng UBND xã Đông Hưng chưa giải quyết xong vụ cá ăn lúa của gia đình mình (tương đương 240 kg thóc) nên ông Cầu không chịu nộp 97 kg thóc nghĩa vụ. Trong khi thắc mắc này chưa được giải quyết thì ngày 15/1/1997, UBND xã Đông Hưng lại ra quyết định tạm rút 1.080m2 đất tại thửa số 109 của gia đình ông Cầu, giao cho anh Phạm Minh Tuân. Khi anh Tuân cấy lúa, ông Cầu đến nói với anh Tuân phải trả công đã cày bừa nhưng anh Tuân không thanh toán. Ông Cầu nói nếu không trả tiền thì ông Cầu sẽ gặt lúa. Đến ngày 25/7/1997, trong lúc gia đình ông Cầu gặt lúa (cạnh ruộng lúa nhà anh Tuân) thì chị Nguyễn Thị Hà, em gái anh Tuân ra thăm lúa. Vợ chồng ông Cầu đòi tiền cày bừa không được nên bảo với Hà sẽ gặt lúa để trừ tiền cày bừa ruộng. Ngay chiều hôm ấy, ông Cầu đã gặt lúa của anh Tuân, đem đi tuốt được 261 kg thóc. Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 20, ngày 30/6/1997, TAND huyện Tiên Lãng đã phạt ông Nguyễn Hồng Cầu 3 tháng tù về tội trộm cắp tài sản. Sau án sơ thẩm, ông Nguyễn Hồng Cầu kháng cáo kêu oan. Ngày 6/8/1997, TAND TP Hải Phòng xử phúc thẩm, giảm cho ông Cầu xuống còn 2 tháng 10 ngày tù, vẫn về tội trộm cắp tài sản. Nhận thấy bản án phúc thẩm có dấu hiệu oan sai, ngày 8/10/1998, TAND Tối cao đã họp phiên giám đốc thẩm, khẳng định việc tòa án các cấp kết án ông Nguyễn Hồng Cầu về tội trộm cắp tài sản, theo khoản 1, điều 155 - BLHS là không đúng pháp luật. TAND Tối cao nhận định, hành vi của ông Nguyễn Hồng Cầu tuy có sai phạm nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ cần giải quyết theo thủ tục dân sự. Bên cạnh đó, việc tòa cấp phúc thẩm giảm án cho ông Nguyễn Hồng Cầu xuống còn 2 tháng 10 ngày tù cũng là không đúng pháp luật vì theo quy định của pháp luật, hình phạt tù tối thiểu là 3 tháng. Do đó, TAND Tối cao đã ra quyết định hủy Bản án phúc thẩm số 110, ngày 6/8/1997 của TAND TP Hải Phòng và Bản án hình sự sơ thẩm số 20, ngày 30/6/1997 của TAND huyện Tiên Lãng, tuyên bố ông Nguyễn Hồng Cầu không phạm tội trộm cắp tài sản. Sau quyết định nêu trên của TAND Tối cao, ông Cầu đã làm đơn khởi kiện dân sự đến TAND huyện Tiên Lãng yêu cầu TAND TP Hải Phòng phải bồi thường thiệt hại tổng số tiền là 648,6 triệu đồng, đồng thời buộc bị đơn phải công khai xin lỗi ông tại địa phương và đăng lời xin lỗi trên 3 số báo liên tiếp. Sau đó, không đồng ý với án sơ thẩm của TAND huyện Tiên Lãng, ông Cầu tiếp tục làm đơn kháng cáo đến TAND TP. Trong phiên tòa diễn ra tại TAND TP Hải Phòng sáng 26/8/2008, ông Cầu vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện, đòi bồi thường với tổng số tiền như trên. Đại diện cho TAND TP tham gia vụ kiện cũng nhất trí với Quyết định số 130/HS-GĐT ngày 8/10/1998 của TAND Tối cao hủy án phúc thẩm, do đó TAND TP phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho ông Cầu. Tuy nhiên, HĐXX nhận định, việc bồi thường cho ông Cầu phải dựa trên những quy định hiện hành của pháp luật về bồi thường oan sai, các khoản khác mà ông Cầu đưa ra nhưng ông không chứng minh được hoặc không có căn cứ sẽ không được đáp ứng. Kết thúc phiên tòa, HĐXX đã quyết định, xử giữ nguyên bản án sơ thẩm của TAND huyện Tiên Lãng, buộc TAND TP phải bồi thường thiệt hại cho người bị oan do hoạt động tố tụng gây ra cho ông Nguyễn Hồng Cầu số tiền là 17,3 triệu đồng; đồng thời buộc TAND TP phải xin lỗi cải chính công khai tại địa phương và đăng trên 1 tờ báo Trung ương 3 số liên tiếp. BÀI TẬP 7: TRANH CHẤP GÌ? Giữa tháng 8-2010, bà A. khởi kiện ra TAND tỉnh cho rằng mình đã bị Công ty X. đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật. Trong đơn, bà A. trình bày bà làm việc ở Công ty X. đã hơn 20 năm. Năm 2004, Công ty X. tiến hành cổ phần hóa. Bà là một trong những cổ đông sáng lập công ty lúc đó. Sau đó bà được bầu là thành viên hội đồng quản trị, đồng thời được bổ nhiệm làm phó giám đốc công ty. Đầu năm nay, chủ tịch hội đồng quản trị công ty bất ngờ ra quyết định cho bà nghỉ việc mà không thông báo trước. Bà A. cho rằng suốt thời gian làm việc, bà không hề vi phạm bất kỳ một quy định nào của công ty, cũng như hoàn thành tốt công việc ở cương vị phó giám đốc. Vì thế bà yêu cầu tòa buộc công ty hủy quyết định cho nghỉ việc, đồng thời nhận bà trở lại làm việc ở chức vụ cũ. Nhận đơn, tòa phân vân khi xác định loại tranh chấp trong vụ án. Bởi lẽ bà A. có hai tư cách: Vừa là thành viên sáng lập, vừa là người lao động của Công ty X. Từ đây, vụ việc phát sinh hai luồng quan điểm trái ngược. Theo luồng quan điểm thứ nhất, tranh chấp trong vụ án là tranh chấp lao động vì bà A. kiện yêu cầu tòa hủy quyết định buộc thôi việc chứ không đề cập gì đến tư cách thành viên sáng lập. Tuy nhiên, luồng quan điểm thứ hai phản đối rằng theo khoản 1 Điều 157 Bộ luật Lao động thì tranh chấp lao động là tranh chấp giữa chủ thể của quan hệ lao động với người sử dụng lao động khi có giao kết hợp đồng, có sự thuê mướn, trả công, sử dụng lao động… Ở đây, bà A. là thành viên sáng lập công ty. Đại hội cổ đông bổ nhiệm bà giữ chức phó giám đốc. Như vậy, bà không phải là người lao động của công ty mà là thành viên của công ty. Vì thế phải xác định đây là tranh chấp kinh doanh thương mại giữa thành viên công ty với công ty mới đúng. BÀI TẬP 8: XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM Theo hồ sơ, Tuấn là lái xe của công ty có nhiệm vụ chở hàng giao cho các đại lý và lấy tiền hàng về nộp công ty. Chi là thủ quỹ nhận tiền từ Tuấn. Lợi dụng mối quan hệ quen biết nên nhiều lần sau khi nhận tiền thanh toán, Tuấn ôm luôn để đánh đề, tiêu xài cá nhân... Mỗi lần như thế, Tuấn nhắn tin cho Chi biết để nhờ Chi cất giấu các liên bản kê thu tiền (bản này lái xe và Chi mỗi người giữ một bản để đối chiếu). Vì tin tưởng Tuấn nên dù không được hưởng lợi gì cả Chi vẫn nghe theo. Tổng cộng lái xe này đã cùng Chi thụt két hơn một tỷ đồng của công ty. Ngoài ra, hơn 3,6 tỷ đồng mà các lái xe khác nhờ Tuấn về nộp giúp cũng bị Tuấn dùng chiêu trên cuỗm mất. Khi vụ thất thoát bị phát hiện, Chi đã đứng ra nhận là mình lấy rồi dùng tiền của gia đình trám vào. Sau đó, Tuấn buộc phải ký một giấy nhận là vay của gia đình Chi số tiền trên (khoảng 4,8 tỷ đồng) vì gia đình biết là do Tuấn chiếm đoạt. Tuy nhiên, đến thời hạn Tuấn không trả được nên gia đình Chi báo công an. Ban đầu khi phát hiện vụ án, cơ quan điều tra, VKSND TP Hà Nội xác định Tuấn và Chi phạm tội tham ô, trong đó Tuấn là chủ mưu, Chi đồng phạm do giúp sức tích cực. Tuy nhiên, sau đó hai cơ quan này đã thay đổi tội danh, tách Chi ra khởi tố, truy tố về tội cố ý làm trái quy định nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng do không làm đúng các quy trình thủ tục gây thất thoát tài sản công ty. Xử sơ thẩm lần một vào cuối năm 2006, TAND TP Hà Nội đã nghiêng theo quan điểm này và phạt Chi năm năm tù tội cố ý làm trái. Giữa năm 2007, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội thấy vụ án còn nhiều mâu thuẫn cần xem xét lại để có cơ sở xử đúng người, đúng tội, tránh oan sai nên đã hủy án sơ thẩm. Điều tra lại vụ án, Công an TP Hà Nội thấy rằng khởi tố Chi tội tham ô mới chuẩn xác nên quay lại y như lần đầu tiên, chuyển tội danh của Chi từ cố ý làm trái thành tội tham ô tài sản. Xong hồ sơ, phía điều tra chuyển sang VKS để truy tố. Lần này, cáo trạng và luận tội của kiểm sát viên kiên quyết bảo vệ chuyện Chi phạm tội tham ô do đồng phạm với Tuấn. Chi đã giúp sức tích cực và nhờ có sự giúp sức này thì Tuấn mới có thể “ẵm” được tiền của công ty. Ngày 29-12-2008, xử sơ thẩm lần hai, TAND TP Hà Nội bác quy kết của VKS về tội tham ô. Một lần nữa tòa giữ lập trường cho rằng Chi chỉ phạm tội cố ý làm trái và chỉ phạt Chi ba năm tù so với phạt năm năm tù ở lần xử trước. Vụ án có vấn đề dân sự khá lý thú trong việc hoàn trả lại tiền cho gia đình Chi. Trước đó, Chi nhận mình lấy tiền của công ty nên đã cùng gia đình gom tiền trả lại công ty khoảng 4,8 tỷ đồng. Khi tòa xử, gia đình đề nghị phía công ty trả lại cho họ hơn 4,1 tỷ đồng sau khi đã trừ phần tiền của Chi ở trong đó. Xử sơ thẩm lần một, TAND TP Hà Nội cho rằng số tiền gia đình Chi nộp chỉ là vật chứng vụ án, không phải là tiền của Chi nên phía Vinamilk Hà Nội phải trả lại cho chủ. Ở phiên xử sơ thẩm lần hai, tòa cũng nhận định Chi và gia đình lo sợ Chi bị mất việc làm, ảnh hưởng danh dự nên gia đình mới nộp tiền khắc phục hậu quả cho Chi. Do vậy nhất thiết phía công ty phải trả lại cho gia đình Chi số tiền đang chiếm giữ. Về chuyện này, phía Vinamilk cực lực phản đối bởi theo họ đây là tiền mà Chi tự nguyện khắc phục hậu quả. Việc công ty phải trả lại cho gia đình Chi là trái với khoa học pháp lý và thực tiễn xét xử. BÀI TẬP 9: Xử lý hình sự hay dân sự? Theo đơn thư tố cáo của chị Trần Thị Thúy Vân (SN 1975, ngụ P. Bến Thành, Q1) thì khoảng tháng 9-2004, bà Triệu có giới thiệu cho chị Vân mua ba căn nhà số 009, 011 và 023 lô S chung cư Nguyễn Kim (cũ) với giá tổng cộng là 200 lượng vàng. Do bận việc nên quá trình ký hợp đồng và nộp tiền cho người bán, chị Vân đều nhờ bà Triệu đứng ra giao dịch. Mặc dù vậy, chữ ký và người đại diện hợp pháp bên mua được thể hiện rõ trong hợp đồng là chị Vân chứ không phải bà Triệu. Khoảng thời điểm cuối năm 2006, khi nhà nước có kế hoạch giải tỏa các hộ dân sống ở chung cư Nguyễn Kim, ba căn nhà trên cũng đã bị giải tỏa theo chủ trương. Chủ đầu tư đã thực hiện phương án đền bù bằng cách sẽ hoán đổi một căn hộ mới tương tự trong tương lai, sau khi chung cư mới xây xong, kèm theo số tiền hỗ trợ di dời hơn 300 triệu đồng. Mặc dù số tiền đền bù và phiếu tái định cư không thuộc của mình nhưng bà Triệu đã đứng ra... nhận giùm cùng với phiếu tái định cư của ba căn nhà trên mà không thông qua chị Vân. Đến khi phát hiện ra hành vi sai phạm của bà Triệu, chị Vân đã yêu cầu bà Triệu trả lại căn hộ chung cư mới nhưng bà Triệu hứa lần hứa lữa sau đó lánh mặt. Những lần sau này khi bị chị Vân “truy” đòi trả tài sản, bà Triệu đã lên giọng “giang hồ” hăm dọa cho đàn em ở quận 4 qua xử. Còn về phần các căn hộ chung cư Nguyễn Kim mới, ngay sau khi “tiếp quản”, bà Triệu đã đem bán cho nhiều người để bỏ túi thêm hàng chục cây vàng. Ngoài “chiêu” dùng những căn hộ Nguyễn Kim để làm cơ sở lấy tiền, vàng nhiều người, bà Triệu còn “sử dụng” căn nhà 7A Bắc Hải như “một miếng mồi” đưa thêm những người khác vào tròng. Bằng thủ đoạn gợi ý hùn mua nhà, nhận tiền mua giùm, cầm cố thế chấp... sau khi nhận được tiền, vàng của các nạn nhân, bà Triệu đã thẳng thừng tuyên bố... nợ. Hiện theo hồ sơ chúng tôi ghi nhận được, ngoài chị Vân bị bà Triệu chiếm đoạt 19,5 lượng vàng (trong vụ căn nhà 7A Bắc Hải), một nạn nhân khác là chị Nguyễn Thị Kim Hồng (SN 1967, ngụ P12Q10). Sau khi nghe kế hoạch hùn hạp, để mua lại căn nhà 7A Bắc Hải, chị Vân đã ứng trước cho bà Triệu 22,5 lượng vàng nhưng đến giờ vẫn chưa nhận được nhà. Danh sách nạn nhân của “cái bánh vẽ” căn nhà 7A Bắc Hải cứ thế đã dài ra theo thời gian. Một số nạn nhân như: bà Ngọc (Q10) 40 lượng, anh H. (Q10) gần 20 lượng... Trong khi đó, theo thông tin từ Thi hành án dân sự quận 10, chúng tôi được biết căn nhà 7A Bắc Hải (P15Q10) lại không phải nhà bà Triệu mà hiện đang nằm trong diện nhà nước quản lý. Bà Triệu chỉ là người thuê ở và không được xét hồ sơ mua nhà hóa giá. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, bà Triệu gặp ai cũng cho rằng nhà này “thuộc tiêu chuẩn” của mình và dùng nó để lấy tiền của nhiều người. BÀI TẬP 10: Tranh chấp về bảo hiểm Chiều 1-8-2008, cơn mưa lớn đã làm tầng hầm của tòa nhà Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín (số 75 Hồ Hảo Hớn, quận 1, TP.HCM) bị ngập nước. Kéo theo đó, chiếc Mercedes đời C-231 đang nằm ở tầng hầm (trị giá hơn một tỷ đồng) bị hư hỏng nặng. Sự cố này đã làm phát sinh tranh chấp giữa ngân hàng với Công ty cổ phần Bảo hiểm AAA về trách nhiệm bồi thường các thiệt hại liên quan. Theo tường trình của Ngân hàng Đại Tín, 16 giờ hôm đó thì trời bắt đầu mưa. Khoảng nửa tiếng sau, nước tràn ngập đường phố và chảy vào tầng hầm của ngân hàng. Đến 17 giờ, tầng hầm đã bị ngập trong nước khoảng 0,5 m. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng vì mực nước cứ dâng cao và độ dốc của tầng hầm khá lớn nên các nhân viên của ngân hàng đã không thể đưa chiếc Mercedes ra khỏi tầng hầm. Chỉ một lát sau, nước trong hầm đã dâng lên hơn 1 m làm hệ thống dẫn điện của tòa nhà bị ngập trong nước. Bấy giờ, toàn bộ nhân viên của ngân hàng buộc phải sơ tán để tránh các rủi ro về điện. Chiều hôm sau, đại diện của công ty bảo hiểm đã đến ngân hàng để điều tra vụ việc. Kết quả làm việc giữa các bên cho thấy ngân hàng đã bị thiệt hại 305 triệu đồng từ các hư hỏng của chiếc Mercedes. Tuy nhiên, theo nhận định của công ty bảo hiểm thì rủi ro ngập nước gây thiệt hại cho chiếc Mercedes nêu trên không thuộc phạm vi bảo hiểm mà hai bên đã ký kết. Bởi lẽ, theo dự báo trước đó của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thì chiều 1-8 tại TP.HCM có mưa trên diện rộng, nhiều nơi mưa rất to. Cạnh đó, theo những ghi nhận tại hiện trường thì đó không phải là sự cố bất khả kháng. Dựa vào những lý do này, công ty bảo hiểm từ chối bồi thường số tiền trên cho ngân hàng. Thay vào đó, để giúp đỡ ngân hàng khắc phục một phần thiệt hại, công ty bảo hiểm chấp nhận hỗ trợ cho ngân hàng 50 triệu đồng. Gần đây, lại lần nữa công ty bảo hiểm tái khẳng định “không bồi thường” với lý lẽ “rủi ro ngập nước tại tầng hầm tòa nhà do nước mưa từ ngoài đường tràn vào làm ngập tầng hầm không phải là rủi ro bất ngờ”. Ngược lại, phía ngân hàng vẫn tiếp tục kiên trì đòi công ty bảo hiểm phải bồi thường với lý do “đó là rủi ro bất ngờ”. Hiện ngân hàng đang chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để khởi kiện công ty bảo hiểm ra tòa. Theo bạn, giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm thì ai đúng, ai sai? BÀI TẬP 11: XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN Năm 2005, con gái bà K. đến nhà bà Hạnh sinh con. Ít ngày sau, do con bà K. bỏ lại trẻ nên bà Hạnh đã đứng ra làm giấy khai sinh cho trẻ với tư cách là mẹ. Cuối tháng 2-2009, bà K. đưa trẻ lên Gia Lai chơi. Lấy lý do “để công an địa phương không làm khó dễ”, bà K. đề nghị bà Hạnh đưa khai sinh của trẻ, đồng thời viết giấy chuyển quyền nuôi con. Sau đó, bà K. không chịu giao trả trẻ, viện lẽ đã đưa cho bà Hạnh 30 triệu đồng... Phản đối việc bà K. đưa tiền, bà Hạnh đã nộp nhiều đơn yêu cầu các cơ quan chức năng xem xét, buộc bà K. phải giao trả trẻ cho bà. Cho rằng vụ việc chỉ đơn thuần là tranh chấp dân sự, Công an huyện Đức Cơ đã chuyển hồ sơ đến UBND thị trấn Chư Ty. Ngày 7-4, do hòa giải không thành nên UBND thị trấn đã chuyển hồ sơ đến TAND huyện. Ngày 21-4, Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai xác định đây là tranh chấp về xác định cha mẹ cho con hoặc xác định con cho cha mẹ nên thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND theo khoản 4 Điều 27 Bộ luật Tố tụng dân sự. Nhưng đến ngày 18-5, TAND huyện Đức Cơ đã ra thông báo trả lại đơn kiện của bà Hạnh vì “không thuộc thẩm quyền”. BÀI TẬP 12: TẶNG TÀI SẢN ĐÚNG KHÔNG? Gần bốn năm qua, người thợ hồ tên Thạch Phi (phường Phước Nguyên, thị xã Bà Rịa, Bà Rịa-Vũng Tàu) rơi vào bước đường cùng của bệnh tật, nợ nần. Cả gia đình ông Phi bữa đói bữa no trong căn nhà thuê chật chội, luôn bị chủ hăm dọa đuổi đi vì thiếu tiền. Sự tuyệt vọng lẫn bức xúc đang lên tới đỉnh điểm khi vụ kiện ông đòi chủ thầu bồi thường thiệt hại do tai nạn lao động vẫn chưa có kết quả. Đầu tháng 12-2005, ông Phi vào làm phụ hồ cho công trình do ông Nguyễn Công Minh (phường Phước Nguyên) là chủ thầu. Ông Minh cũng là thợ xây dựng nhưng tự đứng ra thầu, thuê thêm người về làm, không có giấy phép hoạt động. Một buổi, trong khi phụ đưa sắt lên nhà để chuẩn bị đổ bê tông, ông Phi vô ý để cây sắt đụng vào dây điện trung thế phía trước nhà. Lúc đó, điện giật mạnh khiến ông Phi bị chảy máu miệng, bỏng nặng hai chân, hai tay. Lập tức, ông Phi được đưa đi cấp cứu tại BV Bà Rịa, sau đó chuyển đến BV Chợ Rẫy (TP.HCM). Trải qua nhiều lần phẫu thuật, ông Phi phải cắt bỏ hai cẳng tay, ghép da, trên người nhiều vết sẹo, mu bàn chân và ngón chân bị hoại tử. Kết luận giám định của BV Bà Rịa xác định tỉ lệ thương tật vĩnh viễn của ông Phi là 86%. Ông Phi luôn trông chờ bản án được thực thi để có tiền trả một phần nợ chữa bệnh. Ảnh: KL Sau khi xuất viện, gia đình ông Phi phải xoay trở, vay mượn thêm để điều trị ngoại trú. Trước đó, ông Minh cũng đã đưa cho ông Phi gần 16 triệu đồng. Tuy nhiên, do chi phí điều trị quá lớn, ông Phi quyết định khởi kiện ra tòa đòi bồi thường thiệt hại về sức khỏe do tai nạn lao động với tổng số tiền hơn 500 triệu đồng. Tháng 6-2006, TAND thị xã Bà Rịa tổ chức hòa giải. Tại đây, ông Minh hứa bồi thường thêm cho ông Phi 17 triệu đồng. Ông Phi cũng chấp nhận nhưng sau đó đổi ý. Quyết định hòa giải cũng đã bị VKSND, TAND tỉnh ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm hủy bỏ do có nhiều điều vi phạm về tố tụng. Vụ án được TAND thị xã Bà Rịa đưa ra xét xử sơ thẩm vào tháng 9-2007. Theo đó, tòa buộc ông Minh phải bồi thường hơn 71 triệu đồng bao gồm các khoản chi phí y tế, tiền xe đi lại, thu nhập bị mất của người nuôi bệnh, tiền làm tay giả. Đồng thời, hằng tháng ông Minh phải trợ cấp cho ông Phi một khoản tiền cho đến khi ông Phi mất. Cứ tưởng một thời gian nữa thì ông Phi sẽ được thi hành án. Không ngờ, một tuần sau khi nộp đơn kháng cáo, ông Minh đã đi công chứng hợp đồng tặng cho mẹ ruột của mình miếng đất rộng gần 280 m2 do ông đứng tên. Sau khi được cấp giấy đỏ, mẹ ông Minh đã chuyển nhượng phần đất này cho người khác. Án phúc thẩm tháng 11-2007 của TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng tuyên xử ông Minh phải bồi thường hơn 71 triệu đồng cho ông Phi. Sau phiên tòa này, ông Minh đã không thi hành án, vịn cớ mình không còn tài sản nào có giá trị, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, phải ở nhờ nhà của cha mẹ. Gần bốn năm qua, Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Bà Rịa cũng chỉ thi hành được 10 triệu đồng để giao cho ông Phi. Gia cảnh ông Phi hiện rất khó khăn, nợ nần chồng chất. Ông Phi dù bệnh tật vẫn cùng vợ đi bán vé số nhưng không kiếm được bao nhiêu tiền. Con gái út của ông đang học lớp 10, học khá nhưng buộc phải nghỉ học để tìm việc làm phụ cha mẹ. Quá túng quẫn, vợ ông Phi đã nhiều lần có ý định tự vẫn. Trong khi đó, ông Minh vẫn làm thầu xây dựng, gia cảnh không tới mức quá khó khăn. BÀI TẬP 13: MỨC BỒI THƯỜNG Do lỗi lơ đễnh của một tài xế xe ôtô mà chị Trần Minh Tú (quận Tây Hồ, Hà Nội), chuyên gia dạy các môn thể dục thẩm mỹ, trang điểm, trở thành người tàn phế khi đang ngồi trong nhà văn hóa quận Hai Bà Trưng. Trong phiên xử sơ thẩm vừa qua, TAND quận Hai Bà Trưng tuyên buộc bị cáo Nguyễn Văn Thái bồi thường cho chị Tú tổng cộng chỉ có... 37 triệu đồng. Chị Tú yêu cầu Thái phải bồi thường tổng cộng 970 triệu đồng, trong đó gồm: hơn 50 triệu đồng tiền điều trị tại bệnh viện (có hóa đơn), 540 triệu đồng tiền thu nhập bị mất cho đến năm 55 tuổi và 200 triệu đồng tiền bồi thường tổn thất tinh thần. Thế nhưng TAND quận Hai Bà Trưng tuyên bị cáo chỉ phải bồi thường cho chị Tú tổng cộng 37 triệu đồng. Trong đó tiền điều trị là 11 triệu đồng, tiền hồi phục bảy triệu đồng, ba tháng thu nhập bị mất là 13 triệu đồng... Tiền thu nhập bị giảm sút, tiền bồi thường chiếc xe máy của chị Tú bị hư, tiền phụ nuôi mẹ của chị Tú hơn 80 tuổi đều không được tòa tính đến. BÀI TẬP 14: CHO HAY VAY? Theo ông T. (Việt kiều Mỹ), sau khi quen biết một thời gian, ông đã cho bà Tr. mượn tiền để mua đất, xây nhà. Bà Tr. cam kết sẽ trả lại cho ông số tiền đã mượn. Nghĩ rằng nơi thân tình, ông không lập giấy tờ gì. Tuy nhiên, do chuyển tiền qua hệ thống ngân hàng nên ông có các giấy tờ liên quan cho thấy có việc giao nhận tiền giữa hai bên. Đồng thời sau khi mua nhà đất, bà đã đưa giấy tờ nhà đất cho ông giữ. Thời gian gần đây, ông đã đòi lại hơn 500 triệu đồng nhưng bà không đồng ý, buộc ông phải khởi kiện. Dù tại tòa bà Tr. cho rằng số tiền trên là do ông T. tự nguyện cho bà vì hai bên có quan hệ thân thiết, không phải tiền vay nhưng Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã bác lập luận này. Tòa cho rằng bà Tr. không có chứng cứ gì chứng minh là ông T. tự nguyện cho bà. Mặt khác, qua các giao dịch tại ngân hàng, có đủ cơ sở xác định bà Tr. đã nhận tiền của ông T. Kèm các chứng cứ khác, thấy rõ ràng rằng bà Tr. đã mượn tiền của ông T. chứ không phải là cho tặng gì cả. Do vậy, tòa đồng tình với cấp sơ thẩm, chấp nhận yêu cầu của ông T. buộc bà Tr. phải trả lại tiền đã mượn cho… khổ chủ. Quanh vụ kiện đã có hai quan điểm về cách đánh giá chứng cứ của tòa. Một quan điểm đồng tình với tòa, cho rằng tòa đã tuyên chính xác, bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của nguyên đơn. Quan điểm khác lại bảo tòa đánh giá chứng cứ chưa chuẩn, dẫn đến việc tuyên “oan” cho bà Tr. Theo quan điểm này, khi khởi kiện, bản thân ông T. cũng không có chứng cứ trực tiếp như giấy cho vay tiền để chứng minh đã cho bà Tr. vay số tiền trên. Phía bà Tr. lại kịch liệt phản đối. Ông chỉ có chứng cứ gián tiếp là chuyển tiền cho bà Tr. qua ngân hàng và bà này đã ký nhận cùng với việc ông giữ giấy tờ nhà của bà. Tuy nhiên, những chứng cứ này cũng chưa thể nói đó là vay mượn tiền. Cũng có thể hiểu rằng hai người có tình cảm thân thiết nên bà Tr. được ông này cho tiền và bà nhờ ông giữ giùm giấy tờ nhà… Mặt khác, không thể nại rằng bà Tr. không chứng minh được mình được tặng cho tiền nên quy ra là ông T. đã cho bà Tr. vay. Việc bà Tr. không chứng minh được tặng cho không quan trọng bằng việc ông T. phải chứng minh yêu cầu khởi kiện của mình. Mà như đã phân tích ở trên, ông T. cũng không có chứng cứ chắc chắn về việc vay mượn này. BÀI TẬP 15: CÔNG DÂN CHẾT KHI NÀO? Năm 1976, do mâu thuẫn trong gia đình, ông C. bỏ nhà đi. Gia đình tìm kiếm khắp nơi nhưng không có tin tức. 10 năm sau, theo yêu cầu của vợ ông, tòa tuyên bố ông mất tích. Từ đó, ông C. vẫn biệt tăm. Năm 2009, vợ ông yêu cầu TAND quận 11 (TP.HCM) tuyên bố ông đã chết. Tháng 3-2010, căn cứ theo khoản 1 Điều 81 Bộ luật Dân sự, TAND quận 11 tuyên bố ông C. đã chết, ngày chết là ngày 26-9-2009 (ba năm sau ngày tòa tuyên bố ông mất tích). Quyết định này đã bị VKS TP kháng nghị vì cho rằng TAND quận 11 xác định ngày chết của ông C. chưa đúng. Theo VKS, ngày chết của ông C. phải được xác định theo khoản 1 Điều 78 Bộ luật Dân sự. Theo đó, nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng của ông C. thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo có tin tức cuối cùng. Nếu không xác định được ngày tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng. Ngày chết là ngày nào? Vụ việc trên chỉ là một trong hàng loạt vụ đã bị VKS TP kháng nghị vì lý do tương tự. Việc xác định ngày chết của một người có ý nghĩa quan trọng nhưng hiện nay chưa hề có văn bản nào hướng dẫn, làm phát sinh nhiều luồng quan điểm khác nhau. Theo luồng quan điểm thứ nhất, nếu trường hợp tuyên bố chết thuộc điểm a Khoản 1 (sau ba năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của tòa có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống) thì ngày chết là ngày người đó bị tòa tuyên bố mất tích. Nếu thuộc trường hợp tại điểm b (biệt tích trong chiến tranh sau năm năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống) thì ngày chết là ngày kết thúc chiến tranh. Nếu thuộc trường hợp tại điểm c (bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống…) thì ngày chết là ngày chấm dứt tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai. Nếu thuộc trường hợp tại điểm d (biệt tích năm năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống…) thì ngày chết là ngày người đó biệt tích. Quan điểm này đã bị nhiều người phản đối vì sẽ tạo ra sự xung đột pháp luật. Một thẩm phán TAND TP.HCM ví dụ: Ông A đang phải cấp dưỡng nuôi con thì mất tích. Năm 2005, tòa tuyên bố ông mất tích theo yêu cầu của vợ cũ của ông; giao tài sản của ông cho cha mẹ ông quản lý. Năm 2007, có tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng và tòa buộc cha mẹ ông A sử dụng tiền của ông để cấp dưỡng thay. Năm 2010, khi giải quyết yêu cầu tuyên bố một người đã chết, nếu tòa tuyên bố ông A chết vào năm 2005 thì sẽ mâu thuẫn với bản án tòa buộc cha mẹ ông A cấp dưỡng thay con năm 2007. Bởi lẽ nếu xác định ông A chết vào năm 2005 thì đồng nghĩa với việc nghĩa vụ cấp dưỡng của ông cũng chấm dứt ngay từ lúc đó. Một ví dụ khác: Theo yêu cầu của người liên quan, năm 2006, tòa tuyên bố ông B mất tích. Năm 2007, vợ ông B xin ly hôn, được tòa chấp nhận. Năm 2010, khi giải quyết yêu cầu tuyên bố ông B đã chết, nếu tòa tuyên ông B chết vào tháng 2-2006 thì sẽ mâu thuẫn với bản án mà tòa cho vợ ông ly hôn năm 2007. Bên cạnh đó, xác định ngày chết là ngày chiến tranh kết thúc cũng không phù hợp. Còn trong tai nạn, thiên tai, thảm họa, không phải ai cũng chết ngay khi chấm dứt thảm họa mà thường là chết sau đó do không được cứu giúp, cứu giúp không được..., nếu xác định ngày chết là thời điểm chấm dứt thảm họa cũng chưa ổn. Ngoài ra, việc xác định ngày chết là ngày biệt tích sẽ gây ra nhiều xáo trộn trong xã hội. Chẳng hạn ông C ủy quyền cho người thân nhận lương hưu. Sau đó ông bị biệt tích từ năm 2005. Căn cứ vào giấy ủy quyền còn hiệu lực, cơ quan bảo hiểm xã hội vẫn trả lương hưu cho ông qua người được ủy quyền. Năm 2010, khi giải quyết yêu cầu tuyên bố ông C đã chết, nếu tòa tuyên ông chết năm 2005 thì sẽ phải truy thu lại lương hưu, gây phiền toái, xáo trộn không cần thiết... BÀI TẬP 16: Xin đổi thẩm phán vì… non tay nghề?! Từ một tình huống cụ thể xảy ra tại TAND TP Đà Nẵng, một vấn đề pháp lý được đặt ra: Theo pháp luật tố tụng dân sự, khi nào thì tòa bắt buộc phải thay đổi thành viên HĐXX? Các đương sự phải làm gì khi có yêu cầu thay đổi? “Thưa HĐXX, tôi yêu cầu thay đổi Thẩm phán Y. vì tôi biết đã có nhiều vụ do thẩm phán này ngồi ghế chủ tọa đã bị tòa cấp trên hủy án. Điều đó thể hiện Thẩm phán Y. còn… non về tay nghề, yếu kém kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn, không đảm bảo tính khách quan trong xét xử. Vì vậy, tôi yêu cầu HĐXX hoãn phiên tòa để bố trí thay đổi một thẩm phán khác”... Đó là yêu cầu khá sốc của một đương sự trong phiên tòa phúc thẩm xử một vụ tranh chấp quyền sử dụng đất diễn ra tại TAND TP Đà Nẵng mới đây. Sau phút ngỡ ngàng, HĐXX đã vào hội ý. Sau đó, HĐXX đã thông báo bác yêu cầu của đương sự này và tiếp tục tiến hành xét xử bình thường. Theo HĐXX, lý do mà đương sự đưa ra để yêu cầu thay đổi thẩm phán hoàn toàn không thuyết phục, không có căn cứ luật định. Việc Thẩm phán Y. tiếp tục tham gia HĐXX sẽ không làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các bên và vẫn đảm bảo được tính khách quan... Trong thực tiễn xử án dân sự, yêu cầu thay đổi thẩm phán với lý do thẩm phán non tay nghề như trên là khá lạ. Một vấn đề được đặt ra: Theo luật, khi nào thì tòa bắt buộc phải thay đổi thành viên HĐXX? BÀI TẬP 17: Cơ quan đại diện có tư cách pháp nhân? Cơ quan đại diện của bộ, ngành… có tư cách pháp nhân hay không, có được độc lập tham gia tố tụng hay không? Đó là những tranh cãi xuất phát từ một vụ kiện cụ thể gần đây ở TP.HCM. Tháng 3-2008, ông Nguyễn Ngọc Hùng đã ký hợp đồng làm bảo vệ kiêm sửa chữa điện nước cho Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tại TP.HCM, sau đó hai bên ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Cuối năm 2008, hai bên ký tiếp phụ lục hợp đồng, thay đổi tên của bên sử dụng lao động vì lúc này văn phòng chuyển thành cơ quan đại diện Bộ TN&MT tại TP.HCM (gọi tắt là cơ quan đại diện). Đầu năm 2010, khu tập thể của cơ quan đại diện mất hai chiếc xe máy. Cơ quan này đã ra văn bản buộc ông Hùng phải bồi thường cho hai chủ xe mỗi người 10 triệu đồng, trừ vào tiền làm thêm giờ. Tiếp đó tháng 9-2011, cơ quan ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với ông Hùng, lý do là ông không hoàn thành nhiệm vụ, để mất tài sản. Không đồng ý, ông Hùng khởi kiện ra TAND quận 1 (TP.HCM) yêu cầu tòa hủy quyết định trên, buộc cơ quan phải nhận ông làm việc trở lại và bồi thường thiệt hại trong những ngày không được làm việc. Sau đó, ông Hùng thay đổi nội dung khởi kiện, yêu cầu hủy quyết định cho thôi việc, không yêu cầu trở lại làm việc nhưng cơ quan đại diện phải giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc, giao sổ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bồi thường tiền lương những ngày không được làm việc cộng với hai tháng lương. Phía cơ quan đại diện thì cho rằng việc chấm dứt hợp đồng của mình là đúng quy định, đã trả trợ cấp thất nghiệp và sẽ trả sổ bảo hiểm xã hội cho ông Hùng… Nhận đơn kiện, TAND quận 1 đã xác định cơ quan đại diện là bị đơn. Tháng 7-2012, tòa này xử sơ thẩm đã chấp nhận yêu cầu của ông Hùng, hủy quyết định cho thôi việc, buộc cơ quan đại diện bồi thường các khoản như ông Hùng yêu cầu. Sau đó, phía cơ quan đại diện kháng cáo, cho rằng tòa xử như vậy là không khách quan, đề nghị sửa án sơ thẩm theo hướng bác yêu cầu của ông Hùng. Hai tháng sau, tại phiên xử phúc thẩm của TAND TP, đại diện VKSND TP đã cho rằng việc TAND quận 1 xác định tư cách bị đơn như trên là sai về tố tụng theo Điều 92 BLDS nên đề nghị hủy án để xử sơ thẩm lại. Theo đại diện VKS, bị đơn trong vụ kiện này phải được xác định là Bộ TN&MT chứ không thể là cơ quan đại diện. Theo TAND TP, xét quyết định của bộ trưởng Bộ TN&MT thì cơ quan đại diện của Bộ tại TP.HCM có các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức sau: Là một tổ chức giúp việc cho bộ trưởng, theo dõi tổng hợp tình hình thực hiện nhiệm vụ về lĩnh vực thuộc phạm vi của Bộ trên địa bàn các tỉnh, thành phía Nam; thực hiện một số nhiệm vụ theo chương trình công tác của Bộ trên địa bàn được giao phụ trách; phối hợp với các cơ quan đơn vị thuộc Bộ thực hiện công tác chuyên môn được giao; làm chủ đầu tư các dự án xây dựng của Bộ tại các tỉnh phía Nam được phụ trách; lập dự toán và tổ chức thực hiện dự toán, quyết toán thu chi ngân sách theo quyết định của Nhà nước và phân cấp của Bộ; quản lý cán bộ, công chức, người lao động, tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ. Từ đó, tòa nhận định cơ quan đại diện là đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT, là cơ quan đại diện hạch toán báo sổ khi thực hiện dự toán, quyết toán phải theo phân cấp của Bộ, phụ thuộc theo sự phân bổ ngân sách Nhà nước và phân cấp của Bộ, không phải là cơ quan hạch toán độc lập. Mặc dù trong quyết định của bộ trưởng Bộ TN&MT có nội dung: “Cơ quan đại diện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng” nhưng cơ quan này vẫn phải hạch toán báo sổ. Do vậy, cơ quan này có tư cách pháp nhân nhưng không đầy đủ, vẫn chỉ là một đơn vị phụ thuộc vào pháp nhân là Bộ TN&MT. Cuối cùng, tòa phúc thẩm đã kết luận: Việc tòa sơ thẩm xác định bị đơn trong vụ án là cơ quan đại diện là không đúng quy định của pháp luật dân sự. Khi thụ lý vụ án, thấy ông Hùng khởi kiện không đúng đối tượng, lẽ ra tòa sơ thẩm phải hướng dẫn ông Hùng xác định lại nhưng không làm, đồng thời chính tòa cũng xác định sai. Do đó để đảm bảo quyền lợi cho ông Hùng, tòa phúc thẩm đã tuyên hủy án sơ thẩm để giải quyết lại. BÀI TẬP 18: Tài xế gây tai nạn, ai bồi thường? Tòa sơ thẩm nói chủ sở hữu xe phải liên đới với người góp vốn hợp tác kinh doanh bồi thường, tòa phúc thẩm bảo như vậy là vô lý… Cùng một tình tiết, cùng áp dụng những quy định liên quan nhưng hai cấp tòa lại có hai quan điểm trái ngược. Năm 2004, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển MT-NA mua và đăng ký đứng tên chủ sở hữu một chiếc xe chở khách 51 chỗ ngồi. Năm 2011, công ty ký hợp đồng góp vốn kinh doanh vận tải hành khách với ông H. Theo hợp đồng, ông H. góp vốn 100% giá trị xe để khai thác vận tải xe khách hưởng mức khoán. Ông H. được quyền chọn, thuê, mướn người phục vụ trên xe. Ông cũng được Công ty MT-NA trả lương trực tiếp cho từng chuyến xe, được nâng lương và ký hợp đồng hợp tác nếu chấp hành tốt các cam kết của hợp đồng. Về phần mình, Công ty MT-NA được bố trí luồng tuyến, vận hành xe tham gia kinh doanh vận tải phụ thuộc vào lịch trình của công ty. Đặc biệt, hợp đồng giữa hai bên còn quy định “trong trường hợp rủi ro do chủ quan của người lao động gây ra thì phải tự giải quyết và chịu chi phí có liên quan”… Sau đó, ông H. đã thuê Trần Xuân Diệp làm lái xe cho mình. Đêm 14-2-2011, trong một lần chạy xe ngang địa phận Nha Trang (Khánh Hòa), Diệp đã lấn trái gây tai nạn làm hai người đi trên một chiếc xe máy chết tại chỗ. Diệp bị khởi tố, truy tố về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Tháng 9-2011, TAND TP Nha Trang xử sơ thẩm, đã phạt Diệp bốn năm tù. Về phần trách nhiệm dân sự, tòa nhận định tuy ông H. góp 100% giá trị chiếc xe, tự thuê người phục vụ trên xe, tự trả lương cho họ nhưng Công ty MT-NA vẫn là chủ sở hữu xe và việc góp vốn không làm thay đổi chủ sở hữu. Tòa không công nhận thỏa thuận “trong trường hợp rủi ro do chủ quan của người lao động gây ra thì phải tự giải quyết và chịu chi phí có liên quan” giữa Công ty MT-NA với ông H. Theo tòa, căn cứ vào Điều 623 BLDS và điểm 2 Mục III Nghị quyết số 03 ngày 8-7-2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thì thỏa thuận này chỉ nhằm trốn tránh trách nhiệm bồi thường của Công ty MT-NA. Từ đó, tòa đã buộc Công ty MT-NA phải liên đới với ông H. bồi thường thiệt hại và cấp dưỡng cho gia đình nạn nhân. Tháng 2-2012, TAND tỉnh Khánh Hòa xử phúc thẩm đã tăng mức hình phạt đối với Diệp lên năm năm tù và cấm lái xe cơ giới trong vòng năm năm. Về phần trách nhiệm dân sự, tòa cho rằng cấp sơ thẩm nhận định thỏa thuận về trách nhiệm bồi thường giữa Công ty MT-NA và ông H. chỉ nhằm trốn tránh việc bồi thường là không đúng. Bởi lẽ từ khi góp vốn đến khi tai nạn xảy ra thì chiếc xe do ông H. chiếm dụng và sử dụng hợp pháp. Công ty MT-NA đã thỏa thuận giao xe cho ông H. chiếm hữu, sử dụng, đồng thời chịu trách nhiệm bồi thường khi tai nạn xảy ra là phù hợp với quy định tại Điều 623 BLDS và điểm 2 Mục III Nghị quyết số 03 ngày 8-7-2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao. Vì vậy, Công ty MT-NA không có nghĩa vụ phải liên đới bồi thường. Trong vụ án này, hai cấp tòa sơ, phúc thẩm đã có sự khác nhau khi đánh giá thỏa thuận về trách nhiệm bồi thường giữa Công ty MT-NA và ông H. có nhằm trốn tránh việc bồi thường của công ty hay không. BÀI TẬP 19: Tòa tuyên bố bảy người chết cùng lúc? Việc một tòa ở TP.HCM tuyên bố bảy người chết trong một quyết định đã gây nhiều tranh cãi. Có người nói tòa phải tách ra giải quyết trong bảy vụ riêng lẻ, có người bảo gộp chung một vụ cũng không sai. Luật quy định ra sao? Ngày 16-2, TAND quận 11 (TP.HCM) đã chấp nhận yêu cầu của ông LGA, tuyên bố bảy người thân của ông đã chết. Tháng 10-2011, ông A. nộp đơn đến tòa yêu cầu tuyên bố bảy người thân đã chết. Ông trình bày rằng cha ông mất năm 1996, mẹ ông mất năm 2005. Trước khi chung sống với mẹ ông, cha ông có một người vợ (bà này mất năm 1970). Giữa cha ông và người vợ trước có bảy người con, lần lượt sinh từ năm 1955 đến 1969. Qua tìm hiểu, ông A. được biết trước đây những người con này đều cư trú tại một căn nhà ở phường 4. Năm 1970, một người bỏ nhà đi đâu không rõ. Đến năm 1978, năm người nữa cũng bỏ nhà đi biệt tích. Đến năm 2002, người còn lại đi xuất cảnh rồi cũng không trở về và không có thông tin liên lạc. Ông A. đã đăng tin tìm kiếm họ qua các phương tiện thông tin đại chúng nhưng không có kết quả. Vì vậy, ông yêu cầu tòa tuyên bố bảy người anh em này đã chết để ông có cơ sở bổ túc hồ sơ khai nhận di sản thừa kế với căn nhà cha mẹ ông để lại. TAND quận 11 nhận định căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ thì lời trình bày của ông A. về quan hệ gia đình, việc sống chết của người thân là chính xác. Việc ông A. yêu cầu tuyên bố bảy anh em cùng cha khác mẹ đã chết để bổ túc hồ sơ khai nhận di sản thừa kế là chính đáng. Từ đó, tòa chấp nhận yêu cầu của ông A. Về lệ phí sơ thẩm, tòa chấp nhận theo đề nghị của kiểm sát viên tại phiên họp là ông A. chỉ phải chịu 200.000 đồng. Việc tòa tuyên bố bảy người đã chết trong cùng một quyết định đã gây tranh cãi trong ngành tòa án. Có thẩm phán cho rằng từ tiêu đề đến nội dung Điều 81 Bộ luật Dân sự (BLDS) đều thể hiện rất rõ là tuyên bố một người đã chết. Thủ tục này áp dụng đối với từng người. Vì thế không thể tuyên bố nhiều người đã chết trong cùng một quyết định. Việc tòa gộp lại tuyên chung sẽ gây rắc rối, không đảm bảo tính chính xác của pháp luật. Chưa kể, nếu một trong những người bị tuyên bố chết trở về thì việc giải quyết hậu quả pháp lý sẽ rất phức tạp. Chẳng hạn, người đó làm thủ tục xin hủy bỏ quyết định, vậy sáu người còn lại bị tuyên bố đã chết trong quyết định đó thì sao? Ngược lại, một thẩm phán Tòa Dân sự TAND TP.HCM nhận xét nếu tòa không tuyên gộp chung nhiều người đã chết trong một quyết định thì những trường hợp như của ông A. sẽ không có lối thoát. Bởi nếu tách yêu cầu của ông A. ra thành bảy vụ khác nhau rồi tuyên bố từng người chết là không thể. Đơn giản là người bị yêu cầu tuyên bố chết trong vụ này chính là người liên quan trong vụ kia. Lúc đó, tòa sẽ phải làm thủ tục tống đạt, triệu tập họ như thế nào? Tòa biết tìm họ ở đâu để giải quyết yêu cầu chính đáng của ông A.? Cũng theo thẩm phán này, hiểu tinh thần Điều 81 BLDS rằng chỉ có thể tuyên bố một người đã chết trong một vụ là máy móc. Giả sử một trong số bảy người bị tuyên bố chết quay về làm thủ tục xin hủy bỏ quyết định của tòa, nếu tòa chấp nhận thì chỉ hủy bỏ phần quyết định liên quan đến người này, phần quyết định liên quan đến sáu người còn lại vẫn giữ nguyên. Một chuyện cũng gây tranh cãi là lệ phí. Theo quy định, lệ phí trong thủ tục tuyên bố một người đã chết là 200.000 đồng. Vậy với một vụ tuyên bố bảy người đã chết, lệ phí sẽ là 200.000 đồng hay 1,4 triệu đồng (200.000 đồng x 7)? Theo nhiều thẩm phán, vụ việc trên là tình huống mới, cần được TAND Tối cao hướng dẫn đường lối xử lý để áp dụng thống nhất. BÀI TẬP 20: XỬ LÝ HÌNH SỰ HAY DÂN SỰ? VKSND huyện Tân Phú (Đồng Nai) vừa ra cáo trạng truy tố bà Hà Ngọc Bích về tội hủy hoại tài sản. Trong khi đó, bà Bích thì làm đơn kêu cứu khẩn cấp gửi đến các cơ quan chức năng vì cho rằng mình bị oan. Theo cáo trạng, bà Bích và con trai ký hợp đồng chuyển nhượng cho bà Trương Thị Chí Tâm ba thửa đất cùng tài sản gắn liền với đất ở xã Tà Lài (Tân Phú) với giá 1,3 tỉ đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bà Tâm đã trả cho phía bà Bích 650 triệu đồng. Hồ sơ chuyển nhượng được hai bên chuyển đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Tân Phú để làm thủ tục sang tên cho bà Tâm. Tuy nhiên, sau đó bà Bích yêu cầu tạm ngưng làm thủ tục sang tên cho bà Tâm vì cho rằng bà Tâm vi phạm thời hạn thanh toán số tiền còn lại và được Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất chấp nhận. Tháng 3-2012, bà Bích đã thuê người vào đập phá căn nhà cấp 4 và tháo dỡ hàng rào trên một thửa đất tranh chấp. Bà Tâm tố ra công an. Theo kết quả giám định, giá trị thiệt hại mà bà Bích gây ra là gần 215 triệu đồng. Làm việc với cơ quan điều tra, bà Bích khai thuê người đập phá nhà cũ và hàng rào là để xây lại trang trại chăn nuôi, đồng thời bà cho rằng các tài sản trên là của mình nên mình có quyền đập phá. Tuy nhiên, theo VKSND huyện Tân Phú, việc bà Bích và con trai chuyển nhượng quyền sử dụng đất cùng tài sản trên đất cho bà Tâm (trong đó có căn nhà, hàng rào nói trên) đã được chứng thực. Hồ sơ đã được chuyển đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất. Dù phía Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất đã tạm ngưng làm thủ tục sang tên nhưng hợp đồng chuyển nhượng vẫn còn hiệu lực. Tính đến tháng 3-2012, các tài sản có trên thửa đất vẫn do bà Tâm quản lý. Vì vậy, VKS cho rằng hành vi của bà Bích đã cấu thành tội hủy hoại tài sản theo khoản 3 Điều 143 BLHS (khung hình phạt từ 7 năm tù đến 15 năm tù). Hiện trường căn nhà mà bà Bích tháo dỡ. Ảnh: T.HIỂU Bà Bích đang trình bày về vụ việc của mình. Ảnh: T.HIỂU Trong các đơn kêu cứu, bà Bích cho rằng việc hai bên chuyển nhượng nhà đất là có thật. Tuy nhiên, bà Tâm mới giao 600 triệu đồng tiền đặt cọc. Số tiền còn lại bà Tâm chỉ trả được 50 triệu đồng rồi không thanh toán như hợp đồng đã ký. Bà đã nhiều lần yêu cầu bà Tâm giao hết số tiền còn lại nhưng bà Tâm không thực hiện. Vì vậy, bà mới phải làm đơn gửi Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất ngưng sang tên cho bà Tâm. Cạnh đó, bà còn làm đơn gửi UBND xã Tà Lài để nhờ chính quyền địa phương giải quyết (tháng 10-2011, UBND xã Tà Lài đã tổ chức buổi hòa giải giữa hai bên nhưng không thành). Theo bà Bích, vì trang trại chăn nuôi xuống cấp nên bà muốn sửa chữa lại. Ngày 12-3-2012, bà làm đơn xin sửa chữa nhà và chuồng trại gửi UBND xã Tà Lài. Đồng thời, bà Bích cũng làm đơn gửi công ty điện lực xin tạm ngưng cung cấp điện để sửa chữa nhà và đã được chấp thuận. Ngày 26-3-2012, bà mới thuê người vào đập phá để sửa chữa nhà. Bà Bích cho rằng tranh chấp giữa mình và bà Tâm là tranh chấp dân sự. Vì bà Tâm chưa thanh toán hết tiền, chưa sang tên nên thửa đất tranh chấp cùng tài sản trên đất vẫn thuộc về bà. Chính quyền địa phương chưa giải quyết xong và bà cũng đang định khởi kiện ra tòa. Nay VKS lại xác định thửa đất tranh chấp cùng tài sản tranh chấp là của bà Tâm rồi khởi tố, truy tố bà là oan. Về mặt pháp lý, luật sư Đinh Văn Thảo (Đoàn Luật sư TP.HCM) nhận xét: Thứ nhất, bà Tâm chưa thanh toán hết tiền nên Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất mới tạm ngưng làm thủ tục sang tên. Thứ hai, BLDS quy định việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Như vậy, đất đai, nhà cửa nói trên vẫn thuộc quyền sử dụng, sở hữu của bà Bích. Ngoài ra, việc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng giữa hai bên đã được thực hiện theo đúng trình tự. Hai bên đã được UBND xã tổ chức hòa giải không thành là điều kiện tiên quyết để khởi kiện ra tòa. Khi đó, đất và tài sản trên đất là của ai sẽ do tòa án quyết định. Cơ quan điều tra và VKS không thể tự ý quyết định là nhà đất của ai khi hợp đồng chuyển nhượng đang bị tranh chấp. Việc khởi tố, truy tố bà Bích về tội hủy hoại tài sản là không có căn cứ. NHẬN XÉT CỦA ANH CHỊ VỀ CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN VỀ: 1.Áp dụng pháp luật tố tụng của Hội đồng xét xử các cấp 2. Áp dụng pháp luật nội dung của Hội đồng xét xử các cấp 3.H oạt động đánh giá chứng cứ Hội đồng xét xử các cấp 4.Quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án tối cao Toà án nhân dân tối cao Hội đồng Thẩm phán ____________ Quyết định giám đốc thẩm Số: 07/2009/KDTM-GĐT Ngày 15/7/2009 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao Với Hội đồng giám đốc thẩm gồm có mười hai (12) thành viên tham gia xét xử, do ông Trương Hoà Bình – Chánh án Toà án nhân dân tối cao làm Chủ toạ phiên toà; Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham gia phiên toà: ông Nguyễn Bá Thắng - Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Thư ký Toà án ghi biên bản phiên toà: ông Mai Anh Tài - Thẩm tra viên Ban Thư ký Toà án nhân dân tối cao. Ngày 15/7/2009, tại trụ sở Toà án nhân dân tối cao đã mở phiên toà giám đốc thẩm xét xử vụ án kinh doanh, thương mại tranh chấp về hợp đồng dịch vụ, giữa các đương sự: Nguyên đơn: Công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ; có địa chỉ tại 152-154 Trần Hưng Đạo, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ; do ông Bùi Quang Nhơn làm đại diện theo Giấy ủy quyền ngày 12/05/2006 của Giám đốc Công ty; Bị đơn: Ông Nguyễn Hữu Mộc – Chủ cơ sở Hoàng Tuấn; có địa chỉ tại B11/16 ấp 2- xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh; do ông Trần Văn Mây làm đại diện theo Giấy ủy quyền ngày 17/5/2006 của ông Mộc; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: 1- Ông Trần Văn Mây, địa chỉ: 718 B D20 Hùng Vương, P13, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh; 2- Bà Nguyễn Thị ỷ, địa chỉ: khu phố 2, thị trấn Bến Lức, Long An. Bà ỷ ủy quyền cho ông Trần Văn Mây theo Giấy ủy quyền ngày 18/5/2006. Nhận thấy Theo đơn khởi kiện (không đề ngày), lời trình bày của nguyên đơn và các tài liệu, chứng cứ do nguyên đơn xuất trình thì thấy: Ngày 01/8/1998, Công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ (sau đây gọi tắt là Công ty nông sản Cần Thơ) – Bên A ký với ông Trần Văn Mây (với tư cách Chủ cơ sở Hoàng Tuấn) Hợp đồng hợp tác chế biến nấm rơm muối xuất khẩu số 121/KH 98 với nội dung chính (tóm tắt) như sau: Bên A có trách nhiệm: “…Chuẩn bị mặt bằng để chế biến nấm rơm muối xuất khẩu; ký hợp đồng xuất khẩu; tổ chức bộ máy quản lý…; tổ chức giao nhận xuất hàng tại cảng; vay hộ vốn lưu động để thanh toán theo tiến độ mua nấm rơm nguyên liệu mỗi ngày trên cơ sở hợp đồng xuất khẩu đã ký. Khi bắt đầu sản xuất, bên A có thể ứng trước tiền hàng tương đương với giá trị 02 container hàng để bên B mua nguyên liệu (mua dự trữ ban đầu) chờ ký hợp đồng xuất…”; - Bên B (Cơ sở Hoàng Tuấn) có trách nhiệm: “…Tổ chức thu mua nguyên liệu, chịu trách nhiệm về giá mua, chất lượng nguyên liệu hao hụt gia công và chất lượng, số lượng hàng thành phẩm xuất khẩu, tự bỏ vốn đầu tư trang thiết bị để phục vụ cho chế biến nấm rơm muối xuất khẩu; chịu trách nhiệm tìm khách hàng nước ngoài mua hàng, đàm phán giá xuất khẩu để bên A trực tiếp ký Hợp đồng xuất khẩu và nếu chất lượng hàng xuất khẩu không đạt yêu cầu bị khách hàng giảm giá hoặc trả lại hàng thì bên B phải hoàn trả lại cho bên A về tiền hàng và toàn bộ chi phí phát sinh của lô hàng này; trường hợp hàng đã sản xuất xong, lưu kho tối đa 90 ngày mà không có khách hàng mua thì bên B phải hoàn trả lại cho bên A toàn bộ tiền hàng và tất cả chi phí phát sinh có liên quan…; trong trường hợp bên B không có khả năng tiêu thụ được hàng đã sản xuất hoặc kinh doanh không có hiệu quả phải chấm dứt hợp đồng thì bên B phải thanh toán toàn bộ tiền vốn cho bên A trong thời hạn 30 ngày…; thời hạn hợp đồng là 3 năm kể từ ngày 01/8/1998 đến 01/8/2001…”. Ngoài ra, hai bên còn thỏa thuận trong trường hợp phát sinh mâu thuẫn không thỏa thuận được, thì hai bên đồng ý đưa ra Tòa Kinh tế tỉnh (nay là thành phố) Cần Thơ giải quyết. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty nông sản Cần Thơ vay vốn ứng trước cho ông Mây để ông Mây tiến hành công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng do phía ông Mây bán hàng tiền thu vào không cân đối nên dẫn đến còn nợ Công ty nông sản Cần Thơ. Đến ngày 31/3/2002, Công ty nông sản Cần Thơ và ông Mây có Biên bản đối chiếu công nợ số 02/BB 2002 với số tiền ông Mây nợ là : 1.244.833.843 đồng. Công ty nông sản Cần Thơ nhiều lần gửi công văn yêu cầu ông Mây thanh toán tiền nợ cho Công ty nhưng ông Mây không đến. Nay Công ty nông sản Cần Thơ yêu cầu ông Mây phải có trách nhiệm trả cho Công ty số tiền nợ gốc là 1.244.833.843 đồng cộng với lãi phát sinh từ số tiền trên tính từ tháng 4/2002 với lãi suất là 0,85%/tháng. Theo lời trình bày của ông Trần Văn Mây - đại diện bị đơn thì: Ông Nguyễn Hữu Mộc là dượng của ông Mây đứng ra xin giấy phép kinh doanh mang tên Cơ sở Hoàng Tuấn nhưng thực chất ông Mây là nguời quản lý cơ sở. Vì ông Mây có tay nghề và có khách nước ngoài nên Công ty nông sản Cần Thơ mới hợp tác với ông Mây với tư cách là nhân viên kỹ thuật của phân xưởng sản xuất chế biến nấm rơm muối xuất khẩu. Công ty nông sản Cần Thơ yêu cầu Ông ký Hợp đồng hợp tác mua chế biến nấm rơm muối xuất khẩu số 121/KH98 ngày 01/8/1998 thì Công ty mới ứng vốn cho phân xưởng sản xuất chứ không phải ứng cho Cơ sở Hoàng Tuấn. Anh Lý và anh Thương là người của Công ty nông sản Cần Thơ giao tiền cho Ông để tiến hành thu mua sản xuất nấm rơm cho phân xưởng. Hàng xuất là do Công ty nông sản Cần Thơ quản lý, xuất hóa đơn; các hợp đồng mua bán với đối tác nước ngoài đều do Công ty nông sản Cần Thơ theo dõi thu tiền (BL 351). Ngày 01/8/1998, Công ty nông sản Cần Thơ yêu cầu Ông ký biên bản với số công nợ 1.403.593.843 đồng; các khoản kê ra đúng như thực tế nhưng là do lỗi của Công ty; nhưng vì vẫn muốn hợp tác để giải quyết vấn đề này nên Ông đã ký vào biên bản để được Công ty tiếp tục ứng vốn. Biên bản đối chiếu công nợ số 02/BB 2002 ngày 31/3/2002 là do Ông ký, số nợ đúng với thực tế nhưng không phải Ông nợ Công ty mà là nợ của bên nước ngoài và hàng tồn, cộng với khoản lãi ngân hàng, thực chất hàng tháng Công ty nông sản Cần Thơ yêu cầu Ông ký biên bản như vậy. Sau khi thụ lý vụ án, ngày 11/3/2004, Tòa án nhân dân tỉnh (nay là thành phố) Cần Thơ ra Quyết định số 04/QĐ- CVA chuyển vụ án đến Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh để giải quyết vì cho rằng vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (BL 127). Tại đơn khởi kiện đề ngày 16/4/2004, Công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ yêu cầu Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh buộc cá nhân ông Trần Văn Mây và vợ là bà Nguyễn Thị ỷ trả số tiền còn nợ 1.244.833,843 đồng (BL 347). Tại đơn khởi kiện đề ngày 10/9/2004, Công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ yêu cầu buộc ông Mây trả số tiền nợ gốc là 877.863.924 đồng và tiền lãi theo mức 0,85%/tháng kể từ tháng 4/2002 (BL 346). Ngày 14/3/2005, Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh có Công văn số 46/CVTA chuyển hồ sơ vụ án đến Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh giải quyết với lý do người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Công ty YUAN_JEN_SHINE CORP có trụ sở ở nước ngoài. Ngày 21/7/2005, Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh có Quyết định số 09/2005/DS-ST chuyển vụ án đến Tòa án nhân dân quận 6 thành phố Hồ Chí Minh giải quyết theo thẩm quyền với lý do bị đơn hiện đang cư trú tại 718b đường Hùng vương, phường 13 quận 6, thành phố Hồ Chí Minh (BL. 373). Ngày 28/12/2005, Tòa án nhân dân quận 6, thành phố Hồ Chí Minh có Quyết định số 03/2005/CVA.KDTM-ST chuyển vụ án đến Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh để giải quyết theo thẩm quyền. Ngày 30/12/2005, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thụ lý vụ án. Ngày 15/3/2006, Công ty nông sản Cần Thơ có đơn khởi kiện Cơ sở Hoàng Tuấn, do ông Nguyễn Hữu Mộc làm Chủ cơ sở và người liên quan là ông Trần Văn Mây và bà Nguyễn Thị ỷ với yêu cầu Tòa án xem xét hủy Hợp đồng số 121/KH98 ngày 01/8/1998 và xem xét trách nhiệm của ông Trần Văn Mây trong việc nhận tiền của Công ty nông sản Cần Thơ, buộc gia đình ông Mây, bà ỷ phải trả cho Công ty số tiền 1.244.833.843 đồng và tiền lãi theo lãi suất nợ quá hạn nêu trên kể từ tháng 4/2002 (BL 538). Tại Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 595/2006/KDTM-ST ngày 27/11/2006, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định: “… Chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn Tuyên bố Hợp đồng hợp tác mua chế biến nấm rơm muối xuất khẩu số 121/KH.98 ngày 01/8/1998 giữa Công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ và cơ sở Hoàng Tuấn bị vô hiệu toàn bộ. Đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu đòi nợ của Công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ đối với ông Trần Văn Mây và bà Nguyễn Thị ỷ…” Ngày 07/12/2006, Công ty nông sản Cần Thơ có đơn kháng cáo toàn bộ bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm nêu trên. Tại Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 52/2007/KTPT ngày 07/6/2007, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định: “…Bác kháng cáo và giữ nguyên bản án sơ thẩm về việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đối với yêu cầu đòi nợ. Tuyên xử: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là Công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ; Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về yêu cầu đòi nợ của Công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ đối với ông Trần Văn Mây và bà Nguyễn Thị ỷ …” Ngày 28/8/2007, Công ty nông sản Cần Thơ có đơn đề nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm đối với cả hai bản án nêu trên. Tại Quyết định số 07/2009/KDTM-KN-TKT ngày 31/3/2009, Chánh án Toà án nhân dân tối cao đã kháng nghị Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 52/2007/KDTM-PT ngày 07/6/2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm theo hướng hủy Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 595/2006/KDTM-ST ngày 27/11/2006 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 52/2007/KDTM-PT ngày 07/6/2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật. Tại kết luận số 18/KL-VKSTC-V12 ngày 02/6/2009 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và tại phiên toà giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã hoàn toàn nhất trí với Quyết định kháng nghị số 07/2009/ KDTM-KN-TKT ngày 31/3/2009 của Chánh án Toà án nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm theo hướng hủy Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 595/2006/KDTM-ST ngày 27/11/2006 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 52/2007/KDTM-PT ngày 07/6/2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật. Xét thấy Tại phiên tòa sơ thẩm, người đại diện hợp pháp của Công ty nông sản Cần Thơ cho rằng Hợp đồng hợp tác chế biến nấm rơm muối xuất khẩu số 121/KH.98 ngày 01/8/1998 giữa Công ty nông sản Cần Thơ và Cơ sở Hoàng Tuấn là vô hiệu do ông Trần Văn Mây không có tư cách ký hợp đồng. Nội dung của hợp đồng là có, việc nhận tiền, thu mua nấm rơm do ông Mây nhận, ông Mây có biên bản xác nhận công nợ, do đó Công ty yêu cầu ông Mây bà ỷ có trách nhiệm trả lại tiền (BL587). Theo các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thì ngày 01/8/1998, ông Trần Văn Mây (với tư cách Chủ Cơ sở Hoàng Tuấn) và Công ty nông sản Cần Thơ ký kết Hợp đồng hợp tác chế biến nấm rơm muối xuất khẩu số 121/KH.98, nhưng theo Giấy phép kinh doanh số 110/GP-UB ngày 09/7/1996 do ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh cấp cho Cơ sở Hoàng Tuấn, thì ông Nguyễn Hữu Mộc mới là Chủ cơ sở này. Ông Trần Văn Mây không phải là Chủ Cơ sở Hoàng Tuấn nhưng lại ký kết hợp đồng hợp tác chế biến nấm rơm muối xuất khẩu với Công ty nông sản Cần Thơ với tư cách là Chủ cơ sở Hoàng Tuấn; trong khi ông Mộc khai ông chỉ đứng tên Chủ cơ sở dùm cho ông Mây, việc kinh doanh của ông Mây ông Mộc hoàn toàn không biết. Còn ông Mây cũng thừa nhận Ông thực chất là người quản lý Cơ sở Hoàng Tuấn. Tại phiên toà sơ thẩm, ông Mây cũng thừa nhận khi ký hợp đồng Ông không được ông Mộc uỷ quyền; việc Ông ký hợp đồng chỉ là hình thức để thành lập phân xưởng nấm rơm xuất khẩu; Ông chỉ là người làm công trong phân xưởng sản xuất chế biến nấm rơm do Công ty nông sản Cần Thơ thành lập; việc đối chiếu công nợ là hoạt động bình thường của phân xưởng, ông ký đối chiếu công nợ với tư cách là nhân viên kỹ thuật của phân xưởng; Công ty nông sản Cần Thơ dựa vào các biên bản đối chiếu công nợ để buộc Ông thanh toán thực tế Ông không được nhận, số tiền này là tiền lỗ, tiền hàng tồn, tiền nợ của khách hàng nước ngoài, tiền lãi suất ngân hàng... của phân xưởng... (BL586, 587). Tòa án các cấp sơ thẩm và phúc thẩm chưa xác minh làm rõ bản chất của việc thành lập và hoạt động của Cơ sở Hoàng Tuấn; Tại sao ông Mộc lại giao Giấy phép kinh doanh cho ông Mây? Ông Nguyễn Hữu Mộc có biết việc ông Trần Văn Mây ký kết và thực hiện Hợp đồng hợp tác chế biến nấm rơm muối xuất khẩu số 121/KH.98 ngày 01/8/1998 không? Tòa án các cấp sơ thẩm và phúc thẩm căn cứ điểm e khoản 1 Điều 168, khoản 2 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự tuyên bố Hợp đồng hợp tác chế biến nấm rơm muối xuất khẩu số 121/KH.98 ngày 01/8/1998 giữa ông Mây với tư cách chủ Cơ sở Hoàng Tuấn và Công ty nông sản Cần Thơ bị vô hiệu toàn bộ với lý do: “…ông Trần Văn Mây không có tư cách đại diện của ông Nguyễn Hữu Mộc – Chủ Cơ sở Hoàng Tuấn để ký hợp đồng… Các biên bản gọi là đối chiếu công nợ giữa phân xưởng và Công ty là tài liệu về hạch toán nội bộ của Công ty, không có giá trị về nghĩa vụ pháp lý đối với Cơ sở Hoàng Tuấn do ông Nguyễn Hữu Mộc làm chủ, cũng như không có nghĩa vụ pháp lý đối với ông Trần Văn Mây với tư cách công dân độc lập. Đó là công nợ giữa phân xưởng với Công ty… nên Công ty không có quyền khởi kiện…” (nhận định của bản án sơ thẩm); hoặc “…số tiền nợ là 1.244.833.843 đồng mà Công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần thơ có đơn khởi kiện đòi ông Trần Văn Mây (Cơ sở Hoàng Tuấn)…thực chất đây không phải số tiền mà Công ty…đã xuất chi tạm ứng cho người nhận là ông Trần Văn Mây, mà đây là số tiền thua lỗ của phân xưởng… Ông Trần Văn Mây chỉ là người có tay nghề, được phân xưởng… phân công phụ trách kỹ thuật…Còn các Biên bản đối chất công nợ… thực chất là tài liệu hạch toán nội bộ của Công ty…, không có nghĩa vụ pháp lý đối với ông Trần Văn Mây…Do là công nợ giữa phân xưởng… với Công ty…là hạch toán nội bộ Công ty nên Công ty không có quyền khởi kiện…” (nhận định của bản án phúc thẩm) là chưa đủ căn cứ vững chắc và không đúng pháp luật. Trong hồ sơ vụ án có nhiều tài liệu (từ BL 21 đến BL 316) thể hiện việc ông Mây với tư cách Chủ cơ sở Hoàng Tuấn đã trực tiếp hoặc ký Giấy giới thiệu cho các ông Trần Hữu Sử và Nguyễn Văn Tính đến Công ty nông sản Cần Thơ nhận tiền tạm ứng mua nguyên liệu. Sau đó, đã nhiều lần xác nhận công nợ với tư cách là một bên của hợp đồng. Vì vậy, Công ty nông sản Cần Thơ có quyền khởi kiện Cơ sở Hoàng Tuấn và ông Mây theo hợp đồng. Dù hợp đồng có bị vô hiệu hay không thì cũng phải thanh lý, giải quyết hậu quả của việc thực hiện hợp đồng. Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bố Hợp đồng hợp tác chế biến nấm rơm muối xuất khẩu số 121/KH.98 ngày 01/8/1998 giữa Công ty nông sản Cần Thơ và Cơ sở Hoàng Tuấn bị vô hiệu toàn bộ nhưng không giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu mà đình chỉ việc giải quyết vụ án đối với yêu cầu đòi nợ của Công ty nông sản Cần Thơ đối với ông Trần Văn Mây và bà Nguyễn Thị ỷ là không đúng pháp luật. Trong trường hợp có căn cứ để Tòa án tuyên bố Hợp đồng hợp tác chế biến nấm rơm muối xuất khẩu số 121/KH.98 là vô hiệu thì cũng cần phải xem xét, giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu. Khi xét xử phúc thẩm, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã không phát hiện ra sai lầm của Toà án cấp sơ thẩm, mà vẫn quyết định: “... giữ nguyên bản án sơ thẩm về việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đối với yêu cầu đòi nợ” và tuyên xử: “Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là Công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ; Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về yêu cầu đòi nợ của Công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ đối với ông Trần Văn Mây và bà Nguyễn Thị ỷ …” cũng là không đúng. Bởi các lẽ trên; căn cứ vào khoản 3 Điều 291; khoản 3 Điều 297; khoản 1, 2 Điều 299 của Bộ luật tố tụng dân sự, Quyết định Hủy Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 595/2006/KDTM-ST ngày 27/11/2006 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 52/2007/KDTM-PT ngày 07/6/2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật. TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN _______________________________________ Quyết định giám đốc thẩm Số: 04 /2009/KDTM-GĐT Ngày 09 tháng 4 năm 2009 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ______________________________________________________________ NHÂN DANH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Với Hội đồng giám đốc thẩm gồm có 09 thành viên tham gia xét xử, do ông Trương Hòa Bình-Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm Chủ tọa phiên tòa; Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham gia phiên tòa: bà Vũ Thị Thanh Nga-Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên tòa: ông Nguyễn Phúc Trung-Thẩm tra viên Ban Thư ký Tòa án nhân dân tối cao. Ngày 09/4/2009, tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao, đã mở phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án kinh doanh, thương mại tranh chấp về hợp đồng xây dựng giữa các đương sự: 1. Nguyên đơn: Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn xây dựng ATT; có trụ sở tại 423-425 Nguyễn Huệ, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định; do ông Phạm Thanh Trì- Giám đốc Công ty làm đại diện; 2. Bị đơn: Công ty cổ phần du lịch Bình Định; có trụ sở tại số 10 Nguyễn Huệ, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định; do ông Võ Quang Vũ đại diện theo Giấy ủy quyền ngày 18/8/2008 của Giám đốc Công ty; 3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: ông Nguyễn Minh Thư; trú tại 41 Lê Quý Đôn, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. NHẬN THẤY Theo đơn khởi kiện đề ngày 02/8/2007, ngày 01/11/2007 và các tài liệu, chứng cứ do nguyên đơn xuất trình thì: Từ năm 2004 đến năm 2006, Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn xây dựng ATT (sau đây viết tắt là Công ty ATT) đã ký 04 (bốn) hợp đồng và 01 (một) phụ lục hợp đồng về việc sửa chữa, cải tạo Khách sạn Thủy Thủ (Khách sạn Quy Nhơn II) với Công ty du lịch Bình Định (nay là Công ty Cổ phần du lịch Bình Định). Cụ thể như sau: - Hợp đồng thi công trang trí số 08/HĐ-GC ngày 20/9/2004, Công ty ATT nhận thi công hạng mục: Quầy lễ tân và Quầy Bar nhà hàng Khách sạn Thủy Thủ, giá trị theo thiết kế là 92.317.000 đồng. Sau khi thực hiện, hai bên đã ký Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình…để đưa vào sử dụng ngày 31/12/2005 và Biên bản thanh lý Hợp đồng số 09/TLHĐ ngày 21/8/2006 với giá trị quyết toán thanh lý là 92.317.236 đồng. - Hợp đồng thi công trang trí số 28/HĐ-GC ngày 15/12/2004 với hạng mục: Lắp dựng tường rào cổng ngõ, trang trí sân vườn và hệ thống điện ngoài nhà; giá trị theo thiết kế là 357.784.671 đồng. Hai bên đã ký Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình… vào ngày 31/12/2005 và Biên bản thanh lý hợp đồng số 10/TLHĐ ngày 21/8/2006 với giá trị quyết toán thanh lý là 345.463.700 đồng. - Hợp đồng thi công trang trí số 29/HĐ-GC ngày 25/02/2005 và Phụ lục hợp đồng số 29B ngày 16/7/2005 với hạng mục: trang trí nội thất phòng bếp nhà hàng khách sạn Thủy Thủ với giá trị theo thiết kế là 109.169.547 đồng (theo Hợp đồng số 29) và 81.449.124 đồng (theo Phụ lục hợp đồng số 29B). Hai bên đã ký Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình…ngày 31/12/2005; Biên bản thanh lý hợp đồng số 06/TLHĐ ngày 21/8/2006 với giá trị quyết toán thanh lý là 184.636.484 đồng. - Hợp đồng thi công trang trí số 07/HĐ-TT ngày 01/4/2006 với hạng mục: tường rào cổng ngõ hướng nam và sân vườn giàn hoa Khách sạn Quy Nhơn II, giá trị theo thiết kế là 97.644.568 đồng. Hai bên đã ký Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình…ngày 04/5/2006 và Biên bản thanh lý hợp đồng số 09/TLHĐ ngày 30/8/2006 với giá trị quyết toán thanh lý là 94.493.000 đồng. Tổng số tiền của 04 Hợp đồng và Phụ lục hợp đồng đã được nghiệm thu và thanh lý là 716.910.420 đồng. Vào ngày 25/01/2006, Công ty Cổ phần du lịch Bình Định đã ứng 200.000.000 đồng, số tiền còn lại chưa thanh toán là 516.910.420 đồng. Ngày 30/10/2006, Công ty ATT xuất 04 (bốn) hóa đơn giá trị gia tăng cho Công ty Cổ phần du lịch Bình Định với nội dung yêu cầu thanh toán số tiền trên nhưng ngày 17/03/2007, Công ty Cổ phần du lịch Bình Định trả lại các hóa đơn với lý do Hội đồng quản trị của Công ty chưa duyệt vì còn kiểm tra, xem xét. Sau đó, Công ty ATT có nhiều văn bản thông báo đòi nợ nhưng Công ty Cổ phần du lịch Bình Định từ chối thanh toán. Đại diện Công ty Cổ phần du lịch Bình Định trình bày: Công ty được cổ phần hóa từ Công ty du lịch Bình Định theo hình thức toàn bộ phần vốn Nhà nước trong Công ty du lịch Bình Định đã được bán hết (Nhà nước không giữ cổ phần chi phối tại Công ty cổ phần). Việc bàn giao tài sản từ Công ty du lịch Bình Định sang Công ty Cổ phần du lịch Bình Định không có khoản nợ phải trả cho Công ty ATT theo các Hợp đồng số 08, 28 và 29. Nay nếu Công ty Cổ phần du lịch Bình Định phải trả tiền cho Công ty ATT theo các hợp đồng nêu trên thì đồng nghĩa với việc Công ty phải trả thêm tiền cho những tài sản đã mua. Đồng thời cho rằng, việc ký kết và thực hiện các hợp đồng nêu trên diễn ra trong thời gian ông Nguyễn Minh Thư làm Giám đốc Công ty du lịch Bình Định, vì không bàn giao khoản nợ nêu trên ông Thư phải chịu trách nhiệm thanh toán. Ông Thư khi ký các Biên bản thanh lý các Hợp đồng số: 08, 28 và số 29 với danh nghĩa là Giám đốc Công ty Cổ phần du lịch Bình Định là không đúng pháp luật vì Công ty Cổ phần du lịch Bình Định không ký các hợp đồng nêu trên với Công ty ATT. Đối với Hợp đồng số 07 thì Công ty Cổ phần du lịch Bình Định đã ứng trước 200.000.000 đồng, nhiều hơn so với giá trị ký kết trong hợp đồng này. Đến nay, Công ty ATT chưa lập Biên bản thanh lý hợp đồng để trả lại tiền thừa, đồng thời cũng cho rằng việc ký kết, thực hiện hợp đồng số 07 của ông Thư là vượt quá quyền hạn của Giám đốc Công ty Cổ phần du lịch Bình Định theo quy định của Điều lệ Công ty. Vì vậy, Công ty Cổ phần du lịch Bình Định không chịu trách nhiệm thanh toán đối với hợp đồng này. Ông Nguyễn Minh Thư trình bày: Trong thời gian ông làm Giám đốc Công ty du lịch Bình Định, ông đã thay mặt Công ty ký kết 03 Hợp đồng số 08, 28, 29 và 01 Phụ lục hợp đồng số 29B với Công ty ATT. Hợp đồng số 07 được ký kết khi Công ty đã chuyển sang Công ty cổ phần. Các Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình…và Biên bản thanh lý các hợp đồng như Công ty ATT đã trình bày; Về phương thức thanh toán các hợp đồng là sau khi nghiệm thu bàn giao xong, căn cứ giá trị nghiệm thu thực tế mới trả tiền. Công ty Cổ phần du lịch Bình Định đã ứng thanh toán được 200.000.000 đồng, còn phải thanh toán số tiền còn lại là 516.910.420 đồng. Công ty ATT đã xuất 04 hóa đơn vào ngày 30/10/2006 nhưng Công ty Cổ phần du lịch Bình Định đã trả lại với lý do Hội đồng quản trị của Công ty chưa duyệt chi. Về lý do không đưa các chi phí xây dựng cơ bản của các Hợp đồng số 08, 28 và số 29 đã ký vào Biên bản bàn giao vốn ngày 22/03/2006 giữa Công ty du lịch Bình Định với Công ty Cổ phần du lịch Bình Định, ông Thư trình bày: Biên bản này được xác lập theo số liệu từ ngày 30/9/2005 trở về trước, đến ngày 01/10/2005, Công ty Cổ phần du lịch Bình Định chính thức đi vào hoạt động, lúc này chưa phát sinh nợ đối với các khoản chi về hạng mục xây dựng của các Hợp đồng số 08, 28 và số 29 nên không có cơ sở hạch toán tăng giá trị tài sản cố định tại thời điểm bàn giao, chỉ sau khi nghiệm thu bàn giao các hạng mục xây lắp theo các hợp đồng trên thì kế toán mới ghi tăng giá trị tài sản cố định, ghi tăng công nợ phải trả và trích khấu hao tài sản theo quy định của pháp luật. Việc Công ty Cổ phần du lịch Bình Định từ chối thanh toán tiền cho Công ty ATT và chuyển trách nhiệm thanh toán cho ông là không đúng. Tại Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 10/2008/KDTM-ST ngày 26/03/2008, Toà án nhân dân tỉnh Bình Định đã quyết định: 1. Chấp nhận đơn khởi kiện của Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn xây dựng ATT, Công ty Cổ phần du lịch Bình Định phải có nghĩa vụ thanh toán các Hợp đồng số 07, 08, 28, 29 đã nghiệm thu thanh lý đưa vào sử dụng. 2. Buộc Công ty Cổ phần du lịch Bình Định có nghĩa vụ thanh toán cho Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn xây dựng ATT số tiền 580.555.877 đồng (trong đó tiền gốc là 510.910.420 đồng, tiền lãi là 63.645.457 đồng). 3. Bác lời nại của Công ty Cổ phần du lịch Bình Định cho rằng không có nghĩa vụ thanh toán các Hợp đồng số 07, 08, 28, 29 cho Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn xây dựng ATT mà trách nhiệm thanh toán các hợp đồng này thuộc về ông Nguyễn Minh Thư vì không có căn cứ pháp luật. Ngày 07/4/2008, Công ty Cổ phần du lịch Bình Định có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm nêu trên. Tại Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 26/2008/KDTM-PT ngày 20/8/2008, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng đã quyết định: không chấp nhận kháng cáo của Công ty Cổ phần du lịch Bình Định và giữ nguyên bản án sơ thẩm. Sau khi xét xử phúc thẩm, Công ty Cổ phần du lịch Bình Định có đơn đề nghị xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án phúc thẩm nói trên. Tại Quyết định kháng nghị số 23/KN-VKSTC-V12 ngày 24/12/2008, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã kháng nghị Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 26/2008/KDTM- PT ngày 20/8/2008 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng và đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo trình tự giám đốc thẩm theo hướng hủy Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 10/2008/KDTM-ST ngày 26/3/2008 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định và Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 26/2008/KDTM-PT ngày 20/8/2008 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật, với lý do (tóm tắt): - Căn cứ Quyết định số 42/2005/QĐ-UB ngày 23/3/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định thì Công ty du lịch Bình Định được cổ phần hóa thành Công ty cổ phần du lịch Bình Định… và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/10/2005. Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển Công ty Nhà nước thành Công ty cổ phần: “Công ty cổ phần…kế thừa mọi quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của Công ty Nhà nước trước khi cổ phần hóa và có các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật” nên việc Công ty ATT khởi kiện yêu cầu Công ty Cổ phần du lịch Bình Định có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ trong hợp đồng sửa chữa xây dựng với Công ty du lịch Bình Định trước đây là đúng đối tượng... - Công ty ATT khởi kiện yêu cầu Công ty Cổ phần du lịch Bình Định thanh toán số tiền của bốn hợp đồng sửa chữa, xây dựng, trong đó có ba hợp đồng gồm các Hợp đồng số 08/HĐ-GC ngày 20/9/2004; số 28/HĐ-GC ngày 15/12/2004; số 29/HĐ-GC ngày 25/02/2005 và Phụ lục Hợp đồng số 29B ngày 16/7/2005 được ký kết giữa Công ty du lịch Bình Định với Công ty ATT và một hợp đồng (số 07) ký với Công ty Cổ phần du lịch Bình Định. Do đó, cần xem xét yêu cầu của Công ty ATT thành hai phần… - Các bản hợp đồng do Công ty ATT xuất trình trước Tòa án đều là bản hợp đồng photo, không có công chứng nên tính trung thực, chính xác của các tài liệu này chưa rõ ràng. Vấn đề này chưa được Tòa án hai cấp đối chiếu với hợp đồng gốc. - Các Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình…, các Biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng do Công ty ATT xuất trình đều thể hiện cả 03 Hợp đồng số (08, 28 và 29) đều được nghiệm thu đưa vào sử dụng vào ngày 31/12/2005 và thanh lý vào ngày 21/8/2006. Căn cứ vào điều khoản về việc hoàn thành bàn giao công trình trong 03 hợp đồng nêu trên thì thấy việc hoàn thành bàn giao công trình đã có sự vi phạm về thời gian (Hợp đồng số 08 và 28 là hơn 1 năm, Hợp đồng số 29 là gần 1 năm). Lỗi vi phạm này thuộc về Công ty ATT hay Công ty du lịch Bình Định (nay là Công ty Cổ phần du lịch Bình Định) chưa được Tòa án hai cấp xem xét… - Tại giai đoạn phúc thẩm, Công ty Cổ phần du lịch Bình Định xuất trình Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình của Hợp đồng số 28 được hai bên ký vào ngày 28/02/2005 và Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình của Hợp đồng số 29 được hai bên ký ngày 30/3/2005. Nội dung của hai Biên bản nghiệm thu này có sự khác nhau so với hai Biên bản nghiệm thu do Công ty ATT xuất trình, như ngày ký Biên bản nghiệm thu; thành phần của Hội đồng nghiệm thu (ví dụ: các Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình ký ngày 31/12/2005 do Công ty ATT xuất trình thì Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần du lịch Bình Định, đại diện là ông Nguyễn Minh Thư-Giám đốc Công ty... Còn các Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình ký ngày 28/02/2005 và ngày 30/3/2005 do Công ty Cổ phần du lịch Bình Định xuất trình thì Chủ đầu tư là Công ty du lịch Bình Định, đại diện là ông Đỗ Ngọc Hương- Phó giám đốc Công ty…). Những điểm khác nhau trong các Biên bản nghiệm thu do các đương sự cung cấp chưa được Tòa án cấp phúc thẩm xem xét mà vẫn giữ nguyên nhận định của bản án sơ thẩm, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty ATT đối với các Hợp đồng số 08, 28 và số 29 là chưa khách quan. - Tại Biên bản bàn giao về lao động, tiền vốn, tài sản, danh sách hồ sơ cổ đông và toàn bộ hồ sơ tài liệu, sổ sách tại doanh nghiệp cho Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần du lịch Bình Định ngày 22/3/2006 giữa Công ty du lịch Bình Định với Công ty Cổ phần du lịch Bình Định trên cơ sở số liệu tại thời điểm 30/9/2005 đã được cơ quan tài chính và thuế (tỉnh Bình Định) kiểm tra có thể hiện khoản nợ chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang là 209.959.636 đồng nhưng là khoản chi phí thiết kế là để xây dựng cải tạo khu B Khách sạn Quy Nhơn đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định phê duyệt trong phương án cổ phần hóa nhưng do Nhà nước thay đổi phương thức bán cổ phần nên dự án này không được thực hiện. Công ty Cổ phần du lịch Bình Định đã đề nghị xử lý khoản chi phí trên vào phần tăng thêm giá trị vốn của Nhà nước tăng thêm tại bàn giao thời điểm (30/9/2005) và đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định chấp nhận tại Quyết định số 1173/QĐ-CT UBND ngày 18/5/2006. Trong khi đó, các Hợp đồng số 08, 28 và số 29 được Công ty ATT và Công ty du lịch Bình Định ký vào các ngày 20/9/2004, 15/12/2004 và 25/02/2005; sau đó, việc nghiệm thu, thanh lý các hợp đồng được hai bên đưa ra hai tài liệu khác nhau. Hơn nữa, giá trị các hợp đồng này không được thể hiện trong các loại sổ sách, chứng từ của Công ty du lịch Bình Định để chuyển sang cho Công ty Cổ phần du lịch Bình Định như đối với số tiền 209.959.636 đồng thiết kế phí. Tại bản chi tiết nợ phải trả được tính vào giá trị doanh nghiệp bàn giao cho Công ty Cổ phần du lịch Bình Định đến ngày 30/9/2005 thì số tiền phải trả cho Công ty ATT chỉ là 44.748.000 đồng chứ không phải là khoản nợ của các Hợp đồng số 08, 28 và số 29. Vấn đề này chưa được Tòa án hai cấp xem xét. - Án sơ thẩm nhận định: “tại thời điểm lập biên bản bàn giao từ Công ty du lịch Bình Định sang Công ty Cổ phần du lịch Bình Định ngày 22/3/2006, số liệu kế toán tài chính được xác lập đến ngày 30/9/2005 để bàn giao, các hạng mục tài sản xây dựng theo các hợp đồng khoán gọn đã nêu ở trên lúc này chưa hoàn thành nên chưa làm phát sinh tăng giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp để làm cơ sở hạch toán cân đối tài sản trong sổ sách kế toán, khi bàn giao không thể hiện công nợ cho Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn xây dựng ATT trong biên bản bàn giao là đúng quy định, chỉ sau khi nghiệm thu bàn giao, giá trị tài sản cố định của Công ty Cổ phần du lịch Bình Định được tăng lên đồng nghĩa với việc phát sinh nợ phải trả cho Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn xây dựng ATT”. Nhận định này là chưa đúng với Điều 25 Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển Công ty Nhà nước thành Công ty Cổ phần “Điều chỉnh giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa: đến thời điểm Doanh nghiệp chính thức chuyển thành Công ty cổ phần, cơ quan có thẩm quyền xác định giá trị doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm tra, xử lý các vấn đề về tài chính phát sinh từ thời điểm định giá đến thời điểm Công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để xác định lại phần vốn góp của Nhà nước. Khoản chênh lệch giữa giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp được xử lý như sau: 1. Trường hợp có chênh lệch tăng…2. Trường hợp phát sinh chênh lệch giảm…”. Sau ngày 30/9/2005 và cho đến ngày hai bên lập biên bản bàn giao vốn ngày 22/3/2006 giữa hai Công ty, không có cơ quan có thẩm quyền nào của tỉnh Bình Định điều chỉnh việc phát sinh chênh lệch tăng hoặc giảm giá trị tài sản của Công ty du lịch Bình Định như nhận định của án sơ thẩm. Do đó, nhận định này của Tòa án cấp sơ thẩm là chưa đúng với thực tế khách quan của sự việc. Tòa án cấp phúc thẩm (không nhận định gì thêm) giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm là thiếu sót, chưa xem xét đầy đủ các tình tiết khách quan của vụ án. - Đối với Hợp đồng số 07 ngày 01/4/2006: Việc ông Nguyễn Minh Thư-Giám đốc Công ty Cổ phần du lịch Bình Định ký kết và thanh lý Hợp đồng số 07 ngày 01/4/2006 với Công ty ATT là hợp pháp. Thực hiện hợp đồng này, Công ty Cổ phần du lịch Bình Định đã tạm ứng cho Công ty ATT 200.000.000 đồng vào ngày 25/01/2006, nay Công ty Cổ phần du lịch Bình Định không chấp nhận việc thanh toán cho Công ty ATT 97.644.568 đồng của hợp đồng này. Việc thanh lý hợp đồng giữa hai bên chưa được thực hiện nên yêu cầu phản tố của Công ty Cổ phần du lịch Bình Định đối với Hợp đồng số 07 ngày 01/4/2006 cần được chấp nhận xem xét. XÉT THẤY 1/ Trước khi Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định ra Quyết định số 42/2005/QĐ-UB ngày 23/3/2005 về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước đối với Công ty du lịch Bình Định, thì Công ty du lịch Bình Định đã ký kết, thực hiện các Hợp đồng thi công trang trí số 08/ HĐ-GC ngày 20/9/2004, số 28/HĐ-GC ngày 15/12/2004 và số 29/HĐ-GC ngày 25/02/2005 với Công ty ATT. Sau khi Công ty du lịch Bình Định được cổ phần hóa thành Công ty Cổ phần du lịch Bình Định thì các công trình, hạng mục theo 03 hợp đồng nêu trên đã được bàn giao và Công ty Cổ phần du lịch Bình Định đã đưa vào sử dụng, khai thác. Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển Công ty Nhà nước thành Công ty cổ phần thì “ Công ty cổ phần được chủ động sử dụng toàn bộ tài sản, tiền vốn đã cổ phần hóa để tổ chức sản xuất, kinh doanh; kế thừa mọi quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của Công ty Nhà nước trước khi cổ phần hóa và có các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”. Vì vậy, Công ty Cổ phần du lịch Bình Định là pháp nhân kế thừa Công ty du lịch Bình Định mới thanh toán cho Công ty ATT 200 triệu đồng cho nên phải có trách nhiệm tiếp tục thanh toán cho Công ty ATT số tiền còn nợ của các Hợp đồng số 08, 28 và số 29. 2/ Trong hồ sơ vụ án có một số tài liệu như các Hợp đồng thi công trang trí, các Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, các Biên bản nghiệm thu thanh lý các hợp đồng do Công ty ATT xuất trình khi khởi kiện đều là các bản sao không có công chứng, chứng thực hợp pháp và cũng chưa được Tòa án cấp sơ thẩm xác nhận đã đối chiếu với bản chính. Tuy nhiên, các tài liệu này đều được đóng dấu treo của Công ty ATT và các đương sự không có tranh chấp về nội dung của các tài liệu này. Công ty Cổ phần du lịch Bình Định từ chối trách nhiệm thanh toán chỉ với lý do các khoản nợ phát sinh từ các Hợp đồng số 08, 28 và số 29 không được bàn giao khi tiến hành cổ phần hóa Công ty du lịch Bình Định. Tòa án cấp sơ thẩm có thiếu sót khi không yêu cầu Công ty ATT cung cấp bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc tự mình kiểm tra và xác nhận đã đối chiếu với bản chính của các tài liệu do đương sự cung cấp nhưng thiếu sót này không làm thay đổi bản chất nội dung các tài liệu, chứng cứ của vụ án. - Trong giai đoạn phúc thẩm, Công ty Cổ phần du lịch Bình Định xuất trình bổ sung hai Biên bản nghiệm thu…, gồm 01 Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình của Hợp đồng số 28/HĐ-GC ngày 15/12/2004 được lập vào ngày 28/02/2005 và 01 Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình của Hợp đồng số 29/HĐ-GC ngày 25/02/2005 được lập vào ngày 30/03/2005. Hai Biên bản nghiệm thu này được lập khi Công ty du lịch Bình Định chưa cổ phần hóa còn các Biên bản nghiệm thu đề ngày 31/12/2005 do Công ty ATT xuất trình được lập khi Công ty du lịch Bình Định đã được cổ phần hóa thành Công ty cổ phần du lịch Bình Định. Tuy cùng một hợp đồng có hai bản nghiệm thu khác nhau về thời gian nghiệm thu và thành phần Hội đồng nghiệm thu nhưng nội dung khối lượng các công việc đã thực hiện theo các hợp đồng, kết luận của Hội đồng nghiệm thu được thể hiện trong các biên bản nghiệm thu này không khác nhau (là một) và chỉ có một Biên bản thanh lý hợp đồng cho từng hợp đồng. Mặt khác, các đương sự không có tranh chấp về các số liệu được nêu trong các Biên bản thanh lý các hợp đồng này. Như vậy, tuy có sự khác nhau giữa hai biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình như đã nêu ở trên nhưng không làm thay đổi nội dung thanh lý Hợp đồng số 28/HĐ-GC và Hợp đồng số 29/HĐ-GC. Vì vậy, không cần thiết phải hủy các bản án của Tòa án các cấp để xem xét những điểm khác nhau trong các biên bản nghiệm thu đã nêu ở trên như kháng nghị đề nghị. 3/ Về khoản tiền thiết kế phí 209.959.636 đồng: Đây là khoản tiền được thể hiện trong Biên bản bàn giao về lao động, tiền vốn, tài sản ngày 22/3/2006 giữa Công ty du lịch Bình Định với Công ty Cổ phần du lịch Bình Định. Khoản tiền này đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định chấp nhận cho tăng giá trị phần tăng thêm phần vốn Nhà nước, so với thời điểm ngày 30/9/2005 (trước khi Công ty Cổ phần du lịch Bình Định chính thức hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần) bằng Quyết định số 1173/QĐ-CTUBND ngày 18/5/2006. Số tiền này cũng như số tiền 44.748.000 đồng được đề cập trong kháng nghị không có liên quan đến các Hợp đồng số 08, 28 và số 29 nói trên. Tòa án các cấp sơ thẩm và phúc thẩm không xem xét là đúng. 4/ Kháng nghị cho rằng sau ngày 30/9/2005 và cho đến ngày hai bên lập biên bản bàn giao vốn…ngày 22/3/2006 chưa có cơ quan có thẩm quyền nào của tỉnh Bình Định điều chỉnh việc phát sinh chênh lệch tăng hoặc giảm giá trị tài sản của Công ty du lịch Bình Định, nên xác định nhận định của án sơ thẩm là không đúng với thực tế khách quan của sự việc và Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định của án sơ thẩm, không nhận định gì thêm về nội dung này là thiếu sót. Tuy nhiên, tại Công văn số 1923/STC-TCDN ngày 12/10/2006 Sở Tài chính tỉnh Bình Định trả lời cho Công ty Cổ phần du lịch Bình Định về việc hạch toán tăng tài sản cố định như sau: “…Các hợp đồng Công ty du lịch Bình Định đã ký kết với đối tác để đầu tư, xây dựng trong thời điểm Công ty còn là Doanh nghiệp Nhà nước và theo điều khoản trong hợp đồng thì Công ty sẽ thanh toán sau khi công trình được nghiệm thu, bàn giao. Đến ngày 31/12/2005 các công trình trên mới nghiệm thu và bàn giao và căn cứ vào biên bản nghiệm thu, bàn giao ngày 01/01/2006 Công ty tiến hành hạch toán tăng tài sản đồng thời tăng công nợ phải trả. Việc đơn vị theo dõi và hạch toán như trên là đúng theo chế độ hạch toán kế toán theo Thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 của Bộ Tài chính…”; “Về việc tại sao không tăng tài sản cố định đối với hạng mục đầu tư, xây dựng nêu trên trong Biên bản bàn giao vốn ngày 22/3/2006 giữa Công ty du lịch Bình Định và Công ty Cổ phần du lịch Bình Định: Biên bản bàn giao vốn ngày 22/3/2006 được xác lập theo số liệu có đến ngày 30/9/2005 và bắt đầu từ ngày 01/10/2005, Công ty Cổ phần du lịch Bình Định đi vào hoạt động. Không thể xác định thời điểm bàn giao và thời điểm thông qua biên bản bàn giao cùng lúc vì cần có thời gian để Công ty thực hiện tổng hợp báo cáo quyết toán thời điểm bàn giao 30/9/2005, các cơ quan ban ngành tiến hành kiểm tra số liệu và tại thời điểm lập báo cáo quyết toán ngày 30/9/2005, các khoản chi phí do đầu tư tài sản cố định chưa phát sinh. Do vậy, không có cơ sở để hạch toán tăng tài sản cố định nói trên vào giá trị tài sản tại thời điểm xác định bàn giao là ngày 30/9/2005”. Như vậy, theo kết quả nghiệm thu bàn giao ngày 31/12/2005 giữa Công ty ATT với Công ty Cổ phần du lịch Bình Định thì Công ty Cổ phần du lịch Bình Định đã hạch toán và theo dõi đối với các công trình theo Hợp đồng số 08, 28 và số 29, giá trị tài sản cố định tăng lên từ hạng mục đầu tư xây dựng của các công trình thì đương nhiên phải tăng số công nợ mà Công ty Cổ phần du lịch Bình Định phải trả cho Công ty ATT. Số công nợ này được đại diện có thẩm quyền của Công ty Cổ phần du lịch Bình Định và Công ty ATT ký xác nhận trong các Biên bản thanh lý hợp đồng. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm buộc Công ty Cổ phần du lịch Bình Định phải thanh toán cho Công ty ATT số tiền theo các Biên bản thanh lý hợp đồng sau khi đã đối trừ 200.000.000 đồng mà Công ty Cổ phần du lịch Bình Định đã ứng thanh toán là đúng. Mặt khác, việc yêu cầu phải xác định lỗi của các bên do chậm nghiệm thu, bàn giao công trình là không có căn cứ vì các bên không có tranh chấp. Việc Công ty Cổ phần du lịch Bình Định nghi ngờ ông Nguyễn Minh Thư lợi dụng chức vụ Giám đốc Công ty để ký các biên bản nghiệm thu, các biên bản thanh lý để gây thiệt hại cho Công ty Cổ phần du lịch Bình Định, cũng như cho rằng Công ty du lịch Bình Định có thể đã thanh toán cho Công ty ATT theo các Hợp đồng số 08, 28 và 29 là không có căn cứ vì toàn bộ hồ sơ, sổ sách đã được Công ty du lịch Bình Định bàn giao cho Công ty Cổ phần du lịch Bình Định quản lý. 5/ Đối với Hợp đồng số 07/HĐ-TT ngày 01/4/2006 ký giữa Công ty Cổ phần du lịch Bình Định với Công ty ATT. Hợp đồng này được hai bên ký kết sau khi Công ty du lịch Bình Định đã được cổ phần hóa thành Công ty Cổ phần du lịch Bình Định. Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 22/9/2005 và theo Điều 2.4 của Điều lệ Công ty này thì Giám đốc Công ty là đại diện theo pháp luật. Vì vậy, việc ký kết, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng trên của Giám đốc Công ty Nguyễn Minh Thư là phù hợp với quy định của pháp luật. Kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng Công ty Cổ phần du lịch Bình Định phải chịu trách nhiệm tài sản theo Hợp đồng số 07/HĐ-TT này là có căn cứ. Tuy nhiên, việc kháng nghị cho rằng Công ty Cổ phần du lịch Bình Định đã tạm ứng cho Công ty ATT 200.000.000 đồng theo Hợp đồng số 07/HĐ-TT này và yêu cầu phản tố của Công ty Cổ phần du lịch Bình Định đối với Hợp đồng số 07/HĐ-TT ngày 01/4/2006 cần được chấp nhận xem xét là không đúng. Bởi vì: Theo tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thì số tiền tạm ứng 200.000.000 đồng được chi vào ngày 25/01/2006 trước khi hai bên đương sự ký Hợp đồng số 07/HĐ-TT ngày 01/4/2006. Cho nên, việc kháng nghị cho rằng Công ty Cổ phần du lịch Bình Định đã ứng số tiền 200.000.000 đồng này cho Hợp đồng số 07/HĐ-TT nêu trên là không đúng. Hơn nữa, Công ty Cổ phần du lịch Bình Định không có yêu cầu phản tố, không nộp tiền tạm ứng án phí cho yêu cầu phản tố nên nội dung này của kháng nghị là không đúng. Với những phân tích như trên, thì việc Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm buộc Công ty Cổ phần du lịch Bình Định phải thanh toán các khoản nợ theo hợp đồng thi công trang trí số 08; số 28; số 29 và phụ lục hợp đồng số 29B; Hợp đồng số 07/HĐ-TT cho Công ty ATT là có căn cứ, đúng pháp luật. Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 291, khoản 1 Điều 297 Bộ luật tố tụng dân sự; QUYẾT ĐỊNH Không chấp nhận Kháng nghị số 23/KN-VKSTC-V12 ngày 24/12/2008 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữ nguyên Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 26/2008/KDTM-PT ngày 20/8/2008 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng. QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM NGÀY 13-3-2012 Đòi bồi thường giá trị đất HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Ngày 13 tháng 3 năm 2012, tại trụ sở Toà án nhân dân tối cao đã mở phiên toà giám đốc thẩm xét xử vụ án dân sự đòi bồi thường giá trị đất” giữa các đương sự: Nguyên đơn: Bà Trang Phù Dung sinh năm 1923 ủy quyền cho anh Trang Thanh Sơn sinh nam l960; trú tại số 18, đường Nguyễn Hữu Cảnh, khóm 5, phường Châu Phú A, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Bị đơn: Nhà nghỉ khách sạn Bưu điện Núi Sam; trụ sở khóm Vĩnh Đông 1, phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang do ông Phạm Thành Phương sinh năm l955 Giám đốc đại điện. Người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan. 1.Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang do ông Nguyễn Minh Lý sinh năm 1955 là dại diện theo ủy quyền. 2. Bưu điện tỉnh An Giang do ông Trịnh Thanh Trà sinh năm 1957 là đại diện theo ủy quyền. 3. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang do ông Nguyễn Thanh Vũ sinh năm 1960 là đại diện theo ủy quyền. NHẬN THẤY: Tại đơn khởi kiện ngày 15-10-2004 và quá trình tố tụng anh Trang Thanh Sơn (được bà Trang Phù Dung ủy quyền) trình bày: cụ Trang Ngẫu và cụ Đinh Thị Huê (là cha mẹ của bà Dung và là ông, bà nội của anh) là chủ sở hữu 3.160m2 đất tại làng Vĩnh Tế (nay là phường Núi Sam; thị xã Châu Đốc) theo bằng khoán điền thổ số 542 do chế độ cũ cấp năm 1940 cho cụ Huê. Trên đất có 2 căn nhà cấp 4 diện tích khoảng 130m2. Trước giải phóng miền Nam, cụ Huê cho hội chợ gia súc thuê. Năm 1973, Tỉnh trưởng Châu Đốc giao trả lại đất cho cụ Huê và bà Dung là người trực tiếp quản lý, sử dụng nhà đất nêu trên. Sau giải phóng miền Nam, bà Dung cho Phòng Lương thực thị xã Châu Đốc mượn làm trạm, kho thu mua lương thực. Người mượn nhà, đất của bà Dung là Trưởng phòng Lương thực thị xã Châu Đốc - bà Nguyễn Thị Minh Tâm (tức Tư Dựa). Năm 1982, Phòng Lương thực thị xã Châu Đốc giải thể, chính quyền địa phương đã tự ý chuyển giao cho Công an nhân dân xã Vĩnh Tế làm trụ sở mà không thông qua bà Dung, nên bà Dung có đơn yêu cầu chính quyền địa phương trả lại nhà, đất nhưng không được giải quyết. Năm 1996, Công an xã Vĩnh Tế bàn giao nhà, đất nêu trên cho Bưu điện tỉnh An Giang. Bưu điện tỉnh An Giang đã xây dựng nhà nghỉ khách sạn trên diện tích đất của bà Dung. Tại Quyết định 1743/QĐ-UB ngày 13-12-1996, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã thu hồi 784,3m2 đất và cho Bưu điện tỉnh An Giang thuê để sử dụng vào mục đích xây dựng Trung tâm Bưu điện và nhà nghỉ . Bà Dung khiếu nại Quyết định 1743/QĐ-UB ngày 13-12-1996 nêu trên. Tại Quyết định số 2555/QĐ.UB.KN ngày 23-11-2001, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang quyết định bác yêu cầu của bà Dung đòi bồi thường phần đất xây dựng kho lương thực năm 1977 tọa lạc tại ấp Vĩnh Đông, xã Vĩnh Tế. Bà Dung khởi kiện hành chính đối với Quyết định hành chính nêu trên. Tại bản án hành chính sơ thẩm số 14/HCST ngày 24-3-2004, Tòa án nhân dân tỉnh An Giang quyết định: Bác yêu cầu khởi kiện của anh Sơn (do bà Dung ủy quyền) đối với quyết định hành chính số 2555/QĐ.UB.KN ngày 23-11-2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc giải quyết khiếu nại của bà Dung đòi Nhà nước bồi thường phần đất xây dựng kho lương thực năm 1977 tại ấp Vĩnh Đông, xã Vĩnh Tế . Ngày 02-4-2004, anh Trang Tranh Sơn (được bà Dung ủy quyền) kháng cáo không đồng ý với bản án hành chính sơ thẩm. Tại bản án hành chính phúc thẩm số 27/HCPT ngày 15-7-2004, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố đồ Chí Minh quyết định: Hủy bản án hành chính số 14/HCST ngày 24-3-2004 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang và đình chỉ vụ án hành chính, với lý do: Qua xem xét nội dung vụ kiện và Quyết định 1743/QĐ-UB ngày 13-12-1996 nêu trên của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang là không thuộc thẩm quyển giải quyết của Tòa án. Ngày 15-10-2004, bà Dung có đơn khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu Phòng Lương thực thị xã Châu Đốc, Nhà nghỉ khách sạn Bưu điện Núi Sam và các hộ dân đang chiếm dụng đất của bà phải bồi hoàn thành quả lao động cho bà. Trong quá trình giải quyết vụ án bà Dung chỉ yêu cầu Nhà nghỉ khách sạn Bưu điện Núi Sam phải bồi thường giá trị đất và tài sản có trên đã là giá trị 2 căn nhà, bờ kè cho bà. - Bị đơn Nhà nghỉ Bưu điện khách sạn Núi Sam (sau đây gọi tắt là Nhà nghỉ Bưu điện) do ông Nguyễn Thành Phương là đại diện trình bày: về cơ sở vật chất Nhà nghỉ Bưu điện thuê của Bưu điện tỉnh An Giang từ tháng 12-l998. Khi thuê, Nhà nghỉ Bưu điện không rõ phía Bưu điện đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa và cũng không rõ nguồn gốc đất là của ai. Vì vậy, không đồng ý bồi hoàn thành quả lao động cho bà Dung. Đại điện Bưu điện tỉnh An Giang trình bày diện tích đất sử dụng xây Nhà nghỉ Bưu điện là thuê của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang với thời hạn 50 năm theo hợp đồng thuê đất số 02/HĐ.TĐ ngay 12-6-1997 giữa Bưu điện với Sở Địa chính (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường) tỉnh An Giang. Việc Bưu điện thuê đất có sự phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang nhằm mục đích kinh doanh phục vụ Bưu điện và nhà nghỉ. Sau khi xây dựng xong cơ sở hạ tầng thì Bưu điện cho ông Phạm Thành Phương thuê lại. Bưu điện tỉnh không biết nguồn gốc đất là của gia đình bà Dung mà chỉ biết Bưu điện thuê của Sở Địa chính (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường) theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang. Vì vậy, luông đồng ý bồi hoàn thành quả lao động cho bà Dung. - Đại diện Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh An Giang trình bày do có Quyết định 1743/QĐ.UB ngày 13-12-1996 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc thu hồi đất nên Sở Địa chính (cũ) để là hợp đồng cho thuê đất với Bưu điện tỉnh. Việc ký hợp đồng cho thuê đã là có sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh nên không đồng ý bồi thường theo yêu cầu của bà Dung. - Đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang trình bày diện tích đất mà Nhà nghỉ Bưu điện đang quản lý,sử dụng là do Nhà nước thu hồi theo quyết định 1743/QĐ.UB ngay 13-12-1996 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang nên thuộc sở hữu Nhà nước. Năm 1997, Ủy ban nhân dân tỉnh đã cho Bưu điện tỉnh An Giang thuê để xây dựng nhà nghỉ. Bà Dung khiếu nại yêu cầu bồi thường giá trị đất và tại Quyết định số 2555/QĐ.UB.KN ngày 23-11-2001, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã bác yêu cầu của bà Dung, vì nhà đất của bà Dung là do chính quyền Cách mạng tiếp quản từ cơ sở cũ của ngụy quyền Sài Gòn và đã liên tục bố trí sử dụng từ sau giải phóng đến nay. Sự việc khiếu nại của bà Dung đã được giải quyết. Nay Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang vẫn giữ nguyên theo quan điểm của Quyết định số 2555/QĐ.UB.KN không chấp nhận yêu cầu của bà Dung. Tại bản án dân sự sơ thẩm số 35/2006/DSST ngày 05-12-2006, Tòa án nhân dân tỉnh An Giang quyết định: bác yêu cầu khởi kiện về việc “đòi bồi hoàn giá trị đất” bà Trang Phù Dung do ông Trang Thanh Sơn đại diện. Ông Trang Thanh Sơn (được bà Dung ủy quyền) kháng cáo không đồng ý với bản án sơ thẩm. Tại bản án dân sự phúc thẩm số 150/2007/DSPT ngày 18-5-2007, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định: Sửa bản án sơ thẩm số 35/2006/DSST ngày 05-12-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang như sau: 1. Buộc sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Bưu điện An Giang và Nhà nghỉ khách sạn Bưu điện Núi Sam. Bốn đơn vị cơ quan nêu trên phải liên đới bồi thường cho bà Trang Phù Dung: - Tiền thiệt hại về chi phí vật tư xây dựng, tiền công của 2 căn nhà cấp 4; tiền vật tư, công xây dựng bờ kè ven sông của khu đất. Cộng 3 khoản là 363.364.000 đồng. - Tiền hỗ trợ sau khi thu hồi đất là: 136.636.000đồng. Tổng cộng là: 500.000.000 đồng. 2. Chia theo phần mỗi đơn vị cơ quan nêu ở điểm 1 của quyết định này phải bồi thường: 125. 000.000 đồng. Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí. Sau khi xét xử phúc thẩm, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang và bị Trang Phù Dung có đơn khiếu nại. Tại Quyết đinh số 315/2010/KN-DS ngày 17-5-2010, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm sô 150/2007/DS-PT ngày 18-5-2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòi án dân dân tối cao xét xử giảm đốc thẩm hủy bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và bản án dân sự sơ thẩm số 35/2006/DSST ngày 05-12-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang; giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân tỉnh An Giang xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật. Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; hủy bản án dân sự phúc thẩm số 150/2007/DSPT ngày 18-5-2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và bản án dân sự sơ thẩm số 35/2006/DSST ngày 05-12-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh An Giang xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật. XÉT THẤY: Nguồn gốc nhà, đã có tranh chấp là của cụ Đinh Thị Huê (là mẹ bà Trang Phù Dung) đứng tên trên bằng khoán điền thổ do chính quyền cũ cấp. Ngày 16-12-1958 cụ Huê cho hội đồng xã Vĩnh Tế thuê để làm hội chợ gia súc. Ngày 02-8-1973, Tỉnh trường tỉnh Châu Đốc (cũ) có văn bản giao cả đất cho cụ Huê. Ba Trang Phù Dung cho rằng, sau khi được trả đất thì gia đình bà quản lý đến khi giải phóng miền Nam gia đình bà cho Phòng lương thực thị xã Châu Đốc mượn làm trạm, kho thu mua lương thực. Bà Nguyễn Thị Minh Tâm (tức Tư Dựa) là Trưởng Phòng lương thực thời điểm đó đã trực mượn nhà, đất của gia đình bà việc cho mượn chỉ thỏa thuận miệng không có văn bản nhưng có các nhân chứng biết và xác nhận. Đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang, Bưu điện tỉnh An Giang, Nhà nghỉ khách sạn Bưu điện Núi Sam thừa nhận diện tích đất tranh chấp có nguồn gốc là của gia đình bà Dung nhưng cho rằng sau khi giải phóng miền Nam, Nhà nước đã quản lý nhà, đã nêu trên là do tiếp quản từ chế độ cũ, đến năm 1996 thì Ủy ban nhân dân tỉnh giao Bưu điện tỉnh An Giang thuê. Như vậy, các bên đương sự đều thừa nhận nguồn gốc nhà, đã có tranh chấp là của gia đình bà Dung. Tuy nhiên lời khai của các đương sự có mâu thuẫn về người quản lý, sử dụng từ khi chính quyền cũ trả lại đất từ năm 1973. Tòa án các cấp chưa tiến hành xác minh làm rõ sau khi chính quyền cũ trả lại đất thì gia đình bà Dung có quản lý, sử dụng cho đến khi Phòng lương thực thị xã Châu Đốc mượn làm kho, trạm thu mua lương thực hay Nhà nước quản lý nhà, đất trên là do tiếp quản của chế độ cũ và chính quyền địa phương có văn bản thu hồi đất hợp pháp hay không. Trường hợp có đủ căn cứ xác định gia đình bà Dung vẫn có quyền sử dụng hợp pháp diện tích đất trên và chính quyền địa phương không có văn bản thu hồi đất hợp pháp những Nhà nước đã giao đất cho cơ quan quản lý và không thể trở lại được đất thì phải thanh toán giá trị đất cho bà Dung. Việc xác định tư cách pháp lý của người phải bồi thường theo quy định của Luật đất đai. Trường hợp nếu chính quyền địa phương có văn bản thu hồi đất hợp pháp thì phải bác yêu cầu của bà Dung. Tòa án các cấp chưa xác minh làm rõ các vấn đề nêu trên nhưng Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng sau khi chính quyền cũ trả đất, gia đình bà Dung chưa nhận lại mà đất vẫn do chính quyền cũ quản lý và Nhà nước đã tiếp quản từ chế độ cũ để từ đó bác yêu cầu của bà Dung; còn Tòa án cấp phúc thẩm chỉ căn cứ vào lời khai của bà Dung xác nhận của bà Nguyễn Thị Minh Tâm để công nhận gia đình bà Dung có quyền sử dụng hợp pháp diện tích nhà, đất tranh chấp, từ đó buộc Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang, Bưu điện tỉnh An Giang và Nhà nghỉ khách sạn Bưu điện Núi Sam phải liên đới bồi thường phần chi phí xây dựng 2 căn nhà, chi phí xây dựng bờ kè 363.364.000 đồng và hỗ trợ 136.636.000 đồng tiền thu hồi đất là không đúng. Ngoài ra, nếu xác định diện tích đất nêu trên là của bà Dung và văn bản thu hồi đất của chính quyền địa phương không họp pháp thì theo quy định tại Điều 32a Bộ luật tố tụng dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 ngày 29/3/2011 của Quốc hội) thì khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đó... Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 297 và Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 ngày 29/3/2011 của Quốc hội); QUYẾT ĐỊNH: 1. Huỷ bản án dân sự phúc thẩm số 150/2007/DSPT ngày 18-5-2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và bản án dân sự sơ thẩm số 35/2006/DSST ngày 05-12-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang về vụ an dân sự “đòi bồi thường giá trị đất” giữa nguyên đơn là bà Trang Phù Dung với bị đơn là Nhà nghỉ khách sạn Bưu điện Núi Sam, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Bưu điện tỉnh An Giang, Sở Tài nguyên về Môi trường tỉnh An Giang. 2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh An Ciang xét xử sơ thẩm đi theo đúng quy định của pháp luật. QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM SỐ 02 DS-GDT Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Ngày 14 tháng 02 năm 2012, tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao đã mở phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án dân sự "Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” giữa: Nguyên đơn: Bà Lê Thị Hồng Thu sinh năm 1967; trú tại 80 đường 4, Ích Thạnh, phường Trường Thạnh, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. Bị đơn: Ông Nguyễn Văn Học sinh năm 1957; trú tại 121/20A Hưng Phú, phường 8, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: 1. Ông Nguyễn Anh Kiệt sinh năm 1950. 2. Bà Trần Thị Quý sinh năm 1953 . 3 . Chị Nhuyễn Thị Quỳnh Như sinh năm 1981. Ông Kiệt, bà Quý, chị Như cùng trú tại 38/1A Đinh Tiên Hoàng, phường Đa Kao, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. 4. Ông Ngô Văn Dũng sinh năm 1962; trú tại 80 đường 4, Ích Thạnh, phường Trường Thạnh, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. 5. Anh Triều Chiêm Quốc sinh năm 1971. 6. Chị Huỳnh Thị Mỹ Hạnh sinh năm 1974. Anh Quốc, chị Hạnh cùng trú tại 71/8, khu phố 1, phương Tam Phú, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. 7. Ông Trần Đình Dũng, sinh năm 1948. 8. Bà Nguyễn Thị Mai, sinh năm 1943 . Ông Dũng, bà Mai cùng trú tại l08, Lò Lu Ích Thạnh, phường Trường Thạnh, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. 9. Ông Nguyễn Văn Đúng sinh năm 1954; trú tại 27 ấp Phước Lai, phường Trường Thạnh, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. 10. Ông Nguyễn Văn Sáu, sinh năm 1958; trú tại 1546 ấp Tam Đa, phường Long Trường, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. 11. Bà Nguyễn Mỹ Lệ sinh năm 1953 ; trú tại 6752 Sunny Wood Di Antioch TN37013 USA. NHẬN THẤY: Tại đơn khởi kiện đề ngày 09-8-2002 và trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn là bà Lê Thị Hồng Thu trình bày: Ngày 10-3-1998, bà và ông Nguyễn Văn Học có làm bản thỏa thuận sang nhượng lô đất số 602 và 777 tờ bản đồ số 1, ấp Ích Thạnh, phường Trường Thạnh, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh với tổng diện tích là l.148m2, giá sang nhượng là 80.000 đồng/m2, thành tiền là 91.500.000 đồng. Cùng ngày 10-3-1998, bà đã giao đủ số tiền 91.500.000 đồng cho ông Học và xác định ranh giới, diện tích đất chuyển nhượng với sự chứng kiến của ông Nguyễn Văn Đúng (cán bộ địa chính phường Trường Thạnh, cũng là người giới thiệu ông Học cho bà ông Học cũng đã giao cho bà các giây tờ về đất, bao gồm: đơn xin sử dụng đất ngày 13-8-1997; báo cáo thực địa ngày 15-8-1997; đơn xin giao đất ngày 15-8-1997; bản đồ vị trí ngày 23-8-1997 và họa đồ vị trí (tất cả các giấy tờ nêu trên đều có chứng thực của ủy ban nhân dân phường Trường Thạnh). Sau khi nhận đất do ông Học giao, bà đã cất chòi để canh tác nhưng ông Nguyễn Anh Kiệt tranh chấp. Khoảng tháng 6 hoặc tháng 7 năm 1998 bà khiếu nại đến Ủy ban nhân dân phường Trường Thạnh nhưng không giải quyết được do ông Học vắng mặt. Sau đó, bà đã gửi đơn đến cơ quan Công an yêu cầu giải quyết nhưng không có kết quả. Bà khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà với ông Học ký ngày 10-3-1998 và yêu cầu ông Học phải bồi thường thiệt hại cho bà theo giá thị trường vì ông Học có hành vi gian dối trong việc chuyển nhượng đất, bà không yêu cầu tính chi phí xây dựng căn chòi và hang rào. Bị đơn là ông Nguyễn Văn Học trình bày: Ngày 10-3-1998, ông có giao dịch chuyển nhượng đất theo như lời trình bày của bà Thu. Tuy nhiên, nguồn gốc đất là do anh Kiều Chiêm Quốc chuyển nhượng lại cho ông, ông đã giao đủ tiền cho anh Quốc và đã cùng anh Quốc đến Ủy ban nhân dân phường Trường Thạnh làm giấy tờ đất; sau đó ông mới chuyển nhượng lại cho bà Thu và giao toàn bộ bản chính giấy tờ đất cho bà Thu. Khi ông nhận chuyển nhượng đất từ anh Quốc thì Ủy ban nhân dân phường Trường Thạnh chứng kiến xác nhận nên ông yêu cầu anh Quốc, ông Kiệt, bà Quý, chị Như phải có trách nhiệm giao diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông thuộc lô đất số 602 và 777 (nay thuộc thửa 1532 và 1533), tờ bản đồ số 1, ấp Ích Thạnh, phường Trường Thạnh, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. Nếu không giao đất cho ông thì phải bồi thường giá trị quyền sử dụng đất theo thời giá đồng thời ông đồng ý hủy hợp đồng chuyển nhượng đất ngày 10-3-1998 giữa ông và bà Thu, ông sẽ hoàn trả bà Thu số tiền 91.500.000 đồng đã nhận và không đồng ý bồi thường thiệt hại phát sinh từ hợp đồng vì ông không có lỗi trong việc chuyển nhượng. Người có quyền lợi, nghiã vụ liên quan là ông Nguyễn Anh Kiệt, bà Trần Thị Quý, bà Nguyễn Thị Quỳnh Như trình bày: Ngày 12-02-1996, ông Kiệt thỏa thuận nhận chuyển nhượng của ông Trần Đình Dũng và bà Nguyễn Thị Mai một phần thửa đất số 777 (nay là thửa 1532 và 1533) tờ bản đồ số 1, phường Trường Thạnh, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh có diện tích là l.364m2, giá chuyển nhượng là 09 lượng vàng 24k/1.000m2, thành tiền là 12 lượng 02 chỉ vàng, thỏa thuận trên có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã Long Trường (nay là phường Trường Thạnh). Sau khi nhận đất ông Kiệt đã giao cho cháu là anh Kiều Chiêm Quốc trông coi, quản lý giùm. Khi phát hiện ông Học chuyển nhượng đất cho bà Thu thì ông Kiệt đã làm đơn khiếu nại. Tại Quyết định số 39/QĐ-UB-QLĐT ngày 21-3-2000, Ủy ban nhân dân quận 9, thành phố Hồ Chí Minh công nhận ông Kiệt có quyền sử dụng đất tranh chấp và ngày 27-6-2001 Ủy ban nhân dân quận 9 đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình ông Kiệt. Ông Kiệt yêu cầu Tòa án công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp cho hộ gia đình ông. Gia đình ông Kiệt không chấp nhận yêu cầu giao đất cho ông Học vì không chuyển nhượng đất cho ông Học. Anh Kiều Chiêm Quốc trình bày sau khi nhận chuyển nhượng đất của ông Dũng, ông Kiệt và bà Quý có nhờ anh qua lại trông coi, giới thiệu người muốn mua đất và làm giấy tờ phân lô đất. Anh đã làm 6 bộ hồ sơ chuyển nhượng đất đứng tên chị Huỳnh Thị Hạnh (vợ của anh), bà Trần Thị Bê (mẹ của anh, đã chết năm 2003), anh Kiều Gia Vượng (anh của anh) và một số người khác (không nhớ họ tên) đứng tên các lô đất để chuyển nhượng. Sau đó anh đã mang các bộ hồ sơ đến cho ông Tất và ông Dũng ký nhưng hai ông không ký. Khi làm xong giấy tờ đưa cho ông Kiệt và bà Quý thì bà Quý không đồng ý về giá cả nên đã hủy các bộ hồ sơ này. Anh xác định anh không thiếu nợ ông Học và không thỏa thuận chuyển nhượng đất cho ông Học. Việc chuyển nhượng đất giữa ông Học với bà Thu anh không liên quan, anh không đồng ý giao đất và bồi thường giá trị quyền sử dụng đất theo yêu cầu của ông Học. Tại bản án dân sự sơ thẩm số112/DSST ngày 25-8-2006, Tòa án nhân dân quận 9, thành phố Hồ Chí Minh quyết định: Huỷ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Nguyễn Văn Học với bà Lê Thị Hồng Thu ngày 10-3-1998 về việc chuyển nhượng thửa đất số 1532, 1533, tờ bản đồ số 1, tại phường Trường Thạnh, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. Buộc ông Nguyễn Văn Học phải hoàn lại cho bà Lê Thị Hồng Thu số tiền đã nhận là 91.500.000 đồng và tiền bồi thường thiệt hại theo trị giá chênh lệch là 2.778.500.000 đồng. Tổng số tiền ông Nguyễn Văn Học phải giao cho bà Lê Thị Hồng Thu ngay sau khi án có hiệu lực là 2.870.000 000 đồng. Công nhận thửa đất số 1532, 1533 tờ bản đồ số 1 tại phưòng Trường Thạnh, quận 9 có diện tích 1.364m2 thuộc quyền sử dụng hợp pháp của hộ ông Nguyễn Anh Kiệt (đã đựơc Ủy ban nhân dân quận 9 cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 27-6-2001) Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí và quyền kháng cáo của các đương sự theo quy định của pháp luật. Ngày 30-8-2006, ông Nguyễn Văn Học kháng cáo với nội dung ông Học chuyển nhượng đất cho bà Thu là ngay tình, khi chuyển nhượng có đủ các loại giấy tờ đất được chính quyền địa phương xác nhận, cán bộ địa chính là ông Nguyễn Văn Đúng đã đo đạc và căm mốc. Vì vậy, ông không đồng ý bồi thường thiệt hại cho bà Thu. Mặt khác khi ông Học chuyển nhượng đất cho bà Thu thì đây là đất nông nghiệp, đến thời điểm xét xử vụ án đất tranh chấp vẫn chưa được chuyển mục đích sử dụng nên ông không đồng ý với kết quả định giá. Tại bản án dân sự phúc thẩm số 831/2007/DS-PT ngày 30-7-2007, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định: Huỷ bản án dân sự sơ thẩm số 112/2006/DS-ST ngày 25-8-2006 của Tòa án nhân dân quận 9 do vi phạm thủ tục tố tụng. Tại bản án dân sự sơ thẩm số 1498/2009/DS-ST ngày 22-6-2009, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định: Hủy biên bản thỏa thuận sang nhượng lô đất số 602 và 777 tờ bản đồ số 1 phường Trường Thạnh, quận 9 giữa ông Nguyễn Văn Học và bà Lê Thị Hồng Thu lập ngày 10-3-1998. Ông Nguyễn Văn Học có trách nhiệm hoàn trả và bồi thường cho bà Lê Thị Hồng Thu 2.571.350.000 đồng, trả làm một lần ngay khi án có hiệu lực pháp luật. Hủy bản chính Đơn xin sử dụng đất do ông Nguyễn Văn Học đứng tên ngày 13-8-1997, báo cáo thục địa ngày 15-8-1997, bản đồ vị trí ngày 23-8-1997, họa đồ vị trí, đơn xin giao đất do ông Trần Đình Dũng đứng tên ngày 15-8-1997 (tất cả đều có chứng thực của Ủy ban nhân dân phường Trường Thạnh, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh). Anh Kiều Chiêm Quốc, ông Nguyễn Anh Kiệt, bà Trần Thị Quý, chị Nguyễn Thị Quỳnh Như cùng liên đới chịu trách nhiệm hoàn trả và bồi thường cho ông Nguyễn Văn Học 3.520.160.000đồng. Công nhận quyền sử dụng 1.364m2 đất đã được Uỷ ban nhân dân quận 9 cấp cho hộ ông Nguyễn Anh Kiệt theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 01152/QSDĐ ngày 27-06-2001. Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí và tuyên quyền kháng cáo của các đương sự theo quy định của pháp luật. Ngày 02-7-2009, ông Nguyễn Văn Học kháng cáo với nội dung Tòa án cấp sơ thẩm xác định lỗi của ông Học và của bà Thu ngang nhau là không hợp lý. Anh Kiều Chiêm Quốc, ông Nguyễn Anh Kiệt, bà Trần Thị Quý và chị Nguyễn Thị Quỳnh Như có trách nhiệm liên đới bồi thường cho ông Học 3/5 giá trị quyền sử dụng đất là chưa thỏa đáng. Ngày 03-7-2009, anh Kiều Chiêm Quốc và ông Dương Lê Phong (đại diện theo ủy quyền của ông Kiệt, bà Quý, chị Như) kháng cáo với nội dung anh Quốc không làm thủ tục chuyển nhượng đất cho ông Học, diện tích đất tranh chấp thuộc quyền sử dụng của ông Kiệt, bà Quý trên cơ sở nhận chuyển nhượng của ông Dũng, bà Mai. Việc Tòa án cấp sơ thẩm buộc anh Quốc, vợ chồng ông Kiệt và chị Như có trách nhiệm liên đới bồi thường cho ông Học là không đúng. Ngày 06-7-2009, bà Lê Thị Hồng Thu kháng cáo với nội dung bà Thu không đồng ý với việc Tòa án cấp sơ thẩm xác định bà Thu có lỗi tương đương như ông Học trong việc chuyển nhượng đất. Tại bản án dân sự phúc thẩm số 330/2009/DS-PT ngày 19-10-2009, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định: Không chấp nhận kháng cáo của bà Lê Thị Hồng Thu, ông Nguyễn Anh Kiệt, ba Trần Thị Quý, chị Nguyễn Thị Quỳnh Như và anh Kiều Chiêm Quốc. Giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm số 1498/2009/DS-ST ngày 22-6-2009 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Cho Minh như sau: Hủy biên bản thỏa thuận sang nhượng lô đất số 602 và 777 tờ bản hồ số 1 phường Trường Thạnh quận 9 giữa ông Nguyễn Văn Học và bà Lê Thị Hồng Thu lập ngày 10-3-1998. Ông Nguyễn Văn Học có trách nhiệm hoàn trả và bồi thường cho bà Lê Thị Hồng Thu 2.571.350.000 đồng, trả làm một lần ngay khi án có hiệu lực pháp luật. Hủy bản chính Đơn xin sử dụng đất do ông Nguyễn Văn Học đứng tên ngày 23-8-1997, báo cáo thực địa ngày 15-8-1997, bản đồ vị trí ngày 23-8-1997, họa đồ vị trí, đơn xin giao đất do ông Trần Đình Dũng đứng tên ngày 15-8-1997 tất cả đều có chứng thực của Ủy ban nhân dân phường Trường Thạnh, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. Anh Kiều Chiêm Quốc, ông Nguyễn Anh Kiệt, bà Trần Thị Quý và chị Nguyễn Thị Quỳnh Như cùng liên đối chịu trách nhiệm hoàn trả và bồi thường cho ông Nguyễn Văn Học 3.620.160.000 đồng, thi hành làm một lần ngay khi án có hiệu lực pháp luật. Công nhận quyền sử dụng 1.364m2 đất đã được Uỷ ban nhân dân quận 9 cấp cho hộ ông Nguyễn Anh Kiệt theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 01152/QSDĐ ngày 27-06-2001. Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí. Sau khi xét xử phúc thẩm, ông Nguyễn Anh Kiệt, bà Trần Thị Quý và anh Kiều Chiêm Quốc khiếu nại. Tại Quyết định số 419/2010/KN-DS ngày 10-6-2010, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm số 330/2009/DS-PT ngày 19-10-2009 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và đề nghị Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm tuyên hủy bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 1498/2009/DS- ST ngày 22-6-2009 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật. Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Căn cứ các tài liệu có trong hồ sơ vụ án thì nguồn gốc 1.364m2 đất tại tờ bản đồ số 1, thuộc thửa 1532, 1533 phường Trường Thạnh, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh hiện đang tranh chấp là của ông Trần Đình Dũng. Ngày 12-02-1996, ông Dũng thỏa thuận chuyển nhượng phần đất trên cho ông Nguyễn Anh Kiệt việc thỏa thuận có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã Long Trường (cũ). Sau khi nhận chuyển nhượng ông Kiệt đã giao phần đất trên cho cháu của ông là anh Kiều Chiêm Quốc trông nom quản lý giùm. Ngày 10-3-1998, ông Nguyễn Văn Học lập biên bản thỏa thuận sang nhượng đất trên cho bà Lê Thị Hồng Thu và ông Học đã giao đất cùng một số giấy tờ cho bà Thu, bao gồm: đơn xin giao đất ngày 15-8-1997, báo cáo thực địa xin đất làm nhà ở ngày 15-8-1997; đơn xin sử dụng đất xây dựng của ông Học ngày 13-8-1997. Sau khi nhận đất bà Thu xây dựng tường rào, căn nhà tạm để sử dụng. Sau khi biết việc chuyển nhượng đất giữa ông Học và bà Thu thì ông Kiệt khiếu nại đến các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, chính quyển địa phương đã giải quyết. Tại Quyết định số 39/QĐ-UB-QLĐT, ủy ban nhân dân quận 9, thành phố Hồ Chí Minh đã công nhận ông Kiệt có quyền sử dụng diện tích đất trên và ngày 27-6- 2001 đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Kiệt. Ngày 09-8-2002, bà Thu khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà với ông Học vì cho rằng ông Học đã gian dối trong việc chuyển nhượng đất, yêu cầu ông Học bồi thường thiệt hại cho bà. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đã xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Học với bà Thu vô hiệu đồng thời xác định thiệt hại, lỗi của các bên để giải quyết quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu là có căn cứ. Ông Học cho rằng ông có quyền sử dụng diện tích đất tranh chấp vì ông nhận chuyển nhượng của anh Quốc. Tuy nhiên, trong thực tế đất trên là do vợ chồng ông Dũng, bà Mai chuyển nhượng cho ông Kiệt từ năm 1996 và đã được Ủy ban nhân dân quận 9 công nhận có quyền sử dụng hợp pháp, còn anh Quốc chỉ được ông Kiệt nhờ trông nom, quản lý đất giùm. Ông Học không xuất trình được chứng cứ chứng minh có việc anh Quốc chuyển nhượng phần đất này cho ông và lời khai của ông Học về việc chuyển nhượng đất có nhiều mâu thuẫn; do đó, không có cơ sở để xác định có giao dịch chuyển nhượng đất giữa ông Học với anh Quốc. Ông Học còn xuất trình "Đơn xin giao đất” đề ngày 15-8-1997 có chữ ký đề tên ông Dũng, bà Mai với nội dung ông Dũng chuyển nhượng đất cho ông Học để làm nhà ở. Tuy nhiên, vợ chồng ông Dũng, bà Mai khẳng định không ký vào đơn xin giao đất do ông Học xuất trình; ông bà chỉ chuyển nhượng đất cho ông Kiệt; không biết ông Học. Tại Kết luận giám định số 1223/C21B ngày 15-8-1998, Phân viện khoa học hình sự Bộ công an đã kết luật: "Đơn xin giao đất” đề ngày 15-8-1997 và “Đơn xin sử dụng đất xây dựng" đề ngày 13-8-1997 là do cùng một người viết ra chữ ký đứng tên Trần Đình Dũng tại “Đơn xin giao đất" với chữ ký trên hai tài liệu "Biên bản ngày 12-2-1996" và “Tờ cam kết ngày 24-3-1996" là không phải do cùng một người viết ra. Như vậy, các giấy tờ trên (do ông Học xuất trình) không phải ông Dũng viết và ký. Mặt khác, trong các lời khai ông Nguyễn Văn Đúng (cán bộ địa chính phường Trường Thạnh) thừa nhận ông Học là người trực tiếp giao cho ông “Đơn xin giao đất” đề ngày 15-8-1997, các loại giấy tờ có liên quan tới việc anh Quốc chuyển nhượng đất cho ông Học được viết và ký sẵn đồng thời ông Học còn đưa cho ông 6.000.000 đồng để ông giúp hợp thức hóa giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất (số tiền này ông đã nộp cho Thanh tra quận 9, thành phố Hồ Chí Minh). Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Sáu (nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Trường Thạnh) cũng thừa nhận việc làm thủ tục xác nhận chuyển nhượng đất từ ông Dũng sang ông Học là có sai sót và vi phạm này đã bị cơ quan chức năng tại địa phương xử lý. Như vậy, có căn cứ xác định ông Học đã có dấu hiệu gian dối trong việc làm thủ tục chuyển nhượng đất nên diện tích đất tranh chấp vẫn thuộc quyền sử dụng của ông Kiệt, diện tích đất trên thực tế không phải là của anh Quốc nên anh Quốc không có quyền chuyển nhượng đất cho ông Học và cũng không có cơ sở xác định có việc ông Kiệt ủy quyền cho anh Quốc chuyển nhượng đất cho ông Học cũng như có việc anh Quốc làm thủ tục chuyển nhượng đất cho ông Học. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định có việc ông Kiệt, bà Quý ủy quyền cho anh Quốc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông Học, từ đó xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Học với anh Quốc vô hiệu để buộc ông Kiệt, bà Quý anh Quốc, chị Như liên đới bồi thường cho ông Học số tiền 3.620.160.000 đồng là không đúng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 297 và khoản 2 Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự; QUYẾT ĐỊNH: 1. Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 330/2009/DS-PT ngày 19-10-2009 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và bản án dân sự sơ thẩm số 1498/2009/DS-ST ngày 22-6-2009 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về vụ án "Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn là bà Lê Thị Hồng Thu với bị đơn là ông Nguyễn Văn Học và những người co quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Nguyễn Anh Kiệt, bà Trần Thị Quý, chị Nguyễn Thị Quỳnh Như, anh Kiều Chiêm Quốc, chị Huỳnh Thỉ Mỹ Hạnh, ông Trần Đình Dũng, bà Nguyễn Thị Mai, ông Nguyễn Văn Đúng, ông Ngô Văn Dũng, ông Nguyễn Văn Sáu, bà Nguyễn Mỹ Lệ. 2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh để xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật. QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM SỐ 44/2010 NGÀY 15-7-2009 VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HAI HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Ngày 03 tháng 11 năm 2010, tại trụ sở Toà án nhân dân tối cao đã mở phiên toà giám đốc thẩm xét xử vụ án dân sự đòi bồi thường thiệt hại giữa các đương sự: Nguyên đơn: ông Nguyễn Văn Hiệp sinh năm 1957; trú tại ấp B2, xã Long An huyện Tân Châu, tỉnh An Giang. Bị đơn: Thi hành án dân sự tỉnh An Giang; có trụ sở tại số 22/22 đường Thánh Thiên, phường Mỹ Quý, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang; do ông Lê Thanh Nguyên đại điện (theo văn bản ủy quyền ngày 17-4-2007 của Trưởng Thi hành án dân sự tỉnh An Giang). Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: 1. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh huyện An Phú; có trụ sở tại 472 Thoại Ngọc Hầu, thị trấn An Phú, huyện An phú, tỉnh An Giang; do bà Hồ Thị Thanh Thủy đại diện (theo Quyết định số 1932/QĐ/NHN ngày 06-12-2005 của Tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam). 2. Ông Mã Chí Minh sinh năm 1941; 3. Bà Bùi Thị Quan sinh năm 1947; Ông Minh và bà Quan đều trú tại ấp 4, thị trấn An Phú, huyện An Phú, tỉnh An Giang. 4. Công ty Điện nước tỉnh An Giang, có trụ sở tại 253/13 Trần Hưng Đạo, phương Bình Khánh, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, do ông Võ Văn Kiệt đại diện. NHẬN THẤY: Theo đơn khởi kiện ngày 17-11-2002 và quá trình tố tụng, nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Hiệp trình bày: Tại Công văn số l04/TB và số l05/TB cùng ngày 22-8-1997, số 09/TB ngày 29-1 1-1997 và số 58/TB.TRA ngày 27-6-1998, Phòng Thi hành án dân sự tỉnh An Giang (Phòng Thi hành án) đã “Thông báo bán đấu giá tài sản thi hành án”, là hệ thống sản xuất nước đá, nhà xưởng và nền đất có diện tích l098,84m2 của ông Mã Chí Minh, để buộc ông Minh thi hành nghĩa vụ trả tiền theo bản án kinh tế sơ thẩm số 07/KTST ngày 20-11-1995 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang và bản án kinh tế phúc thẩm số 13/KTPT ngày 31-5-1997 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh. Ông đã đăng ký mua nhà máy sản xuất nước đá này. Tại Quyết định số 517/THA ngày 25-10-1999, Phòng Thi hành án đã bán cho ông tài sản gồm: Hệ thống sản xuất nước đá, nhà xưởng và nền rất có diện tích 1098,84m2 với giá 856.167. 000 đồng. Ông đã nộp cho cơ quan Thi hành án 511 .490.000 đồng thay cho ông Minh (để thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo các bản án kinh tế nêu trên). Ngoài ra, ông còn trả cho ông Minh 90.000.000 đồng. Thủ tục mua bán nhà máy xong, ông đã đầu tư khoảng 200.000.000 đồng để sửa chữa nhà máy rồi xin phép hoạt động nhưng chính quyền không cho phép vì nhà máy thuộc quy hoạch khu dân cư. Đến thời điểm này ông mới biết rằng: trước khi Phòng Thi hành án bán nhà máy cho ông thì ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã thu hồi con dấu và giấy phép hoạt động của Doanh nghiệp tư nhân Hòa Phong (chủ doanh nghiệp là ông Mã Chí Minh). Ông mua nhà máy này để sản xuất nước đá nhưng nhà máy không được phép hoạt động nên ông đã có đơn khiếu nại. Vụ việc được các cơ quan giải quyết và ông thống nhất là nhận lại tiền đã bỏ ra mua nhà máy và trả lại tài sản đã mua. Tại Quyết đa số 352/QĐ.THA ngày 30-5-2000, Phòng Thi hành án thu hồi Quyết định số 517/THA ngày 25-10-1999 và thu hồi lại số tiền mà các đơn vị được thi hành án đã nhận để hoàn trả cho ông Hiệp, nhưng đến nay Phòng Thi hành án mới hoàn trả lại cho ông 61.490.000 đồng (bao gồm 42.590.000 đồng do Công ty điện nước tỉnh An Giang trả lại và 18.900.000 đồng tiền án phí do Phòng thi hành án trả) . Vì lý do trên ông khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Phòng Thi hành án trả lại 450.000.000 đồng và lãi; yêu cầu ông Mã Chí Minh phải trả cho ông 90.000.000 đồng và lãi; yêu cầu Phòng Thi hành án bồi thường 200.000.000 đồng mà ông đã đầu tư sửa chữa nhà máy). Bị đơn là Phòng thi hành án dân sự tỉnh An Giang (do ông Lê Thanh Nguyên đại diện theo ủy quyền) trình bày: Do ông Mã Chí Minh không tự nguyện thi hành theo quyết định của hai bản án kinh tế nêu trên, Phòng Thi hành án đã ra Quyết định cưỡng chế thi hành án, kê biên, định giá hệ thống sản xuất nước đá, nhà xưởng và nền đất của ông Minh, nhiều lần ra thông báo bán đấu giá tài sản thi hành án, nhưng vẫn không có người mua. Ông Minh giới thiệu người mua là ông Nguyễn Văn Hiệp. Ông Hiệp có đơn xin mua tài sản trên cơ sở đã thoả thuận trước đó với ông Minh (theo Hợp đồng mua bán nhà máy nước đá ngày 17-l0-1999). Tại Quyết định số 517/THA ngày 25-10-1999, Phòng Thi hành án bán cho ông Hiệp hệ thống sản xuất nước đá, nhà xưởng và nền đất có diện tích l098,84m2 với giá 856.167.000 đồng. Ông Minh và ông Hiệp đã giao nhận nhà máy cho nhau (có sự chứng kiến của đại diện cơ quan Thi hành án). Ông Hiệp đã nộp cho Phòng Thi hành án 511 .490.000 đồng, Phòng Thi hành án đã chi trả số tiền này cho các khoản (ông Minh phải thi hành án) gồm: giao cho Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện An Phú 450.000.000 đồng, giao cho Công ty Điện nước tỉnh An Giang 42.590.000 đồng, nộp án phí 18.900.000 đồng. Sau khi mua, ông Hiệp đã sửa chữa nhà máy và xin phép cho nhà máy hoạt động, nhưng nhà máy nằm trong quy hoạch khu dân cư, nên chính quyền địa phương không cho phép nhà máy hoạt động. Ông Hiệp đã có đơn khiếu nại. Để giải quyết khiếu nại của ông Hiệp, ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã chỉ đạo Phòng Thi hành án giải quyết theo ba phương án, trong đó có phương án trả lại cho ông Hiệp số tiền bỏ ra mua tài sản và tính lãi suất nếu ông Hiệp yêu cầu. Ông Hiệp đã lựa chọn phương án nhận lại tiền đã bỏ ra mua tài sản, yêu cầu tính lãi và trả lại tài sản. Tại Quyết định số 352/QĐ-THA ngày 30-5-2000, Phòng Thi hành án thu hồi Quyết định bán tài sản nêu trên và thu hồi số tiền mà các đơn vị được thi hành án đã nhận để hoàn trả lại cho ông Hiệp. Phòng Thi hành án đã trả lại cho ông Hiệp 61.490.000đồng (18.900.000 đồng tiền án phí do cơ quan Thi hành án trả và 42.590.000 đồng do công ty Điện nước tỉnh An Giang trả lại); còn Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện An Phú từ chối trả lại 450.000.000 đồng. Phòng Thi hành án không có lỗi trong việc nhà máy không được phép hoạt động và việc thu hồi lại Quyết định bán tài sản nêu trên. Yêu cầu Toà án giải quyết theo pháp luật. Người có quyền lợi nghiã vụ liên quan là ông Mã Chí Minh trình bày: Doanh nghiệp tư nhân Hòa Phong do ông làm chủ đã bị phá sán, nên giấy phép thành lập và con đấu của Doanh nghiệp bị thu hồi. Cơ quan thi hành án đã phát mãi nhà máy sản xuất nước đá của ông để buộc ông thi hành hai bản án kinh tế đã có hiệu lực pháp luật nêu trên. Ông Hiệp là người mua nhà máy. Ông Hiệp đã trả tiền cho Phòng Thi hành án và đưa cho ông 90.000.000đồng, ông Hiệp còn nợ ông 240.000.000 đồng. Trước khi Phòng Thi hành án phát mãi nhà máy thì ủy ban nhân dân tỉnh An Giang không cho phép nhà máy hoạt động tại ấp 4, thị trấn An Phú nữa. Việc ông Hiệp mua nhà máy sản xuất nước đá là hợp pháp. Phòng Thi hành án thu hồi lại quyết định bán tài sản nêu trên là sai. Tại Công văn số 07/TP-THA ngày 05-01-2001, Cục quản lý thi hành án dân sự Bộ Tư pháp cũng xác định việc Phòng Thi hành án thu hồi quyết định bán tài sản là sai. Ông yêu cầu ông Hiệp trả số tiền mua nhà máy còn nợ 240.000.000 đồng và lãi (tại phiên toà phúc thẩm ngày 10-5-2004, ông Minh đồng ý nhận lại nhà máy và trả 450.000.000 đồng cho Ngân hàng; trả lại 90.000.000 đồng cho ông Hiệp; yêu cầu PhòngThi hành án và ông Hiệp bồi cho ông 170.000.000 đồng vì để nhà máy xuống cấp. Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 12-02-2007, ông Minh đồng ý cho bà Bùi Thị Quan phần đất mà bà Quan đang quản lý, sử dụng). Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh huyện An Phú (do ông Hứa Văn Phương đại diện) trình bày: Phòng Thi hành án phát mãi tài sản của ông Minh để thi hành các bản án kinh tế có hiệu lực nêu trên. Ngày 25-10-1999, ông Hiệp thay ông Minh trả cho Ngân hàng 450.000.000 đồng (gốc và lãi). Sau đó, Ngân hàng nhận được Quyết định số 352/QĐ-THA ngày 30-5-2000 của phòng Thi hành án thu hồi quyết định bán tài sản nêu trên và yêu cầu Ngân hàng hoàn lại số tiền đã nhận để hoàn trả lại cho ông Hiệp. Tuy nhiên, theo Công văn số 07/TP-THA ngày 05-01-2001 của Cục quan lý thi hành án dân sự Bộ Tư pháp thì Phòng Thi hành án bán tài sản của ông Minh là đúng. Hơn nữa, Ngân hàng đã quyết toán năm tài chính xong và số tiền này đã được chuyển về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, nên không đồng ý trả cho ông Hiệp số tiền nêu trên. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Công ty tiện nước tỉnh An Giang yêu cầu ông Mã Chí Minh trả cho Công ty 42.590.000 đồng và không yêu cầu tính lãi Người có quyền lơị, nghĩa vụ liên quan là bà Bùi Thị Quan trình bày: Gia đình bà đang ở trên 88m2 đất phía sau nhà máy sản xuất nước đá; bà yêu cầu được tiếp tục sử dụng phần đất này . Tại bản án dân sự sơ thẩm số 52/DSST ngày 27-11-2003, Tòa án nhân dân tỉnh An Giang quyết định: - Buộc Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện An Phú phải trả cho ông Nguyễn Văn Hiệp số tiền 637. 680. 000 đồng. - Buộc ông Mã Chí Minh phải hoàn trả lại cho ông Nguyên Văn Hiệp số tiền 90.000.000 đồng. - Ông Nguyễn Văn Hiệp được di dời 02 máy nổ hiệu Đông Phong 12 do Trung Quốc sản xuất loại 12 máy và hiệu SKODA do Tiệp Khắc sản xuất loại 06 máy ra khỏi nhà máy nước đá; và bàn giao trả lại nhà máy nước đá cho ông Mã Chí Minh theo biên bản bàn giao ngày 02-11-1999 khi án có hiệu lực pháp luật. - Công nhận sự tự nguyện cha ông Nguyễn Văn Hiệp không yêu cầu ông Mã Chí Minh hoàn lại 200. 000. 000 đồng (Hai trăm triệu đồng) mà ông Hiệp vã bỏ ra để sửa chữa nhà máy. Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí. Ngày 09-12-2003 ông Mã Chí Minh kháng cáo và yêu cầu xem xét một trong hai phương án sau đây: Nếu việc phát mãi nêu trên là đúng thì ông Hiệp trả lại cho ông 240.000.000 đồng còn thiếu; nếu phát mãi sai thì Phòng thi hành án và ông Hiệp phải liên đới bồi thường cho ông do để Nhà máy bị xuống cấp . Ngày 04-12-2003 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh huyện An Phú kháng cáo có nội dung: Tòa án cấp sơ thẩm buộc Ngân hàng trả lại tiền gốc và lãi cho ông Hiệp và phải chịu án phí là không đúng. Tại bản án dân sự phúc thẩm số 153/2004/DSPT ngày 10-5-2004, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định: - Về hình thức: Chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện An Phú và ông Mã Chí Minh. - Về nội dung: 1. Hủy bản án dân sự sơ thẩm số 52/DSST ngày 27-1l-2003 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang. 2. Giao hồ sơ vụ án về Tòa án nhân dân tỉnh An Giang để điều tra, xét xử lại theo thủ tục chung. Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí. Tại bản án dân sự sơ thẩm số 07/2007/DSST ngày 12-02-2007, Tòa án nhân dân tỉnh An Giang quyết định: Áp dụng các điều 419, 623 và 624 Bộ luật dân sự năm 1995, Điều 34, khoản 1 Điều 131, các điều 141, 142 và 245 Bộ luật Tố tụng dân sự. Xử: chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Hiệp đòi Thi hành án dân sự tỉnh An Giang bồi thường thiệt hại do Quyết định thu hồi việc bán tài sản. Giao tài sản nền đất nhà máy nước đá tọa lạc tại ấp 4, thị trấn An Phú, huyện An Phú cho ông Mã Chí Minh được trọn quyền sử dụng diện tích theo hồ sơ kỹ thuật thửa đất số 04/AP/2006 và số 7/AP/2006 do Phòng Tài nguyên và Môi đường huyện An Phú lập và số 17/AP/2006 do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện An Phú lập kể cả giá trị phần thiết bị nhà xưởng ông Minh dã bán và tháo dỡ. Ông Minh có nghiã vụ trả lạị cho ông Nguyễn Văn Hiệp tiền vốn 540. 000. 000 đồng và có nghiã vụ tiếp tục thi hành các bản án kinh tế đã có hiệu lực. Công nhận sự tự nguyện của ông Mã Chí Minh nhận tài sản nhà máy nhưng không yêu cầu bồi thường thiệt hại do thiết bị nhà máy bị xuống cấp và hỗ trợ cho Thi hành án tỉnh An Giang số tiền 100. 000. 000đ để bồi thường cho ông Hiệp. Công nhận sự tự nguyện của ông Minh cho đứt bà Bùi Thị Quan diện ích đất bà Quan đang sử dụng (theo hồ sơ kỹ thuật thửa đất số 28/AP/2000 do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện An Phú lập ngày 13/11/20006). Thi hành án dân sự tỉnh An Giang phải bồi thường cho ông Nguyễn Văn Hiệp 460.476.784 đồng. Ngoài ra Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí. Ngày 26-02-2007, Thi hành án dân sự tỉnh An Giang kháng cáo có nội dung: Quyết định của bản án sơ thẩm có nhiều điểm chưa phù hợp gây thiệt thòi cho cơ quan thi hành án. Ngày 02-3-2007, ông Mã Chí Minh kháng cáo có nội dung: không đồng ý hỗ trợ 100.000.000 đồng cho Phòng Thi hành án; yêu cầu ông Hiệp bồi thường cho ông 170.000.000 đồng do làm thiệt hại, hư hỏng thiết bị nhà máy của ông. Tại bản án dân sự phúc thẩm số 189/2007/DSPT ngày 22-6-2007, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định: Áp dụng khoản 2, 3 Điều 275 Bộ luật tố tụng dân sự. Sửa một phần bản án sơ thẩm và huỷ một phần bản án sơ thẩm. 1. Buộc ông Mã Chí Minh hoàn trả cho ông Nguyễn Văn Hiệp 540.000. 000 đồng và tiền lãi 4 72. 650. 000 đồng. 2. Hủy một phần bản án sơ thẩm về việc ghi nhận ông Mã Chí Minh hỗ trợ cơ quan thi hành án dân sự tỉnh An Giang 100. 000. 000đồng. 3. Huỷ một phần bản án sơ thẩm liên quan đến nền đất, nhà máy nước đá tại ấp 4, thị trấn An Phú, huyện án An Phú... giao cho ông Mã Chí Minh .Giao hồ sơ vụ án về Tòa án nhân dân tỉnh An Giang để điều tra thiệt hại tài sản của ông Mã Chí Minh, thiệt hại tài sản của ông Nguyễn Văn Hiệp để giải quyết lại trình tự sơ thẩm theo quy định chung. Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí. Ông Mã Chí Minh có đơn khiếu nại bản án phúc thẩm nêu trên. Tại Công văn 03/2007/CV-TA ngày 25-6-2008, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh An Giang đề nghị xem xét lại bản án phúc thẩm nêu trên. Tại Quyết định số 721/2009/KN-DS ngày 15-12-2009, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm số 189/2007/DSPT ngày 22-6-2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm huỷ bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 07/2007/DSST ngày 12-02-2007 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh An Giang xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật. Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. XÉT THẤY: Do ông Mã Chí Minh không tự nguyện thi hành bản án kinh tế sơ thẩm số 07/KT-ST ngày 20-11-1995 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang (đã có hiệu lực) và bản án kinh tế phúc thẩm số 13/KT-PT ngày 31-5-1997 của Tỏa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh về việc trả tiền cho Công ty Điện được tỉnh An Giang và ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn- Chi nhánh huyện An Phú, nên Phong Thi hành án dân sự tỉnh An Giang đã cưỡng chế thi hành án đối với ông Minh bằng biện pháp kê biên, định giá và phát mãi hệ thống sản xuất nước đá, nhà xưởng và nền rất có diện tích 1098,84m2 (của ông Minh) tại ấp 4, thị dân An Phú, huyện An Phú. Ông Nguyễn Văn Hiệp mua tài sản này để sản xuất nước đá, nhưng nhà máy thuộc quy hoạch khu dân cư, nên chính quyền địa phương không cho phép nhà máy hoạt động. Ông Hiệp đã có đơn khiếu nại. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã đưa ra ba phương án giải quyết khiếu nại của ông Hiệp, trong đó có phương án ông Hiệp trả lại tài sản đã mua và nhận lại tiền và lãi. Ông Hiệp đã chấp nhận phương án trả lại tài sản và nhận lại tiền và lãi, nhưng cơ quan Thi hành án mới giao lại cho ông Hiệp 61 .490.000 đồng, nên phát sinh tranh chấp. Xét về lỗi: Phòng Thi hành án dân sự tỉnh An Giang đã kê biên, định giá và phát mãi tài sản nêu trên của ông Mã Chí Minh. Thực tế, nhà máy sản xuất nước đá nằm trong quy hoạch khu dân cư, nên chính quyền không cho phép hoạt động từ trước khi cơ quan Thi hành án phát mãi tài sản này để đảm bảo thi hành án; mặt khác, trên phần khuôn viên đất nhà máy, bà Bùi Thị Quan đã làm nhà ở và đang quản lý, sử dụng một phần đất (khi giải quyết vụ án này, bà Quan yêu cầu được tiếp tục sử dụng phần đất mà bà đang quản lý, sử dụng; còn ông Minh thì trình bày: nếu ông được nhận lại nhà máy này thì ông cho bà Quan phần đất mà bà Quan đang sử dụng). Như vậy, cơ quan Thi hành án khi tiến hành kê biên,định giá và bán tài sản này cho ông Hiệp đã không xác minh về tình trạng thực tế của tài sản không thông báo với ông Hiệp các thông tin về tài sản nêu trên, nên có phần lỗi. Ông Mã Chí Minh có nghĩa vụ trả tiền theo quyết định của hai bản án kinh tế (đã có hiệu lực pháp luật) nêu trên. Ông Minh không tự nguyện thi hành án, nên Phòng Thi hành án đã kê biên, định giá và thông báo bán đấu giá tài sản của ông Minh nhiều lần, nhưng không bán được. Trước khi phát mãi tài sản này, ông Minh đã đồng ý cho bà Bùi Thị Quan làm nhà và ở trên một phần đất thuộc khuôn viên nhà máy; hơn nữa ông Minh đã biết chính quyền địa phương không cho phép nhà máy hoạt động tại ấp 4, thị trấn An Phú, nhưng vẫn tìm người mua tài sản này là ông Nguyễn Văn Hiệp và ký hợp đồng mua bán nhà máy nước đá với ông Hiệp ngày 17-10-1999. Ông Mã Chí Minh không thông báo cho ông Hiệp biết các vấn đề nêu trên nên ông Minh có phần lỗi. Ông Nguyễn Văn Hiệp mua hệ thống sản xuất nước đá, nhà xưởng và nền đất của ông Minh (mua tài sản đo Phòng Thi hành án phát mãi). Khi mua tài sản này, ông Hiệp không được ông Mã Chí Minh và Phòng Thi hành án thông báo về việc bà Bùi Thị Quan đang có nhà ở trên một phần đất thuộc khuôn viên nhà máy và chính quyền địa phương không cho nhà máy sản xuất nước đá hoạt động tại ấp 4, thị trấn An Phú. Ông Hiệp đã có đơn khiếu nại. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đưa ra ba phương án và ông Hiệp đã lựa chọn phương án trả lại tài sản nêu trên để nhận lại tiền và lãi. Như vậy, ông Hiệp mua tài sản thông qua cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Phòng Thi hành án), nên ông Hiệp không có lỗi và không phải bồi thường thiệt hại . Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định lỗi và trách nệm bồi thường thiệt hạn đều chưa chính xác. Mặt khác, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định “Giao hồ sơ vụ án về Tòa án nhân dân tỉnh An Giang để điều tra thiệt hại tài sản của ông Mã Chí Minh, thiệt hại tài sản của ông Nguyễn Văn Hiệp để giải quyết lại trình tự sơ thẩm theo quy định chung” là chưa giải quyết triệt để vụ án Do đó, cần giải quyết lại vụ án trên cơ sở xem xét toàn diện các vấn đề của vụ án, xác định chính xác thiệt hại, mức độ lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Phòng Thi hành án dân sự tỉnh An Giang và ông Mã Chí Minh xem xét, giải quyết phần đất mà bà Bùi Thị Quan đã cất nhà và đang quản lý, sử dụng nêu trên theo quy định của pháp luật. Bởi các lẽ trên, Căn cứ vào khoản 3 Điều 291 và khoản 3 Điều 297 và Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự. QUYẾT ĐỊNH: Huỷ bản án dân sự phúc thẩm số 189/2007/DSPT ngày 22-6-2007 của Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và bản án dân sự sơ thẩm số 07/DSST ngày 12-02-2007 của Toà án nhân dân tỉnh An Giang về vụ án đòi bồi thường thiệt hại giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Hiệp với bị đơn là Thi hành án dân sự tỉnh An Giang; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh huyện An Phú, ông Mã Chí Minh, bà Bùi Thị Quan và Công ty điện nước tỉnh An Giang. Giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân tỉnh An Giang xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật. QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Ngày 14/02/2012, tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao mở phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án dân sự “Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản " (đòi lại tài sản là nhà gắn liền với quyền sử dụng đất) giữa: - Nguyên đơn: Bà Hàng Tuyết Phương sinh năm 1928; định cư ở nước Cộng hòa Pháp; tạm trú tại 115 Nguyễn Thái Học, phường Cầu Ông Lãnh quận 1, thành phố Hồ Chí Minh; Đại diện theo ủy quyền của bà Phương là ông Hàng Võ trú tại 109 Cách Mạng Tháng Tám, phường Hòa Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Bị đơn: Chị Huỳnh Thị Thu Hương sinh năm 1967; trú tại 17/1A, khu phố 2, phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. - Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: 1. Bà Nguyễn Thị Phẩm sinh năm 1952. 2. Ông Vũ Hồng Tăng sinh năm 1934. 3 . Anh Vũ Hồng Anh sinh năm 1979 4. Chị Vũ Lệ Anh sinh năm 1981. 5 . Chị Vũ Vân Anh sinh năm 1983. 6. Anh Vũ Nam Anh sinh năm 1987. Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cùng trú tại số nhà 111 đường Cách Mạng Tháng Tám, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. NHẬN THẤY: Tại đơn khởi kiện đề ngày 20/12/2006 và các lời khai trong quá trình tố tụng nguyên đơn là bà Hàng Tuyết Phương trình bày. Năm 1953, bà mua một căn nhà trên diện tích đất 0h11a45 tại số 49 đường Nguyễn Hữu Cảnh (nay là số 111 đường Cách Mạng Tháng Tám) thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai của vợ chồng “Nguyễn Xuân Bá và Maire Hélène Nguyen Van Yen”. Do nhà cũ xuống cấp nên ngày 9/11/1961 bà lập đồ án xây dựng căn nhà trên một phần đất diện tích 432,8m2 và được Tỉnh trưởng Biên Hòa cấp phép xây dựng ngày 29/12/1961. Do bận đi công tác ở xa nên bà giao nhà cho bà Huỳnh Thi Tư (là chị gái bà) quản lý và nuôi mẹ bà là cụ Huỳnh Sâm (chết năm 1993). Năm 1962, lấy danh nghĩa của bác sỹ Vương Tú Toàn, bà mở Nhà bảo sanh, lấy hiệu "Minh Đức" và giao cho bà Tư quản lý. Năm 1967, bà Tư nhận chị Huỳnh Thị Thu Hương làm con nuôi. Ngày 01/8/1971, bà làm “Tờ xác nhận cho đất cất nhà" có nội dung bà đứng tên làm chủ lô đất sổ địa bộ 47 số bản đồ 49 tờ thứ 4 tỉnh lỵ Biên Hòa số 89 Nguyễn Hữu Cảnh; bằng lòng và thỏa thuận để một phần đất của bà là 80m2 cho bà Tư xây cất một căn nhà để cho cụ Sâm ở. Năm 1976, bà xuất cảnh sang Pháp, bà giao nhà đất của bà cho mẹ bà và bà Tư quản lý, chị Hương ở cùng. Năm 1985 bà Tư chết bà tiếp tục cho chị Hương sử dụng. Năm 1987, chị Hương tự ý lập giấy tờ kê khai nhà đất do bà Tư chết để lại cho chị Hương thừa kế để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà vào ngày 19/6/1987, bà không biết. Năm 1997, chị Hương tiếp tục làm thủ tục đăng ký, kê khai nhà đất bà cũng không biết. Năm 1998, bà về nước, chị Hương lập "Tờ cam kết" ngày 6/5/1998 có nội dung: nguyên căn nhà 111 đường Cách Mạng Tháng Tám hiện chị Hương đang ở nguồn gốc nhà đất thuộc sở hữu của bà, nay bà đồng ý cho chị Hương đứng tên, nếu sau này có sự mua bán, cho thuê, chuyển đại nhà đất thì phải có sự đồng ý của bà và chị Hương. Ngày 12/3/2002, chị Hương được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất. Ngày 26/3/2002, chị Hương tự ý bán toàn bộ nhà và chuyển nhượng đất cho bà Nguyễn Thị Phẩm không được sự đồng ý của bà. Bà Phương yêu cầu Toà án hủy hợp đồng mua bán nhà đất giữa chị Hương với vợ chồng ông Vũ Hồng Tăng, bà Nguyễn Thị Phẩm, trả lại nhà đất cho bà. Bà đồng ý cho chị Hương 80m2 đất theo giấy cho đất lập năm 1971. - Bị đơn là chị Huỳnh Thị Thu Hương trình bày: Nhà tranh chấp do mẹ chị là bà Tư xây năm 1961, đất có thể do cụ Huỳnh Sâm cho mẹ chị. Năm 1963, mẹ chị mua lại những dụng cụ Nhà bảo sanh Minh Đức của bác sỹ Vương Tú Toàn. Năm 1971, bà Phương cho mẹ chị 80m2 đất và mẹ chị đã xây một căn nhà nhỏ năm 1985, mẹ chị chết không để lại di chúc, chị là con duy nhất nên được thừa kế toàn bộ và đất của mẹ chị để lại. Do sử dụng nhà đất ổn định nên năm 1987 chỉ làm thủ tục đăng ký và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà 111 đường Cách Mạng Tháng Tám. Năm 1976 , bà Phương xuất cảnh diện con bảo lãnh, bà Phương không làm thủ tục ủy quyền quản lý tài sản do thực tế bà không còn tài sản nào ở Việt nam và cũng không đăng ký, kê khai nhà đất theo quy định của pháp luật. Năm 1997, chị đăng ký, kê khai theo quy định của Nhà nước và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ngày 12/03/2002. Năm 1998, bà Phương về nước có lập sẵn một tờ cam kết, chị đã ký tên trong trạng thái tinh thần không minh mẫn và không có chứng thực của chính quyền địa phương. Ngày 26/3/2002, chị bán toàn bộ nhà đất cho bà Phẩm với giá 200 lượng vàng. Nay chị không đồng ý với yêu cầu của bà Phương. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là vợ chồng bà Nguyễn Thị Phẩm và ông Vũ Hồng Tăng trình bày: Ngày 26/3/2002, ông bà đã lập hợp đồng mua nhà 111 đường Cách Mạng Tháng Tám của chị Hương trên diện tích đất 432,8m2, đã được chứng thực của Ủy ban nhân dân phường và hồ sơ chuyển nhượng đã làm ở Ủy ban dân nhân thành phố Biên Hòa. Ông bà đã thanh toán xong số tiền mua bán như chị Hương trình bày, nhưng do bà Phương có tranh chấp nên việc sang tên quyền sở hữu nhà chưa thực hiện được. Nay ông bà yêu cầu chị Hương tiếp tục thực hiện hợp đồng. Tại bản án dân sự sơ thẩm số 08/2007/DS-ST ngày 12/7/2007, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai quyết định : Chị Hương được sở hữu căn nhà số 111 có diện tích 230,95m2 và được quyền sử dụng diện tích đất 432,8m2 thuộc thửa 36, tờ bản đồ số 07 phường Hòa Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (có căn nhà tọa lạc ở trên). Chị Hương có trách nhiệm thanh toán 1/2 giá trị diện tích nhà và đất cho bà Phương là 100 lương vàng SJC. Tách và dành quyền khởi kiện cho ông Tăng, bà Phẩm đốí với chị Hương bằng vụ kiện khác về hợp đồng chuyển nhượng nhà và quyền sử dụng đất nếu có yêu cầu và còn thời hiệu khởi kiện. Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí. Ngày 20/7/2007, đại diện của bà Hàng Tuyết Phương là ông Hàng Võ kháng cáo yêu cầu chị Huỳnh Thị Thu Hương trả là diện tích đất hoặc trả theo giá thị trường. Ngày 25/7/2007, chị Huỳnh Thị Thu Hương kháng cáo đề nghị được xem xét lại. Tại bản án dân sự phúc thẩm số 387/2007/DSPT ngày 29/1l/2007, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định: Bác yêu cần khơỉ kiện đòi tài sản và đất của bà Hàng Tuyết Phương (ủy quyền cho ông Hàng Võ) đối với chị Huỳnh Thị Thu Hương. Chị Huỳnh Thị Thu Hương được quyền sở hữu nhà và đất tại số 111 đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Hòa Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai theo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số 4701020384 ngày 12/3/2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai. Các phần quyết định khác của án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật. Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí. Ngày 20/1 2/2007, bà Hàng Tuyệt Phương khiếu nại đề nghị Tòa án chấp thuận yêu cầu đòi lại nhà đất của bà, hoặc trả giá trị 1/2 nhà đất theo giá thị trường. Tại Quyết định số 900/2010/KN-DS ngày 26/11/2010, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm số 387/2007/DSPT ngày 29/11/2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, hủy ban án phúc thẩm nêu trên và huỷ bản án dân sự sơ thẩm số 08/2007/DS-ST ngày 12/7/2007 của Toà án nhân dân tỉnh Đồng Nai; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm. Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. XÉT THẤY: Theo tài liệu trong hồ sơ vụ án có cơ sở xác định đất tranh chấp diện tích 432,8m2 tại số nhà 111 đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Hòa Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai do bà Hàng Tuyết Phương tạo lập năm 1953 và xây nhà năm 1961, có giấy tờ mua bán, xây dựng và được chính quyền chế độ cũ xác nhận. Sau khi xây nhà xong bà Phương để cho mẹ là cụ Huỳnh Sâm, chị gái là bà Huỳnh Thị Tư và chị Huỳnh Thị Thu Hương (được bà Tư nhận làm con nuôi vào năm 1967) sử dụng. Năm 1971, bà Phương viết giấy đồng ý coi một phần đất của bà thương cho bà Tư 80m2 (tại phần đất tranh chấp nêu trên) để bà Tư xây dựng nhà cho bà Tư và cụ Sâm ở; nay bà Phương vẫn đồng ý cho chị Hương phần đất này. Trước và sau khi xuất cảnh sang nước Pháp năm 1976 bà Phương không ủy quyền quản lý sử dụng, bán, tặng cho nhà đất cho ai, nên năm 1987 chị Hương tự kê khai và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà là không đúng quy định. Năm 1998, chị Hương đã ký “Tờ cam kết" với bà Phương, có nội dung thừa nhận nhà đất tranh chấp thuộc quyền sở hữu của bà Phương, bà Phương đồng ý để chị Hương đứng tên quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất nếu sau này có sự mua bán cho thuê, chuyển đổi nhà đất nói trên phải có sự đồng ý của bà phương và chị Hương. Ngày 12/3/2002, chị Hương được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất; chỉ hai ngày sau (ngày 14/3/2002), chị Hương ký hợp đồng bán toàn bộ nhà đất nêu trên cho vợ chồng ông Vũ Hồng Tăng và bà Nguyễn Thị Phẩm với giá 200 lượng vàng. Khi tranh chấp xảy ra (năm 2002) bà Phương yêu cầu hủy hợp đồng mua bán nhà đất giữa chị Hương với vợ chồng ông Tăng, bà Phẩm và được lấy lại nhà đất, đồng ý cho chị Hương 100 lượng vàng và 80m2 đất đã cho bà Tư năm 1971; còn chị Hương không đồng ý trả nhà đất, chỉ đồng ý trả bà Phương 66 lượng vàng (BL 91,92,93) Như vậy, nhà đất tranh chấp bà Phương chưa bán, tặng cho ai và không bị Nhà nước quản lý. Chị Hương không có chứng cứ chứng minh bà Phương đã cho bà Tư toàn bộ nhà đất này nên chị Hương không có quyền thừa kế tài sản tranh chấp. Chị Hương viết cam kết năm 1998 với bà Phương đã thừa nhận nhà đất tranh chấp vẫn thuộc quyền sở hữu và sử dụng của bà Phương. Từ sau khi có cam kết, bà phương không có văn bản nào bán, tặng cho chị Hương nhà đất của bà Phương. Vì vậy, nhà đất tranh chấp vẫn thuộc quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp của bà Phương, nhưng giao cho chị Hương 80m2 đất bà Phương cho bà Tư và giao cho chị Hương một phần đất do có công sức duy trì tài sản, tổng cộng tương đương là diện tích đất tranh chấp, như Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định là phù hợp. Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng bà Tư quản lý tài sản trong thời gian dài, chị Hương đã kê khai và đo được thừa kế của bà Tư, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, từ đó bác yêu cầu của bà Phương là không đứng. Khi đã xác định nhà đất tranh chấp vẫn thuộc quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp của bà Phương thì phải xác định chị Hương không có quyền bán. Lẽ ra, phải giải quyết đồng thời trong cùng vụ án này về việc có công nhận hay không công nhận hợp đồng mua bán nhà đất giữa chị Hương với vợ chồng ông Tăng, bà Phẩm; phải thu thập chứng cứ làm rõ nếu người mua là ngay tình thì xem xét công nhận quyền sở hữu nhà, sử dụng đất cho người mua theo quy định tại Điều 258 Bộ luật dân sự; nếu người mua biết rõ nguồn gốc nhà đất của bà Phương nhưng vẫn tiến hành mua thì xem xét lỗi của đôi bên và giải quyết hợp đồng vô hiệu theo quy định; phải định giá nhà đất theo thị trường để buộc chị Hương trả một phần giá trị nhà đất cho bà Phương. Tòa án cấp sơ thẩm không xem xét các nội dung trên, tách quan hệ mua bán nhà đất giữa chị Hương với ông Tăng, bà Phẩm để giải quyết trong vụ án khác nếu đương sự có yêu cầu là không giải quyết toàn diện vụ án. Bởi các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 297 và Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 ngày 29/3/2011 của Quốc hội). QUYẾT ĐỊNH: Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 387/2007/DSPT ngày 29/11/2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và bản án dân sự sơ thẩm số 08/2007/DS-ST ngày 12/7/2007 của Toà án nhân dân tỉnh Đồng Nai về vụ án “Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản” giữa nguyên đơn là bà Hàng Tuyết Phương với bị đơn là chị Huỳnh Thị Thu Hương; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn Thị Phẩm, ông Vũ Hồng Tăng, anh Vũ Hồng Anh, chị Vũ Lệ Anh, chị Vũ Vân Anh và anh Vũ Nam Anh; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM SỐ 06/2009/KDTM-GĐT NGÀY 15-7-2009 VỀ VỤ ÁN TRANH CHẤP GIỮA CÁC THÀNH VIÊN CÔNG TY HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Ngày 15 Tháng 7 năm 2009, tại trụ sở Toà án nhân dân tối cao đã mở phiên toà giám đốc thẩm xét xử vụ án kinh doanh, thương mại tranh chấp giữa các thành viên của Công ty với nhau, có các đương sự: 1.Nguyên đơn: Chị Hoàng Thị Hương; trú tại tổ 1, khu 9, phường Hà Trung, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; - Chị Bùi Thị Thanh Hương; trú tại tổ 8, khu 3, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; - Chị Nguyễn Thị Ngọc Lan; trú tại tổ 1, khu 1, phường Hoà Lạc, thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh; người đại diện theo uỷ quyền của chị Nguyễn Thị Ngọc Lan; Luật sư Phạm Văn Lợi, Đoàn luật sư tỉnh Quảng Ninh; 2.Bị Đơn: Chị Đặng Thị Dịu; trú tại tổ 105, khu 6, phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; 3. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Bà Lê Thị Hộ, chị Đặng Thu Hương, chị Đặng Thị Xuân, đều trú tại tổ 3 khu 10, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. NHẬN THẤY Các nguyên đơn trình bày: Chị Đặng Thị Dịu (là con gái ông Đặng Tất Lộc - nguyên giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Long; ông Lộc đã chết tháng 11/2004) là thành viên có ghi danh, có ý định chiếm đoạt tài sản Công ty nên đã triệu tập Hội nghị thành viên Công ty, bầu cử người trong gia đình không phải là thành viên Công ty, chiếm quyền quản lý cơ sở kinh doanh của Công ty, chiếm đoạt con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngăn cản không cho các thành viên khác vào Công ty đến cơ sở kinh doanh để làm việc và quản lý tài sản của Công ty. Các nguyên đơn khởi kiện với yêu cầu Toà án buộc chị Đặng Thị Dịu trả lại cho tập thể con dấu, Giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khách sạn Hoàng Long, trả lại toàn bộ giấy tờ, sổ sách của danh nghiệp mà chị Dịu đang chiếm giữ; không chấp nhận tư các Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm giám đốc Công ty Hoàng Long của chị Đặng Thị Dịu; việc cấp lại Giấy đăng ký kinh doanh cho Công ty là không hợp pháp phải thu hồi, huỷ bỏ. Bị đơn - Chị Đặng Thị Dịu trình bày: Công ty Hoàng Long thành lập và hoạt động từ năm 1993; chị Dịu là thành viên chính thức của Công ty từ khi thành lập cho đến nay. Ngày 29/11/2004, ông Đặng Tất Lộc - Giám đốc Công ty ốm chết; trước khi chết ông Lộc không để lại di chúc. Ngày 16/4/2005, ông Bùi Hữu Cần nhân danh Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập cuộc họp Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, bổ nhệm chị Hoàng Thị Hương làm Giám đốc Công ty; số người tham gia cuộc họp chỉ chiếm 24,82% tổng số vốn góp của các thành viên Công ty. Không chấp nhận kết quả cuộc họp nói trên, ngày 24/4/2005 các thành viên Công ty Hoàng Long chiếm 75,77% vốn điều lệ đã triệu tập Đại hội thành viên Công ty; số thành viên chiếm 24,82% vốn điều lệ không tham gia Đại hội. Đại hội đã bầu chị Đặng Thị Dịu làm Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm giám đốc Công ty Hoàng Long; số biểu quyết chiếm 75,77% vốn đều lệ. Tại Đại hội này các thành viên đã nhất chí Điều lệ Công ty sửa đổi lần thứ nhất cho phù hợp với Luật Doanh nghiệp 1999. Ngày 24/6/2005, Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2202000999 thừa nhận danh sách các thành viên, chị Đặng Thị Dịu là người đại diện theo pháp luật của Công ty. Chị Dịu đề nghị bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đứng về phía bị đơn đều đề nghị bác đơn yêu cầu của nguyên đơn. Tại bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 04/KDTM-ST ngày 18/10/2005, Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh quyết định: áp dụng các Điều 37, 38, 39 Luật Doanh nghiệp năm 1999: không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn gồm: chị Hoàng Thị Hương, chị Bùi Thị Thanh Hương, chị Nguyễn Thị Ngọc Lan. Ngoài ra, Hội đồng xét xử còn quyết định về án phí và quyền kháng cáo của các đương sự theo quy định của pháp luật. Ngày 03/10/2005, chị Hoàng Thị Hương và chị Nguyễn Thị Ngọc Lan có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm. Ngày 01/11/2005, chị Bùi Thi Thanh Hương có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm. Tại bản án kinh danh, thương mại phúc thẩm số 31/2006/KDTM-PT ngày 14/02/2006, Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội quyết định: Không chấp nhận kháng cáo của các nguyên đơn gồm: chị Hoàng Thị Hương, chị Bùi Thị Thanh Hương, chị Nguyễn Thị Ngọc Lan; giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm. Sau khi xét xử phúc thẩm, chị Hoàng Thị Hương, chị Bùi Thị Thanh Hương, chị Nguyễn Thị Ngọc Lan có nhiều đơn đề nghị xét lại bản án phúc thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm với nội dung: + Không chấp nhận chị Đặng Thị Dịu là thành viên Công ty Hoàng Long vì không có vốn góp vào Công ty; Biên bản họp ngày 8/3/1998 không chính xác, chị Dịu không ký xác nhận, không có chứng từ góp vốn vào Công ty Hoàng Long; + Không chấp nhận bà Lê Thị Hộ, chị Đặng Thị Xuân, chị Đặng Thị Hương là thành viên Công ty. + Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có sự gian lận nên đề nghị xử huỷ bỏ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cấp lại. Tại Quyết định số 04/2009/KN-KDTM-TKT ngày 10/02/2009, Chánh án Toà án nhân dân tối cao kháng nghị Bản án kinh doanh thương mại số 31/2006/KDTM-PT ngày 14/02/2006 của Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao và đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm theo hướng huỷ Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 31/2006/KDTM-PT ngày 14/02/2006 của Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội và Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 04/2005/KDTM-ST ngày 18/10/2005 của Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh; giao hồ sơ vụ án về Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật. Tại phiên toà giám đốc thẩm, đại điện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phát biểu ý kiến nhất trí một phần nội dung kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao về việc Toà án các cấp sơ thẩm và phúc thẩm xác định: “Phòng đăng ký kinh doanh… cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2202000999 ngày 24/6/2005 cho Công ty Hoàng Long (sau khi các đương sự đã khởi kiện vụ án) là hợp pháp, có căn cứ pháp luật” nhưng lại kiến nghị với Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Long và Phòng đăng ký kinh doanh… “xem xét lại tư cách thành viên Công ty của chi Bùi Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Ngọc Lan và trả lời cho Toà án biết” là không đúng pháp luật, vượt thẩm quyền” không đồng ý với các nội dung khác có liên quan đến vấn đề về tư cách thành viên Công ty và vốn góp của chị Đặng Thị Dịu; về tư cách thành viên Công ty của bà Lê Thị Hộ, chị Đặng Thị Thu Hương, chị Đặng Thị Xuân; về yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn… XÉT THẤY 1. Về tư cách thành viên Công ty Hoàng Long và vốn góp của chị Đặng Thị Dịu. Căn cứ Biên bản cuộc họp ngày 06/6/1993 (bản sao không có chứng thực) và Điều lệ Công ty năm 1993 (bản sao không có chứng thực), Giấy phép thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn số 001113/GP/TLDN ngày 10/10/1993 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh cấp cho Công ty Hoàng Long, Giấy chuyển nhượng khoản vốn góp thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Long đề ngày 10/10/2004 giữa ông Vũ Công Hưng và chị Đặng Thị Dịu thì chị Đặng Thị Dịu là sáng lập viên Công ty TNHH Hoàng Long và có vốn điều lệ là 90 triệu đồng. Riêng khoản tiền 350.000.000 đồng thì chưa đủ căn cứ vững chắc để xác định là vốn góp của chị Đặng Thị Dịu; bởi vì: trong hồ sơ vụ án không có tài liệu nào thể hiện việc chuyển nhượng hợp pháp số tiền 350.000.000 đồng từ ông Lộc sang chị Dịu theo quy định của pháp luật; Biên bản họp Hội đồng quản trị ngày 8/3/1998 là bản sao từ sổ ghi biên bản không có công chứng, chứng thực hợp pháp, không đủ độ tin cậy; hơn nữa, trong hồ sơ vụ án có tài liệu thể hiện ngày 30/8/1998 ông Lộc và chị Hoàng Thị Hương ký tên và đóng dấu vào bản danh sách sáng lập viên góp vốn, nhưng trong bản danh sách này không có tên chị Dịu. 2. Về tư cách thành viên Công ty Hoàng Long của bà Lê Thị Hộ và các chị Đặng Thị Thu Hương, Đăng Thị Xuân: - Bà Lê Thị Hộ là vợ ông Đặng Tất Lộc (giám đốc Công ty đã chết tháng 11/2004); các chị Đặng Thu Hương, Đặng Thị Xuân là con ông Đặng Tất Lộc. Ông Lộc chết không để lại di chúc. Ngày 16/12/2004, bà Lê Thị Hộ cùng các con Đặng Thị Dịu, Đặng Thu Hương, Đặng Thị Xuân, Đặng Thị Thường, Đặng Tất Bình lập “Văn bản thoả thuận” cử bà Hộ, chị Xuân, chị Hương “là người quả lý di sản phần vốn góp của ông Lộc tại Công ty TNHH Hoàng Long..”; “bà Hộ, chị Xuân, chị Hương được quyền duy trì vốn góp của ông Lộc tại Công ty TNHH Hoàng Long để tiếp tục cùng Công ty thực hiện kinh doanh dịch vụ…” (BL 283). - Căn cứ Biên bản họp Hội đồng thành viên Công ty TNHH Hoàng Long ngày 12/3/2005 thì Hội đồng thành viên Công ty Hoàng Long đã “chấp nhận văn bản thoả thuận thừa kế vốn góp trong Công ty của ông Đặng Tất Lộc kèm theo văn bản thoả thuận của gia đình ngày 16/12/2004” (BL 149). Chị Hoàng Thị Hương và những người đại diện cho chi Bùi Thị Thanh Hương (là ông Bùi Hữu Cầu) và chị Nguyễn Ngọc Lan (là ông Nguyễn Hữu Chính) đều đã ký biên bản này (BL59). Như vây, có thể xác định bà Hộ, chị Xuân, chị Hương đã được Hội đồng thành viên Công ty chấp nhận là những người thừa kế quyền, nghĩa vụ của ông Lộc; nhưng họ đã chính thức trở thành thành viên Công ty theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp 1999 hay chưa thì chưa đủ căn cứ khẳng định vì ngày 20/4/2005 bà Hộ, chị Xuân, chị Hương lại có đơn đề nghị công nhận thành viên Hội đồng Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Long. 3. Về yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn và việc việc giải quyết của Toà án các cấp: - Tại đơn khởi kiện đề ngày 15/6/2005 các chị Nguyễn Thị Ngọc Lan, Bùi Thị Thanh Hương, Hoàng Thị Hương đề nghị Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh buộc chị Đặng Thị Dịu phải trả lại cho tập thể con dấu, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khách sạn Hoàng Long để các sáng lập viên tổ chức lại toàn bộ sổ sách giấy tờ của doanh nghiệp; do ông Lộc đã chết, vì vậy buộc Công ty phải thực hiện lập lại báo cáo tài chính từ năm 1993 đến nay.. (BL01). - Tại Biên bản lấy lời khai ngày 06/7/2005 ông Bùi Hữu Cầu (đại diện theo uỷ quyền của chị Bùi Thị Thanh Hương) giữ nguyên yêu cầu trên; ngoài ra, còn cho rằng chị Dịu có tên trong danh sách thành viên sáng lập nhưng không góp vốn (BL 218). Tại biên bản lấy lời khai ngày 08/8/2005, ông Cầu, ông Chính, chị Hoàng Thị Hương đều không thừa nhận chị Dịu có góp vốn vào Công ty; không thừa nhận tư cách thành viên Công ty của bà Hộ, chị Dịu, chị Hương, chị Xuân; không đồng ý với việc xác định vốn góp của các thành viên Công ty tại biên bản họp ngày 8/3/1998; không thừa nhận kết quả Đại hội thành viên Công ty ngày 24/4/2005 (BL 260-262). Với các căn cứ nêu trên, việc Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh thụ lý đơn khởi kiện của các nguyên đơn để giải quyết bằng vụ án kinh doanh, thương mại tranh chấp giữa các thành viên của Công ty với nhau.. là đúng quy định tại khoản 3 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự và hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao tại điểm b tiểu mục 3.5 mục 3 phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ.HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Tuy nhiên, do chưa đủ căn cứ vững chắc để xác định phần vốn góp của chị Đặng Thị Dịu như nêu trên và về tư cách thành viên của bà Hộ, các chị Xuân, Hương cũng chưa có đủ căn cứ vững chắc để kết luận nên tính hợp pháp của Đại hội thành viên Công ty Hoàng Long ngày 24/4/2005 cần được xem xét lại. - Toà án cấp sơ thẩm xác định: “Phòng đăng ký kinh doanh… cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2202000999 ngày 24/6/2005 cho Công ty Hoàng Long (sau khi các đương sự đã khởi kiện vụ án) là hợp pháp, có căn cứ pháp luật” nhưng lại kiến nghị với Công ty TNHH Hoàng Long và Phòng đăng ký kinh doanh… “xem xét lại tư cách thành viên Công ty của chi Bùi Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Ngọc Lan và trả lời cho Toà án biết” là không đúng pháp luật, vượt thẩm quyền. Toà án cấp phúc thẩm đã không phát hiện những sai lầm của Toà án cấp sơ thẩm và quyết định giữ nguyên các quyết định của bản án sơ thẩm là không đúng pháp luật. Bởi các lẽ trên; căn cứ vào khoản 3 Điều 291; khoản 3 Điều 297; khoản 1,2 Điều 299 của Bộ luật tố tụng dân sự. QUYẾT ĐỊNH Huỷ bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 31/2006/KDTM-PT ngày 14-2-2006 của Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hà Nội và bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 04/2005/KDTM-ST ngày 18/10/2005 của Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh; giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.