Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2012

ĐỀ CƯƠNG XU HƯỚNG PHAT TRIỂN HNGĐ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH








ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM








TP. HỒ CHÍ MINH 2012


Khóa đào tạo: Thạc sỹ Luật học
Môn học: Quá trình hình thành và xu hướng phát triển của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
Mã môn học: Chuyên ngành dân sự
Số tín chỉ: 02 tín chỉ
Học kỳ:
Môn học: Bắt buộc 
Tự chọn ×

1. Thông tin về giảng viên có thể tham gia giảng dạy :
- PGS.TS. Nguyễn Thị Hoài Phương Email: nthphuong@hcmulaw.edu.vn
- TS Nguyễn Văn Tiến Email: nvtien@hcmulaw.edu.vn
tienklds@yahoo.com
2. Các môn học tiên quyết :
- Triết học
- Phương pháp nghiên cứu khoa học
3. Các môn học kế tiếp: Các môn chuyên ngành bắt buộc
4. Mục tiêu chung của môn học
Mục tiêu nhận thức: Sau khi kết thúc thành công môn học, học viên có thể:
Về kiến thức:
- Nắm được phương pháp nghiên cứu và vị trí của môn học.
- Nhận thức được quá trình hình thành của pháp luật hôn nhân và gia đình, và xu thế phát triển của thành của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
- Xác định được các xu hướng phát triển của hôn nhân và gia đình và dự báo về sự sự phát triển đó
- Đề xuất các giải pháp để áp dụng trong thực tiễn cũng như kiến nghị trong công tác lập pháp về hôn nhân và gia đình.
 Kỹ năng:
- Hình thành kỹ năng tìm kiếm, thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin từ các nguồn khác nhau liên quan đến sự phát triển của pháp luật hôn nhân và gia đình
- Có kỹ năng phân tích, bình luận, đánh giá và so sánh giữa chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam với các nước và giữa các giai đoạn khác nhau về pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
- Có khả năng vận dụng những tri thức đã được học vào việc nghiên cứu các khuynh hướng phát triển của pháp luật hôn nhân và gia đình và nghiên cứu những vấn đề có mối liên quan trong chương trình đào tạo.
- Nhận xét, đánh giá từ góc độ lý luận và thực tiễn về sự hình thành và các xu hướng phát triển của pháp luật hôn nhân và gia đình và đưa ra các ý kiến cá nhân về các giải pháp pháp lý đối với các vấn đề trên
 Thái độ:
- Nhận thức đúng đắn, khách quan,, toàn diện, phát triển về pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
- Nâng cao trình độ nhận thức về pháp luật hôn nhân và gia đình và khả năng ứng dụng pháp luật trong việc hành nghề luật
- Dự báo và có các giải pháp tích cực về các xu hướng phát triển của pháp luật hôn nhân và gia đình trong thời gian hiện tại và tương lai.
Các mục tiêu khác:
- Góp phần phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm
- Góp phần phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi
- Góp phần trau dồi, phát triển năng lực đánh giá
- Góp phần rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, theo dõi kiểm tra việc thực hiện chương trình học tập
5. Mục tiêu nhận thức chi tiết:
- Nhận biết quá trình hình thành và xu hướng phát triển của luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
- Tổng kết, đánh giá về quá trình hình thành, phát triển của luật hôn nhân và gia đình và dự báo về sự phát triển đó.
- Phân tích được những điều kiện, hoàn cảnh tác động đến quá trình hình thành luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
- Nắm vững các quy định về pháp luật hôn nhân và gia đình và khả năng phân tích, ứng dụng trong thực tiễn cũng như kiến nghị lập pháp.
6. Tóm tắt nội dung: Môn học có 02 tín chỉ bao gồm :

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
1. Bản chất của hôn nhân và gia đình
1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về hôn nhân và gia đình
1.1.1. Nguồn gốc gia đình
- Thời đại mông muội
- Thời đại dã man
- Thời đại văn minh
1.1.2. Thị tộc và sự ra đời của nhà nước
1.2. Các quan điểm khác về hôn nhân và gia đình
1.3. Phân loại gia đình
2. Lịch sử pháp luật về hôn nhân và gia đình
2.1. Pháp luật về hôn nhân và gia đình trong thời kỳ cổ đại
2.2. Pháp luật về hôn nhân và gia đình trong thời kỳ phong kiến
2.3. Hôn nhân và gia đình theo pháp luật của một số nước trên thế giới
2.4. Pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam
2.4.1. Giai đoạn trước năm 1945
2.4.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 2000
2.4.3. Giai đoạn từ năm 2000 đến nay

Chương 2: BIẾN ĐỔI HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM
1. Những nhân tố tác động đến sự phát triển của gia đình
1.1. Công nghiệp hóa và biến đổi gia đình
1.2. Toàn cầu hóa và biến đổi gia đình
2. Biến đổi gia đình ở Việt Nam
2.1. Sự biến đổi chức năng gia đình
- Chức năng kinh tế
- Chức năng sinh đẻ
- Chức năng xã hội hóa
- Chức năng tâm lý-tình cảm
3. Sự biến đổi cấu trúc gia đình
3.1. Sự biến đổi quan hệ hôn nhân
- Tuổi kết hôn
- Lựa chọn hôn nhân và khoảng cách địa lý
- Tiêu chuẩn lựa chọn hôn nhân
- Quyền quyết định hôn nhân
- Nghi thức kết hôn
- Nơi cư trú của vợ chồng
- Chung sống không đăng ký kết hôn
3.2. Sự biến đổi quan hệ vợ chồng
- Quan niệm người chủ gia đình
- Phân công lao động giữa vợ và chồng
- Kiểm soát các nguồn lực trong gia đình
- Bạo lực gia đình
3.3. Sự biến đổi quan hệ giữa các thành viên trong gia đình
- Giữa cha mẹ và con
- Giữa các thành viên khác

Chương 3: GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VIỆC BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH
3.1. Quan điểm về gia đình
3.2. Những vấn đề đặt ra từ sự biến đổi của gia đình Việt Nam
3.3. Các giải pháp xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế

7. Học liệu
7.1. Sách
- Ph.Ăngghen: Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước, NXB Sự thật, Hà nội 1961
- Montesquieu: Tinh thần pháp luật, NXB Đà nẵng 2010
- Khuất Thu Hồng, Gia đình truyền thống-một số tư liệu xã hội học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1996
- Nguyễn Văn Nam: Lịch sử Việt Nam, NXB Thời đại, 2010
- Phan Đại Doãn: Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998
- Vũ Tuấn Huy: Xu hướng gia đình ngày nay, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2004
- Vũ Ngọc Khánh: Văn hóa gia đình Việt Nam, NXB Thanh niên, Hà nội 2007
- Đặng Phương Kiệt: Gia đình Việt Nam- Các giá trị truyền thống và những vấn đề tâm-bệnh lý xã hội, NXB Lao động, Hà nội 2006
- Phan Ngọc: Vấn đề gia đình Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1998
- Lê Thi, Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2002
- Lê Ngọc Văn, Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội 1998
- Trần Thị Kim Xuyến: Gia đình và những vấn đề của gia đình hiện đại, NXB Thống kê, Hà nội 2001
- Lương Ninh: Lịch sử thế giới cổ đại, NXB Khoa học xã hội, 2010
- Jean Jacques Rousseau: Bàn về khế ước xã hội, NXB Đà Nẵng, 2010
- Nguyễn Thị Thọ: Xây dựng đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, 2011;
- Quốc triều hình luật, NXB Chính trị quốc gia, 1995;
- Trần Quang Trung: Nhận diện quyền dân sự trong bộ luật Hồng Đức, NXB Lao động, 2010;
- Nguyễn Văn Nam: Lịch sử Việt Nam, NXB Thời đại, 2010
- Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Các văn kiện quốc tế về quyền con người, NXB TPHCM, 1997;
- Mai Hồng Quỳ: Hành trình của quyền con người, NXB Tri thức, 2010
- Bộ Dân luật ngày 20/12/1972 Việt Nam cộng hòa
Các bài viết
- Minh Anh: Tư tưởng Nho giáo về gia đình và việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Triết học, 2005, số 10
- Lê Thị Tuyết Ba: Vấn đề bảo vệ các giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Tạp chí Triết học, 1999, số 1
- Đỗ Thái Đồng: Gia đình truyền thống và những biến thái ở Nam bộ Việt Nam, Tạp chí Xã hội học, 1990, số 3
- Hồ Ngọc Đại: Tam giác gia đình, Tạp chí Xã hội học, 1990, số 3
- Lê Thế Huệ: Về dân số Việt Nam thời cổ trung đại, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, 1991, số 6
- Trần Hàn Giang: Lịch sử phát triển của lý thuyết nữ quyền và lý thuyết giới, Tạp chí Gia đình và giới, 2003, số 6
- Lê Ngọc Văn: Một số quan điểm của lý thuyết nữ quyền trong nghiên cứu gia đình, Tạp chí Gia đình và giới, 2005, số 1
- Mai Huy Bích: Giới và thuyết nữ quyền phương Tây, Tạp chí Gia đình và giới, 2002, số 5
- Mai Huy Bích: Nâng cao tính khoa học của nghiên cứu gia đình, Tạp chí Gia đình và giới, 1999, số 3
- Lê Ngọc Văn: Một vài nét về thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay, Tạp chí Gia đình và giới, 2004, số 3
- http://ifgs.org.vn
- Các tài liệu khác
8.Phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá
a. Đánh giá thường xuyên:
- Kiểm diện
- Minh chứng tham gia seminar, làm việc nhóm, bài tập nhỏ.
b. Đánh giá định kỳ
Tiểu luận 20%
Bài thi cuối kỳ 80%

0 nhận xét:

Đăng nhận xét