Nghiên cứu đặc thù của gia đình Việt Nam truyền thống để xây dựng gia đình Việt Nam trong giai đoạn CNH, HĐH
I. Tổ chức thực hiện
- Cơ quan chủ trì: Vụ Gia đình - Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.
- Cơ quan phối hợp:
+ Viện Khoa học Dân số, Gia đình và Trẻ em.
+ Viện Gia đình và Giới, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
+ Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển
II. Lực lượng nghiên cứu
- Chủ nhiệm đề tài: TS. Ngô Thị Ngọc Anh – Vụ Gia đình
- Thư ký đề tài: CN. Hoàng Thị Tây Ninh – Vụ Gia đình
- Viết và chịu trách nhiệm báo cáo chính: Ths. Đặng Vũ Cảnh Linh
Nhóm tham gia thực hiện:
III. Nội dung đề tài
A. Phần mở đầu
1. Đặt vấn đề
Trong suốt quá trình lịch sử, gia đình Việt Nam đã hình thành nên một hệ thống các giá trị chuẩn mực trong cách ứng xử, trong nếp sống thể hiện quan niệm và cách lựa chọn riêng mang bản sắc của người Việt và tạo nên những nét đặc thù riêng của văn hoá gia đình Việt Nam.
Những xung đột giá trị trong quá trình chuyển đổi là một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên sự xáo trộn và không ổn định của gia đình.
Làm thế nào để gia đình Việt Nam vừa tiếp thu được những giá trị tiên tiến của nền văn minh công nghiệp, vừa phát huy được những giá trị, bản sắc tốt đẹp của gia đình truyền thống là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu về tính đặc thù của gia đình Việt Nam truyền thống vẫn chư¬a có những câu trả lời thống nhất và thoả đáng.
Các mối quan hệ trong gia đình Việt Nam truyền thống mang đậm màu sắc tư tưởng và ý thức hệ Nho giáo
Công thức của quan hệ vợ chồng trong gia đình người Việt, đó là: " Người chồng trị vì, người vợ cai quản"_ M. Durand và P. Huard (1954) trong công trình Nhận thức về Việt Nam (Connaissance du Vietnam )
Khái niệm gia đình truyền thống cũng có nhiều cách hiểu khác nhau giữa những người sử dụng nó
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định những đặc thù của gia đình Việt Nam truyền thống.
- Khẳng định những truyền thống tốt đẹp, tích cực cần được kế thừa, phát huy; đồng thời, nêu rõ những yếu tố lạc hậu, bảo thủ cần loại bỏ để tiến tới xây dựng gia đình Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xu thế toàn cầu hoá.
4. Đối tượng, khách thể và địa bàn nghiên cứu
Những đặc thù của gia đình Việt Nam truyền thống.
- Nhóm hộ gia đình thuộc 2 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ: tỉnh Nam Định, tỉnh Bắc Ninh.
- Nhóm cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo ban ngành, đoàn thể, các chuyên gia đầu ngành về văn hoá, lịch sử, dân tộc, những người am hiểu tại địa bàn nghiên cứu.
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đặc thù của gia đình Việt Nam truyền thống là một phạm trù rất rộng
Trong giai đoạn từ 6/2005 đến tháng 12/2006 sẽ tập trung vào việc nghiên cứu các giá trị truyền thống trong gia đình người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ - cái nôi văn hoá của người Việt, nơi tập trung đầy đủ nhất những đặc điểm văn hoá của gia đình Việt Nam truyền thống
6. Phương pháp nghiên cứu, mẫu nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu tài liệu, công trình khoa học có sẵn liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài:
* Phương pháp nghiên cứu hồi cứu:
* Phương pháp phân tích, tổng hợp:
6.2. Phương pháp trao đổi, xin ý kiến chuyên gia:
6.3. Phương pháp khảo sát xã hội học:
6.4. Mẫu nghiên cứu:
- Mẫu nghiên cứu được lựa chọn: mỗi tỉnh chọn 2 huyện, mỗi huyện chọn 2 xã đại diện vào mẫu nghiên cứu. Tổng số: 8 xã/ 2 tỉnh.
- Phỏng vấn sâu: thực hiện phỏng vấn sâu 64 đối tượng (8 đối tượng/xã) bao gồm các chuyên gia, cán bộ quản lý, người dân. Đối tượng được lựa chọn đại diện cho hai loại gia đình: mở rộng và hạt nhân.
- Thảo luận nhóm: thực hiện 24 cuộc thảo luận nhóm; 3 nhóm/ xã (khoảng 10 - 15 người/ nhóm) bao gồm: 01 nhóm đại diện gia đình hạt nhân; 01 nhóm đại diện gia đình mở rộng và 01 nhóm thanh niên.
B. Nội dung nghiên cứu
1. Một số vấn đề lý luận trong nghiên cứu tính đặc thù gia đình của gia đình Việt Nam truyền thống.
*Một số khái niệm
Gia đình và các khái niệm liên quan
- Gia đình thường xuyên biến đổi theo sự thay đổi của xã hội và chắc chắn, nó sẽ để lại những hậu quả trực tiếp hay gián tiếp trên mỗi thành viên hay mỗi quá trình mà nó tham gia
- Theo hướng vĩ mô: gia đình được hiểu như một thiết chế với cấu trúc và những chức năng xã hội nhất định_ G.Endrweit và G.Trommsdorff; "La Sociologie et les sciences de societe" của nhóm tác giả người Pháp
Theo hướng vi mô, gia đình được định nghĩa là một nhóm xã hội với những tiêu chí cụ thể, bao gồm có hôn nhân, huyết thống và cùng chia sẻ các lợi ích cũng như nền văn hoá chung; và các tiêu chí về quan hệ nghĩa dưỡng, quan hệ giới, khuyết thiếu (nảy sinh từ các hình thức sống mới của gia đình trong xã hội hiện đại)
- Song chủ yếu vẫn là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. Việc nhìn nhận, đánh giá gia đình cần được đặt trong trong bối cảnh kinh tế, văn hoá, xã hội, vào từng thời điểm và từng góc độ nghiên cứu cụ thể
- Chúng tôi tạm coi: "Gia đình là một nhóm người, có quan hệ với nhau bởi hôn nhân, huyết thống hoặc quan hệ nghĩa dưỡng, có đặc trưng giới tính qua quan hệ hôn nhân, cùng chung sống, có ngân sách chung"
- Cấu trúc gia đình được xác định chính là những thành tố tạo nên gia đình và quan hệ qua lại giữa các thành tố đó. Nói một cách khác, cấu trúc gia đình là số lượng, thành phần và mối quan hệ giữa các thành viên và các thế hệ trong gia đình. Từ đây, ta có thể thấy gia đình được cấu trúc theo chiều dọc và chiều ngang: Chiều ngang là quan hệ hôn nhân và chiều dọc là quan hệ huyết thống.
* Chức năng gia đình
- Chức năng tái sản xuất con người
- Chức năng kinh tế
- Chức năng xã hội hóa
- Chức năng tình cảm
- Chức năng chăm sóc sức khỏe
- Nhiều người cho rằng, các chức năng gia đình đang chuyển từ môi trường nhỏ sang môi trường lớn hơn
- Nhiều nhà nghiên cứu về gia đình cũng đã phải thừa nhận rằng: khi xã hội có những thay đổi thì gia đình luôn có sự thích nghi, có thể là chậm hơn, thể hiện sự thủ cựu và tân tiến của nó
* Thiết chế gia đình
3 nhóm: Nhóm thứ nhất nhấn mạnh tính chất hữu hình có thể nhìn thấy được của thiết chế gia đình; Nhóm thứ hai nhấn mạnh tính chất vô hình, khó quan sát thấy của thiết chế gia đình; thứ ba thường thấy là sự dung hòa cả hai quan niệm trên
* Văn hóa gia đình
- Theo quan điểm xã hội học, văn hoá là đặc điểm riêng của con người và xã hội loài người. Văn hoá là tập hợp những hành vi và quan niệm mà con người học được với tư cách là thành viên của xã hội.
- Bản sắc văn hoá gia đình không phải là một mô hình bất biến. Nó có qui luật hình thành và phát triển riêng
- Văn hoá trong gia đình Việt Nam trong quá khứ được hình thành trên cơ sở kết hợp giữa nền văn hoá bản địa nảy sinh từ xã hội dựa trên nền tảng của nền sản xuất nông nghiệp lúa nước với hệ thống tư tưởng Nho giáo và triết lý đạo Phật về gia đình
Sự khác nhau giữa hai loại gia đình là gia đình Nho giáo và gia đình nông dân
- Khái niệm văn hoá gia đình trong nghiên cứu này có thể được hiểu là hệ thống những giá trị, chuẩn mực đặc thù điều tiết mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và giữa gia đình với xã hội, phản ánh bản chất của các hình thái gia đình đặc trưng cho các cộng đồng, các tộc người được hình thành và phát triển qua lịch sử lâu dài của đời sống gia đình, gắn liền với những điều kiện phát triển kinh tế, môi trường tự nhiên và xã hội.
Gia đình Việt Nam truyền thống
- Truyền thống là tập hợp những thói quen trong tư duy lối sống và ứng xử của một cộng đồng người nhất định, được hình thành trong lịch sử và trở nên ổn định, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác_Markarjan E.S
- Truyền thống có ba đặc tính cơ bản là tính cộng đồng, tính ổn định và tính lưu truyền. Gia đình Việt Nam truyền thống cũng mang những đặc trưng cơ bản đó
- Khái niệm Gia đình Việt Nam truyền thống được sử dụng ở đây tuân theo một ước lệ về mặt thời gian. Thực tế cho thấy những đặc trưng của gia đình Việt Nam truyền thống vẫn được lưu giữ trong nhiều gia đình hiện đại thông qua các giá trị nh¬ư truyền thống yêu nước, cần cù lao động, truyền thống hiếu học, tôn trọng tình cảm
- Tính đặc thù của gia đình Việt Nam truyền thống
- Tính đặc thù là những điểm khác nhau làm cho các sự vật và hiện tượng không trộn lẫn vào nhau được và chúng giúp người ta phân biệt được sự vật, hiện tượng này với sự vật và hiện tượng khác. Tính đặc thù cũng được hiểu là những đặc điểm hay những thuộc tính chỉ có riêng ở một hay một loại sự vật, hiện tượng và không có ở một hay một loại sự vật, hiện tượng khác.
- Tính đặc thù của gia đình là những đặc trưng bản chất của một loại hình gia đình, tạo nên sự khác biệt cơ bản giữa loại hình gia đình này với loại hình gia đình khác, được quy định bởi những điều kiện phát triển kinh tế xã hội trong một quá trình lịch sử lâu dài
Trong phạm vi đề tài này, tính đặc thù của gia đình Việt Nam truyền thống được đặt trong sự so sánh với gia đình Việt Nam hiện đại và gia đình các quốc gia khác
2. Cơ sở hình thành tính đặc thù của gia đình Việt Nam truyền thống.
*Về nền văn minh lúa nước
Việt Nam được nhìn nhận như một trong những cái nôi đầu tiên của lịch sử văn minh loài người
Nền văn minh sông Hồng lấy nông nghiệp trồng lúa nước_ phương thức sản xuất Châu Á và tổ chức xóm làng làm cơ sở
Gia đình gắn bó chặt chẽ với làng nước trong tư duy và trong hành dộng của người Việt cổ
Chế độ sở hữu ruộng đất và phân phối sản phẩm
Người Việt luôn có ý thức quý trọng ruộng đất, bảo vệ ruộng đất và các gia đình thường nhắc nhở nhau là "tấc đất, tấc vàng". ý thức về ruộng đất cũng là cơ sở tạo ra các giá trị tôn trọng của công, tôn trọng các thành quả lao động, quá trình sản xuất nông nghiệp. Nó cũng là tiền đề của lòng yêu làng xóm, quê hương và cao hơn là tình yêu đất nước.
*Về tổ chức xã hội theo làng - xã
Trước khi có nhà nước, ở nước ta làng là đơn vị tự trị hoàn toàn
Nét đặc trưng chủ yếu của giai đoạn sau khi có nhà nước với phương thức sản xuất Châu Á là sự thống nhất của các làng
việc tổ chức xã hội của người Việt đã hình thành nên làng xã với hai đặc tính nổi trội đó là tính cộng đồng và tính tự trị
Tổ chức quốc gia của người Việt
Tổ chức quốc gia ngay trong thời kỳ đầu của nhà nước phong kiến luôn bị sự chi phối của phương thức sản xuất nông nghiệp lúa nước
Ở Việt Nam "nước" là sự mở rộng của "làng"
Trong cách xử lý các vấn đề của đất nước, lý lẽ và tình cảm luôn là sự đan xen, chi phối lẫn nhau và bao giờ cũng dựa trên nguyên tắc "trong lý có tình"
Ảnh hưởng của Nho giáo trong xã hội truyền thống
Nho giáo ở Việt Nam không theo khuynh hướng "bình thiên hạ", mà mỗi nhà Nho đều theo ý thức về con đường của mình là học hành, thi cử, đỗ đạt, làm quan, giúp dân, giúp nước và cải tạo xã hội
Người Việt khi tiếp nhận Nho giáo đã tâm đắc chữ Nhân hơn cả. Trong gia đình, nếu Nho giáo đề cao chế độ phụ quyền khinh miệt phụ nữ, thì đối với người Việt, hình ảnh người mẹ, người vợ luôn có chỗ đứng trong suy nghĩ và đời sống tình cảm
Một số tư tưởng khác
- Phật giáo : sự du nhập và ảnh hưởng của Phật giáo góp phần hạn chế bớt sự cứng nhắc của tư tưởng Nho giáo đối với các mối quan hệ gia đình
- Đạo giáo : đạo giáo góp phần tạo nên sự gắn kết không chỉ giữa các thành viên trong gia đình mà còn tạo nên sự gắn bó giữa gia đình với cộng đồng làng xóm của mình
Nền văn hoá bản địa (văn hoá dân gian)
3. Những đặc thù của gia đình Việt Nam truyền thống.
3.1. Qui mô, cấu trúc gia đình Việt Nam truyền thống
Hình thức gia đình đông con và nhiều thế hệ_cùng chung sống trên một mảnh đất của tổ tiên: hình thức gia đình hạt nhân mở
Vấn đề hôn nhân trong gia đình Việt Nam truyền thống
Gia đình là đơn vị duy nhất được xã hội thừa nhận và cho phép tạo ra những công dân mới cho xã hội
Những qui định đối với hôn nhân trong xã hội cũ là rất ngặt nghèo, hiếm khi dựa trên cơ sở tình yêu mà mục đích chủ yếu là duy trì nòi giống và phát triển kinh tế. Nguyên nhân bởi: "ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn"; "nam nữ thụ thụ bất thân"
Quan hệ hôn nhân trong xã hội truyền thống thường được xây dựng trên cơ sở "Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống", và phải môn đăng hộ đối, có đẳng cấp gần nhau, thậm chí vị trí trong dòng họ cũng phải tương xứng
Sự phản kháng trong vấn đề định đoạt hôn nhân của cha mẹ cũng chỉ thường có ở nam giới còn phụ nữ thì rất hiếm trường hợp có đủ can đảm để làm việc đó
Tình trạng tảo hôn trước đây ở nước ta diễn ra khá phổ biến và với hầu hết người phụ nữ trong các gia đình đều được gả sớm, thậm chí có sự chênh lệch khá rõ về tuổi tác so với người chồng
"Có con mà gả chồng gần, có bát canh cần nó cũng mang cho". Thực tế này đã phản ánh tinh thần tự trị làng xã là khá đậm nét trong truyền thống và nếp nghĩ của người Việt trước đây
3.2. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình
* Quan hệ vợ chồng
Thời gian đầu hầu hết gia đình trẻ phải ở chung cùng bố mẹ
Ở riêng nhưng thực chất vẫn ở cùng bố mẹ trên cùng mảnh đất của tổ tiên, có khi chỉ cách nhau bức vách
Mối quan hệ khá phức tạp giữa mẹ chồng nàng dâu. Sự mâu thuẫn xung đột vợ chồng không bắt nguồn từ những nguyên nhân kinh tế như xã hội hiện đại mà trái lại hình thức phổ biến của những mâu thuẫn đều nằm trong hành vi và cách ứng xử của người phụ nữ với gia đình nhà chồng
Gia đình Việt Nam truyền thống được gắn kết một cách bền chặt là do tình nghĩa và trách nhiệm giữa các thành viên: Trong tình yêu kiểu x¬a cũ ấy, có hai yếu tố cơ bản là niềm tin và lòng thương nhau của hai con người có cùng cảnh ngộ. Hai yếu tố tin và thương ấy chính là cái nghĩa trong đạo vợ chồng (Lê Minh (chủ biên). 1994. Văn hoá gia đình Việt Nam và sự phát triển xã hội. Hà Nội. Nxb Lao động. Tr 88)
Trong mô hình gia đình truyền thống, mọi thành viên trong gia đình đều đón nhận và thụ hưởng sự hi sinh của phụ nữ...
Ngay cả trong vấn đề quan hệ tình dục, người vợ cũng luôn phải chịu sự bất công, họ ở trạng thái bị động và cam chịu
Tính ưu việt của gia đình truyền thống đặc biệt trong mối quan hệ vợ chồng: Sự chung thuỷ vợ chồng; sự hoà thuận gia đình
* Quan hệ cha mẹ - con cái
Gia đình chỉ hi vọng vào con trai, nhất là con trưởng để giữ gìn cơ nghiệp và duy trì gia thống. Sự giáo dục cho con gái trong gia đình thường mang tính hướng nội
Hiếu thảo là một đạo lý sâu xa trong mô hình gia đình truyền thống thể hiện mối quan hệ chiều dọc giữa cha mẹ và con cái
Sự tôn nghiêm, quy tắc của lễ giáo trong gia đình
Tình cảm và sự yêu thương của người mẹ, sự nghiêm khắc và răn đe của người cha
tinh thần trọng Mẫu của người Việt
* Các mối quan hệ khác trong gia đình
Quan hệ giữa ông bà - con cháu: "Theo lễ giáo phong kiến thì người cao tuổi nhất bao giờ cũng được tôn vinh. Thường thì cụ ông có tiếng nói quan trọng hơn để chỉ đạo gia đình, phát triển kinh tế và nuôi dạy con cháu".
(Phỏng vấn nam Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc - Bắc Ninh)
Quan hệ giữa các anh chị em: "Anh em như thể tay chân; Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần";"quyền huynh thế phụ"
4. Đặc điểm về chức năng của gia đình Việt Nam truyền thống.
Đặc điểm chức năng kinh tế của gia đình Việt Nam truyền thống
- Gia đình Việt Nam truyền thống là một đơn vị kinh tế độc lập, tự sản tự tiêu
- Người chồng, người cha trong gia đình đóng vai trò là trụ cột kinh tế, họ đồng thời nắm toàn bộ quyền kiểm soát về kinh tế gia đình
- Sự trì trệ, máy móc và bảo thủ trong hoạt động kinh tế gia đình luôn biểu hiện cùng cơ chế tổ chức và quản lý mang tính gia trưởng
- Đặc điểm chức năng tái sản xuất xã hội của gia đình Việt Nam truyền thống
- Đông con là một giá trị cơ bản của gia đình và xã hội truyền thống, "nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô", "con gái là con người ta"
- Đặc điểm chức năng xã hội hoá - giáo dục của gia đình Việt Nam truyền thống
- Nhắc đến nhiều nhất trong nội dung giáo dục của gia đình là đạo đức và cách sống làm người
- Sự đánh giá của xã hội với gia đình luôn lấy tiêu chí nhìn vào con cái
- Mục đích giáo dục trong gia đình truyền thống khác nhau theo loại hình gia đình, những nhà nghèo khó vẫn cố gắng cho con học đến nơi đến chốn
- Người cha thường giáo dục bằng sự nghiêm khắc, người mẹ thường giáo dục bằng sự nhân từ, "thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi"
"con hư tại mẹ, cháu hư tại bà"
Đặc điểm chức năng tình cảm, tâm lí của gia đình Việt Nam truyền thống
- Đề cao vai trò của các giá trị đạo đức và các giá trị đó chi phối hầu hết các mối quan hệ của gia đình
- Sự thương yêu, chăm sóc con cái hết lòng của cha mẹ đối với con cái, sự hiếu thảo của con cái với cha mẹ; sự gắn bó và yêu thương nhau giữa anh chị em, sự thuỷ chung, hoà thuận trong tình nghĩa vợ chồng
- Những tình cảm đối với gia đình cũng là cội nguồn của tình làng xóm quê hương và xa hơn là tình yêu đất nước: "cáo chết ba năm quay đầu về núi"
5. Đặc điểm về thiết chế của gia đình Việt Nam truyền thống.
- Gia đình là một thiết chế trung tâm của xã hội
"Gia đình là một thiết chế xã hội mang màu sắc dân tộc và đánh dấu tiến trình phát triển về văn hóa... Gia đình điều chỉnh chức năng của các cộng đồng ấy"_ Cố Giáo sư Trần Đình H¬ượu
- Gia đình không chỉ là đơn vị cuối cùng của xã hội mà còn là mẫu hình để tổ chức xã hội và nhà nước
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc ta được nâng lên thành đạo hiếu - đạo tổ tiên
- Người gia trưởng - đứng đầu gia đình chịu trách nhiệm trước pháp luật về hết thảy mọi hành vi của những người trong nhà
- Pháp luật phạt nhẹ lỗi của người bố mà trừng trị nghiêm khắc lỗi của con trai
- Gia đình cũng là nơi quan trọng nhất để duy trì đạo đức trung hiếu, được coi là giá trị nền tảng của xã hội truyền thống
- Gia đình là đơn vị kiểm soát cá nhân
- Từng cá nhân trong một gia đình bị ràng buộc và kiểm soát bằng luân lí, phong tục, lễ nghi và pháp luật
- Về hôn nhân và quan hệ vợ chồng: Cha mẹ quyết định, con cái nghe theo; Con trai sống độc thân bị coi là một hành động bất hiếu, con gái sống độc thân lại rất được coi trọng
- Người chồng phải giữ nghĩa với vợ, người vợ phải giữ tiết với chồng; tam tòng tứ đức
- Nước xét xử theo pháp luật thì nhà - gia đình đã thực hiện nhiệm vụ của nó, thực sự trở thành nơi sàng lọc và răn dạy các thành viên về đạo lí, quốc pháp
- Gia đình là một thiết chế gia trưởng
- Trong một gia đình cha ra cha, con ra con, anh ra anh, em ra em, chồng ra chồng và vợ ra vợ. Các mối quan hệ này được điều chỉnh bằng luân lý tam cương, ngũ thường và nó được cụ thể hoá thành gia qui
6. Vấn đề tiếp thu và kế thừa những giá trị của gia đình Việt Nam truyền thống.
6.1. Thực trạng và xu hướng biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay trong mối quan hệ với gia đình Việt Nam truyền thống
Quy mô trung bình của gia đình Việt Nam giảm từ 5,2 người/hộ (1997) xuống còn 4,5 người/hộ (1999)
Tỉ lệ gia đình ly hôn, ly thân ngày càng gia tăng
Sự sùng bái đồng tiền đã phá hoại không ít những giá trị truyền thống tốt đẹp trong gia đình
Sự giao lưu kinh tế thông qua xuất khẩu có khả năng làm năng động hoá các giá trị Việt Nam xưa vốn xem nặng tình nghĩa và nhẹ về lợi, tạo nên sự cạnh tranh mới trong cái hệ thống: dĩ hoà vi quý
Quá trình toàn cầu hoá cũng tạo ra những sự va đập giá trị, "sự đụng độ của những nền văn minh"
Hội nhập kinh tế, văn hoá khiến cho gia đình giờ đây cũng biến thành một đối tác để hợp tác.
Những tư tưởng gia trưởng, phụ quyền giờ đây dần đã không tồn tại nữa thay vào đó là sự bình đẳng, dân chủ trong gia đình.
Sự tan rã của gia đình nhiều thế hệ, xuất hiện xung đột thế hệ, những rạn nứt trong quan hệ gia đình cùng với tâm lý sính ngoại cũng đang là những vấn đề bức xúc trong gia đình
6.2.Tính tất yếu của việc giữ gìn, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp, loại bỏ các hủ tục, lạc hậu trong gia đình Việt Nam hiện nay
* Giữ gìn, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp, loại bỏ các hủ tục, lạc hậu và tiếp thu các giá trị hiện đại là xu hướng phát triển của mỗi gia đình
Mối quan hệ gia đình bao giờ cũng chặt chẽ hơn các quan hệ khác ngoài xã hội, cơ sở căn bản cho sự bền vững của các giá trị gia đình chính là sự chặt chẽ của quan hệ huyết thống_Ăngghen
Việc giáo dục các giá trị truyền thống tốt đẹp, tiếp thu các giá trị hiện đại mang tính tất yếu ngay trong chức năng giáo dục của gia đình
Trên cơ sở của một tinh thần chung là luôn chấp nhận, tiếp thu, đổi mới nhưng trên thực tế gia đình Việt Nam cũng sẵn sàng khép cửa, quay lưng với tất cả những gì không phù hợp với bản chất nhân đạo và đặc điểm sống của gia đình và xã hội
* Giữ gìn, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp, loại bỏ các hủ tục, lạc hậu và tiếp thu các giá trị hiện đại thể hiện trong chính đặc điểm lịch sử dân tộc Việt nam
Tinh thần hiếu học, chăm học, yêu nước thương nòi của con người Việt Nam
Vai trò to lớn của gia đình trong công cuộc xây dựng, đấu tranh gìn giữ nền độc lập tự chủ, đặc biệt là trong việc kiến tạo, xây đắp nên nền văn hoá đặc sắc của dân tộc
Việc tiếp thu có chọn lọc các kiến thức của nhân loại, kết hợp với việc kế thừa những giá trị cổ truyền của người Việt
* Giữ gìn, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp và loại bỏ các hủ tục, lạc hậu, tiếp thu các giá trị hiện đại là quy luật của sự phát triển xã hội
Trong nền văn hoá cũng như trong truyền thống của dân tộc bao giờ cũng có hai phần: phần biến đổi và phần ổn định
Đối với Châu Á, gia đình truyền thống là một điểm tựa tạo nội lực cho những bước phát triển mới
* Giữ gìn, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp và loại bỏ các hủ tục, lạc hậu, tiếp thu các giá trị hiện đại phù hợp với chính sách của Đảng và nhà nước về gia đình và đường lối phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng VIII tháng 6/1996
Chỉ thị 49/CT ngày 21/2/2005 về xây dựng gia đình thời kỳ CNH, HĐH
Chiến lược xây dựng gia đình Việt nam giai đoạn 2005 - 2010
Tiếp thu những giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam truyền thống
Những nguyên tắc trong việc tiếp thu những giá trị tốt đẹp và loại bỏ những yếu tố tiêu cực, lạc hậu của gia đình Việt Nam truyền thống
* Kế thừa có chọn lọc những giá trị truyền thống trong gia đình
* Phát huy và nâng cao những giá trị trong gia đình truyền thống
Tiếp thu, kế thừa những giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam truyền thống
Đối với quan hệ giữa cha mẹ và con cái, sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ là một giá trị cần thiết và quan trọng; trên nguyên tắc tình cảm, giảm bớt sự lễ nghi đôi khi thái quá, cực đoan của gia đình truyền thống; ngược lại, cha mẹ cũng luôn cần phải thương yêu, chăm sóc con cái như các cụ thường nói "cha từ tử hiếu"
Về quan hệ vợ chồng là sự hoà thuận và tình nghĩa thuỷ chung của vợ chồng
Trong các mối quan hệ khác của gia đình như giữa anh chị em trong gia đình, giữa ông bà, cô dì chú bác và các cháu là tính tôn ti, trật tự, sự tôn trọng lẫn nhau theo phép tắc có trên, có dưới; là tình cảm yêu thương, đùm bọc chia sẻ, giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn
Về quan hệ giữa gia đình với dòng họ, làng xóm, quê hương đất nước, là sự gắn kết của gia đình với làng xóm, quê hương đất nước, và vai trò của yếu tố dòng họ; góp phần hình thành nên sức mạnh đoàn kết của dân tộc Việt Nam và gia đình Việt Nam truyền thống là một trong những nơi bảo lưu tốt nhất những giá trị văn hoá của cộng đồng và dân tộc
Loại bỏ những yếu tố tiêu cực, lạc hậu của gia đình Việt Nam truyền thống
* Một số yếu tố tiêu cực được thể hiện trong tình yêu, hôn nhân của gia đình truyền thống:
Tập tục kết hôn sớm cho con, quyền tự do yêu đương và quyết định hôn nhân của con cái
Phụ nữ luôn bị thiệt thòi và luôn chịu những áp lực rất lớn của gia đình và xã hội trong vấn đề hôn nhân
các thủ tục, lễ nghi trong hôn nhân truyền thống chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của phong tục tập quán địa phương thường diễn ra phức tạp, rườm rà, tốn kém
Quan điểm "Phu xướng, phụ tùy"; "dạy vợ từ thủa bơ vơ mới về"
Chuẩn mực lấy vợ lẽ cho chồng
Sự che đậy, e sợ các biểu hiện tình cảm của quan hệ vợ chồng truyền thống
* Trong mối quan hệ cha mẹ - con cái, anh em và dòng họ trong gia đình truyền thống:
Người cha ra lệnh - người con phục ting; cha mẹ đã sử dụng bạo lực trong việc dạy bảo con cái
Quyền huynh thế phụ_ người con trai trưởng trong gia đình gia trưởng không chỉ có quyền dạy bảo các em mà còn thậm chí là cả các chị trong gia đình, và trong việc liên quan đến quyền thừa kế về tài sản
* Trong mối quan hệ gia đình và xã hội:
Tính gia trưởng của gia đình được đem ra quản lý xã hội, nặng về tình cảm và bị tình cảm chi phối công việc; Vấn đề sinh đẻ; Tư tưởng sinh đẻ và giáo dục con cái thường gắn liền với tư tưởng trọng nam khinh nữ
C. Phần kết luận và khuyến nghị
1. Kết luận về kết quả nghiên cứu của đề tài
Gia đình Việt Nam truyền thống có những đặc thù mà khác với các dân tộc trên thế giới
Sự đi xuống của các mối quan hệ trong gia đình hiện nay cho thấy sự lệch chuẩn của gia đình trước những biến đổi của điều kiện kinh tế - xã hội
Sự tác động của các yếu tố khách quan như nền kinh tế thị trường, quá trình giao lưu hợp tác quốc tế, sự thâm nhập của những giá trị mới, giá trị phương Tây; cùng với việc bản thân giá trị truyền thống trong gia đình Việt Nam ch¬ưa có những cơ chế vững chắc để có thể tự bảo lưu, tiếp tục phát triển là những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi của gia đình truyền thống
Sự bảo lưu phải vừa tích cực, giữ lại được những tinh hoa của giá trị gia đình truyền thống, vừa phải biết bổ sung thêm những giá trị tích cực của thời đại mới
Với tư cách là một thiết chế xã hội đặc thù, gia đình rất cần các thiết chế khác đưa ra những qui chuẩn mới, có những chính sách và cơ chế tiến bộ
2. Khuyến nghị_ những định hướng chính nhằm xây dựng gia đình Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá:
Tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học... trên cơ sở đó xây dựng cơ chế, chính sách thích hợp
Nâng cao công tác giáo dục, tuyên truyền cải thiện văn hoá và dân trí
Phát triển các hoạt động có tính chất giao lưu giữa các gia đình, dòng họ
Nâng cao chất lượng môn học đạo đức và giáo dục công dân trong nhà trường phổ thông, chú trọng hơn nữa việc soạn thảo các nội dung, bài giảng kết hợp lồng ghép các chuyên đề về văn hoá gia đình Việt Nam truyền thống
Tiếp tục đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo
0 nhận xét:
Đăng nhận xét